Hương vị Tết cận kề, để rồi thoáng đến thoáng đi những bài ca Xuân,,.
“ Ngày Xuân nâng chén ta chúc…”
Hay, ” Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hoa…”
Tết đang vẽ lên một bức tranh thật đẹp, sâu sắc, rõ ràng, đậm nét của những ngày tháng xa xưa. Tết đã đến rồi, cái ngày tháng mong chờ từng ngày để được xúng xính trong bộ đồ mới, lấp la lấp ló mong đợi những bao đỏ lì xì.
Cái thuở mười tám, đôi mươi, ta ước ao ngày tháng đến nhanh cùng bạn bè được tự do dung dăng, dung dẻ trên những con phố Sàigòn rợp đèn hoa, phô trương lễ, Tết... để được dạo phố Nguyễn Huệ ngắm hoa và chụp ảnh, mai, lan, cúc, vạn thọ, hướng dương, đủ màu sắc, những chậu tắc, quít, say trái trĩu cành mà người bán từ vùng thôn quê, ngoại ô thành phố đã nhọc công ươm hoa, kết trái nhiều tháng trước cho kịp đúng ngày Tết âm lịch.
Ký ức và kỹ niệm như đôi bạn thâm giao lâu ngày gặp lại, để rồi hiện ra cả một vùng trời kỷ niệm không làm sao dừng được... Tết năm nào bắt đầu chập chững lo toan cho một gia đình không còn có cơ hội rong chơi cùng chúng bạn, phải tất bật, bận bịu, dọn dẹp chưng bày mua sắm… Nào cành mai chưng phòng khách, thêm cành đào cho rực rở, những chậu cúc đầy ấp sân nhà cho thấy mùa Xuân, hai chậu tắt sai trái to đùng trước cổng, rồi hoa glailuel tối cúng giao thừa với mâm trái cây ngũ quả. Tiếp theo là thức ăn ba ngày Tết không thể thiếu nem chả, bánh mứt, dưa hành, dưa kiệu phải lo muối trước gần cả tháng để đủ đậm đà.
Cũng không làm sao quên được nồi thịt kho nước dừa, kho làm sao cho giống y chang vị kho của má.
“Ba má ơi! Làm sao con quên được hương vị Tết, ngày tháng sống chung cùng ba má, anh chị em trong gia đình. Những hình ảnh, nề nếp gia phong, phong tục tập quán đó con vẫn duy trì, dính chặt, khắc ghi vào tâm thức con mãi mãi, đem theo bất cứ nơi nào.
Ôi! cái vùng tiền trán nó quay về mấy chục năm xa xôi thoáng qua trong khoảnh khắc nhưng đầy ắp hình ảnh thân thương của ngày tháng ngọt ngào không thiếu một thứ gì. Thế mới biết “kỷ niệm là cuốn nhật ký lúc nào cũng mang theo bên mình.
Và hiện tại ‘bây giờ và ở đây’, cái thực trạng của dịch bệnh khủng khoảng kinh hoàng đang xảy ra trên thế giới. Trên đất nước này trong tình trạng khó khăn vô cùng, làm sao giữ cho tâm mình được an nhiên tự tại “viễn ly điên đảo.” Làm sao lời giảng của Ni sư Triệt Như “các Pháp không đến là hài hoà, là bình yên” thông qua sự tu tập để đạt được chút ít lợi lạc gì trong lúc này hay không?
Năm tháng dài cách ly là thời gian tốt nhất cho người tu, trên con đường thực tập có nhiều thời gian để ngồi Thiền, dễ tìm khoảng yên lặng, trạng thái Không Nói (KN) kéo dài, rồi an trú trong trạng thái đó lâu hơn, dễ “nhìn lại tâm mình”... Cũng như trong cuộc sống hằng ngày, lệnh cách ly giúp cho ta cơ hội để dễ dàng trong việc thực tập KN vì nó đúng là điều kiện thuận tiện để thực hành thiền: không giao tiếp, không gặp gở, giãn cách xã hội rất thích hợp. Nhưng thử nhìn quanh, mọi người vẫn còn chưa “buông” cái mặt nạ cách ly ngăn ngừa sự lây nhiễm ,những gương mặt che khuất và cuộc sống lạ lẫm làm cho chúng ta có cảm tưởng sợ hãi như đang lac vào một hành tinh lạ nào đó .
Cái không gian và thời gian dài yên tỉnh trống trải đó có thật sự đem lại An lạc và Hạnh phúc? thật sự thích hợp giống như thời gian nhập thất chuyên tu của chúng ta, hay cao quí hơn, giống như những tu sĩ sống buông bỏ, thoát tục, cắt ái ly gia, xa rời phiền não để tìm sự giải thoát hay không? Nhìn lại mình, chúng ta có thối tâm ngả lòng vẫn sống trong vòng sợ hãi, lo lắng, phiền nảo triền miên của cơn khủng khoảng, dịch bệnh, trong vòng luân chuyễn của định luật vũ trụ. Thế mới biết ý nghĩa của chữ “buông” trong Phật pháp để tìm sự giải thoát thật sự cao quí vô cùng.
Ngoài kia, cây mai vàng bên nhà anh Tư tôi đang nở rộ, “nếu mai không mở em đâu biết Xuân về hay chưa”, cúc đã bắt đầu xum xeo kheo bộ áo vàng lóng lánh , khu vườn nhỏ đầy bông hoa cây trái đậm nét Á Đông, làm sao không nhớ Tết!!. Rồi trên con đường chạy bộ mỗi sáng vài khóm hoa anh đào đã trổ hoa trước góc sân rào ai đó, Những nhánh mai rừng, phong lan đủ màu khoe sắc, tất cả các loại hoa ngày Tết vẫn sống, vẫn nở ở nơi đây dù thời tiết đang đông lạnh lẽo.
Gian hàng bán Tết nhiều loại cây trái quê hương vẫn có mặt, nào là xoài, cam, quít, ổi, đu đủ, thanh long màu hồng cánh sen, xa bô chê màu nâu sáng, trái cây ngũ quả không thiếu trên bàn thờ đêm giao thừa, màu xanh của lá chuối bánh chưng bánh tét đầy đủ, những hộp bánh mứt được gói giấy hoa đủ màu sắc, thật bắt mắt, lạI thêm “câu đối đỏ”, những bành pháo bày bán công khai, mà có lẽ nơi quê nhà lâu lắm rồi vắng tiếng pháo giao thừa,tiếng pháo ba ngày Tết cũng như lâu lắm chưa ngủi được mùi pháo từ những bành pháo dài ngoằng nổ giòn tan ,,xác pháo nhuộm đỏ đầy sân rộng lớn của nhiều ngôi nhà, ngôi chùa và khu thương mại, kèm theo những đội múa lân, kèn trống inh ỏi, ì xèo vui tai,,,vậy đó! Tết nơi miễn viễn xứ xa xôi là vậy đó.
Ôi !!! Nơi này có đủ tất cả hương vị Tết nhưng sao vẫn chạnh lòng nhớ cố hương…
Ta vẫn bị vô thường chi phối, tâm ta vẫn giao động trước đổi thay của vô thường, ta chưa được an nhiên bình thản trước vô thường. Đường “về nhà” phía trước vẫn còn vạn dặm xa xăm !
Tết 2021,
Như Nguyệt ( Nguyễn thị Nguyệt )
Hương vị Tết cận kề, để rồi thoáng đến thoáng đi những bài ca Xuân,,.
“ Ngày Xuân nâng chén ta chúc…”
Hay, ” Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hoa…”
Tết đang vẽ lên một bức tranh thật đẹp, sâu sắc, rõ ràng, đậm nét của những ngày tháng xa xưa. Tết đã đến rồi, cái ngày tháng mong chờ từng ngày để được xúng xính trong bộ đồ mới, lấp la lấp ló mong đợi những bao đỏ lì xì.
Cái thuở mười tám, đôi mươi, ta ước ao ngày tháng đến nhanh cùng bạn bè được tự do dung dăng, dung dẻ trên những con phố Sàigòn rợp đèn hoa, phô trương lễ, Tết... để được dạo phố Nguyễn Huệ ngắm hoa và chụp ảnh, mai, lan, cúc, vạn thọ, hướng dương, đủ màu sắc, những chậu tắc, quít, say trái trĩu cành mà người bán từ vùng thôn quê, ngoại ô thành phố đã nhọc công ươm hoa, kết trái nhiều tháng trước cho kịp đúng ngày Tết âm lịch.
Ký ức và kỹ niệm như đôi bạn thâm giao lâu ngày gặp lại, để rồi hiện ra cả một vùng trời kỷ niệm không làm sao dừng được... Tết năm nào bắt đầu chập chững lo toan cho một gia đình không còn có cơ hội rong chơi cùng chúng bạn, phải tất bật, bận bịu, dọn dẹp chưng bày mua sắm… Nào cành mai chưng phòng khách, thêm cành đào cho rực rở, những chậu cúc đầy ấp sân nhà cho thấy mùa Xuân, hai chậu tắt sai trái to đùng trước cổng, rồi hoa glailuel tối cúng giao thừa với mâm trái cây ngũ quả. Tiếp theo là thức ăn ba ngày Tết không thể thiếu nem chả, bánh mứt, dưa hành, dưa kiệu phải lo muối trước gần cả tháng để đủ đậm đà.
Cũng không làm sao quên được nồi thịt kho nước dừa, kho làm sao cho giống y chang vị kho của má.
“Ba má ơi! Làm sao con quên được hương vị Tết, ngày tháng sống chung cùng ba má, anh chị em trong gia đình. Những hình ảnh, nề nếp gia phong, phong tục tập quán đó con vẫn duy trì, dính chặt, khắc ghi vào tâm thức con mãi mãi, đem theo bất cứ nơi nào.
Ôi! cái vùng tiền trán nó quay về mấy chục năm xa xôi thoáng qua trong khoảnh khắc nhưng đầy ắp hình ảnh thân thương của ngày tháng ngọt ngào không thiếu một thứ gì. Thế mới biết “kỷ niệm là cuốn nhật ký lúc nào cũng mang theo bên mình.
Và hiện tại ‘bây giờ và ở đây’, cái thực trạng của dịch bệnh khủng khoảng kinh hoàng đang xảy ra trên thế giới. Trên đất nước này trong tình trạng khó khăn vô cùng, làm sao giữ cho tâm mình được an nhiên tự tại “viễn ly điên đảo.” Làm sao lời giảng của Ni sư Triệt Như “các Pháp không đến là hài hoà, là bình yên” thông qua sự tu tập để đạt được chút ít lợi lạc gì trong lúc này hay không?
Năm tháng dài cách ly là thời gian tốt nhất cho người tu, trên con đường thực tập có nhiều thời gian để ngồi Thiền, dễ tìm khoảng yên lặng, trạng thái Không Nói (KN) kéo dài, rồi an trú trong trạng thái đó lâu hơn, dễ “nhìn lại tâm mình”... Cũng như trong cuộc sống hằng ngày, lệnh cách ly giúp cho ta cơ hội để dễ dàng trong việc thực tập KN vì nó đúng là điều kiện thuận tiện để thực hành thiền: không giao tiếp, không gặp gở, giãn cách xã hội rất thích hợp. Nhưng thử nhìn quanh, mọi người vẫn còn chưa “buông” cái mặt nạ cách ly ngăn ngừa sự lây nhiễm ,những gương mặt che khuất và cuộc sống lạ lẫm làm cho chúng ta có cảm tưởng sợ hãi như đang lac vào một hành tinh lạ nào đó .
Cái không gian và thời gian dài yên tỉnh trống trải đó có thật sự đem lại An lạc và Hạnh phúc? thật sự thích hợp giống như thời gian nhập thất chuyên tu của chúng ta, hay cao quí hơn, giống như những tu sĩ sống buông bỏ, thoát tục, cắt ái ly gia, xa rời phiền não để tìm sự giải thoát hay không? Nhìn lại mình, chúng ta có thối tâm ngả lòng vẫn sống trong vòng sợ hãi, lo lắng, phiền nảo triền miên của cơn khủng khoảng, dịch bệnh, trong vòng luân chuyễn của định luật vũ trụ. Thế mới biết ý nghĩa của chữ “buông” trong Phật pháp để tìm sự giải thoát thật sự cao quí vô cùng.
Ngoài kia, cây mai vàng bên nhà anh Tư tôi đang nở rộ, “nếu mai không mở em đâu biết Xuân về hay chưa”, cúc đã bắt đầu xum xeo kheo bộ áo vàng lóng lánh , khu vườn nhỏ đầy bông hoa cây trái đậm nét Á Đông, làm sao không nhớ Tết!!. Rồi trên con đường chạy bộ mỗi sáng vài khóm hoa anh đào đã trổ hoa trước góc sân rào ai đó, Những nhánh mai rừng, phong lan đủ màu khoe sắc, tất cả các loại hoa ngày Tết vẫn sống, vẫn nở ở nơi đây dù thời tiết đang đông lạnh lẽo.
Gian hàng bán Tết nhiều loại cây trái quê hương vẫn có mặt, nào là xoài, cam, quít, ổi, đu đủ, thanh long màu hồng cánh sen, xa bô chê màu nâu sáng, trái cây ngũ quả không thiếu trên bàn thờ đêm giao thừa, màu xanh của lá chuối bánh chưng bánh tét đầy đủ, những hộp bánh mứt được gói giấy hoa đủ màu sắc, thật bắt mắt, lạI thêm “câu đối đỏ”, những bành pháo bày bán công khai, mà có lẽ nơi quê nhà lâu lắm rồi vắng tiếng pháo giao thừa,tiếng pháo ba ngày Tết cũng như lâu lắm chưa ngủi được mùi pháo từ những bành pháo dài ngoằng nổ giòn tan ,,xác pháo nhuộm đỏ đầy sân rộng lớn của nhiều ngôi nhà, ngôi chùa và khu thương mại, kèm theo những đội múa lân, kèn trống inh ỏi, ì xèo vui tai,,,vậy đó! Tết nơi miễn viễn xứ xa xôi là vậy đó.
Ôi !!! Nơi này có đủ tất cả hương vị Tết nhưng sao vẫn chạnh lòng nhớ cố hương…
Ta vẫn bị vô thường chi phối, tâm ta vẫn giao động trước đổi thay của vô thường, ta chưa được an nhiên bình thản trước vô thường. Đường “về nhà” phía trước vẫn còn vạn dặm xa xăm !
Tết 2021,
Như Nguyệt ( Nguyễn thị Nguyệt )
- Tag :
- Như Nguyệt