Hồi Ký chuyến hành hương 2023
Kính thưa Ni Sư
Mười hai ngày hành hương đã qua đi nhanh chóng.
Bây giờ, ngồi ở nhà, con có cảm tưởng như đã trải qua một giấc mơ.
Cũng may nhờ những hình ảnh trong điện thoại, nên biết chắc mình không mơ.
Giấc mơ hành hương đất Phật đã đủ duyên nên thành tựu.
Con nhìn lạị lịch trình để hồi tưởng.
Điểm dừng chân đầu tiên là Taj Mahal. Nơi nầy vẫn thế, so với lần đầu viếng thăm nhiều năm trước. Nơi nầy không có dấu chân Phật.
Đên Kỳ Viên Tinh Xá, thật xúc động khi được đi thiền hành, rồi ngồi thiền. Nơi đây, Đức Thê Tôn đã sống, đã đi khất thực, đã thuyết giảng...Minh ráng tưởng tưởng những lều cỏ trong rừng và các tăng đoàn qua lạị, sinh hoạt.
Nơi biên giới, mỗi bên có cổng chào,một bên là Ấn Độ, bên kia là Nepal. ở giữa là một con đường mà người ta qua lạị buôn bán.Đầu tiên phải xuất cảng Ấn Độ, rồi mới nhập cảng Nepal, làm visa tốn 30US. Thời gian chờ đợi làm thủ tục nầy thật lâu. Cũng may là trưởng đoàn có quen biết lớn (biết điều hay biết thủ tục 'đầu tien') nên không bị lôi hết hành lý ra xét hay phải xếp hàng cả ngaỳ )
Chắc chắn thời Đức Phật không có biên giới nầy.
Lumbini là nơi Đức Phật đản sanh.
Chiêm bái đền thờ Hoàng Hậu Maya. Tuc truyền bà hạ sanh Đức Phật, khi đứng, tay vịnh cành cây Sala, và sinh ngang bên hông.
Ni Sư làm lễ xuất gia gieo duyên cho chú Tâm Hiển.và mọi người tọa thiền.
Cảm động làm sao tả!
thiền hành vòng quanh hồ nước.
Nơi nầy được phát triển rộng lớn, thành Lumbini World Peace and Harmony Centre, có Eternal Peace Lamp.
Rôì viếng những tàn tích cửa thành Kapilavathu, Nơi Đức Phật lớn lên, rồi gặp người già, bệnh, chết.
Đức Phật rời Hoàng cung qua cổng phía Đông.
Đuợc biết cỏ kusa ra sao.
nhà thường có giếng phía trước (loại giếng bơm tay)
Viếng và thiền hành quanh mộ vua cha và hòang hậu Maya.
Khi Đức Phật trở về, vua Cha Tịnh Phạng có ban một Tịnh Xá cho Đức Phật và tăng đoàn ở Kudan.
Nơi nầy còn ghi nơi Đức Phật được mẹ nuôi dâng y. Nơi nầy cũng có tháp kỷ niệm nơi La Hầu La được Sariputra (Mahacadiep?) quy y.
Viếng Việt nam Phật Quốc Tự, mà Thầy Huyền Diệu đang ở Ấn Độ. Có thấy 3 con hồng hạc.
Rời Lumbini, vượt biên giới trở về đất Ấn.
Đến Kushinagar, viếng Nơi Phật nhập diệt. Một Tâm trạng khó diễn tả khi đi thiền hành quanh tượng Phật nằm, rồi nhìn 2 cây Sala.
đi thiền hành quanh Nơi tưởng niệm Đức Phật uống bát nước do ngài A Nan dâng, nước đục hóa trong.
Viếng thăm tháp Trà tỳ, mọi người thinh lặng thiền tọa.
Bồ Đề Đạo Tràng :Nơi Đức Phật thành Đạo.
Nơi đây rất đông khách thập phuơng và nhiều đoàn thể đến chiêm bái. Mình có được 1 nơi riêng biệt, yên tĩnh hơn, đe thiền hành và tọa thiền. Sau đó viếng Đaị Tháp, cây Bồ Đề và kim cương tòa.
và hồ nước có tượng Đức Phật được rắn thần che mưa khi tọa thiền.
Viếng thăm núi Linh Thứu. Truớc khi đến đỉnh thì thấy hang của A Nan, Xá Lợi Phất, Mahacadiep. (Khg nghe hang của Đức Phât?). Tạị đỉnh, mọi người thiền hành, rồi tọa thiền.
Thương Đức Phật lên xuống núi, thật mệt.
Viếng thăm Trúc Lâm Tinh Xá, rất đẹp, (mình nghĩ thơì Đức Phật chắc nhiều trúc hơn ) do Vua Bimbisara kính tặng Đức Phật.
Viếng thăm di tích nhà tù nơi Vua A Xà Thế giam vua Cha Bimbisara, từ nơi nầy, vua Bimbisara có thể thấy đỉnh Linh Thứu.
Viếng thăm Đại học Nalanda, Đại học Phật Giáo lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Các nhà khảo cổ đã và vẫn còn đang nghiên cứu.
Nhìn Nơi nầy không khỏi chạnh lòng, một thuở huy hòang nay chỉ còn đóng gạch. Vô thường là đây.
Viếng thăm Xuan Zang memorial, Nơi tưởng niệm Đuờng Tăng, một tu sĩ từ Trung Quốc đến Ấn Độ để học hỏi (Đại học Nalanda) và sau đó thỉnh kinh về. (17năm xa nhà)
Viếng Khổ Hạnh Lâm, một vùng rừng núi khô cằn. Nhìn cái hang nhỏ hẹp, phải cuối thấp người mới vô được. Hình hài Đức Phật chỉ còn da bọc xương.
Viếng nhà cô Sujata, người đã dâng cháo sửa.
Nhìn sông Ni liên thiền, khi xe chạy ngang qua, cũng đã cạn nước. một lần nửa nghiệm cái vô thường của vạn pháp.
Các quốc gia như Nhật, Thái, Miến Điện, Tây Tạng, Việtnam, Miên.. đều xây chùa ở Bồ Đề Đạo Tràng.
Viếng vườn Lộc Uyển, Sarnath, nơi Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trân Như. Nơi đây, phái đoàn thiền hành chung quanh tháp, sau đó tọa thiền.
Thấy nhiều nhóm học sinh Ấn cũng đi thăm viếng.
Rẩt tiếc mình quên đi tìm xem nai ở đâu?
Đi thuyền trên sông Hằng. Mọi người thức dậy khoảng 5 giờ sáng. Ra bến sông, 5.30 sáng.Trời còn tối, đèn đường chiếu sáng. Lên thuyền cao, có vài ghế ngồi. Thấy có người xuống tắm. Trời sáng dần. Một bến là nơi thiêu xác, có sẵn rất nhiều củi. Một bến khác rất đông người, họ xuống tắm xong lên thuyền đến đền thờ để cầu nguyện.
So với chuyến đi trên sông Hằng của hơn 10 năm trước, mình thấy những bến sông (ghat) khang trang hơn, nước có vẽ sạch sẻ hơn, không thấy xác thú vật hay người trôi lềnh bềnh. Họ đem lên thuyền mấy lồng chim, và mấy sô cá và dụ mình mua để phóng sinh.
Bên kia bờ, là những dải cát dài, không thấy nhà cửa, mà thấy có lạc đà, (chắc chở khách đi dạo ).
Sau đó, thuyền về bến củ, mình trở về khách sạn ăn sáng, chuẩn bị ra phi trường bay về Delhi.
thăm viếng Delhi Museum, nơi lưu giữ xá lợi Phật.
Lần đầu được tận mắt thấy xá lợi Phật, không phải viên tròn như mình vẫn tưởng.
Viếng India Gate về đêm, đầy ánh sáng.
Và hôm sau thì bay về Melbourne lạị.
Con rất cám ơn Ni Sư, tuy tuổi đã cao mà không quản sức để tổ chức một chuyến hành hương đầy đủ ý nghĩa cho đoàn chúng con.
Con đã học hỏi được nhiều trong chuyến đi nầy.
Con thích nhất là ở mỗi nơi, con có dịp thiền hành và tọa thiền.và có lúc Ni Sư giảng thêm.
Trên xe bus , còn có được học hỏi về Phật Pháp và về các thánh tích mình viếng.
Không khí trong lành, nước sạch, đường phố sạch, xe cô chạy không bóp kèn inh ỏi.. Mình may mắn biết bao.
Con đã chiêm nghiệm được vô thường.
Con tập buông bỏ nhẹ nhàng.
Thấy người Ấn nghèo khổ, mình bớt mua sắm., tập sống đơn giản hơn.
Con Kính chúc Ni Sư nhiều sức khỏe để hướng dẫn chúng con trên con đường hoằng pháp.
Mô Phật
Thanh Bình