Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 74
“Trong mơ xin mớ vài câu,
Dế kêu chí cách rồng gầm sợi tơ.
Dế kêu, ấy có tai nghe
Nghe xong có dế, có hình, có tơ.
Rồng gầm ấy chẳng còn mơ
Gầm từ quá khứ vị lai vẫn gầm.
Dế kêu mà tưởng rồng gầm?
Người nghe biết dế, không nghe biết rồng.
Rồng thời không ảnh, không thanh,
Biết rồng không tánh, không danh, không lời.”
Bài thơ trên là một bài góp ý của thiền sinh sau bài “Tiếng rồng gầm”. Có thể chúng ta cũng đã đọc qua rồi. Cô đã đọc đi đọc lại nhiều lần, và cảm nhận được tác giả đã hiểu sâu sắc, hơn là ý mong muốn của cô khi viết bài Tiếng rồng gầm. Tuy vần điệu chưa chuẩn lắm, nhưng không thể sửa được, vì ý nghĩa sẽ không chính xác.
Hôm nay cô không dừng được ý muốn chia sẻ với các em niềm vui của cô khi biết trong nhóm tu học của mình có một em đã nhận ra sâu sắc như vậy.
Các em có suy gẫm gì không?
Tổ đình, 20- 10- 2020
TN
Tiếng ri re Dế ý
Có thật sự vắng không
Mới Nghe tiếng rồng gầm
Nói không nghe, thật nghe
Lắng nghe,tâm vô ngã
Nhận ra tiếng rồng gầm
Một chút tâm tùy hỉ
Trân trọng gữi đến Người.
Thành kính,con KH.
Ngay ở đây bây giờ
Trong không Lời,không ta
Cũng không phải nơi vật.
Cái biết hiện rõ ra
Chấp biết cũng không có
Như thường biết thế thôi.
Nó luôn mới tinh khôi
Thầy gọi ‘không ô nhiễm ‘
Đến các bậc hiền minh
Có gọi tên là gì
Đều không tát cạn NÓ
Cái năng lượng sâu mầu
Siêu vượt mọi thời-không,
Như trời xanh vô tận,
Không xen gợn chút mây
Thể trống rỗng tự nhiên
Xem Khô mộc long ngâm
Tiếng ri re Dế ý
Có thật sự vắng không
Mới Nghe tiếng rồng gầm.
Thành kính,con K,H.
Tuy nhiên tác giả đã có diệu kế, không nghe theo vở tuồng "dế mèn phiêu lưu" của người đời mà nhận biết chính mình để vươn lên trên, để gặp rồng, cùng nhau gầm "không lời" khí thế hơn.
Nghe qua cứ tưởng rồng gầm,
Rầm rầm reng réc nào dè dế kêu.
Nghe chi tiếng gáy lặng nghe tiếng gầm.
Quang Tiến