THÔNG BÁO
DỰ THẢO KẾ HOẠCH TU HỌC
và NỘI DUNG GIẢNG HUẤN 2021
Lý do:
- Vì tình hình xã hội thay đổi bắt đầu từ đầu năm 2020, và tình trạng “xã hội cách ly” có thể còn tiếp tục,
- Nội dung giảng huấn trong 25 năm qua có thể thay đổi chút ít để thích ứng với phương thức tu học “online”.
- Mỗi khóa tu học có thể kéo dài 6 kỳ học “online”. Mỗi kỳ 2 giờ.
Đề nghị:
A- KẾ HOẠCH SINH HOẠT:
- Bắt đầu áp dụng từ năm 2021. Chúng ta không dự thảo kế hoạch ngũ niên, vì cần thích hợp với hoàn cảnh thay đổi.
- Riêng khóa Thiền Căn bản “online” lần thứ I này đã thông báo bắt đầu từ tháng 12- 2020.
- Sinh hoạt “online” do Trung Ương tổ chức, bắt đầu trong thực tế từ tháng 12- 2020 và sẽ áp dụng qua năm 2021.
- Mỗi tháng:
1- Tuần lễ thứ nhất hằng tháng:
Thứ Bảy: 2 pm- 4 pm (giờ Cali): Sinh hoạt chung với tất cả thiền sinh, giải đáp thắc mắc, giảng theo yêu cầu của thiền sinh trong tất cả đạo tràng. Riêng trong tháng 12/2020, tháng 1/2021 và tháng 2/2021 thời gian này dành cho khóa Thiền Căn Bản Online nên tạm hoãn lại.
2- Tuần lễ thứ 2 hằng tháng:
Thứ Bảy: 2 pm- 4 pm (giờ Cali): Thầy Thích Không Chiếu thuyết giảng.
3- Tuần lễ thứ 3 hằng tháng:
Thứ Bảy: 2 pm- 4 pm (giờ Cali): Sinh hoạt chung với Ban Điều Hành các Đạo tràng, giải đáp thắc mắc, giảng theo yêu cầu của thiền sinh trong tất cả đạo tràng. Riêng trong tháng 12/2020, tháng 1/2021 và tháng 2/2021 thời gian này dành cho khóa Thiền Căn Bản Online nên tạm hoãn lạii
- Chủ Nhật: 8:30 am- 10am (giờ Cali) sinh hoạt với đạo tràng Houston, theo thỉnh cầu của đạo tràng Houston.
4- Tuần lễ thứ 4 hằng tháng:
- Thứ Bảy: 2 pm – 4pm SINH HOẠT TĂNG ĐOÀN: Mỗi tháng tăng đoàn sẽ gặp nhau một lần. Kính mời tất cả quí Tăng và Ni trong tăng đoàn Tánh Không họp mặt gặp gỡ nhau trong tình đồng môn, thăm hỏi, chia sẻ, tâm tình. Nội dung sinh hoạt này trong nội bộ Tăng đoàn, không ghi âm và không phổ biến.
B- NỘI DUNG GIẢNG HUẤN:
1- Khóa Thiền Căn Bản:
- Phật học: Tiến trình tu gian khổ của Đức Phật Thích Ca.
Bài kinh: An trú Tầm
Bài kinh Song Tầm
Bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả.
- Thiền học: Những sắc thái Bíết của con người (khái quát)
Những sắc thái Tâm con người (khái quát)
- Khoa học: Khái quát về não bộ: các thùy, các vùng não liên hệ tới thực hành Thiền, các chất sinh hóa học.
- Thực hành:
Quán/ Anupassanà: tam pháp ấn.
Chỉ/ Samatha: thực tập với giác quan: thấy, nghe, xúc chạm.
Định: bước đầu của Thở/ Không Nói.
Tuệ trí: Không dán nhãn đối tượng.
2- Khóa Bát nhã trung cấp I:
- Phật học:
Giới thiệu khái quát Bát Nhã
Bốn tầng Định của Đức Phật Thích Ca
Tiến trình chứng ngộ Ba Minh.
Khái quát về Lậu hoặc.
Giới thiệu khái quát bài Đại Kinh Xóm Ngựa.
Giới thiệu khái quát bài kinh Vô Ngã tướng.
- Thiền học:
Khai triển cái Biết của con người
Từ cái Biết tới Nhận thức.
- Khoa học: khai triển kiến thức về não bộ.
- Thực hành:
Tuệ / Vipassanà: Pháp Như Thực/ Yathàbhùta.
Tiếp tục thực tập các chiêu thức dùng giác quan.
Tiếp tục thực tập: Thở / Không nói.
3- Khóa Bát nhã trung cấp II:
- Phật học:
Khai triển bài Đại Kinh Xóm Ngựa (Giới- Định- Huệ)
Khai triển bài kinh Vô Ngã tướng: Ngũ uẩn.
Bài kinh Bàhiya.
Hai chân lý trong đạo Phật.
Tiến trình chứng ngộ Lý Duyên Khởi của Đức Phật Thích ca.
- Thiền học:
Vấn đề Ngộ trong Thiền:ý nghĩa, điều kiện Ngộ, dẫn chứng trong thiền sử.
Khai triển về Nhận thức. Bản đồ nhận thức.
- Khoa học: giải thích các trường hợp Ngộ, chứng minh kết quả về thân, tâm, trí huệ.
- Thực hành: tiếp tục thực tập sử dụng giác quan. Thở/ Không nói.
Phản xạ giác quan và phản xạ thụ động.
4- Khóa Bát nhã trung cấp III:
- Phật học:
Khai triển Lý Duyên Khởi- Pháp Duyên sinh
Giới thiệu Chân Như (dẫn chứng kinh Bát nhã ba la mật, kinh Kim Cang, kinh Duy Ma Cật)
Giới thiệu tánh Không (dẫn chứng kinh Kim Cang, kinh Nikàya)
Giới thiệu tánh Huyễn (dẫn chứng kinh Kim Cang, kinh Nikàya).
Ba la mật: Thập độ ba la mật- Lục độ ba la mật.
Thập Địa Bồ tát.
- Thiền học:
Tổ Bồ đề Đạt ma
Vô tâm trong Thiền.
Khai triển giá trị của Nhận thức có lời và không lời.
- Khoa học: giới thiệu vùng phát huy trí tuệ tâm linh: Vùng Precuneus, giới thiệu “Default mode nerwork” trong não bộ.
- Thực hành: tiếp tục tùy theo mức độ của thiền sinh.
5- Khóa Bát nhã trung cấp IV:
- Bát nhã tâm kinh (tạm xem như điển hình cho quan điểm của hệ kinh Bát nhã ba la mật thuộc hệ Phát Triển)
- Kinh Tứ Niệm Xứ (tạm xem như điển hình cho phương thức tu tập của hệ Theravàda)
- Kinh Đại Bát Niết Bàn (tạm xem như điển hình cho hệ kinh Nikàya)
- Đúc kết đường lối tu tập của chúng ta: giáo lý + khoa học+ thực hành.
6- Khóa Tâm lý học Phật giáo I & II: hiện giờ chưa dự định tổ chức trong tương lai gần, nếu chưa thực sự có nhu cầu.
HẾT