84 K DHARMA APPROACHES
For some time, we have studied the great Sutta “the Forest of Cows’ Horns” in which the six saint monks presented the ideal image of a Bhikkhu with wisdom and virtue who could shine up the whole woods more than the full moonlight that night. Each of them talked about their own experience of spiritual practice that might be different but their ultimate achievements were similar. It is the very completion of a purity and wisdom life from which they themselves could benefit and bring much help for other people.
Then, the Buddha was the last to give his opinion. The Lord said:
---“Sariputta, each of you alternated to give the wise answers. Please listen to what I’m gonna tell you. Which Bhikkhu could light up the Gosinga forest? Here, Sariputta, the Bhikkhu, after the alm-begging, sat down in the full lotus posture with straight-up back, placed the righteous realizing in front of him and thought: “I would never give up this posture in sitting meditation until every affect of the past karma accumulation and the ego-attachment are skillfully released from my mind.” Sariputta, such a Bhikkhu can illuminate the Gosinga forest.”
What do we think about it? What the Lord said is neither far nor too difficult beyond human reach such as physical asceticism, self-isolation, living in forests or high mountain, austerity or even the vision superpower. Instead, the Lord provided the simple requirements for monks’ daily routine: alm-begging in the early morning, having lunch, then meditation. It means to look for a quiet location, sitting down in the lotus posture with straight backbone. And how about the mind? –Right realization should be in front of them. That’s it.
What is “niệm”? “Sati” is Pali language. “Sṁrti” is Sanskrit. It’s the Knowing or Recognition with or without words. Recognizing shows the active wisdom. The more brilliant the recognition is, the more shining the wisdom is. When we don’t know what we are doing and how our mind is, it indicates we are launching it beyond the present time. It might think of the future or recall the past. Our body is here but our mind is not. So, nothing is done here and the other things somewhere else is not either. It is not different from living with the blurred and restless mind. The Lord put only one condition: “The right realizing be in front of you.” No matter what sensory faculty we use, the “recognizing” be in front of us. Then what?
---If opening our eyes and seeing the objects, we see the “being” of the objects, the situations, our mind is immediately neutral and impartial.
---If closing our eyes, we see our mind is tranquil and silent right away.
---If walking, we know each of our feet is touching the ground.
---If inhaling or exhaling, we see our quiet mind.
In a word, the approach instructed by the Buddha is the simplest, practical and the most common. All the Lord’s Bhikkhus did lead such a plain life. But they all possessed a vital virtue: consistency, strong mindedness or “Prajña determination”. That is they had to hit the target: ending up the influences of all the accumulated karmas and the ego-clinging.
How can we apply it now? Neither lay Buddhists nor monks and nuns in our today society can do alm-begging every morning. Instead, we should know how to live in enough conditions and reduce the comfort demands. Also, save much time in mind practice. In our daily routine, always self-remind “We exactly know we are here and right now.” Know what we are doing, what we feel, how our mind currently is or if it is being affected by greed or ignorance. With frequent observation on our mind in that way, one day, we will see it is calm, clear and unprejudiced. It’s the very nature of human mind. We are back to settle ourselves in our nature being. Mind training is such a one.
No matter what approach we are practicing, Pondering, Anupassanà; Mind Stopping, Samatha; Concentration, Samàdhi, or Wisdom, always remember to place the “recognizing” in front of us. The recognition might pair with words or no word is less important than the pure quality of the knowing. It is pure when there is no trace of greed, anger and ignorance. Whenever it is crystal, it is non-biased and as-is.
My friends, listening to 6 disciples of the Buddha, we have 6 mind training applications. If we could listen to 1,250 Arahats, there are absolutely 1,250 different ways for mind cultivation even though they all were the students of the same Master, the Buddha. Why? Due to their various mind background, characteristics and situations. For this reason, the Patriarchies of the Developing Buddhism, Mahayana, could say there are 84K mind practices leading to the door of enlightenment. It’s the general numbers. It also means the innumerable ways for “Back to Sorrento”. One house and uncountable doors! Whatchamacallit! The house without any door or barrier. Entrances to it come from everywhere. It also means there is no entry. Correct, my friends?
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come?
Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere.
Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
Thus, there is no specific approach for mind training. The reason is when there is a way, we have to move up. Then, our ego is here and our objectives are here. We have to manipulate for them. But the more we are with them, the farther we are away from our house. One more thing! Do not copy the young street boy in the Lotus Sutra, who abandoned his house, and suffered poverty in 50 years. When he was back home, it took him 20 more years to clean it up. When he could recognize his own father and inherited his dad’s whole estates, his hair was completely white. Do you think he still gets some time to help people in life?
Dear friends! Is any gray in your hair?
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
June 26, 2022
English translation by Ngọc Huyền
August 2022
84 NGÀN PHÁP MÔN
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh, có thể chiếu sáng khu rừng hơn cả ánh trăng rằm đêm ấy. Mỗi vị bày tỏ con đường tu có thể không giống nhau nhưng thành quả cuối thì vẫn là một, tức là hoàn mãn đời sống trong sạch và trí tuệ, giúp ích cho chính mình và giúp ích cho đời.
Người cho ý kiến cuối cùng là đức Phật. Đức Phật nói:
-- Này Sariputta, tất cả đều lần lượt khéo trả lời. Và này các Ông hãy nghe Ta nói hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga? Ở đây, này Sariputta, Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, và nghĩ rằng: "Ta sẽ không bỏ ngồi kiết-già này cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ". Này Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Chúng ta nghĩ sao? Đức Phật không nói những gì cao xa, hay quá khó khăn đối với người bình thường: nào là hạnh đầu đà, sống nơi rừng núi, độc cư, khổ hạnh, hay là thiên nhãn thông... ngài đưa ra những điều kiện thật là đơn giản, lối sống hằng ngày của người tu chỉ là: buổi sáng đi khất thực, ăn xong, rảnh rang rồi thì mới tu tập. Tìm chỗ yên lặng, ngồi xuống, chân kiết già, lưng thẳng. Tâm thì sao? Nhớ: “đặt niệm trước mặt”. Chỉ vậy thôi.
Niệm là gì? Pāli là Sati, Sanskrit là Sṁrti, là cái Biết. Biết có lời hay Biết không lời. Biết là có trí tuệ, Biết càng rõ, càng sáng là trí tuệ càng rõ. Không biết mình đang làm gì, không biết mình đang ra sao, là đã phóng tâm nghĩ việc khác, nghĩ tới quá khứ hay tương lai, thân ở đây mà ý nghĩ ở chỗ khác. Thì việc ở đây không xong, mà việc khác cũng không xong. Vậy có khác gì đang sống mà lờ mờ, tâm lăng xăng, phóng dật.
Đức Phật chỉ cần một điều kiện: “đặt niệm trước mặt”. Dù mình sử dụng giác quan nào, cũng phải đặt cái Biết trước mặt. Thì sao?
Nếu mở mắt nhìn, thấy ngay cái đang là của cảnh, tâm khách quan tức khắc.
Nếu nhắm mắt, thấy ngay tâm trong sạch, yên lặng.
Nếu đi, biết từng bước chân xúc chạm.
Nếu hít thở, thấy ngay tâm yên lặng.
Dù ta tập các phương thức: Quán, hay Chỉ, hay Định hay Tuệ, khi nào cũng nhớ “đặt niệm Biết trước mặt”. Biết có lời hay không lời thiệt ra không quan trọng bằng phẩm chất trong sạch của cái Biết. Biết trong sạch khi không có ý tham, sân hay si. Hễ trong sạch thì khách quan, là Biết Như Thực.
Tóm lại, chúng ta nhận thấy phương thức mà Đức Phật đưa ra có tính phổ thông, đơn giản và thực tế nhất. Tất cả các vị tỳ kheo của đức Phật đều sống cuộc đời đơn giản như vậy, tuy nhiên có thêm một đức tính quan trọng nữa là: cương quyết, kiên cường, hay là “quyết định ba la mật”, đó là: phải đạt tới mục tiêu: chấm dứt hết lậu hoặc, không còn chấp thủ”. Bây giờ, làm sao áp dụng cho chúng ta?
Mình còn là người cư sĩ, hay ngay cả tu sĩ, trong xã hội này, chúng ta không thể hành phương thức khất thực mỗi buổi sáng nữa. Chúng ta sống biết đủ, bớt đòi hỏi tiện nghi. Dành nhiều thời gian thực tập, trong sinh hoạt hằng ngày, luôn nhắc mình “Biết rõ ràng trong bây giờ và ở đây”. Biết mình đang làm gì, biết tâm mình đang ra sao, có tham hay sân hay si không, biết cảm thọ đang như thế nào ...Thường xuyên quan sát tâm mình như vậy, thì tới lúc ta sẽ nhận ra tâm mình yên lặng, trong sạch, khách quan. Đó là bản thể tự nhiên của tâm, ta đã trở về an trú trong bản thể tâm của mình. Con đường tu chỉ là vậy.
Các bạn ơi, chúng ta chỉ mới được nghe 6 vị đệ tử của đức Phật, chúng ta đã có 6 phương hướng tu rồi. Nếu chúng ta nghe 1250 vị Arahant thì chắc sẽ có 1250 cách tu tập khác nhau nữa, tuy tất cả cùng chung một bậc Thầy là đức Phật. Tại sao? Vì căn cơ, vì tâm tánh, vì hoàn cảnh mỗi vị khác nhau hết. Bởi vậy, các vị Tổ Phát triển mới nói có 84 ngàn pháp môn đi vào cửa giác ngộ. Đó là con số tổng quát, ý nói vô số con đường tu để “trở về nhà”. Ngôi nhà là một mà có vô số cửa. Như vậy là gì? Là ngôi nhà không có cửa, hay không có vách ngăn. Chỗ nào cũng là cửa để vào, cũng có nghĩa là không có cửa. Phải không các bạn?
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy?
Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
Cho nên không có con đường tu, vì còn con đường là ta phải bước đi tới, là còn ta , còn mục tiêu, là còn phải cố gắng tìm kiếm, mà càng tìm kiếm thì càng đi xa “nhà”. Chúng ta đừng nên bắt chước anh chàng cùng tử, trong kinh Pháp Hoa, bỏ nhà ra đi, nghèo khổ suốt 50, khi quay lại phải dọn sạch rác rưởi suốt 20 năm nữa, tới khi nhận ra cha mình, lãnh trọn gia tài của cha, thì mái tóc trên đầu đã bạc phơ rồi. Còn thời gian đâu để giúp ích cho đời? Các bạn thân mến ơi, tóc mình có bạc chưa vậy?
Thiền viện, 26- 6- 2022
TN