Dinh dưỡng tự nhiên là sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên không qua nấu, nướng, xào…
Dinh dưỡng tự nhiên thích hợp (dành cho) cho con người:
+ đối với trẻ em dưới 1 tuổi là sữa mẹ.
+ đối với trẻ em trên một tuổi cho đến người lớn là rau, củ, hạt và trái cây tươi sống (không qua nấu chín).
Ngoài 2 loại trên không có loại thức ăn nào thích hợp hơn, vì sao vậy? Vì con người bản chất thuộc về thiên nhiên nên chế độ ăn trên sẽ phù hợp với tự nhiên của vũ trụ. Và khi nghiên cứu thành phần rau củ quả tươi sống gần giống với thành phần trong sữa mẹ. Người ăn thuần rau củ quả tươi sống sẽ được chứng nghiệm điều này trong quá trình tiêu hoá thức ăn (phân có mùi chua giống như trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ).
Thật là điều kỳ diệu của tự nhiên.
Do vậy con người nên ăn đúng với thức ăn của con người tức là rau củ hạt và trái cây tươi sống. Vì sao phải ăn sống?
Chỉ khi ăn sống cơ thể chúng ta mới hấp thu được tối đa lượng vitamin , khoáng chất, chất béo, đạm…..
I - CÁC LOẠI THƯC ĂN KHÔNG ĂN HIỆN NAY:
(có bệnh mãn tính càng không nên ăn)
- các loại thịt động vật.
- các sản phẩm đóng gói đóng hộp
- các loại bánh kẹo, đường nhân tạo, đường tinh luyện…
- các loại hạt khô trên 12 tháng.
- các loại gia vị không làm từ sản phẩm tự nhiên: như nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, thậm chí cả gia vị (hạt nêm) từ rau củ quả làm sẵn.
- tất cả các loại gia vị chứa chất điều vị (chất tạo ngọt nhân tạo)
- đối với người ăn chay không ăn đồ giả chay, không ăn nấm (nấm nuôi trồng nhân tạo không tốt cho sức khoẻ)
- không ăn nhiều đậu phụ (thi thoảng ăn, tháng ăn 1-2 bữa) đậu phụ không tốt cho tuyến giáp trạng.
- không nấu, ninh thức ăn, nấu quá nhừ (đối với người ăn chay). Ninh nấu nhừ các chất trong thức ăn phân huỷ, song lại kết hợp với một số thành phần khác tạo ra chất độc.
- không dùng sản phẩm sữa từ động vật - tất cả các loại sữa đóng hộp của tất cả thương hiệu. (sữa động vật không hề tốt như quảng cáo) vì trải qua nhiều quá trình chế biến. Và sữa động vật không phù hợp, không phải là thức ăn của con người.
- thậm chí cả sữa hạt đóng hộp (sữa ngũ cốc) cũng không nên dùng vì lượng chất dinh dưỡng còn rất ít.
Tóm lại tốt nhất chỉ nên quay lại với rau củ quả hạt trái cây sống.
II) CÁC LOẠI TRÁI CÂY NÊN ĂN:
(tất cả các loại trái cây có trên trái đất đều rất tốt)
- nên ăn trái cây theo mùa.
- nên ăn trái cây ở địa phương có sẵn.
- ăn trái cây chín cây, trái cây già sẽ nhiều chất dinh dưỡng nhất.
- trong một bữa ăn nên ăn 3-5 loại trái cấy kết hợp để thành phần dinh dướng hoàn hảo nhất. Không ăn quá 5 loại trái cây trong một bữa ăn, quá tải cơ thể không hấp thu hết.
- nên ăn các loại trái cây trồng trong tự nhiên hoặc gần với điều kiện tự nhiên nhất (trái cây, rau, củ, quả, hạt hữu cơ).
- 3 loại trái cây thường xuyên ăn (3 loại đặc biệt mang lại sức khoẻ tốt nhất) là CHUỐI - BƠ - XOÀI và kết hợp cùng nhau. Vì tạo ra chất NO tự nhiên giúp cơ thể phục hồi tốt nhât- nếu có thể. Còn không có thể ăn kết hợp tuỳ theo điều kiện địa phương và gia đình.
III) CÁC LOẠI RAU NÊN ĂN:
(hầu như các loại rau củ quả nấu chín đều có thể ăn sống)
Do vậy các loại rau đã từng ăn chín thì có thể ăn sống được.
Đặc điểm nhận diện chất dinh dưỡng của một số loại rau qua màu sắc.
- rau màu xanh đậm: nhiều vitamin A, canxi và các loại khác thải độc tốt.
- rau màu vàng, màu đỏ nhiều vitamin A, nhiều sắt ….
- một số rau chứa nhiều đạm: dấp cá (dấp cá tanh), cải bó xôi (rau chân vịt), ớt chuông…
4 loại rau thường xuyên nên ăn và kết hợp cùng nhau là: RAU DẤP CÁ - CÀ CHUA- ỚT CHUÔNG- DƯA CHUỘT. Vì 4 loại này tạo nên chất NO tự nhiên giúp cơ thể phục hồi sức khoẻ.
Nói chung rau thiên về vitamin và khoáng chất còn trái cây thiên về đường đạm, chất béo.
*** liều lượng ăn.
+ trái cây: mỗi bữa 400g hoặc hơn tuỳ theo nhu cầu cơ thể.
+ rau tươi (salat) 300- 600g. Các loại tổng hợp mỗi ngày.
VI) CÁCH CHẾ BIẾN
nên chọn rau củ quả vừa thu hoạch, ăn tươi. Không tích trữ rau củ quả trong nhều ngày. (vì giảm chất dinh dưỡng). Trái cây cắt gọt nên ăn ngay. Hoặc ăn trong ngày. (trái cây đã bỏ vỏ bị oxy hoá rất nhanh và chất dinh dướng cũng giảm nhanh)
***Nấu đồ chay: nên dùng rau củ quả tươi sống, nấu nhanh ( chín tái).
+ canh rau lá: nấu từ 1-3 phút. trẻ em, người già cắt nhỏ rau củ quả.
+ canh rau củ 3 -7 phút.
+ kho xào cũng nấu rất nhanh từ 7 đến 15 phút.
+ Thời gian nấu tính từ khi nồi đã nóng, nước đã sôi.
+ Khi nấu đồ chay dùng gia vị tự nhiên như muối biển (muối hạt không qua tinh chế), gia vị thủ công tương tamari, tương bần…
dùng dầu ăn ép lạnh dầu oliu (loại ép lạnh ăn salat) không dùng dầu tinh chế.
Không ăn đồ chiên dán, kể cả những loại thức ăn tự chế biến.
VII) CÁCH LÀM NƯỚC ÉP TRÁI CÂY, SINH TỐ, SỮA…
1) Công thức nước ép (chủ yếu ép rau)
Thường sẽ là 2 loại rau bất kỳ với 1 loại quả chín có nhiều nước và nhiều đường.
Có thể tăng thêm loại rau trong công thức đến 3 hoặc 4 loại. Không nhiều hơn sẽ khó hấp thu.
Có thể thêm gừng, tỏi, sả, nghệ tươi trong nước ép. (hạn chế gừng, nghệ tươi vì nhiều nhựa nóng).
Ví dụ: - cải kale (cải soăn) 3-5 cành + 2-3 quả dưa chuột + 1-2 trái táo + 1 nhánh xả ép chung uống ngay.
- cỏ lúa mì một nắm + 1 miếng bí đao (bí xanh) + 1 quả lê + một nhánh tỏi ép chung .
Nhiều công thức nước ép có thể kết hợp các loại trái cây với các loại trái cây rất linh hoạt theo sở thích và theo điều kiện tự nhiên.
Nếu máy ép chuyên ép trái cây thì nên cắt nhỏ các loại rau.
2) Sinh tố: xay từ 3 đến 5 loại trái cây có thể thêm một vài loại rau trong sinh tố như ớt chuông, rau cải kale (cải xoăn), cà chua….
Ví dụ: sinh tố chuối, bơ, thanh long, ớt chuông…
Trong sinh tố có thể thêm hạt tươi sống để tăng thêm đạm.
Vệ sinh máy sinh tố: trước khi dùng say trái cây, sữa nên dùng nước lọc say để rửa máy cho sạch, để thức uống không bị nhiễm khuẩn.
3) SỮA HẠNH NHÂN NƯỚC DỪA NON.
( nếu không có nước dừa dùng nước lọc)
+ Nước dừa 150ml (nước dừa non)
+ hạnh nhân tươi hoặc hạnh nhân khô 50g. (khoảng 1/2 bát cơm)
(hạnh nhân khô ngâm qua đêm 12 h rửa sạch bóc vỏ).
+ cùi dừa non
Xay nhuyễn uống ngay hoặc để tủ lạnh uống trong ngày.
Không dùng dừa già vì chất béo của dừa già không tốt cho sức khoẻ.
2) SỮA KHOAI LANG.
+ 100 g khoai lang (~ 0,22 pound)
+ 20 g đậu phộng (lạc sống khô) ngâm trong 8 h
+ 250ml nước lọc
Hấp khoai và lạc trong 5 phút, để nguội cho vào máy say sinh tố say nhuyễn uống ngay hoặc để ngăn mát tủ lạnh trong ngày. Nếu uống ngọt có thể thêm mật ong.
(nếu ăn sống được lạc và khoai không cần hấp)
3) SỮA BÍ ĐỎ.
+ bí đỏ 500g ( lượng dùng cho cả gia đình) cắt miếng.
+ đậu phộng 50g ngâm 8 h
+ nước lọc 1 lít.
Hấp đậu phộng và bí trong 5-7 phút để nguội cho vào máy say sinh tố say uống luôn hoặc để ngăn mát uống trong ngày.
(Nếu ăn sống được bí đỏ và lạc không cần hấp sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn)
4) SỮA ĐẬU XANH.
+ Đậu xanh (đỗ nhỏ) 50 g ngâm 12 h cho nứt mầm.
+ nước dừa hoặc nước lọc 150ml
+ cùi dừa non
Xay nhuyễn có thể lọc bớt bã uống luôn để ngăn mát uống trong ngày.
Nếu không ăn sống được đậu xanh có thể hấp qua 5- 7 phút.
Thêm mật ong nếu muốn uống ngọt.
(có thể kết hợp đậu xanh cùng hạnh nhân. Hoặc các loại đậu khác.)
Lưu ý sử dụng các loại hạt:
+ không dùng các loại hạt rang chín, tẩm ướp gia vị. Trong trường hợp làm rau salat thì có thể được điểm thêm các loại hạt rang để tăng thêm vị rau.
+ các loại hạt nên ăn thường xuyên hạnh nhân, đậu xanh (đỗ nhỏ), hạt vừng vì đạm và chất béo rất tốt cho sức khoẻ.
+ các loại hạt khác như óc chó, mác ca, hạt điều, đậu phộng (lạc) chất béo không tốt cho sức khoẻ, chỉ nên ăn cho vui, hoặc có thì ăn.
+ các loại đậu đỗ khác cũng không nên ăn nhiều vì đạm khó tiêu hoá.
+ các loại hạt (hạt sống khô) đều được ngâm trong 12 h để hạt tươi hoặc nảy mầm tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
Nguyệt Nguyễn