HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG040 Bhikkhu Thích Không Triệt - BEING AND DOING Translated into Vietnamese by Như Lưu and Hoàng Liên

Wednesday, July 28, 20216:56 PM(View: 3870)

BEING AND DOING

 

By

 

Thích Không Triệt

 

and

 

 Triệt Minh

 

2021

Honolulu, Hawaii

CONTENTS

 

Introduction

Worldly Doing

Being and Meditation

Knowing

Doing and Wisdom

Being and Doing

What it Means in Daily Life

Suggested Reading

 

 

INTRODUCTION

 

This essay discusses the nature of being and how it is realized through various life experiences and through meditation.  It also discusses the nature of doing in the physical world as well as how transcendent doing may be guided by wisdom.  Some believe one should focus on one or the other; either on being or on doing.  However, this essay will discuss how being and wise doing can complement and enhance each other, and how one without the other cannot yield true awakening.  Thus, both are necessary and together they can bring true awakening.  The essay will show how our daily lives can incorporate both and can benefit us and others as a result. 

 

WORLDLY DOING

 

In our physical material world, we learn to take care of our physical and mental needs, such as:  going to school, having a family, earning a living, striving for success, pursuing happiness.  While these aspects of our life are considered to be essential, Osho in his book on Joy says that the pursuit of happiness is at the root of our misery.  Wanting and pursuing and desiring wealth, power or success means that we are not happy or able to accept our present life, we are struggling to find what we desire in the future, that never comes.  Osho tells us that we need to live in the here and now...then we will find peace and joy.   Seldom do we seek spiritual solace, unless we encounter difficult problems or trauma.  Most of our lives are involved with worldly doing and attendant misery and very hardly ever do we experience being and transcendent joy.  Nevertheless, the being dimension is always with us, it is silent and awaits its discovery in our life.

 

BEING AND MEDITATION

 

Being is simply present thoughtless awareness.  Wordless awareness meditation, as taught by Master Thích Thông Triệt, is a tool to realize the being dimension.  As we learn to free ourselves from the compulsive thinking of our busy everyday life, we open ourselves to an inner silence.  Simply allowing ourselves to be quiet and silent, i.e., no doing or talking and no thinking, just being in the present moment.  This silence is an opening to the transcendental realm...that transcends our formative world.  Meditation is a way in which we can learn to be quiet...to drop or let go of our connection to the world of form and to be present and experience the transcendental.  This can be done incrementally at first, with short periods of quietude and silence throughout the day.  As we become comfortable with this, we can gradually expand our periods of present moment silence.  Of course, with a busy day, it is difficult to spend a lot of time, to devote to this practice.  However, perhaps we can spend short periods of silence at times of the day in which we are less busy, or longer periods of silence at night or on week-ends, holidays, meditation retreats, etc.  It is good to establish regular times and places where we can be quiet and silent and just experience the present moment as it is. 

 

Eckhart Tolle teaches that doing is the horizontal dimension and being is the vertical dimension of our earthly life.  While we must have a balance of both, oftentimes we get stuck in the horizontal or doing dimension and we forget or are unaware of our vertical or being dimension.  The being dimension is sometimes experienced when we face difficult problems or challenges in our life and we begin to search within ourselves for answers and for comfort.  He teaches that the being dimension can be experienced when we are quiet (little or no doing) and meditation can be a tool to help us to have a quiet mind.

 

When we are silent (no talking or thinking) we allow our beingness to arise.  We begin to experience a sense of well-being, of quietude...some even say they are able to sense a cosmic hum...such as a high pitched, yet pleasant, hum that doesn't come from our environment.  Ajahn Sumedho describes this as the "sound of silence".  When we are quiet, we open up to the cosmos, to the source of our beingness. 

 

As we learn to experience thoughtless awareness, we open ourselves to being...experiencing our timeless primordial state.  This takes us beyond our ego-self into a transcendental realm in which we are not separate, but are part of the unified whole.  We experience a sense of completeness.  This is a realm where there is no you or me, we become unified with all other beings and creation.  Thus, we return to the SOURCE that is our "home".

 

Being allows us to experience equanimity.  Our lives become more peaceful and joyful.  We don't experience the roller-coaster of emotions.  Our relationships with others are more satisfying, more beneficial.  We are more in touch with our inner true nature and we sense a greater connectedness to others and to nature and the environment.

 

As we, through being, connect to the Source we experience an expansion of our knowing, we gain insight into our essential nature, we awaken.

 

KNOWING

 

Knowing, is more than knowledge acquired through learning, such as learning in schools or through our lifetime experiences.  Eckhart Tolle teaches that presence is present moment (wordless) awareness that allows us to experience knowing which is an immediate understanding and conscious awareness of the essence of who we are and the way "things" are, i.e., "what is" in the present moment.  This can include information but it also includes an empathetic ability to understand others, since we no longer experience separateness. 

 

Master Thích Thông Triệt teaches:  

"That the wordless awareness mind is the essence or true nature of human beings that enables us to have a continuous knowledge of what is happening in the environment and inside the body.  It is a continuous, permanent, uninterrupted knowledge that is always active... Wordless awareness is the knowledge that is silent, non-verbal, without differentiation, without choice."  

 

"When we move through life, it (wordless awareness mind) constantly processes what is happening, understands everything while keeping the mind unaffected."

 

"The Wordless awareness mind is referred to in the suttas as Buddhita...  Buddhita means 'the nature of knowing'." 

 

"The wordless awareness mind is an innate faculty of all humans, it is the potential for enlightenment that all humans possess and does not need to be learned, experienced or created.  This is why the Buddha calls it 'the unborn'.  It lies outside the realm of knowledge by differentiation of the consciousness, knowledge by reasoning of the intellect or knowledge by thinking of the thinking mind.  Every one of us has the wordless awareness mind, but in many of us, it lies inactive because it has not been awakened to become a new energy replacing the thinking mind and the consciousness."

 

"The wordless awareness mind and, in particular, its deepest component the Buddha nature is our potential for enlightenment, our ability to discover new and innovative things that we have never known previously."

 

Through wordless awareness we awaken to our true essence (being) and realize that we are part of the Source and we have a tremendous expansion of appreciation and understanding of the formative or phenomenal world as well as the transcendental realm. 

 

As we awaken, we open up to the vast unlimited omniscient source.

 

Many highly creative persons in our world have the ability to tap into this limitless source in order to perform or create, music or art or even scientific theories.  We call this ability intuition, and we experience it during quiet moments in which the noise of our daily existence doesn't shield it.  We may find our intuitive ability is enhanced as we are drifting into sleep or when we are in a state of semi-consciousness.  This is when our mind is less busy/noisy and our connection to the transcendental realm is strengthened.  Sometimes, we even experience solutions to unsolvable problems while we are asleep, and when we awaken from our sleep the solutions are recalled.   Thus, this source of knowledge, or knowing, is available to each of us and is experienced by some of us more than others through our daily activities.  More creative persons rely on this source for the inspiration in their work, whether it is writing, art, music or even sports.  Spiritual awakening opens up this omniscience (all-knowingness) that brings us knowledge we haven't learned...but is available to us to assist us in helping others, and in many other ways to improve our life on Earth.

 

This knowingness can be enhanced as we initially learn of it and we practice meditation, presence and beingness in our daily activities. 

 

DOING AND WISDOM

 

Wisdom or prajna comes from our wordless awareness or presence and is the application of beingness and knowingness.  The Sixth Zen Patriarch says that prajna is wisdom or insight.  Insight into our essential nature. He says that prajna means to act insightfully and wisely...that is the application of prajna.  Wisdom gives us insight into our connectedness with The One, and with all of creation.

 

Part of the eightfold path, as taught by Buddha, is: right speech and right action.  These require wisdom so we can skillfully apply what we know in an empathetic and Loving/Compassionate way as we interact with each other.  Skillful use of awareness is essential to our spiritual unfoldment and experience.  Wisdom allows us to share our awareness, our realization of what is, with others and to do so in a dispassionate way, so they are open to it.  If we are unskillful, we have opinions, we make judgements, we feel angry, jealous and generally have many difficulties in getting along with others and with ourselves.  Wisdom allows us to say and do things in a way in which others not only understand but also accept what we say and do. 

 

Wisdom allows us to say and do the right thing at the right time in the most appropriate situation.

 

The Buddha's life on Earth is an example of this.  He was able to use "expedient means" to teach and to communicate his teachings (Dharma) to others.  Thus, his teachings were understandable and acceptable to those who heard them.  Wisdom, also allows one to skillfully solve problems, both those that occur in one's mind and those that occur during interaction with others.  We experience Wisdom when we have present moment awareness.  Wisdom allows us to see the "big picture" and to place our current situation(s) into a larger framework, thus enabling us to arrive at solutions to insolvable problems.

 

Wisdom allows us to take into account the fact that we live in a formative world of dependent origination and constant change.  We realize that problems and solutions to those problems are in flux.  Truth, itself, is relative in the sense that it depends on many factors, both known and unknown to us.  As we grow in our spiritual lives, what we see as truth evolves.  For example, children think that certain things in their experience are true and yet as they mature, they see new aspects of those old truths as their reality and experience of truth or ‘what is’ changes.  Even in our adult world we see truth differently from time to time.  What we thought were scientific facts one hundred years ago, we now see as limited or even false.  The world and knowledge about the world changes and thus, we too must change.  Wisdom takes this into account.

 

In our formative world, wisdom tells us that what is depends on many factors.  What is may be different for each of us.  Perhaps those who share a common culture, or those who live together may experience greater congruence in their perception of what is.  So, what is, changes and it depends on who is experiencing it.  Wisdom allows us to recognize this and to allow it.  Each of us has a unique experience of what is, and that's as it should be.  This doesn't mean that we cannot agree on certain things.  The Buddha taught us that there are certain unchangeable and universal laws...such as the four noble truths, that all of us can agree on and experience (in our own way).  Also, the eightfold path can be travelled by us all but in our own unique way. 

 

Wisdom, is knowing and applying that knowing empathetically, compassionately, lovingly so that we can help each other learn and grow spiritually.

 

 

BEING AND DOING

 

Buddhists follow the eightfold path in order to ultimately enter the Pure Land, where the Buddhas dwell.  The sixth patriarch of Zen, Hui Neng taught that the Pure Land exists in our mind and that as we awaken, we can experience it in the present moment.  He says that the purpose of meditation is to be free from thought and to realize one's original mind. 

 

"If you know your original mind you are fundamentally liberated.  If you attain liberation this is prajna samadhi which is freedom from thought." 

 

"What is freedom from thought.  If you see all things without the mind being affected or attached that is freedom from thought."  (Hui Neng's Platform Sutra) 

 

Prajna samadhi is the combination of wisdom and wordless awareness.  This is the mechanism by which we can experience the Pure Land.  Thus, our awakening to our true nature allows our present life to become more productive and satisfying. 

 

Both being and doing are essential to awakening.  The Buddha's life of service to others is an example of how, as we experience beingness, we can successfully negotiate life's challenges and assist others in doing so, as well.  We can actually experience a life of awakened presence during our Earthly life...and in fact this allows us to go beyond our formative (doing) realm into the transcendental (being) realm where we can continue eternally.  

 

Our Earthly life in the formative realm is a school where we can learn through the many challenges, we experience to rise above them through awakened presence.  The development of awareness through meditation is a step in this path. 

 

Ultimately, we arrive at full awakening and then we can assist others to awaken also.

 

 

HOW TO INCORPORATE BEING AND DOING IN OUR DAILY LIFE

 

Many teachers and ordinary people may follow the Buddha's example of how to apply beingness in their daily life.  Initially, one may begin with an interest in learning about meditation, or in learning about the life of the Buddha.  Some even begin their quest in learning about various spiritual disciplines...since many of them share similar goals.  Our continued interest motivates us to attempt to learn and practice various spiritual teachings which may include wordless awareness meditation in order to quiet the mind.  We learn that taking short breaks of present moment silence or in setting aside quiet moments periodically through out the day we can begin to experience a more quiet mind.  As we practice, we also learn about some of the ways in which this practice can benefit us, health-wise, socially, intellectually.  We seek out others who have common interests.  We may begin to simplify our life.  These changes may occur naturally and progressively and before we know it, we find our lifetime habits changing...we eat differently, we have fewer cravings for: material possessions, for entertainment, for a busy social life or an affluent lifestyle, etc.  Some of these changes naturally occur during our journey through life...as we mature and age.  We find our social life changes...we naturally gravitate toward others with whom we share a common interest.  We may even begin visiting temples or pagodas and associating with others we meet at these places and with those with whom we share similar values and interests.  We find ourselves increasingly able to enjoy quiet moments alone, without the hurry and scurry of daily life in our busy world.  We are able to drop our regrets or even our pleasant memories of the past and hopes, desires and fears of the future and to live more peacefully and joyfully in the present.  Even our worldly pursuits benefit, i.e. we are able deal more skillfully with difficulties, we are more able to accept others as they are, we are less distracted by desire for worldly fame, success, wealth, etc.

 

Some of us find ourselves drawn toward serving others through volunteerism, charitable work, or teaching various life skills to others.  Some of us feel more understanding of others' suffering and we feel more compassionate.  Some of us are more able to listen to others' problems and to offer comfort.  Thus, although meditation per se is a solitary enterprise, it oftentimes leads us into a desire to be of service to others.  Thus, not only are our lives enhanced but those to with whom we contact or offer help are benefitted as well. 

 

The Buddha exemplary life shows that as we awaken, we can also help others to do likewise.

 

  

SUGGESTED READING

              

  •                The Sixth Zen Patriarch's Platform Sutra and D. T. Suzuki's book on: The Zen Doctrine of No-Mind that offers comments on the Platform Sermons of the Sixth Zen Patriarch (Hui Neng).
              
  •                Master Thích Thông Triệt's writings and teachings on sunyata meditation, wordless awareness and wisdom
 
  •                Ajahn Sumedho's book on the Sound of Silence
 
  •                Eckhart Tolle's writings and teachings on Being and Doing, and living in the present moment (i.e., presence)
 
  •                Osho's book on Joy- the happiness that comes from within.


  

 

CÁI LÀ VÀ CÁI LÀM

 

 

Nguyên tác Anh Ngữ

 

BEING AND DOING

 

do

 

Thích Không Triệt

 

 

 Triệt Minh

 

2021

Honolulu, Hawaii

 

 

  

Như Lưu và Hoàng Liên dịch ra Việt ngữ (2021)

 

 

Mục lục

 

Dẫn nhập

Cái Làm thế tục

Cái Là và thiền

Cái biết

Cái Làm và tuệ giác

Cái Là và cái Làm

Làm cách nào thể hiện cái Là và cái Làm trong đời sống thường nhật

Tài liệu đề nghị đọc thêm


DẪN NHẬP

 

Trong bài này, chúng tôi sẽ thảo luận tính chất của cái Là, và thể hiện nó ra sao trong kinh nghiệm sống và trong thiền. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận tính chất của cái Làm trong thế giới vật chất và làm sao trí huệ dẫn tới cái Làm siêu vượt. Nhiều người cho rằng ta nên chú tâm đến một trong hai khía cạnh này thôi; hoặc Là hoặc Làm. Tuy nhiên, trong bài này chúng ta sẽ thảo luận vì sao cái Là và cái Làm có trí huệ bổ túc lẫn nhau và tăng triển lẫn nhau, và vì sao nếu chỉ chú tâm vào một trong hai mặt này thì không đạt được giác ngộ thực sự. Do đó, cả hai mặt đều cần thiết và khi đi cùng với nhau thì có khả năng đưa tới giác ngộ thực sự. Bài này sẽ cho ta thấy làm sao ta có thể kết hợp hai mặt này trong đời sống thường nhật, và qua đó đem lại lợi ích cho chính mình và người khác.

 

CÁI LÀM THẾ TỤC

 

Trong thế giới vật chất chúng ta học cách đáp ứng nhu cầu vật chấttinh thần của mình, như là: đi học, lập gia đình, đi làm kiếm sống, cố gắng thành công, tìm cầu hạnh phúc. Những khía cạnh này của đời sống được coi là thiết yếu, nhưng ông Osho trong quyển sách về An lạc cho rằng việc tìm cầu hạnh phúc chính là nguồn gốc của khổ đau. Mong muốn, ao ướctheo đuổi tiền của, quyền lựcthành công có nghĩa là ta không hạnh phúc và chấp nhận cuộc sống hiện tại, khiến ta phải đấu tranh để được những gì ta mong ước cho tương lai, một tương lai sẽ không bao giờ đến. Ông Osho dạy ta nên sống trong bây giờ và ở đây ... và ở đó ta sẽ tìm thấy an bìnhan lạcChúng ta ít khi đi tìm an ủi nơi tâm linh, trừ khi ta gặp nhiều vấn đề hệ trọng hay bị chấn thương tinh thần. Phần lớn cuộc đời của ta dành cho cái Làm thế tục với hậu quả là khổ đau, và rất ít khi ta trải nghiệm cái Là và niềm an lạc siêu vượt. Tuy nhiên, chiều kích Là lúc nào cũng có mặt trong ta, nó thầm lặng chờ đợi được ta khám phá.

 

CÁI LÀ VÀ THIỀN

 

Cái Là đơn giảntrạng thái nhận biết không tư tưởng và trong hiện tại. Thiền nhận biết không lời, như Thầy Thích Thông Triệt chủ trương, là một phương tiện để đạt được cái Là. Khi ta tập để thoát ra khỏi sự suy nghĩ liên tục khống chế tâm mình trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của ta, thì ta mở tâm ra đón nhận sự yên lặng nội tâm. Ta chỉ giản dị cho phép mình an tịnh và lặng yên, tức là không làm, không nói và không suy nghĩ gì cả, mà chỉ hiện hữu trong giây phút hiện tại. Sự yên lặng này là cánh cửa mở vào thế giới siêu vượt ... thế giới này thăng hoa thế giới hình tướng của chúng ta. Thiền là một cách để chúng ta tập giữ an tịnh ... tức là ta cắt đứt hay buông bỏ dây trói buộc ta vào thế giới hình tướng để có mặt trong hiện tạikinh nghiệm sự siêu vượt. Ban đầu ta có thể đi từng bước nhỏ với những khoảng thời gian an tịnh và yên lặng ngắn trong ngày. Một khi ta bắt đầu quen thì ta có thể từ từ gia tăng các khoảng thời gian yên lặng an trú trong hiện tại. Dĩ nhiên là nếu chúng ta đang rất bận rộn thì khó có nhiều thời gian để dành cho việc thực hành này.  Tuy nhiên, chúng ta có thể dành ra một số khoảng thời gian ngắn để thực tập những lúc trong ngày khi ta ít bận rộn, và dành những khoảng thời gian dài hơn vào ban đêm, trong ngày nghỉ cuối tuần, khi ta đi nghỉ hè, hoặc khi ta tham dự khóa thiền nhập thất, v.v.  Chúng ta nên định ra giờ và nơi để tập đều đặn mỗi ngày ở trong trạng thái an tịnh và yên lặng, những lúc đó ta chỉ kinh nghiệm giây phút hiện tại như nó đang là.

 

Ông Eckhart Tolle dạy rằng cái Làm là chiều ngang và cái Là là chiều dọc trong cuộc sống thế gian này. Ta cần quân bằng cả hai mặt, nhưng nhiều khi ta bị kẹt trong mặt Làm tức chiều ngang, mà quên đi chiều dọc tức là mặt Là. Ta thường chỉ kinh nghiệm mặt Là khi ta gặp khó khăn hay thách đố trong cuộc đời, lúc đó ta trở về nội tâm để tìm giải đáp hay an ủi. Ông Tolle dạy rằng ta có thể kinh nghiệm mặt Là khi ta an tịnh (tức là không làm hay làm rất ít) và thiền là một phương tiện giúp ta có được tâm an tịnh.

 

Khi chúng ta yên lặng (tức là không nói thầm hay suy nghĩ) ta cho phép cái Là khởi lên. Ta bắt đầu trải nghiệm một trạng thái thư thái, an tịnh ... có người nói rằng họ nghe được âm thanh êm dịu của vũ trụ ... như một âm thanh có nốt cao nhưng êm ái, không đến từ môi trường vật chất của chúng ta. Ông Ajahn Sumedho gọi nó là “âm thanh của yên lặng”. Khi chúng ta yên lặng, chúng ta mở tâm ra với vũ trụ, với cội nguồn của cái Là của chúng ta.

 

Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm cái biết không tư tưởng thì chúng ta mở tâm ra để ... trải nghiệm trạng thái ban sơ phi thời gian.  Trạng thái này dẫn ta vượt qua tự ngã đến thế giới siêu vượt trong đó ta không tách biệt, nhưng là một phần của tổng thể hợp nhất. Ta trải nghiệm cảm giác được trọn vẹn. Đây là thế giới nơi đó không có ta và người, ta là một với tất cả sự sống và những gì được sáng tạo. Do đó, ta trở về CỘI NGUỒN, là “nhà” của ta.

 

Cái Là giúp ta trải nghiệm trạng thái xả. Cuộc đời ta an bìnhan lạc hơn. Ta không còn trải nghiệm tình cảm lên xuống bất chợt. Quan hệ của ta với người khác trở nên hài hòa, hữu ích hơn. Ta cảm nhận rõ hơn tự tánh nội tại của mình và cảm thấy mình liên đới với người khác, với thiên nhiên và môi trường sống.

 

Khi chúng ta, trong trạng thái Là, kết nối với Cội nguồn của mình thì ta trải nghiệm cái biết của mình mở rộng ra, ta ngộ ra chân tánh của mình, ta giác ngộ

 

 

CÁI BIẾT

 

Cái biết vượt quá những hiểu biết mà ta có được qua học hỏi, như là học trong nhà trường hay qua kinh nghiệm sống. Ông Eckhart Tolle dạy rằng sự hiện diện là sự nhận biết không lời giây phút hiện tại giúp ta trải nghiệm cái biết, tức là sự hiểu biết tức khắc và nhận biếtý thức bản chất của mình là gì và “vật” là gì, tức là “cái đang là” trong giây phút hiện tại. Cái biết này có thể bao gồm dữ kiện nhưng nó cũng bao gồm khả năng rung cảm chung với người khác và hiểu họ, vì lúc đó ta không còn trải nghiệm là mình tách biệt với người khác.  

 

Thầy Thích Thông Triệt dạy rằng:

“Tánh Giác là bản thể hay chân tánh của chính con người, giúp con người có cái biết thường hằng về môi trường chung quanh và bên trong cơ thể. Nó là cái biết thường hằng, liên tục, không gián đoạn, lúc nào cũng có mặt. Tánh giác là cái biết lặng lẽ, không lời, không phân biệt, không chọn lựa.”

 

“Khi ta sinh hoạt trong đời sống, nó (tánh giác) hằng tiếp thu ngoại trần, nội trần, kiến giải tất cả mà tâm vẫn không động.”

 

“Kinh gọi Tánh Giác là Buddhitā ... Buddhitā chỉ có nghĩa đơn giản là “tánh biết” mà thôi.”

 

“Tánh Giác là một khả năng bẩm sinh của con người, nó là tiềm năng giác ngộ mà ai cũng có, nó không cần học hỏi, không cần kinh nghiệm, không được làm ra hay được sáng tạo, nên Đức Phật gọi nó là “cái vô sinh”. Nó nằm ngoài lãnh vực của cái biết phân biệt của Ý Thức, cái biết suy luận của Trí Năng, và cái biết bằng suy nghĩ của Ý Căn. Tuy ai cũng có Tánh Giác nhưng trong nhiều người, nó là cái biết thụ động vì nó chưa được đánh thức để trở thành một năng lực mới thay thế cho Ý CănÝ Thức.”

 

“Tánh Giác và sâu sắc nhất là Phật tánh, là tiềm năng giác ngộ, tức là khả năng giúp ta kiến giải những điều mới lạ và sáng tạo mà trước kia ta chưa từng biết đến.”

 

Qua cái biết không lời, ta nhận ra bản thể thực của mình (tức là cái Là) và nhận ra rằng mình là một phần của Nguồn Cội. Từ đó sự nhận biếthiểu biết của ta về thế giới hiện tượngthế giới siêu vượt tăng trưởng vượt bội.

 

Khi ta giác ngộ, ta mở cửa đón nhận nguồn cội bao la, vô hạn và toàn trí.

 

Nhiều người có khả năng sáng tạo cao trong thế gian có khả năng kết nối với nguồn cội vô hạn này để sáng tạo hay biểu diễn trên các lãnh vực âm nhạc, nghệ thuật hay lý thuyết khoa học. Người ta gọi khả năng này là trực giác, và ta có thể trải nghiệm nó trong những giây phút tĩnh lặng khi nó không bị tiếng ồn ào của đời sống thường nhật che lấp. Ta có thể thấy là khả năng trực giác của mình cao hơn khi ta sắp đi vào giấc ngủ hay là khi ta đang ở trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Đó là những lúc tâm ta đang bớt bận rộn/ồn ào và sợi dây kết nối chúng ta với thế giới siêu vượt được mạnh hơn. Đôi khi chúng ta tìm ra đáp số của các bài toán nan giải trong giấc ngủ, và khi ta tỉnh giấc thì nhớ lại đáp số.

 

Như thế, chúng ta ai ai cũng có cái nguồn biết này nhưng có một số người trải nghiệm nó nhiều hơn người khác trong đời sống hàng ngày. Nhiều người sinh hoạt trong ngành nghề sáng tạo dựa trên nó để có nguồn cảm hứng sáng tác trong văn chương, nghệ thuật, âm nhạc hay ngay cả thể thao. Cái ngộ tâm linh mở ra cho chúng ta chân trời của toàn trí đem lại cho chúng ta cái biết không đến từ học hỏi ... nhưng chúng ta lại có được để giúp đỡ người khác, và cải thiện đời sống chúng ta về nhiều mặt trên Trái đất này.

 

Cái biết này sẽ tăng trưởng khi ta biết thêm về nó và thực tập thiền định, và tập có mặt, và ở trong cái Là trong đời sống thường nhật.

 

CÁI LÀM VÀ TUỆ GIÁC

 

Tuệ giác hay prajna (bát nhã) bắt nguồn từ cái biết không lời hay hiện diện và là ứng dụng của cái Là và cái biết. Ngài Lục Tổ dạy rằng prajna là tuệ giác hay cái nhìn thấu suốt. Là cái nhìn thấu suốt vào bản tánh của mình. Ngài dạy rằng prajna có nghĩa là hành động sáng suốt và có tuệ giác ... đây là ứng dụng của prajna. Tuệ giác cho ta cái nhìn thấu suốt là ta là một với cái Một, với tất cả những gì được sáng tạo.

 

Trong Bát Chánh Đạo do Đức Phật giảng dạy, có chánh ngữchánh nghiệp. Hai chi phần này đòi hỏi ta có tuệ giác để ứng dụng một cách khéo léo những gì ta biết vào hành động từ bi, thương yêu và đồng cảm khi ta giao tiếp với người khác. Nhận biết khéo léo tối cần thiết để ta khai mở và trải nghiệm tâm linh. Tuệ giác giúp ta chia sẻ một cách khách quan với người khác sự nhận biết của mình, sự chứng ngộ cái đang là, và như vậy khiến họ dễ chấp nhận hơn. Nếu chúng ta không khéo léo thì chúng ta sẽ phát biểu ý kiến, sẽ phán xét, chúng ta sẽ biểu lộ tâm giận dữ hay ganh tỵ, nói chung là ta sẽ khó được hài hòa với người khác và chính mình. Tuệ giác giúp ta nói và làm một cách khiến người khác không những hiểu chúng ta mà còn chấp nhận những gì ta nói và làm.

 

Tuệ giác giúp ta nói và làm đúng, đúng lúc và trong hoàn cảnh thích hợp nhất.

 

Ta có một thí dụ qua cuộc đời giáo hóa của Đức Phật trên cõi đời này. Đức Phật đã dùng "phương tiện thiện xảo” để dạy và trao truyền pháp cho người khác. Do đó, người nghe hiểu và chấp nhận giáo pháp của ngài. Tuệ giác cũng giúp ta khéo léo giải quyết vấn đề trong tâm ta và vấn đề ta gặp khi giao tế với người khác.  Ta kinh nghiệm tuệ giác khi ta có nhận biết trong giây phút hiện tại. Tuệ giác giúp ta có cái nhìn tổng hợp, giúp ta đặt tình huống trước mặt trong một khuôn khổ rộng lớn hơn, và từ đó kiến giải ra giải đáp cho các vấn đề nan giải.

 

Tuệ giác giúp ta nhận ra là mình đang sống trong một thế giới có hình tướng chịu quy luật duyên sinhbiến dịch. Ta nhận ra rằng vấn đề và đáp số đều thay đổi luôn luôn. Ngay cả sự thật cũng tương đối vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có yếu tố ta biết mà cũng có cái ta không biết. Khi ta tiến thêm trên con đường tâm linh, những gì ta cho là sự thực thay đổi. Thí dụ, trẻ con cho rằng một số chuyện chúng trải nghiệm là thực, nhưng khi khôn lớn thì thấy nhiều khía cạnh mới của sự thực cũ vì hiện thực và trải nghiệm của chúng thay đổi, tức là cái “đang là”, thay đổi. Ngay cả trong cuộc đời tráng niên của chúng ta, những gì ta cho là sự thực cũng có khi thay đổi. Có chuyện được coi là sự kiện khoa học một trăm năm trước đây, nay bị coi là giới hạn hay sai. Thế giớihiểu biết về thế giới thay đổi, và do đó ta cũng phải thay đổi. Tuệ giác giúp ta ứng xử với những thay đổi này.

 

Trong thế giới hình tướng này, tuệ giác giúp ta nhận ra rằng cái đang là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi người có thể thấy cái đang là khác nhau. Những người cùng chung văn hóa hay sống chung với nhau có thể thấy cái đang là giống nhau hơn. Nhưng cái đang là thay đổi và tùy thuộc vào người trải nghiệm nó. Tuệ giác giúp ta nhận rachấp nhận điều này. Mỗi người trong chúng ta có trải nghiệm riêng về cái đang là, và đó là chuyện hợp lý. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đồng ý trên một số điểm. Đức Phật dạy là có những quy luật phổ quát và bất biến ... như Tứ Diệu Đế, mà mọi người có thể đồng ý và trải nghiệm (theo cách riêng của mình).  Ai ai cũng đều có thể theo Bát Chánh Đạo, tuy mỗi người theo cách riêng của mình.

 

Tuệ giác là cái biết và áp dụng cái biết này một cách thông cảm, từ bi, thương yêu để ta có thể giúp nhau học hỏitiến bộ trên mặt tâm linh.

 

CÁI LÀ VÀ CÁI LÀM

 

Người Phật tử thực hành Bát Chánh Đạo với mục đích tối hậu là nhập cõi Tịnh Độ, là cõi của chư Phật. Lục Tổ Huệ Năng dạy ta rằng Tịnh Độ tại tâm, và khi ta giác ngộ thì có thể trải nghiệm nó ngay trong giây phút hiện tại. Ngài dạy mục đích của thiền địnhdẹp bỏ suy nghĩthể hiện tự tánh của mình.

 

“Biết tự tánhgiải thoát hoàn toàn. Giải thoátđịnh tuệ, là tâm vô niệm.”

 

“Thế nào là vô niệm. Thấy cảnh mà tâm không dao động hay dính mắc, đó là vô niệm” (Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng)

 

Đinh tuệ là tuệ giác phối hợp với cái biết không lời.  Đây là phương cách giúp ta trải nghiệm cõi Tịnh Độ. Do đó, khi ta chứng ngộ tự tánh thì cuộc đời ta trở nên hữu dụng và đáng sống hơn.

 

Cái Là và cái Làm đều cốt yếu cho giác ngộ. Đức Phật suốt đời phụng sự người khác là tấm gương cho thấy là sau khi ta chứng nghiệm cái Là, ta vượt qua được những thách đố trong đời sống và đồng thời giúp người khác cùng làm như vậy. Ta có thể trải nghiệm cuộc sống với hiện diện giác ngộ ngay trong đời sống thế gian này ... và chính như vậy ta sẽ vượt qua được thế giới hình tướng (của cái Làm) để tiến lên thế giới siêu vượt (của cái Là) nơi ta trường tồn mãi mãi.

 

Đời sống thế gian trong thế giới hình tướng là một nhà trường nơi ta có thể học hỏi khi ta vượt lên trên những thách đố mà ta gặp phải bằng cách nhập vào hiện diện giác ngộ. Khi ta phát triển cái biết qua thiền định là ta tiến một bước trên con đường này.

 

Rốt cuộc ta sẽ tới giác ngộ hoàn toàn, và sau đó ta có thể giúp người khác giác ngộ.

 

 

LÀM CÁCH NÀO THỂ HIỆN CÁI LÀ VÀ CÁI LÀM TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT

 

Nhiều vị thày và người thường đã noi theo gương Đức Phật thực hiện cái Là trong đời sống thường nhật của họ. Ban đầu, ta có thể khởi đầu bằng ý muốn tìm hiểu về thiền định, hay tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật. Cũng có người bắt đầu cuộc tìm cầu bằng cách theo học một số phương pháp thực hành tâm linh ... vì nhiều phương pháp này có mục đích tương tự. Khi ta duy trì ý thích học hỏi thì ta có động lực giúp ta học và thực hành một số giáo pháp tâm linh tỷ dụ như thiền nhận biết không lời để an định tâm. Ta nhận ra rằng ta kinh nghiệm là tâm được an tịnh hơn khi ta ngừng đôi lúc trong ngày để thực tập có mặt với giây phút hiện tại trong yên lặng. Ta cũng có thể sắp xếp để thực tập như vậy vào những thời gian cố định trong ngày. Khi ta tiếp tục thực hành thì ta cũng nhận ra những lợi íchphương pháp này đem lại cho ta trên mặt sức khỏe, giao tế với người khác, và trí tuệ. Ta tìm đến những người cùng sở thích với mình. Ta có thể bắt đầu giản dị hóa đời mình. Các thay đổi này xảy ra một cách tự nhiêntuần tự, và không bao lâu ta chợt nhận ra là một số thói quen lâu đời đã bắt đầu thay đổi ...  ta ăn uống khác xưa, ta ít ham muốn những thứ như: tiền của, du hí, một đời sống giao tế bận rộn, hay một nếp sống phồn vinh v.v. Một số những điều này xảy ra một cách tự nhiên khi ta bước qua một giai đoạn mới trong cuộc đời ... như khi ta bước sang tuổi tráng niên hay lão niên. Ta thấy cuộc sống xã hội của ta thay đổi ... ta tự nhiên tìm đến những người có cùng sở thích với mình. Ta cũng có thể bắt đầu đi chùa hay tu việnkết bạn với người ta gặp ở những nơi đó có cùng sở thíchtiêu chuẩn đạo đức với mình. Ta chợt thấy là mình thích những giây phút yên lặng một mình, bên ngoài sự vội vã và lăng xăng của đời sống thế gian. Ta biết rũ bỏ những hối tiếc và ngay cả những kỷ niệm êm ái của quá khứ, và những hy vọng, ham muốnsợ hãi cho tương lai, để sống an bìnhvui vẻ trong giây phút hiện tại. Ngay cả những việc thế tục mà ta làm cũng được cải thiện, tỷ dụ như ta có thể giải quyết các khó khăn một cách khéo léo hơn, ta có thể dễ chấp nhận người khác như họ là, ta ít bị chia trí bởi những ham muốn danh vọng, thành công, tiền của v.v.

 

Có người trong chúng ta thấy mình muốn phụng sự người khác qua việc làm thiện nguyện, việc từ thiện, hay dạy người khác các phương cách giải quyết vấn đề trong đời sống. Có người trong chúng ta cảm thấy mình cảm thông với nỗi khổ của người khác và khởi lên tâm từ bi. Có người trong chúng ta thấy mình có khả năng lắng nghe vấn đề của người khác và an ủi họ. Do đó, tuy thiền định tự nó là một việc làm đơn độc, nhưng nó thường dẫn ta đến ý muốn phụng sự người khác. Do đó, không những cuộc đời của ta được nâng cao hơn mà cuộc đời của những người mà ta tiếp xúc và giúp đỡ cũng được lợi lạc luôn.

 

Cuộc đời của Đức Phật là tấm gương sáng cho ta thấy là một khi ta đạt được giác ngộ thì ta cũng có thể giúp người khác làm được tương tự.

 

TÀI LIỆU ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

              

Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng, và quyển sách của ông D.T Suzuki tựa đề: Pháp Vô Tâm trong Thiền, trong đó ông luận giải Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ (Huệ Năng)

              

Các bài viết và bài giảng của Thày Thích Thông Triệt về thiền tánh không, biết không lời và tuệ giác.

 

Sách của ông Ajahn Sumedho về đề tài Âm thanh của Yên lặng

 

Các bài viết và bài giảng của Eckhart Tolle về Cái Là và Cái Làm, và sống trong giây phút hiện tại (tức là hiện diện)

 

Sách của ông Osho về đề tài An lạc - hạnh phúc đến từ bên trong.

 

 

 

              

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Wednesday, October 9, 202411:55 AM(View: 131)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 9
Monday, October 7, 20248:46 AM(View: 99)
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Wednesday, October 2, 202411:00 AM(View: 232)
Thiền sinh đạo tràng Houston ôm ấp một hi vọng sẽ chung sức xây cất thêm toilets riêng, nhà bếp và phòng ăn cho những buổi lễ và khóa tu có đông người nhập thất. Hoài bão nữa là xây thêm các thất nhỏ nếu thiền sinh có nhu cầu về thiền viện ở
Friday, September 27, 20243:30 PM(View: 218)
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
Friday, September 27, 202410:34 AM(View: 190)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 16 tháng 6, 2024 (phần 2/2)
Tuesday, September 24, 202410:34 AM(View: 378)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 15 tháng 6, 2024 (phần 1/2)
Wednesday, September 18, 20246:59 PM(View: 476)
VIDEO: Khóa nhập thất song ngữ Việt- Pháp tại trung tâm Vaumarcus THỤY SỸ từ 18 đến 24 /8/ 2024 / Thực hiện Kim Thoa - Giọng ca Kim Mai
Friday, September 13, 20248:36 AM(View: 551)
La sangha de Paris a été créée très tôt, il y a environ 21 ans, la plupart des membres étaient des méditants chevronnés qui avaient étudié directement avec le Maître Fondateur. Sachant cela, chaque année, comme d'habitude, je m'y rendais avec la simple intention de leur rendre visite.
Monday, September 9, 20241:38 PM(View: 571)
Dans l'immensité de la mer, Il existe une petite île. Au lieu de s'y réfugier, Nous nous accrochons aux écumes...
Thursday, September 5, 20247:55 PM(View: 601)
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Wednesday, August 28, 202410:43 AM(View: 694)
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
Wednesday, August 21, 20248:40 AM(View: 726)
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
Monday, August 19, 202411:57 AM(View: 678)
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270 2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684 3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Thursday, August 15, 20247:28 PM(View: 601)
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 636)
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 981)
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Tuesday, July 23, 20245:00 PM(View: 976)
VIDEO& SLIDES: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: TỔNG KẾT NHỮNG CÁCH TẬP THIỀN ngày 13 THÁNG 7, 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG Nam Cali
Sunday, July 21, 202411:46 AM(View: 627)
Zum Schluss: Was ist es? Meine Antwort lautet vorläufig: Es ist die Natur.“ Es ist es".
Tuesday, July 16, 20247:58 PM(View: 915)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Viện Tánh Không ngày 6 tháng 7, 2024 với chủ đề: NGHỆ THUẬT SỐNG GIỮA THẾ GIAN
Monday, July 15, 20244:07 PM(View: 630)
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Tuesday, July 9, 20248:40 PM(View: 811)
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Saturday, July 6, 20243:07 PM(View: 782)
Ni sư Triệt Như Audio: Bài 237 - TỔNG KẾT VỀ DHAMMA 5-5-2024 TOULOUSE song ngữ
Friday, July 5, 20247:25 AM(View: 1332)
Kết lại, tất cả, nó là cái gì? Mình xin tạm trả lời “Nó là thiên nhiên. Nó là Như Vậy”.
Thursday, July 4, 20241:13 PM(View: 697)
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Monday, July 1, 202410:03 AM(View: 1068)
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Monday, June 24, 20242:07 PM(View: 892)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Monday, June 24, 202411:03 AM(View: 796)
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Monday, June 24, 202410:12 AM(View: 1084)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 231 - ANUPASSANA - VIPASSANA - Traduit en français par Nhất Hòa et Marc Giang
Monday, June 24, 20249:45 AM(View: 1162)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 230 LES ÉTAPES DE PRATIQUE DE LA MÉDITATION Traduit en Français par Marc Giang et Nhất Hòa
Tuesday, June 18, 20242:30 PM(View: 1446)
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Wednesday, June 12, 20249:35 AM(View: 1099)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 8 tháng 6, 2024 với chủ đề: PHÁP
Tuesday, June 11, 202411:40 AM(View: 1585)
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
Monday, June 10, 20241:27 PM(View: 1039)
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
Sunday, June 9, 20249:11 PM(View: 779)
Als ich heute Nachmittag den Vorgarten des Sunyata-Zentrums betrachtete, der mit schwarzer und fruchtbarer Erde bedeckt wurde, fühlte ich mich glücklich. Liebe Freunde, wenn der Geist unbedeckt ist, strahlt das Weisheitslicht von selbst aus!
Saturday, June 8, 20249:28 PM(View: 1057)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT: LA VERTU, LA STABILISATION DU MENTAL, LA SAGESSE - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 1070)
LE PROCESSUS DE PRATIQUE PAR L'AUDITION ET LA VISION - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 1072)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT DES BHIKKHUS AU TEMPS DU BOUDDHA - Traduit en Français par Nhất Hòa et Tâm Minh.
Wednesday, June 5, 20245:06 PM(View: 964)
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất giúp thanh tịnh chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, quả là lời hứa tuyệt vời của đức Thế Tôn. Với pháp môn này, đức Phật dạy hành giả trực tiếp quán thẳng vào bốn xứ thuộc thân-tâm để nhận ra thân, thọ, tâm, pháp thực chất của nó là vô thường, bất như ý, vô ngã.
Monday, May 20, 202410:22 AM(View: 981)
La retraite de Sunyata Toulouse à Moissac, dans le sud-ouest de la France, est terminée et nous sommes retournés à nos vies quotidiennes. En revoyant les images de ces jours de paix, de sérénité et de bonheur, en compagnie d'amis méditants d'ici et d'ailleurs, mon cœur ne peut s'empêcher d'évoquer quelques attachements et souvenirs.
Monday, May 20, 202410:11 AM(View: 1181)
Wenn der Geist ein Objekt wahrnimmt, nimmt er „was gerade ist“ wahr. Wenn er aber in sich kehrt, nimmt er „die Soheit „(Tathatā/ the Suchness) wahr. Hier endet alles, es gibt keine Worte, keine Schrift, keine Namen, keine Außenwelt, kein Denken, keine Diskriminierung, keine Liebe, keinen Hass mehr. Alles ist gleichwertig. Haben die Partriarchen Recht, dass „die Erleuchtung bereits im Augenkontakt liegt“?
Monday, May 13, 20245:16 PM(View: 1038)
Thiền Chỉ, tiếng Pali là “Samatha”. Nó có một từ nữa mang nghĩa tương đồng gọi là “Samadhi”, tức là Định. “Chỉ” là dừng lại. “Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đề mục, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Thursday, May 9, 20244:00 PM(View: 1481)
Chiều nay, ngắm nhìn khoảng sân rộng trước tổ đình sạch bót, một màu đen phì nhiêu, đất xốp, sẵn sàng chờ đón được gieo trồng, mình cảm thấy vui. Các bạn hiền ơi, đất tâm nếu trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu!
Wednesday, May 8, 20247:45 AM(View: 849)
Also: „Alle Dharmas kehren zu einem zurück, wo ist dieses Eine?“ Es kann sein, dass alle Dharmas zu dem Geist zurückgeht. Nun verstehen wir vielleicht, warum die Patriarchen damals gegangen sind, ohne jegliche Spur hinterlassen zu haben, als sie gegangen sind. Das Prajnaparamita-Sutra hat jedoch unendlich über die Leere, Illusion und Soheit berichtet.
69,256