Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT PHÉP ẨN DỤ Qua Cái Nhìn Của Người Thuyết Giảng Và QUY TRÌNH TƯ DUY TỐI ƯU ĐỂ THIẾT LẬP MỘT ẨN DỤ có hiệu quả Bài Viết này trình bày cấu trúc cơ bản của một phép Ẩn Dụ qua cái nhìn của người thuyết giảng, và quy trình tư duy tối ưu để thiết lập một ẩn dụ có hiệu quả truyền tải những khái niệm khó hiểu đến cho người nghe. Kiến thức này có ích lợi khi đọc vào tạng kinh Nikaya vì Đức Phật là bậc thầy về việc sử dụng các ẩn dụ để dạy cho chúng ta hiểu các khái niệm rất khó nắm bắt ví dụ như Samsara và Nibbana.
Cấu trúc cơ bản của một phép ẩn dụ:
1. Lĩnh vực quen thuộc: Đây là khái niệm hoặc đối tượng quen thuộc mà bạn sẽ sử dụng làm cơ sở cho sự so sánh. Nó nên là thứ gì đó được hiểu rõ bởi đối tượng nghe của bạn.
2. Lĩnh vực cần truyền tải: Đây là khái niệm hoặc đối tượng mà bạn muốn giải thích hoặc làm rõ. Nó thường phức tạp hoặc kém quen thuộc hơn lĩnh vực cơ sở.
3. Thiết Lập bản đồ: Quá trình này bao gồm việc vẽ ra những điểm tương đồng giữa lĩnh vực cơ sở và mục tiêu, làm nổi bật những điểm tương đồng giúp khái niệm phức tạp trở nên dễ hiểu hơn.
4. Kết luận/Hiểu biết: Phép ẩn dụ nên dẫn đến sự hiểu biết sâu hơn hoặc nhận thức về lĩnh vực cần truyền tải.
Quy trình tư duy tối ưu để mở rộng phép ẩn dụ:
1. Xác định Khái niệm Mục tiêu: Bắt đầu bằng việc hiểu rõ khái niệm bạn muốn giải thích. Những đặc tính chính của nó là gì và tại sao nó có thể khó hiểu?
2. Chọn Cơ sở Phù hợp: Chọn một lĩnh vực cơ sở quen thuộc với đối tượng nghe của bạn và chia sẻ những đặc tính chính với lĩnh vực mục tiêu. Hiệu quả của phép ẩn dụphụ thuộc vào tính liên quan và sự quen thuộc của cơ sở.
3. Thiết lập Điểm Tương Đồng:Cẩn thận vạch ra những điểm tương đồng giữa lĩnh vực cơ sở và mục tiêu. Tập trung vào những điểm tương đồng dễ hiểu và trực tiếp liên quan đến các khía cạnh chính của khái niệm mục tiêu.
4. Làm nổi bật sự Khác biệt khi Cần thiết: Đôi khi, việc chỉ ra nơi phép ẩn dụ không áp dụng có thể thông tin bổ ích như những điểm tương đồng. Điều này giúp tránh hiểu lầm về khái niệm mục tiêu.
5. Sử dụngNgôn ngữMiêu tả và Sinh động: Để làm cho phépẩn dụ trở nên hấp dẫn và dễ nắm bắt hơn, hãy sử dụngngôn ngữmiêu tả tạo ra một hình ảnhrõ ràng về sự so sánh.
Kiểm tra và Tinh chỉnh Phép ẩn dụ: Trước khi hoàn thiện, kiểm tra phép ẩn dụ với ai đó trong đối tượng nghe của bạn để đảm bảo nó rõ ràng và hiệu quả. Hãy sẵn lòng điều chỉnh để tăng cường sự rõ rạng
Ví dụ: "Samsara giống như một vòng xoáy trên sông."
Phân tích Cấu trúc cơ bản:
1. Lĩnh vực Nguồn (Khái niệm Quen thuộc): Một vòng xoáy trên sông.
2. Lĩnh vực Mục tiêu (Khái niệm Phức tạp): Samsara
3. Lập Bản đồ:So sánh sự chuyển động liên tục và tuần hoàn của nước trong vòng xoáy với chu kỳ vô tận của sinh, sống, chết và tái sinh trong Samsara.
3. Kết luận/Hiểu biết: Giống như vòng xoáy cuốn trôi các vật thể trong dòng chảy xoáy của nó, làm cho chúng khó thoát ra, Samsara giữ chu'ng sanh trong một chu kỳ tái sinh, nơi mà thoát khỏi chu kỳ đòi hỏi nỗ lựcđặc biệt hoặc giác ngộ. Hơn thế nữa, sự hình thành vòng xóay là do hai dòng đối lưu, cũng vậy sự hình thành Samsara là do hai lực đối lưu: Vô minh và Ái Dục trong đó vô minhxô tới để tạo tác qua sự trạo cử của các hành còn Ái Dục trở lui để tìm các Thọ lạc(trong 12 nhân duyên)
Quy trình Tư duy để Mở rộng và thiết lập Phép Ẩn dụ:
1. Xác định Khái niệm Mục tiêu: Chu kỳ phức tạp và liên tục của sự sinh, sống, chết và tái sinh trong Samsara.
2. Chọn Cơ sở Phù hợp: Vòng xoáy được chọn bởi vì nó là hiện tượng tự nhiên, dễ nhận biết, thể hiện chuyển động liên tục, lặp lại và tính chấtmắc kẹt.
3. Thiết lập Điểm Tương Đồng: Cả vòng xoáy và Samsara đều là chu kỳ và dường như vô tận. Các vật thể (hoặc sinh vật) bị mắc kẹttrong vòng xoáy (hoặc Samsara) trải qua một chu kỳ liên tục, lặp lại.
Làm nổi bật sự Khác biệt khi Cần thiết: Quan trọng là phải lưu ý rằng trong khi vòng xoáy là hiện tượngvật lý, Samsara bao gồm các khía cạnh tâm linh và siêu hình.
4. Sử dụngNgôn ngữMiêu tả và Sinh động: Phép Ẩn dụmô tảsinh độngtính chất không ngừng, tuần hoàn của vòng xoáy để phản ánh hành trìnhtâm linh của chu'ng sanh trong Samsara.
5. Kiểm tra và Tinh chỉnh Phép Ẩn dụ:Đảm bảo rằng phép ẩn dụ gợi cảm xúc với những người quen thuộc với khái niệm cơ bản của vòng xoáy và sự bi đát của Samsara.
6. Kết luận với Hiểu biếtĐạt được: Phép ẩn dụ này giúp hiểu rằng việc thoát khỏi Samsara, giống như thoát khỏi vòng xoáy, đòi hỏi nỗ lựcý thức hoặc giác ngộ, nhận rõ vai trò của Ái (tham sân si) và vô minh trong sự chấm dứt Samsara
Sống chậm sẽ giúp ta yêu thương nhiều hơn, yêu cảnh vật, yêu con người xung quanh và từ đó giúp ta yêu thương hơn cuộc sống này. Sống chậm sẽ khiến ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống và cảm nhận được những yêu thương mà mỗi người xung quanh trao tặng.
Nếu ai hỏi / Cớ sao làm con Phật? / Em mỉm cười nhẹ gật cúi đầu thôi / Phật trong ta sâu sắc muôn vàn / Chẳng kể lễ, lặng im không nói / Tri sáng ngời rõ biết tuyệt vời! / Chân tánh đó ngàn đời bất diệt!
Để Biết Ơn và Tri Ân. Nhân mùa Thanksgiving 2024- trước tiên con xin thành kính tri ân đến ba ngôi Tam Bảo : Phật - Pháp - Tăng / Kế đến con xin tri ân Vô thường ... / tri ân đến những nghịch duyên đưa đẩy
Thưa quý bạn / chúng ta đã có trong thư viện THƠ THIỀN, NHẠC THIỀN, giờ có thêm thư mục mới: TRANH THIỀN / Nếu bạn thích chụp ảnh, thích vẽ tranh, thích design, thích sáng tạo ảnh bằng Ai, hãy hướng tâm đến Thiền /
Hãy gửi về Ban Biên Tập các tác phẩm, của mình để chia sẻ cái Thấy của mình với bạn đồng tu. / Mỡ đầu mục TRANH THIỀN xin giới thiệu tác phẩm BYE, SEE YOU SOON của chị Tâm Như đạo tràng Texas
Vậy là nếu ta …Ai là người niệm Phật … Ai là người niệm Phật… Ai là người niệm Phật… thì cái khoảng cách khi mình không nói gì hết, mình như thế nào? Mình có nhận ra tâm mình lúc đó hoàn toàn yên lặng trống rỗng? Cái khoảng cách ấy là cái "gap" là cái Niệm Chân Như là cái Niệm Biết rõ ràng của Chân Tâm.
Thực hành Quán Niệm Hơi Thở là nhận biết (awareness) sự vận chuyển không khí ra vào của sự thở , đồng thời nhận biết những cảm giác (ngứa ngáy, khó chịu…), sự an tịnh… đang xảy ra trên thân cùng lúc với sự thở. Lời kinh thật rõ ràng, giúp hành giả biết rõ cách thực hành. Tiếp theo là thọ, tâm và pháp thêm 12 điều nữa, gợi ý cho hành giả là ngoài hơi thở, mọi cảm thọ, mọi biểu hiện của nhận biết hiện về trong tâm, ta phải luôn rõ biết.
Nói cách khác, tất cả là hãy thực hành lời Phật và chư Tổ dạy để gieo trồng những hạt giống Bồ Đề tốt lành cho đời này và đời sau. Nhờ vậy phút lâm chung sẽ nhẹ nhàng, ra đi thanh thản và được vãng sanh hay tái sanh rất nhanh
Nước đã cấu thành 60% phần thân vật lý của bạn, hãy rèn luyện chính mình cho các phẩm chất cao quý nào của nước cấu thành tâm linh và tánh tình của bạn.
Là U80, khi ĐI biết mình đang đi, cẩn thận để tránh bị té ngã; khi ĂN biết mình đang nhai, đang nuốt, chậm rãi để khỏi bị nghẹn; khi NẰM khi NGỒI đều rõ biết; tâm lúc nào cũng ở bên thân, đó là ta đang thực hành tứ niệm xứ ở mọi lúc, mọi nơi.
Thế gian nầy địa ngục hay thiên đàng / Cũng do Nhân Quả con Người gieo tạo / Đừng ngụy biện với lý luận gian xảo / TRẢI LÒNG THƯƠNG, để thế giới an bình.
Đạo tràng Nam Cali - Chương Trình CÙNG NHAU TU HỌC - Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 14 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Hành trang Thầy đã cung cấp cho chúng ta thật đầy đủ. Giờ ta tự do chọn lựa , tu theo Hiện Tại Lạc Trú của tục đế hay Thể Nhập Chân Như của chân đế , tùy mỗi hành giả .
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 13 LÝ DUYÊN KHỞI phần 2: Từ Vô Minh đến Lục Nhập ngày 9/9/2024 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Phật bảo người Bất Thiện như TRĂNG cuối tháng, / ánh sáng mất dần cho đến không còn xuất hiện. / Phật bảo người Thiện ví như TRĂNG đầu tháng / Ngày đêm càng lúc càng sáng / Cho đến khi TRĂNG tròn đầy
Kính chia sẻ với quý anh chị CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP BÀI 12: ngày 19 tháng 8, 2024:
Tuệ Huy trình bày chủ đề: Tổng Quan về LÝ DUYÊN KHỞI và PHÁP DUYÊN SANH
- VIDEO /
- SLIDES bài giảng /
- và bài kinh liên quan đến bài học.
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi (Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình được duy trì sự tồn tại của chính nó bởi các lực tương duyên và đối nghịch. Samsara nghĩa đen là vòng nước xoáy được sử dụng để nói đến tiến trình sanh tử luân hồi vô lượng kiếp của một chúng sanh.
Tuần này đại lễ Vu lan, tôi lên chùa lạy Phật, cầu nguyện cho mẹ cha, nhận một bông hồng đỏ mà sao thương nhớ mẹ!. Vì má vẫn mãi trong con. Có mất đâu mà cài hoa màu trắng….
Tình yêu mình dành cho một người, cuối cùng thật ra chỉ là tình yêu mình dành cho chính mình. Sự thật này, rất khó chấp nhận, nhưng sẽ giúp mình giảm niềm đau, khi không được, hoặc đã mất, người yêu.
Cuội nói thêm:
Xin thưa : tôi không phải người
Chỉ là “ bóng” giống ! dưới Đời đặt tên
Hạ Giới mơ mộng cõi Trên
Thấy mây “giông giống”, đặt tên đủ hình !
Thực sự Trúc Lâm Yên Tử chỉ là một giáo đoàn Phật Giáo nhập thế, đoàn ngũ hóa tu sĩ và quần chúng, khuyến khích tu THẬP THIỆN, do Trần nhân Tông sáng lập, tồn tại được hơn 30 năm dưới sự điều khiển của 3 vị gọi là Trúc Lâm TAM TỔ.
Dường như chiếc lá cứ mặc tình vui chơi. Nó thả mình theo chiều gió. Lúc thấp lúc cao. Khi tạt qua bên phải, khi sang trái, khi lên khi xuống. Có lúc nó rà rà mặt đất. Có khi nó lượn lờ qua lại. Sao mà nó thảnh thơi đến thế?
Hằng ngày trâu và tôi. Miên mật dùng Pháp Thở. Để tu dưởng thân tâm. Luôn sống trong Chánh Niệm. Gột rửa Tham, Sân, Si. Quay lại với chính mình. Thân và Tâm an trú. Bây giờ và Ở đây...
Cái Già nay đến thật gần
Nó đang đột nhập vào thân ta rồi
Ta hỏi Ta : có bồi hồi ?
Ta trả lời : Tuyệt vời lắm thay !
Nếu sợ, già có hết ngay?
Nếu không, thì cứ ngó ngay”Cái Già “
Không biết mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là VÔ MINH. Biết rõ mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là TỈNH THỨC. Tôi nghĩ Phật đã dạy chúng ta những điều đơn giản đó trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Và như vậy là ta Tu theo Phật.
Phần trình bày hôm nay, cô tạm xếp loại cho gọn những ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma. Phần này là cô xếp loại chứ không có trong kinh sách nào hết, thành ra quý vị cứ nghe rồi suy gẫm lại. Qua bài giảng này, cô muốn giới thiệu thêm với quý vị là ở trong đời sống hàng ngày của mình, mình có thể nhận ra tất cả những sự thật trong cuộc đời bằng cách là quan sát vào mỗi hiện tượng thế gian mà mình tiếp xúc để nhận ra những lời nhắc nhở của Đức Phật.
Nhìn Ni Sư đi đường quá xa chỉ để dạy đệ tử … không chịu đi tìm thầy học đạo, tôi tự nghĩ sao chúng ta không qua Tổ đình học để Ni Sư khỏi lặn lội gian nan?
Nhờ TỈNH THỨC nên không dính mắc vào bất cứ điều gì xảy ra trong tâm và quanh ta, Tâm Thức tự yên lặng, thuần nhất với vũ trụ Tâm, không do tạo tác mà có, nên vô ngã, đó là Chánh Định của Đạo Phật; định bất xuất bất nhập mà Lục Tổ Huệ Năng xiển dương. Đạo Phật là tỉnh thức và vô ngã.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.