Con Đường Độc Nhất
Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthàna Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), Hòa thượng Minh Châu dịch như sau:
"Như vầy tôi nghe....
Thế Tôn thuyết như sau:
Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ."
Có nhiều dịch giả dùng cụm từ “con đường duy nhất / độc nhất” (the only way, the sole way) để dịch chữ “ekayano-maggo“, nhưng cũng có những dịch giả khác không đồng ý như thế.
Tựu chung có khoảng 5 cách dịch khác nhau.
1) Con đường trực tiếp hay con đường thẳng, là vì nó đưa thẳng đến mục tiêu;
2) Con đường phải đi một mình;
3) Con đường vạch ra bởi “Đức Phật";
4) Con đường duy nhất trong Đạo Phật; và
5) Con đường đưa đến một mục tiêu (Niết Bàn).
Tuy nhiên, Ni Sư giải thích con đường độc nhất chính là con đường của cái biết không lời từ Thầm nhận biết (Không Tầm không Tứ) cho đến cái Nhận thức biết như vậy của Tâm như.
Cũng trong bài giảng, Ni Sư cho biết điều trước tiên để thực hành Tứ Niệm Xứ là phải có chánh niệm. Chánh niệm chính là cái biết không lời của Định Không Tầm Không Tứ. Kế đến phải có tuệ tri chính là cái biết khách quan không lời hay là cái thấy biết như thật.
Cuối cùng là an trú chính niệm như vậy chính là an trú trong nhận thức biết như vậy hay Tâm như.
Tóm lại trong bài giảng này, Ni Sư đã giải thích rõ ràng các ngữ nghĩa cũng như hướng dẫn cách thức hành Tứ Niệm Xứ có kết quả.
Xin nghe phần đầu của bài giảng dưới đây: