Thân gửi các anh chị một bài viết "đặc biệt" đối vởi riêng Như Chiếu, bài viết về khóa căn bản đầu tiên mà NC đã tham dự. Cũng từ khóa học này mà NC có duyên tìm đến Thiền TK, để từ đó chập chững bước vào con đường Thiền. Và cũng từ đó mà trở thànhđệ tử của Ni sư Triệt Như. Một khóa học đặc biệttrong đời mà hôm nay ngồi đọc lại, những cảm xúc ngày nào bỗng lại ùa về ...
THIỀN GIÚP ÍCH GÌ CHO CUỘC SỐNG CỦA BẠN?
Như Chiếu
Ở xứ sở này, khi mỗi ngày phải đương đầu với đủ mọi thứ stress, nào tiền bill, tiền nhà, tiền cho con đi học, tiền bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, sức khoẻ, vân vân và... vân vân... thì hầu như không một ai trong chúng ta có thể cao giọng mà nói rằng, “tôi đang sống nhởn nhơ, thanh thản” ở xứ Hoa Kỳ này… Và tôi cũng nằm trong số hằng triệu người đang phải gánh lấy hậu quả của “hội chứng stress” ở một đất nước có thể nói là hùng mạnh và văn minh bậc nhất nhì trên thế giới...
Thật là may mắn khi tôi được cô bạn giới thiệutham dự lớp Thiền Căn bản. Ngay từ ngày đầu đến lớp. tôi đã nhanh chóng bị cuốn hút với các bài giảng của Ni sưThích Nữ Triệt Như. Buổi học đầu tiên trôi qua, tôi tự hỏi, “Không lẽ Thiền lại là một khoa học?”, chứ không phải là một thứ tâm linh huyền bí nào đó như từ lâu tôi vẫn nghĩ. Và tôi hiểu ra rằng, Thiền là một phương cách giúp xả bỏ những áp lực của đời sống và để thư giãn.
Khi ngồi thiềnchúng ta dẹp bớt những góp nhặt tin tứctích lũy mỗi ngày trong óc chúng ta. Một khi đầu óc đã trống bớt những ý tưởng tạp nhạp, bạn sẽ dễ có cái nhìn bớt chật hẹp và tìm ra được cách giải quyếtvấn đề, cũng như bớt căng thẳng. Bạn trở nên “tỉnh thức” hơn và chú ý vào hiện tại, hơn là lo lắng về những chuyện ngoài tầm kiểm soát của mình. Ngồi thiền, chúng ta có thể đạt đến một trạng thái tâm tĩnh lặng và thư giãn hoàn toàn, khiến chúng tacảm thấy yên bình và thanh thản. Chấm dứt thời thiền, chúng ta vẫn còn cảm nhận được sự yên bình này, vì tác dụng của thiền ảnh hưởng đến cả Thân và Tâm của chúng ta. Nhiều người có thể cho rằng Thiền rất khó, khi họ chưa bắt đầu. Nhưng không phải thế, ai cũng có thể tập thiền được. Hiện nay, nhiều phương pháp đã được truyền dạy, khiến chỉ cần bỏ thời giờ ra tập luyện, chúng ta đều có thể hưởng được sự lợi ích của Thiền.
Sang ngày học thứ hai, tôi nôn nao chờ đợi. Rồi đến ngày 3, ngày 4, mỗi ngày trôi qua đều mang đến cho tôi một niềm vui, với những điều hiểu biết mới. Và cứ thế mỗi sáng, Ni sư giảng cho thiền sinhlý thuyết về Thiền, về công dụng và ích lợi của Thiền, về sự cần thiết của Thiền trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ở thế kỷ 21 đầy những stress và stress này. Và mỗi chiều, học viên được thực tập các phương pháp Thiền cơ bản nhất, từ thấp đến cao. Năm phút Thiền với “Tánh Nghe tiếng chuông”, đã mang lại cho tôi sự bình an trong Tâm, mà tôi chưa bao giờ có được từ hơn 10 năm ở đất Mỹ. 10 phút Thiền “Thư giãn lưỡi”, đã giúp cơ thể tôi tiết ra những nội tiết tố giúp ích cho sức khỏe, mà từ lâu đủ mọi thứ bill phải trả đã giết dần giết mòn cơ thể tôi. 15 phút Thiền với phép “Không nói”, đã giúp tôi tịnh tâm vì lần đầu tiên tôi làm chủ được cái “tiếng nói triền miên không bao giờ dứt” trong đầu mình. Rồi đến phương pháp Hít thở với cái Biết Không lời, phương phápThiền tập “Thấy như thật”, các thiền sinh mới nhận ra được rằng trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có cái Tánh giác, nhưng nó vẫn còn ngủ yên đâu đó; nếu như chúng ta cứ mãi tranh đua với đời mà không biết “đánh thức” nó dậy. Chúng tôiđi Thiền hành trong im lặng, để cảm nhận được mọi thứ xảy ra xung quanh ta - như thật.
Buổi giảng về Hồi đáp sinh học trong Thiền đã thật sự thuyết phục được tôi - con người với cái Ngã bự chần dần, nên lúc nào cũng phải đòi hỏi có bằng chứng khoa học cụ thể mới chịu tin. Ni sư giảng cho các học viên hiểu rõ được sự tương tác giữa Tâm, Pháp, não bộ và thân. Khi Thiền đúng phương pháp, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra chất hóa học tên là Acetylcholine giúp thân khỏe mạnh, Tâm an vui.
Làm việc trong ngành pharmacy hơn 20 năm, tôi đã bán không biết bao nhiêu loại thuốc trị đủ thứ bệnh trầm kha, thế mà giờ đây tôi mới ngỡ ngàng nhận ra là Thiền có khả năng trị biết bao chứng bệnh, mà hầu như chúng ta ai ai cũng ít nhiều mắc phải. Người khỏe mạnh, Thiền để thư giãn và bớt đi căng thẳng của cuộc sống. Nhưng Thiền cũng có tác dụng tốt đối với nhiều bệnh tật của cơ thể, nhất là những bệnh do căng thẳng gây ra. Ni sư dạy chúng tôi từng phương pháp rất dễ thực hành (nhìn bóng tối, nhìn ánh sáng nắng, nhìn lưng chừng, v.v) để trị các chứng bệnh thông thường nhất, như bệnh mất ngủkinh niên, bệnh trầm cảm, bệnh căng thẳngthần kinh (stress), bệnh bồn chồn lo lắng, bệnh thấp khớp, bệnh đau nhức kinh niên, bệnh cao huyết áp, bệnh tim, bệnh Parkinson, bệnh suy giảmtrí nhớ, và cả căn bệnh mà ai ai nghe qua cũng đều lo sợ: ung thư…
Thế nhưng trăm nghe vẫn không bằng một thấy. Anh Nhan Duy Tâm - một chứng nhân sống, đã lên kể lại cho chúng tôi nghe sự ích lợi của Thiền đối với sức khỏe và cuộc sống của anh. Cả gia đình anh đều theo đạo Công giáo, nên ngay từ lúc đầu, anh đã rất e dè và xa lạ với Thiền. Anh cứ cho rằng Thiền là cái gì đó thuộc về đạo Phật. Thế mà giờ đây anh tình nguyện, hăng hái lên đài phát thanh để chia sẻ với mọi người về phép lạ mà Thiền đã mang lại cho anh. Anh cám ơn Thiền, vì Thiền đã cứu mạng anh.
Gần 5 năm trước, anh mắc phải chứng bệnh ung thư thực quản. Anh không còn nói ra tiếng được nữa, kể cả chỉ thều thào. Bác sĩ bảo anh hãy chuẩn bị tinh thần để có thể ra đi trong vòng 1-2 năm tới. Thế là anh hoảng hốt lên. Anh chạy vạy khắp nơi trong tuyệt vọng; gặp ai anh cũng hỏi thăm, năn nỉ, cầu mong một phép màu nào đó có thể giúp anh sống được thêm ngày nào mừng ngày đó. Tây Y, rồi đến Đông Y, thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam, anh thử ráo trọi. Vẫn không có gì khả quan. Không chán nản, anh đến dự lớp Thiền này, hơn 3 năm về trước. Vậy mà chỉ sau 7 ngày học, anh đã nhìn mọi vật, mọi sự việc với cái nhìn khác hẳn. Anh mừng, vì anh đã tìm được liều thuốc mà anh vẫn mãi đi tìm. Thế là anh quyết tâm thiền, đều đặn mỗi ngày, ráng khép mình vào khuôn khổ kỷ luật, không cho phép mình lười biếng. Vậy mà chỉ hơn 1 năm sau đó, kết quả thử nghiệm cho hay là ung thư thực quản của anh đã “không cánh mà bay”. Cả khoa ung thư nơi bệnh viện điều trị cho anh sững sờ. Còn anh, mừng đến nỗi không nói được thành lời. Người đàn ông cố chấp, bướng bỉnh ngày nào đã khóc, khóc để cám ơn Thiền, cám ơn Ni sư Triệt Như đã chỉ cho anh liều thuốc nhiệm mầu trị chứng bệnh nan y của thế kỷ...
Bảy ngày rồi cũng trôi qua, như nháy mắt. Tôi buồn khi lớp học phải tan, nhưng tôi lại vui khi tin rằng mình sẽ có khả năng “làm chủ được sự suy nghĩ” của mình, tức là có thể kiểm soát được sự nói thầm lải nhải triền miên trong tâm thức, và khi đó chắc chắn tôi sẽ có được cái Tâm Tĩnh Lặng. Ở mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, nếu ta làm chủ được những dòng tư tưởngsuy nghĩhiện ra trong đầu, không dùng những dữ kiện của quá khứ để đối phó với hiện tại, hay phỏng đoán tương lai, thì khả năng nhận thứctức thời tại thời điểm hiện tại, cái Biết Bây giờ và Ở đây sẽ rất nhạy. Phát triển cái nhận thứctức thời không qua suy tư - đó chính là Thiền.
Cám ơn lớp Thiền này, cám ơn Ni sưThích Nữ Triệt Như đã giúp cho tôi thấy được rằng, Thiền là một môn khoa học tâm linh thực nghiệm, chứ không phải là một tôn giáo; nên nó không cực đoan, không cuồng tín, mà chỉ cốt yếu là đi tìm sự hài hòa an lạc của Thân Tâm.
Bạn vẫn còn hoài nghi, do dự ? Bạn đang đầy lo âu, phiền não? Bạn sắp bị kéo nhà, mất việc? Bạn bị bệnh tâm thể? Bệnh nan y? Đừng để tâm mình rối rắm với đầy những lo toan, sầu muộn. Đừng kéo lê cuộc đời mình với những tính toán, âu lo. Hãy tự cho mình một cơ hội có một không hai trong đời: Thiền, bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc, vì chắc chắn bạn sẽ có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được…
Đạo tràng Nam Cali - Chương Trình CÙNG NHAU TU HỌC - Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 14 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Hành trang Thầy đã cung cấp cho chúng ta thật đầy đủ. Giờ ta tự do chọn lựa , tu theo Hiện Tại Lạc Trú của tục đế hay Thể Nhập Chân Như của chân đế , tùy mỗi hành giả .
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 13 LÝ DUYÊN KHỞI phần 2: Từ Vô Minh đến Lục Nhập ngày 9/9/2024 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Phật bảo người Bất Thiện như TRĂNG cuối tháng, / ánh sáng mất dần cho đến không còn xuất hiện. / Phật bảo người Thiện ví như TRĂNG đầu tháng / Ngày đêm càng lúc càng sáng / Cho đến khi TRĂNG tròn đầy
Kính chia sẻ với quý anh chị CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP BÀI 12: ngày 19 tháng 8, 2024:
Tuệ Huy trình bày chủ đề: Tổng Quan về LÝ DUYÊN KHỞI và PHÁP DUYÊN SANH
- VIDEO /
- SLIDES bài giảng /
- và bài kinh liên quan đến bài học.
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi (Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình được duy trì sự tồn tại của chính nó bởi các lực tương duyên và đối nghịch. Samsara nghĩa đen là vòng nước xoáy được sử dụng để nói đến tiến trình sanh tử luân hồi vô lượng kiếp của một chúng sanh.
Tuần này đại lễ Vu lan, tôi lên chùa lạy Phật, cầu nguyện cho mẹ cha, nhận một bông hồng đỏ mà sao thương nhớ mẹ!. Vì má vẫn mãi trong con. Có mất đâu mà cài hoa màu trắng….
Tình yêu mình dành cho một người, cuối cùng thật ra chỉ là tình yêu mình dành cho chính mình. Sự thật này, rất khó chấp nhận, nhưng sẽ giúp mình giảm niềm đau, khi không được, hoặc đã mất, người yêu.
Cuội nói thêm:
Xin thưa : tôi không phải người
Chỉ là “ bóng” giống ! dưới Đời đặt tên
Hạ Giới mơ mộng cõi Trên
Thấy mây “giông giống”, đặt tên đủ hình !
Thực sự Trúc Lâm Yên Tử chỉ là một giáo đoàn Phật Giáo nhập thế, đoàn ngũ hóa tu sĩ và quần chúng, khuyến khích tu THẬP THIỆN, do Trần nhân Tông sáng lập, tồn tại được hơn 30 năm dưới sự điều khiển của 3 vị gọi là Trúc Lâm TAM TỔ.
Dường như chiếc lá cứ mặc tình vui chơi. Nó thả mình theo chiều gió. Lúc thấp lúc cao. Khi tạt qua bên phải, khi sang trái, khi lên khi xuống. Có lúc nó rà rà mặt đất. Có khi nó lượn lờ qua lại. Sao mà nó thảnh thơi đến thế?
Hằng ngày trâu và tôi. Miên mật dùng Pháp Thở. Để tu dưởng thân tâm. Luôn sống trong Chánh Niệm. Gột rửa Tham, Sân, Si. Quay lại với chính mình. Thân và Tâm an trú. Bây giờ và Ở đây...
Cái Già nay đến thật gần
Nó đang đột nhập vào thân ta rồi
Ta hỏi Ta : có bồi hồi ?
Ta trả lời : Tuyệt vời lắm thay !
Nếu sợ, già có hết ngay?
Nếu không, thì cứ ngó ngay”Cái Già “
Không biết mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là VÔ MINH. Biết rõ mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là TỈNH THỨC. Tôi nghĩ Phật đã dạy chúng ta những điều đơn giản đó trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Và như vậy là ta Tu theo Phật.
Phần trình bày hôm nay, cô tạm xếp loại cho gọn những ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma. Phần này là cô xếp loại chứ không có trong kinh sách nào hết, thành ra quý vị cứ nghe rồi suy gẫm lại. Qua bài giảng này, cô muốn giới thiệu thêm với quý vị là ở trong đời sống hàng ngày của mình, mình có thể nhận ra tất cả những sự thật trong cuộc đời bằng cách là quan sát vào mỗi hiện tượng thế gian mà mình tiếp xúc để nhận ra những lời nhắc nhở của Đức Phật.
Nhìn Ni Sư đi đường quá xa chỉ để dạy đệ tử … không chịu đi tìm thầy học đạo, tôi tự nghĩ sao chúng ta không qua Tổ đình học để Ni Sư khỏi lặn lội gian nan?
Nhờ TỈNH THỨC nên không dính mắc vào bất cứ điều gì xảy ra trong tâm và quanh ta, Tâm Thức tự yên lặng, thuần nhất với vũ trụ Tâm, không do tạo tác mà có, nên vô ngã, đó là Chánh Định của Đạo Phật; định bất xuất bất nhập mà Lục Tổ Huệ Năng xiển dương. Đạo Phật là tỉnh thức và vô ngã.
Gốc rễ của khổ đau nằm ở việc tìm kiếm sự thỏa mãn lâu dài từ những thứ không thể cung cấp sự thỏa mãn lâu dài.
Sự thấu hiểu này không chỉ là bước đầu tiên trong hành trình thoát khổ mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát, dẫn lối đến sự bình an và giác ngộ.
Nếu như ta tâm niệm 5 điều này mỗi ngày, chắc chắn ta sẽ luôn là một công dân tốt, một phật tử thuần thành. Tâm niệm 5 điều này mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp ta "thành công" trên con đường tu tập. Hóa ra "bí quyết" của Đức Thế tôn không quá khó, có phải không? Các bạn thử xem nhé!
Trong tất cả mọi sắc thái mọi hoàn cảnh, mọi môi trường của đời sống qua thân, thọ, tâm, pháp đều có một cách thực hành giống nhau: thứ nhất tuệ tri như thật, thứ hai quán sát, khai triển cái tâm mình rộng ra là mình như vậy, người khác cũng như vậy và tất cả cái đang là đó đều sanh diệt, sanh diệt để không dính mắc với cái đang là và thứ ba là an trú chánh niệm như vậy, biết rõ như vậy là như vậy thì tâm mình dừng. Cho nên toàn thể ba bước đều sử dụng quán, định, tuệ hay là giới, định, tuệ cũng nằm trong con đường tu theo Kinh niệm xứ...
Tu không phải để "ĐƯỢC" mà là giúp ta "MẤT"..... Có chăng, cái "ĐƯỢC" duy nhất mà việc tu tập mang lại cho ta, đó là có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được.
Chuyển đổi tâm, đó là trí tuệ và đó là con đường của Thiền Quán. Tuy tạm nói là Thiền Quán nó cũng là Thiền Tuệ mà cũng là Định và cũng là Giới nữa, khi mình biết sai mình chuyển đổi tốt hơn thì đó là Giới rồi. Khi mình thiên vị, mình ghét ai thì tâm mình không có khách quan, mình chuyển đổi lại cái thấy khách quan thôi thì đó là Vipassana là thiền Tuệ. Khi mình khởi ra cái ý muốn nói hay muốn làm một việc gì không đúng, mình dừng lại liền thì cái đó là Định rồi...
Tuệ Huy trình bày chủ đề: NỘI DUNG chính của TỨ THÁNH ĐẾ: 3 CHUYỂN - 12 HÀNH TƯỚNG
Powerpoint/SLIDES bài giảng - VIDEO - và bài kinh liên quan đến bài học
Làm việc tốt và chỉ nhắm đến bào mòn cái Ta và đoạn trừ cái Tham. Và sau cùng, tu Phước mà thiếu tu Huệ, thiếu thực tập thiền định theo thánh giáo Như Lai, thì mãi mãi chìm đắm trong sanh tử.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.