HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Bài Trình Thứ Hai: Vài Điều Thấy Biết

Monday, January 10, 20222:08 PM(View: 2299)

Vài Điều Thấy Biết

Kính thưa Thầy,

Bài trình của con hôm trước con đã viết xong, con đã đệ trình Thầy xem. Tuy nhiên, đêm qua, ba giờ khuya con thức giấc, tọa thiền; con chợt nhận ra là bài trình vừa rồi, con chỉ kể lại những sự kiện xảy đến cho con trên bước tu tập của con mà thôi. Còn đàng sau những sự kiện đó là cái gì, thì con chỉ phớt qua mà không nói rõ. Thật là thiếu sót.
Hôm nay, con cố gắng hết sức con để nói ra những điều khó nói đó.

Kính thưa Thầy,
Đêm qua, con đã cho cái chủ đề của bài trình hôm trước là:
MỘT QUÃNG NGẮN ĐỜI
Bài kế tiếp này là:
VÀI ĐIỀU THẤY BIẾT
toàn bộ sẽ là:
BÀI TRÌNH THẦY
Lúc trước, Thầy có gợi ý con viết lại tiến trình tu tập của con trong một cuốn sách nhỏ, chủ đề: “Tôi tu Thiền.” Con đã có thưa với Thầy rằng viết một cuốn sách rất công phu, mất nhiều thời gian. Con đang dụng côngbước đầu, là mục tiêu hiện tại của con. Con chưa muốn bước sang lãnh vực khác. Nhưng sau đó, con chợt có ý định viết một bài ngắn trình Thầy mà thôi. Bây giờ hóa ra lại là một tập dài, tuy vậy cũng không mất nhiều thời gian của con, vì đây chỉ là những lời thưa trình của một đệ tử với Thầy của mình. Nhưng làm sao thưa trình hết những điều thấy biết của con đây, làm sao diễn tả được rõ ràng cái không thể nói được, cái mà mình chỉ thấy trong tâm ?
Tất cả những cái mà con thấy lúc đó, một đêm chủ nhật của năm 1995 đó, thật sự đâu có hiện hữu trước mắt con. Chính con mở mắt ra mà nhìn thì đâu có thấy gì. Vậy làm sao người khác có thể thấy được bằng mắt của họ ? Tuy vậy, con biết Thầy đã thấy, nên con mới trình hôm nay đây. Tất cả những cái con đã thấy đó, con tạm định danh là “Cảnh giới Hoa Nghiêm”, người khác có thể giả lập những tên gọi khác cũng được, ví dụ: Chân Tâm, Tánh Giác, Bản Lai Diện Mục vv...Dù là tên gọi nào, đối với cái nhìn của thế giới hiện tượng mà nói, thì cũng là “hoa đốm trong hư không” mà thôi. Vì nó không tên tuổi, không có hình tướng, âm thanh, không thể tiếp nhận qua 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chỉ khi nào dừng được 6 căn này, mới biết nó mà thôi.
Vậy thưa Thầy, cái không hiện hữu trong thế giới hiện tượng này, làm sao con có thể dùng lời nói, là công cụ của thế giới hiện tượng, mà diễn tả được ? Con nhớ người xưa từng nói: “Uống nước, nóng, lạnh, tự biết.”
Con đã từng có nhận định rằng: không phải chỉ có “NÓ” mới không diễn tả được bằng lời nói. Mà tất cả vật, dù là cụ thể trên thế gian này, cũng không thể dùng lời nói để diễn tả đúng “y như thật” được; ta chỉ có thể nói chung chung, nói gần gần mà thôi. Chỉ khi nào ta tận mắt nhìn, tận mũi ngữi, và tận miệng nếm... mới biết được nó ra sao. Ví dụ, đối với người Mỹ, chưa từng biết trái chùm ruột của Việt Nam, làm sao ta có thể diễn tả lại cho họ “biết đúng như thật” được ? Ta chỉ có thể nói: nó có từng chùm như chùm nho, nó có màu xanh giống như nho xanh, nhưng nó không tròn như nho mà có khía, nó chua lắm nhưng vị chua không giống nho, không giống chanh, không giống bưởi...Vậy thì người chưa từng thấy, chưa từng ăn trái chùm ruột, làm sao hình dung nó “đúng như thật” được ? Đó là đối với “vật” cụ thể rõ ràng, ta còn khó diễn tả lại. Huống chi “sự” trừu tượng, vô hình ? Huống chi là “cái không hề có” trong thế giới hiện tượng này ?
Cho nên con hiểu là Phật và chư Tổ đã vất vả biết bao nhiêu để chỉ diễn tả cái không thể nói được, không thể suy nghĩ tới, mà kinh thường viết là: “bất khả xưng, bất khả thuyết, bất khả tư, bất khả tư nghị...”
Bây giờ con xin đi vào trọng tâm, nhưng thật ra, con cũng chỉ đi vòng vòng chung quanh “Nó” mà thôi.
Con nhớ buổi sáng chủ nhật đó, nghe Thầy giảng: “Khi ta nhìn cái bông hoa này, không phải chính cái bông hoa đi vào mắt ta, đi vào tâm ta, mà chính là những XUNG LỰC ĐIỆN TỬ truyền vào mắt ta, truyền vào Tánh Giác...”Nghe tới đó, con bừng hiểu liền: “Cái thất của Ngài Duy Ma Cật đây rồi !” Cái thất nhỏ mà chứa hết 10 phương thế giới cũng không chật, không đầy.
Cái thất trống không của ngài Duy Ma Cật, chính là tánh giác, hay chân tâm, hay là tâm thuần nhất, chỉ có cái Biết không lời, hay vô ngôn, vô niệm, thuần tịnh, sáng suốt. Nó được gọi nhiều tên. Bạch tịnh thức, hay Vô cấu thức, tức là cái thức trong sạch, không bợn nhơ, ô nhiễm. Đại viên cảnh trí, tức là cái trí huệ tròn vẹn trong sáng, như cái gương soi tất cả vạn vật. Ông Chủ, hay chân ngã, tức là chủ thể điều động mọi việc một cách sáng suốt, để đối lại phàm ngã. Bản lai diện mục, tức là bộ mặt thật của ta từ xưa đến nay, không hề thay đổi. Nó còn có tên là Tri kiến Phật, là Viên ngọc châu trong chéo áo, Viên ngọc châu trên búi tóc, Viên ngọc như ý, là Mặt trăng Lăng Già ... Mỗi tên gọi là muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh nhìn về nó. Ví dụ: Vô cấu thức: muốn nhấn mạnh đến tính cách thuần tịnh, không có ô nhiễm cấu uế của tâm, tức là tâm trống không. Đại viên cảnh trí: nhấn mạnh đến tính cách trong sáng, có thể soi rọi tất cả sum la vạn tượng mà không lưu lại hình ảnh gì, giống như một cái gương vĩ đại. Bản lai diện mục, hay tâm bất sanh, cũng là Cái Vô Sanh, mà Phật đã gọi cái chưa từng diệt vì chưa từng sanh. Viên ngọc như ý, vì nó quý giá, sáng rỡ và đem lại hạnh phúc an lạc thực sự cho ta...
Còn nhiều nữa, nhưng con xin ngừng ở đây. Tóm lại, dù đặt tên gọi nó là gì, cũng để chỉ “cái đó” mà thôi.
Khi con nghe Thầy giảng bốn chữ XUNG LỰC ĐIỆN TỬ, lập tức nó mở ra cho con thấy nhiều lắm. Lúc đó, con chỉ xem kinh đại thừa, có nhiều nghi vấn chất chứa trong tâm con. Bấy giờ, con hiểu vì sao tên các vị Bồ tát, các vị Phật hầu hết có liên quan đến ánh sáng và âm thanh; và thường dùng từ “tạng”, tức là một khối, một tập hợp của quang minh hay của âm thanh. Ánh sáng hay âm thanh, thực chất là các làn sóng điện tử, cũng như tất cả các trần khác: hương, vị, xúc, pháp. Tóm lại, tất cả thế giới hiện tượng này đều là các điện tử di chuyển không ngừng.
Tâm của ta cũng vậy. Nói rõ hơn, ta phân biệt: vọng tâmchân tâm. Vọng tâm là tất cả mọi ý nghĩ, tình cảm, tính toán, mơ ước... đều được cấu thành bằng các làn sóng điện tử. Khi ta nhìn một vật, nghe một lời nói của ai, chúng đi vào não ta bằng những làn sóng điện tử. Những xung lực điện tử này truyền đi và khuếch tán qua các cơ chế khác nhau trong não, như Cơ cấu mạng lưới, khu Đồi thị, vùng Ý thức phân biệt, vùng Ý căn suy nghĩ, vùng Trí năng biện luận, khu Dưới đồi, các trung tâm Ký ức...tạo nên tâm hành, và sau đó truyền qua cơ chế Giải mã khái niệm, vùng Ý chí vận động, vùng Thân thọ, vùng Nói, từ đó tạo ra ngôn hànhthân hành.
Còn chân tâm hay tánh giác cũng hình thành qua những làn sóng điện tử. Tuy kinh luận thường nói: Chân tâm không hình tướng, con hiểu không hình tướng đối với mắt thường, không sờ mó được, không nghe được; tóm lại, sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không thể tiếp xúc với nó được, cho nên Phật, Tổ mới tạm nói “không hình tướng.” Nếu ta hiểu nó không hình tướng là nó không có giới hạn, là nó bàng bạc khắp nơi, ngoài thân ta, là nó bao trùm hết vũ trụ, không có nơi xuất phát, không có nơi nương gá... là sai. Đó chỉ là sự tưởng tượng mơ hồ.
Phật đã từng nói: Chân tâm không ra ngoài tấm thân một trượng này.
Con xin trở lại ý: chân tâm hay tánh giác cũng hình thành qua những làn sóng điện tử. Trường hợp một người đã đạt được tánh giác, tức là Biết tất cả, nhưng tâm không động, và làm tất cả, nhưng làm trong cái Biết không lời sáng suốt của tánh giác. Khi người này nhìn thấy một cảnh, một người, hay nghe một lời nói của ai, những xung lực điện tử truyền lập tức vào các cơ chế trong não, khi đến vùng tánh giác thì dừng lại ở đó. Vì khu vực này còn có tên khoa học là vùng Kiến Giải Tổng Quát, nên nó sẽ tự động kiến giải ra, tức là người ấy Biết rõ tất cả. Nếu các xung lực điện tử cứ tiếp tục truyền đi qua các cơ chế ý thứcý căn, thì sẽ có phân biệt, suy nghĩ, tính toán, cộng thêm phàm ngã cố chấp, truyền đến khu Dưới Đồi sẽ có thêm xúc cảm, truyền đến khu ký ức sẽ có thêm dữ kiện nữa để thêm thắt vào. Do đó hình thành mạng niệm vô minh của phàm ngã. Ở đây, người ấy dừng được quán tính động của tâm, nên cái Biết giữ lại ở tánh giác. Từ đó, những xung lực điện tử sẽ truyền qua khu giải mã, vùng ý chí vận động, vùng thân thọ, vùng nói. Người ấy sẽ nói, làm bằng tánh giác. Do đó, Thiền Tông thường gọi tánh giác là Ông Chủ, trong ý nghĩa này.
Con đã mượn những điều hiểu biết sau này do Thầy giảng dạy để soi rọi lại chuyện xưa, mới có thể diễn giải ra được những điều khó nói.
Vậy tất cả những hiện tượng bên ngoài đều đi vào chân tâm bằng những làn sóng điện tử. Nên mười phương thế giới cũng có thể đi vào chân tâm, mà chân tâm không chật, không đầy.
Kinh Hoa Nghiêm thường nói: tam thiên đại thiên thế giới thu vào một vi trần, hay thu vào một quyển sách nhỏ, hay để trên đầu một hột cải, hay thu vào một lỗ chân lông...
Trên đây, con nói về mặt thu vào của chân tâm, nó giống như một cái gương lớn, sáng rỡ, có thể soi rọi tất cả thế giới bên ngoài một cách trung thực, mà không khuấy động được trạng thái tĩnh lặng, trong sáng, thuần nhất của chân tâm. Tuy nhiên, chân tâm có cái Biết Như Thật, vô ngôn, còn cái gương thì vô tri giác.
Còn về mặt phát ra của chân tâm. Nó cũng phóng ra những tia xung lực điện tử, có nội dung tùy ý. Ví dụ, trong kinh có nói: Phật phóng ra quang minh, chạm đến ai thì người đó được giải thoát, có quang minh chạm đến ai thì người đó cảm thấy vui vẻ, an lạc. Có nghĩa là Phật từ chân tâm phóng ra những tia trí huệ hay từ bi.
Về sau này, con được nghe Thầy giảng về kết quả của Định sẽ tạo ra một từ trường bao quanh thiền gia. Vậy Phật công phu viên mãn, nên từ trường rộng lớn, ai ở trong từ trường này sẽ cảm nhận được trạng thái an lạc, tĩnh lặng.
Tóm lại, chân tâm hay tánh giác mường tượng như một chỗ thu vào và phát ra những làn sóng điện tử. Những làn sóng điện tử chính là bản chất của tất cả thế giới hiện tượng chung quanh nó.
Và cái chỗ thu vào và phát ra đó, khi ta có sắc thân đất, nước, gió, lửa này, nó tạm nương gá trong khu vực Kiến giải tổng quát, nằm ở phía sau bán cầu não trái, thuộc võ não. Tánh giác không phải là chính khu vực Kiến giải tổng quát. Vì một người đã chết, bộ não còn nguyên vẹn, nhưng tri giác, của phàm ngã và chân ngã, đều không còn nữa.
Tuy bộ não và tánh giác đều được cấu tạo bằng những điện tử (mà sau này khoa học khám phá ra những thành phần nhỏ nhất của điện tử là Quarks); nhưng bộ não, ta có thể dùng sáu căn mà biết nó; còn tánh giác thì vi tế hơn, phải vượt qua sự nhận biết của 6 căn.
Kính thưa Thầy,
Khoảng năm năm trước, khi con chưa được tu học với Thầy, con thường thích đọc kinh điển đại thừa, chỗ hiểu chỗ không. Lúc đó, con có một người bạn tu, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau để bàn bạc nghĩa lý. Cuối cùng cả hai đi đến chỗ bế tắc. Đó là về hình ảnh rốt ráo của Niết Bàn. Người bạn ấy cho rằng: Niết Bàn giống như biển, người đang tu như những con sông nhỏ, sẽ có ngày chảy ra biển: khi ấy hòa đồng tất cả vào một biển mà thôi, tức là chỉ có một pháp thân Phật mà thôi, cũng còn gọi là chân như pháp giới tính. Con thì cho rằng Niết Bàn giống như một khu rừng, ví dụ là rừng thông. Đến đó thì tất cả đều viên mãn công phu, đều là thông hết, giống nhau hình dáng, đặc tính...nhưng mình vẫn là mình, chớ không phải mất mình mà hòa tan vào cái gì rộng lớn hơn.
Bây giờ thì con biết rõ, Niết bàn, cũng như địa ngục, không phải là nơi chốn nhất định nào, đó chỉ là những trạng thái tâm của ta mà thôi. Niết bàntrạng thái tâm vô niệm: “Một niệm không sanh, đạt Niết bàn”, Niết bàntrạng thái tâm không phiền não: “Dứt phiền não, là Bồ Đề”, Niết bànTâm Không, là Tâm Như, là nhận thức biết không lời .
Con xin trở lại hình ảnh so sánh tánh giác với cái gương. Dù là một cái gương vĩ đại cũng chỉ soi rọi, phản chiếu được có một mặt, hay là một phương hướng mà thôi, dù là phương hướng đó kéo dài đến vô biên.
Con muốn so sánh tánh giác với một viên kim cương sáng rỡ, giả sử chỉ có mười mặt thôi, để soi rọi mười phương thế giới. Đây là hình ảnh đơn giản nhất, thô sơ nhất về tánh giác tròn đầy nơi một người hằng sống với tánh giác. Vậy thì mười phương thế giới sẽ phản ảnh vào viên kim cương tánh giác bằng những sóng điện tử nhanh như chớp; và từ viên kim cương tánh giác ấy cũng phóng ra những sóng điện tử từ, bi, hỷ, xả, nhanh như chớp đi khắp mười phương thế giới, kéo dài đến vô cùng. Cái hình ảnh mười phương thế giới đó, con muốn nói đến tất cả núi non, sông biển, vườn rừng, tất cả chúng sanh từ quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả Bồ tát từ khi giáng trần, tu hành, thành đạo, chuyển pháp luân...(như trong kinh Phát triển thường nói đến).
Tất cả sắc tướng thế gian này đều ảnh hiện vào viên kim cương tánh giác của người đạt đạo. Vậy thì, còn có thời giankhông gian trong đó không ?
Bây giờ con xin đi thêm một bước nữa để cố gắng diễn tả cái mà con đã thấy. Trên đây, con đã lấy một ví dụ nông cạn nhất, đơn sơ nhất để so sánh tánh giác của một người.
Nếu có nhiều người đạt đạo, tức là hằng sống trong tánh giác như vậy, hay nói theo kinh điển, nếu tất cả đều là Phật, hay đều là đại bồ tát, thì cảnh giới sẽ ra sao ? Ta cứ hình dung thử cảnh giới Hoa Nghiêm đi ! Hằng hà sa số viên kim cương tánh giác sáng rỡ đó, và “bất khả xưng, bất khả thuyết, bất khả tư nghị” sóng điện tử đan nhau trùng trùng điệp điệp, phản chiếu tương tác qua lại, ảnh hiện lẫn nhau (trong kinh có nói: như lưới đế châu). Trong kinh cũng nói: Ở cảnh giới Ta Bà, ngài Phổ Hiền Bồ tát thưa thỉnh trước Phật; mười phương thế giới kia, cũng có đức Phổ Hiền thưa thỉnh trước Phật, giống y như thế...
Ở trên, con mới ví dụ viên kim cương tánh giác chỉ có mười mặt thôi; bây giờ ta cứ bình phương các mặt, rồi bình phương các mặt...thì sẽ như thế nào ?
Tóm lại, đem óc suy nghĩ, so lường của tri kiến thế giangiới hạn, ta sẽ không biết được nó thật sự ra sao cả.
Bây giờ, con xin nói thêm một chút về thời giankhông gian. Lúc ấy, con thấy là không có thời giankhông gian ở đó. Nhưng con chưa thể diễn giải ra được. Qua 3 năm nghiền ngẫm, nay con có thể trình bày phần nào về cái thấy của con.
Ngày trước, con thường được nghe giảng về thời giankhông gian không có thật. Thời giankhông gian chỉ là hai khái niệm qui ước xã hội đặt ra. Thời gian bắt đầu là qui ước về ngày và đêm. Vì có ánh sáng mặt trời soi chiếu, gọi là ban ngày. Bóng tối, gọi là ban đêm. Ban ngày và ban đêm gọi chung là một ngày. Ngày là đơn vị thời gian. Từ ngày phân chia ra giờ, phút, giây...Từ ngày qui ước ra tuần, tháng, năm, thế kỷ... Còn không gian, qui ước ra các hướng đông, tây, nam, bắc, trên, dưới... Thật sự, trong không gian vô tận, không có gì để làm chuẫn mà định đông, tây, nam, bắc cả.
Cách giảng như thế, mục tiêu là phá lầm chấp cứng ngắt về thời giankhông gian có thật. Đây là hiểu theo quán chiếu tục đế.
Thật ra, trong thế giới hiện tượng này, là thế giới của tương đối, thì thời giankhông gian, cũng như tất cả sự vật khác, đều hiện hữu để giữ vững cái trật tự chung của tương đối.
Còn trong kinh Hoa Nghiêm, dịch giả là Hòa Thượng Trí Tịnh, trong Lời nói đầu, dịch giả có bàn như sau:
.. “Sự sự vô ngại pháp giới:
Sự sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không gianthời gian.

Về không gian dung thông vô ngại, văn kinh nói:
Bao nhiêu vi trần trong thế giới
Trong mỗi vi trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh giới tự tại của Như Lai.
......................................................
Vô lượng vô số núi Tu di
Đều đem để vào một sợi lông,
Một thế giới để vào tất cả
Tất cả thế giới để vào một,
Thể tướng thế giới vẫn như cũ
Vô đẳng, vô lượng đều cùng khắp.
........................................................
Trong một chưn lông đều thấy rõ
Vô số, vô lượng chư Như Lai
Tất cả chưn lông đều thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả Phật.
.................................................

Về thời gian dung thông vô ngại, văn Kinh nói:
Kiếp quá khứ để hiện, vị lai,
Kiếp vị lai để quá, hiện tại,
Ba đời, nhiều kiếp là một niệm,
Chẳng phải dài, vắn: hạnh giải thoát.
.........................................................
Tôi hay thâm nhập đời vị lai,
Tất cả kiếp thâu làm một niệm,
Hết thảy những kiếp trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi đều nhập...

Về không gianthời gian dung thông vô ngại nhau, văn Kinh nói:
Khắp hết mười phương các cõi nước
Mỗi đầu lông đủ có ba đời
Phật cùng quốc độ số vô lượng
Tôi khắp tu hành trải trần kiếp
Trong một niệm tôi thấy ba đời
Tất cả các đấng Nhơn Sư tử
Cũng thường vào trong cảnh giới Phật
Như huyễn, giải thoát và oai lực...
Tất cả sự không ngoài thời giankhông gian. Thời gian dung thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Đây chính là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới, mà cũng chính là Cảnh Giới Giải Thoát Bất Tư Nghì mà kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội dung như đã nói ở trên.”
Riêng con, về sau này, được nghe Thầy giảng kỹ về đặc tínhchức năng của tánh giác, con biết rằng khi ta sống trong tánh giác, thì không có một khái niệm tư duy nào có mặt lúc đó. Tánh giác tức là Tâm Không (hay Tâm Như): ta phải “Trút sạch hết khái niệm” mới vào được. Vậy khái niệm thời giankhông gian cũng phải buông bỏ mới vào được.
Bây giờ, đem những hiểu biết sau này soi rọi lại thời điểm trước, con cố gắng trình bày cái thấy “không có thời gian và không gian” trong “Cảnh giới Hoa Nghiêm.”
Trước hết, con xin lấy trở lại cái ví dụ về trái chùm ruột. Một người Việt Nam muốn mang trái chùm ruột qua Mỹ để biếu cho mấy người bạn Mỹ. Có một người Việt Nam khác, sáng suốt hơn, đã từng biết nước Mỹ rồi, khuyên: “Anh mang trái chùm ruột qua Mỹ cũng vô ích thôi, bên đó không ai biết trái chùm ruột, không ai ăn đâu, nhất là khi anh đáp xuống phi trường ở Mỹ, người ta sẽ quăng nó vào thùng rác thôi.”Tuy nhiên, nếu là một người Mỹ, thì có lẽ anh ta sẽ nói ngắn gọn: “Ở Mỹ, không hề có trái chùm ruột.”
Con muốn tạm so sánh thời giankhông gian với trái chùm ruột. Thời giankhông gian hữu ích trong thế giới tương đối, nhưng không hề có trong Tuyệt Đối. Dịch giả kinh Hoa Nghiêm giảng “Thời gian và không gian dung thông vô ngại nhau”, tức là ông đang đứng trong thế giới tương đối, lấy cái nhìn qui ước đem soi rọi vào cái Tuyệt Đối. Ông thấy trong Tuyệt Đối, không có gì ngăn ngại cả. Nhưng nếu ta đứng hẳn trong Tuyệt Đối, thì ta sẽ nhìn thấy rõ là không hề có thời giankhông gian, làm gì có ngăn ngại hay không ngăn ngại.
Bây giờ con xin trở lại “cảnh giới Hoa Nghiêm” trùng trùng điệp điệp ảnh hiện; tất cả đều là những viên kim cương vĩ đại, sáng rực, trong suốt, phản chiếu rõ ràng tam thiên đại thiên thế giới đều có trong mỗi viên kim cương.
Vậy thì đâu là bóng tối để qui định ngày và đêm ? Không có đơn vị ngày, làm gì có giờ, phút, làm gì có tháng, năm ? Vậy thời gian là cái gì đây ? - Không hề có thời gian.
Trong mỗi viên kim cương đều có cả tam thiên đại thiên thế giới, vậy đâu là gần, là xa, đâu là khoảng cách, đâu là phương hướng ? - Làm gì có không gian ở đó.
Tất cả chỉ là một tổng hợp vô cùng, vô lượng, vô biên. Như một trò ảo thuật, như một cảnh biến hóa chập chùng. Tất cả những cái mà con thấy, chỉ là HUYỄN MỘNG mà thôi.
Kinh Hoa Nghiêm nói bà Mahā Māyā phu nhân, mẹ của Thái Tử Siddattha, bà có nguyện là mẹ của chư Phật ba đời. Māyā có nghĩa là Huyễn Mộng. Bà mẹ Đại Huyễn Mộng này không những là mẹ của Phật Thích Ca, là mẹ của chư Phật ba đời, con nhận ra bà cũng là mẹ của vạn phápchúng sanh ba đời, vì trong huyễn mộng mới thoắt có vạn phápchúng sanh.
Cuối kinh Kim Cang có nói:
“Nhất thiết pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tác như thị quán.”
Hình ảnh viên kim cương trong suốt, sáng rỡ, con muốn nói đến tánh giác, hay chân tâm. Chính từ chân tâmPhật tánh được phát huy. Phật tánh khai triển pháp. Pháp đó cũng gọi là pháp thân. Hễ nói đến pháp thân, phải nói đến báo thân, và ứng hóa thân. Báo thânứng hóa thân thường là sắc thân. Do đó, trong kinh Hoa Nghiêm thường nói đến hình ảnh lỗ chân lông. Con hiểu khi nói: mỗi lỗ chân lông Phật đều phóng quang, đó là nói cả ba thân cùng lúc.
Ở trên, tại sao con lại viết: hễ nói đến pháp thân, phải nói đến báo thânứng hóa thân ? - Nếu chỉ nói đến pháp thân, làm sao nói được ? Nó là cái gì ? Nó có tên không ? Nó có sắc tướng không ? Làm sao cho người khác nhận ra được nó ?
Khi đặt ra tên cho một vị Phật hay một vị Bồ Tát, tức là ta đã bước vào thế giới tương đối, dùng ngôn ngữ giả lập, qui ước rồi. Do đó khi một vị Phật hay một vị Bồ Tát có tên, chính là báo thân hay ứng hóa thân mà thôi. Và thường đó là thân có sắc tướng, giả lập giống như sắc tướng của con người, để dễ giáo hóa người. Thân này dù là nhẹ nhàng, trong sạch, thanh cao, vẫn bao bọc bằng da với vô số lỗ chân lông. Nhưng bên trong, chân tâm hay tánh giác và Phật tánh vẫn sáng rỡ, nương gá, an trú trong thân sắc tướng đó. Phật tánh vẫn thường phóng quang minh trí huệ, từ, bi, hỷ, xả, ra khắp pháp giới. Nên nếu lấy mắt trần mà nhìn, thì thấy Phật phóng quang minh từ những lỗ chân lông, hay thấy hình ảnh cả pháp giới thu vào lỗ chân lông, mà thực ra là phát ra từ chân tâm, hay đi thẳng vào chân tâm.
“Vô lượng vô số núi Tu Di,
Đều đem để vào một sợi lông.
.................................................
Trong một chưn lông đều thấy rõ
Vô số vô lượng chư Như Lai
Tất cả chưn lông đều thế cả.”

Tóm lại, từ bốn chữ XUNG LỰC ĐIỆN TỬ, mà thầy giảng, con nhận ra được “Cảnh giới Hoa Nghiêm.”
Những câu kệ trên đây của Hoa Nghiêm không phải chỉ muốn nói đến “không gian và thời gian dung thông vô ngại”, mà con hiểu là nó muốn diễn tả một thực tại của vạn pháp. Thực tại đó là gì ? - Là sự Trống Không của vạn pháp. Ngay cả Niết Bàn, ngay cả chư Phật và chư Bồ Tát, ngay cả ba cõi. Vì sao? - Tất cả vạn pháp, bao gồm “cảnh giới Niết Bàn”, đều là những làn sóng điện tử di động không ngừng. Đơn vị nhỏ nhất của điện tử mà khoa học hiện đại mới khám phá ra là đơn vị Quarks, nó bao gồm khoảng trống không, nhưng trong khoảng trống không đó có lực di động không ngừng. Chính từ những lực này mà hình thành nên thế giới hiện tượng. Đây là ý nghĩa của câu: sắc tức thị không , không tức thị sắc.
Vậy kết luận, vạn pháp thực chất là Trống Không. Ngay cả “cảnh giới Hoa Nghiêm” cũng có từ một sát- na chiêm bao, một sát- na huyễn mộng mà ra, cũng như vạn pháp vậy.
Phật và chư Tổ viết ra kinh, luận, là đã dùng công cụ qui ước của thế giới tương đối này, tức là ngôn ngữ, văn tự, để cố gắng diễn đạt cái Tuyệt Đối. Cho nên tất cả kinh, luận, không phải là chính cái Tuyệt Đối. Nó là cái tương đối. Phật từng nói: nó là ngón tay chỉ, chớ không phải là chính mặt trăng.
Kính thưa Thầy,
Trên đây, con cố gắng diễn tả lại một cách đơn sơ, điều mà con đã thấy, sau ba ngày nghe Thầy giảng pháp, năm 1995.
Những nhận định của con, nếu có sai lầm, xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Kính bút
9 tháng 11 - 1998

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Wednesday, October 23, 202411:29 AM(View: 400)
VIDEO TƯỞNG NIỆM & HÌNH ẢNH Lễ CUNG RƯỚC TRÀ TỲ Thầy THÍCH KHÔNG NHƯ về Tổ Đình Thiền Viện Tánh Không tại Tổ Đình ngày 20 THÁNG 10, 2024
Tuesday, October 15, 20245:01 PM(View: 455)
Học Phật, chúng ta thấy Ngũ căn-ngũ lực là năm yếu tố căn bản, năm yếu tố cốt lõi trên con đường tu học, mà đức Phật đã dạy cho một kẻ phàm phu mới bắt đầu, cho đến khi kết thúc trở thành bậc Vô học (A-la-hán).
Wednesday, October 9, 202411:55 AM(View: 512)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 9
Monday, October 7, 20248:46 AM(View: 526)
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Friday, September 27, 20243:30 PM(View: 561)
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
Friday, September 27, 202410:34 AM(View: 527)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 16 tháng 6, 2024 (phần 2/2)
Tuesday, September 24, 202410:34 AM(View: 710)
Ni Sư Thích Nữ Triệt Như KHÓA TU 3 NGÀY CỦA ĐẠO TRÀNG MONTREAL tại Chùa Địa Tạng ngày 15 tháng 6, 2024 (phần 1/2)
Wednesday, September 18, 20246:59 PM(View: 775)
VIDEO: Khóa nhập thất song ngữ Việt- Pháp tại trung tâm Vaumarcus THỤY SỸ từ 18 đến 24 /8/ 2024 / Thực hiện Kim Thoa - Giọng ca Kim Mai
Friday, September 13, 20248:36 AM(View: 855)
La sangha de Paris a été créée très tôt, il y a environ 21 ans, la plupart des membres étaient des méditants chevronnés qui avaient étudié directement avec le Maître Fondateur. Sachant cela, chaque année, comme d'habitude, je m'y rendais avec la simple intention de leur rendre visite.
Monday, September 9, 20241:38 PM(View: 847)
Dans l'immensité de la mer, Il existe une petite île. Au lieu de s'y réfugier, Nous nous accrochons aux écumes...
Thursday, September 5, 20247:55 PM(View: 767)
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Wednesday, August 28, 202410:43 AM(View: 800)
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
Wednesday, August 21, 20248:40 AM(View: 828)
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
Monday, August 19, 202411:57 AM(View: 780)
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270 2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684 3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Thursday, August 15, 20247:28 PM(View: 739)
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 778)
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 1100)
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Tuesday, July 23, 20245:00 PM(View: 1061)
VIDEO& SLIDES: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: TỔNG KẾT NHỮNG CÁCH TẬP THIỀN ngày 13 THÁNG 7, 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG Nam Cali
Sunday, July 21, 202411:46 AM(View: 722)
Zum Schluss: Was ist es? Meine Antwort lautet vorläufig: Es ist die Natur.“ Es ist es".
Tuesday, July 16, 20247:58 PM(View: 1041)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Viện Tánh Không ngày 6 tháng 7, 2024 với chủ đề: NGHỆ THUẬT SỐNG GIỮA THẾ GIAN
Monday, July 15, 20244:07 PM(View: 733)
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Tuesday, July 9, 20248:40 PM(View: 935)
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Saturday, July 6, 20243:07 PM(View: 937)
Ni sư Triệt Như Audio: Bài 237 - TỔNG KẾT VỀ DHAMMA 5-5-2024 TOULOUSE song ngữ
Friday, July 5, 20247:25 AM(View: 1488)
Kết lại, tất cả, nó là cái gì? Mình xin tạm trả lời “Nó là thiên nhiên. Nó là Như Vậy”.
Thursday, July 4, 20241:13 PM(View: 819)
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Monday, July 1, 202410:03 AM(View: 1190)
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Monday, June 24, 20242:07 PM(View: 972)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Monday, June 24, 202411:03 AM(View: 883)
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Monday, June 24, 202410:12 AM(View: 1207)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 231 - ANUPASSANA - VIPASSANA - Traduit en français par Nhất Hòa et Marc Giang
Monday, June 24, 20249:45 AM(View: 1339)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 230 LES ÉTAPES DE PRATIQUE DE LA MÉDITATION Traduit en Français par Marc Giang et Nhất Hòa
Tuesday, June 18, 20242:30 PM(View: 1590)
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Wednesday, June 12, 20249:35 AM(View: 1230)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 8 tháng 6, 2024 với chủ đề: PHÁP
Tuesday, June 11, 202411:40 AM(View: 1719)
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
Monday, June 10, 20241:27 PM(View: 1176)
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
Sunday, June 9, 20249:11 PM(View: 899)
Als ich heute Nachmittag den Vorgarten des Sunyata-Zentrums betrachtete, der mit schwarzer und fruchtbarer Erde bedeckt wurde, fühlte ich mich glücklich. Liebe Freunde, wenn der Geist unbedeckt ist, strahlt das Weisheitslicht von selbst aus!
Saturday, June 8, 20249:28 PM(View: 1218)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT: LA VERTU, LA STABILISATION DU MENTAL, LA SAGESSE - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 1222)
LE PROCESSUS DE PRATIQUE PAR L'AUDITION ET LA VISION - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 1221)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT DES BHIKKHUS AU TEMPS DU BOUDDHA - Traduit en Français par Nhất Hòa et Tâm Minh.
Wednesday, June 5, 20245:06 PM(View: 1055)
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất giúp thanh tịnh chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, quả là lời hứa tuyệt vời của đức Thế Tôn. Với pháp môn này, đức Phật dạy hành giả trực tiếp quán thẳng vào bốn xứ thuộc thân-tâm để nhận ra thân, thọ, tâm, pháp thực chất của nó là vô thường, bất như ý, vô ngã.
69,256