Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 43
Ngày xưa, có một vị Thiền sư Việt Nam đã xếp hạng người tu như thế này, xin mời xem sau đây:
BỐN HẠNG NGƯỜI TU
Đại sư Tường Quan Chiếu Khoan (1741-1830) là truyền nhân đời thứ năm phái Liên Tông (dòng Lâm Tế). Khi sắp tịch, sư gọi đệ tử lớn là Từ Tánh bảo: “Ta từ bé đến già chuyên tâm tiến đạo, nay ta sắp ra đi, hãy nghe ta nói kệ:
Người bậc nhất tu pháp vô vi,
Người bậc nhì phước huệ đầy đủ,
Người bậc ba làm thiện chừa ác,
Người bậc tư tam tạng tinh thông.”
Nói xong, sư ngồi yên viên tịch.
(Thiền Sư Việt Nam)
Chúng ta thử tìm hiểu ý của thiền sư khi xếp loại như thế.
1- Bậc nhất: Tu pháp vô vi.
Pháp vô vi là pháp nào?
Hệ thống kinh Bát nhã ba la mật, thuộc Phát Triển, chủ trương Tánh Không và Tánh Chân Như thuộc pháp Vô vi. Đó là hai thực tại cuối cùng, cao nhất, thường xem là chân đế bát nhã. Không và Chân Như không do điều kiện làm ra, còn được gọi là pháp Vô Sanh. Hễ vô sanh thì là bất tử, thường hằng, không thay đổi. Vì thế Không và Chân như siêu vượt thế gian, không phải là hiện tượng thế gian. Tu hai pháp này, đòi hỏi phải thông suốt ý nghĩa, rồi sau đó phải thể nhập bằng những tiến trình Định, đó là Không định và Chân như định/ Vô tướng định. Từ đây Phật tánh phát huy với tứ vô lượng tâm, với tánh sáng tạo, với biện tài vô ngại.
Đây cũng là con đường tu của hàng bồ tát, như trong “Thập địa bồ tát” đã trình bày, hướng tới quả vị Phật.
2- Bậc nhì: Tu phước và huệ
Vị này có hướng tâm đến tìm cầu phước báu. Tuy cũng có tu huệ, tức là thông suốt kinh điển, chuyển hóa được tâm, có trí tuệ, nhưng còn một chút tâm hữu lậu, tức là mong có phước báu cho đời này và đời sau, nên chưa thật sự giải thoát, sẽ còn tái sanh để hưởng phước báu và tiếp tục tu.
3- Bậc ba: Làm thiện, chừa ác
Vị này cũng là người hiền thiện. Tuy nhiên còn phân biệt thiện và ác, sự phân biệt này cũng có tính cách chủ quan. Nên vị này tốt một cách tương đối. Cũng sẽ có phước báu, nhưng chưa có trí tuệ. Nên còn luân hồi.
4- Bậc tư: Tinh thông Tam Tạng.
Vị này chỉ học hiểu ghi nhớ tất cả kinh điển, mà không thực hành. Chưa phát huy trí tuệ của riêng mình. Bậc này thường được gọi là nhà thiền lý. Chỉ hiểu lý thuyết suông. Chưa kinh nghiệm được những kết quả của thực hành trên sức khỏe của mình, chưa chuyển hóa tâm. Theo thiền sư Tường Quan Chiếu Khoan, vị này là thua kém nhất.
Chúng ta nhớ trong thiền sử Trung Hoa có một vị thiền sư là ngài Ô Sào đã trả lời cho thi hào Bạch Cư Dị, đời nhà Đường, rằng:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”
Tạm dịch nghĩa:
Trong 4 câu này, quan trọng nhất là “Tự tịnh kỳ ý”.
Ý là chủ, từ ý sẽ hiển lộ ra thành lời và hành động.
Tịnh có hai nghĩa: yên lặng và trong sạch.
Làm sao cho ý trong sạch? - Phải yên lặng hoàn toàn, không khởi ý thì mới trong sạch. Như vậy là trạng thái tâm Định, tâm trống không, rỗng rang với cái Biết không lời. Hay Chánh niệm tỉnh giác khi sống trong đời, làm việc thiện lành mà thôi. Lúc đó không còn khởi ý mong cầu phước báu, hay quả vị Phật. Như thế mới khế hợp thể nhập pháp vô vi.
Phương thức tu của ngài Ô Sào được trình bày đơn giản, rõ ràng, cũng có thể là một con đường tu tập cho chúng ta.
- Bắt đầu là tu theo tục đế, làm lành, tránh ác, dù lớn dù nhỏ. Đây là kiểm soát lời và hành động. Cuộc đời sẽ nhẹ nhàng an vui cho mình hơn. Pháp này cũng phải thực hành suốt đời.
- Đồng thời tu về ý. Tức là kiểm soát tâm. Khế hợp với bước “chú tâm cảnh giác” trong bài “ Đai kinh Xóm Ngựa”. Cũng tương ứng với kinh “An trú tầm” và kinh “Song Tầm”. Bước đầu có thễ còn lời nói thầm. Nhưng là ý thiện lành.
- Kế tiếp không nói thầm nữa, vào ngay Biết không lời, vì tâm đã trong sạch rồi. Không còn lăng xăng giao động.
- Thực hành hoài trong sinh hoạt hằng ngày, có cái biết rõ ràng mà không dính mắc, vì không khởi niệm, kinh gọi là Chánh niệm tỉnh giác. Thiền nói là <Đối cảnh vô tâm>.
- Kết quả là khi ngồi thiền, tâm yên lặng dễ dàng. Nhận thức biết không lời trống rỗng. Đó là gì? Là thể nhập chân như. Hay thể nhập Không.
Như vậy, mình thử ngẫm nghĩ xem mình thích hợp với phương thức nào, mình muốn vào bậc nào theo ngài Tường Quan Chiếu Khoan, hay mình thích tu theo ngài Ô Sào?
1- 7- 2020
TN
Với mục tiêu thoát khổ giác ngộ giải thoát.Nói đơn giản là ý muốn có sự chuyển đổi thân,tâm và trí huệ.
Cái Ý có thể chuyễn biến sân hận ra thành vui tươi.An hoà ra sôi sốc,dữ dằn.
Cái Ý GÌ ,tập bỏ cái gì đi,tứ bỏ các duyên,đừng chấp bất cứ duyên gì.Giữ chỉ mỗi cái Biết đơn thuần.Đó tánh tự nhận biết.Cũng chính là tánh biết.
.Sư phát xuất của ý là do phản ứng của hành uẩn,của sắc thái tâm mà mình đang mang khi ta giáp mặt với một duyên trần nào đó .Vd: đang lo lại gặp phải thêm chuyện rắc rối các Ý bi quan, tiêu cực. tha hồ phát sinh như than thở,trách móc,nhằn cự…Trái lại khi vui gặp việc khó cũng vẫn có ý tích cực giải quyết êm đẹp.
cách tu nhằm giữ tâm ý trong sạch .Ví dụ pháp KN: khi đã thực hành cho nhuần pháp KN, Khi đã quen rồi thi tâm thường không động, lúc đối duyên xúc cảnh thì chỉ có ý KN hay trạng thái tâm đang KN xuất hiện ngay trước khi có tạp Ý hay tạp niệm khởi.Tức là ta biết như thật cái gì đang gặp phải,đang đối mặt.Mà trong đầu,chỉ là cái biết không lời.Còn nếu ta đang dùng pháp quán thì chỉ là biết cái gì đang xảy ra trong tâm.Đó là tâm tỉnh thức:có vọng,biết vọng,vọng liền tan.Tâm Ý yên lặng và trong sạch
Dừng được niệm,với cái THẤY NHƯ THẬT một khi đã tập thành thói quen thì sự chuyển phàm ra thánh tự động sẽ diễn tiến.Nhỏ là một nụ cười, lớn là thân tâm an tinh ,trầm lặng .Từ trường phát huy tác dụng cao thượng.
Thành kính. Con KH.