HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: THIỀN LÀ DỤNG CỤ TẠO RA SỰ HÀI HÒA CHO CON NGƯỜI

12 Tháng Chín 20226:11 CH(Xem: 1995)

THIỀN LÀ DỤNG CỤ
TẠO RA SỰ HÀI HÒA CHO CON NGƯỜI


Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "HỒI ĐÁP SINH HỌC TRONG THIỀN"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 
HT-Thông-Triệt--KCB-2010-#-43

 

 

Yếu tố quan trọng trong Thiền là khai triển năng lực Tánh giác. Thực sự, Tánh giác tuy vốn có sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng chúng ta không biết làm sao cho nó có mặt thường trực để trở thành năng lực tác động vào các cơ chế khác bên trong não bộ, bên trong hệ thống Viền não, và bên trong hệ thống tuyến Nội tiết.

 

Nếu thực hành thiền đúng kỹ thuật, ta sử dụng trí năng tỉnh ngộ để tác động thẳng vào một trong bốn tánh thuộc cơ chế Tánh giác, ta sẽ kinh nghiệm được giá trị thực tiễn của năng lực Tánh giác như thế nào mà không cần ngồi chờ xua tan vọng tưởng, cũng không cần buông bỏ nó, hay quán chiếu nó là thế này, thế khác. Chỉ vì khi một trong bốn tánh bị kích thích, Ý thức, Ý căn, và Trí năng không có mặt.

 

Ngày nay, Y khoa và Tâm lý học Tây phương, cả hai đều xem Thiền là một phương tiện có khả năng chữa trị bệnh tâm thể, bệnh uất cảm, và bệnh tâm thần phân liệt. Thông qua các chủ đề trong Thiền, ta kết hợp với kỹ thuật dụng công để tác động vào các tánh bên trong cơ chế Tánh giác, ta sẽ điều chỉnh được những rối loạn chức năng bên trong hệ thống Viền não, hệ thần kinh tự quản, và các tuyến Nội tiết. Vì thế, như những bộ môn Khoa học khác trên thế gian, Thiền được xếp là bộ môn Khoa học Tâm linh thực nghiệm. Thiền được xem nhưphương tiện có khả năng chữa những thứ bệnh tâm thể và bệnh uất cảm kinh niên. Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên. Khi thân và tâm cân bằng, hài hòa sẽ xảy ra. Hạnh phúcan lạc thực sự nằm trong nguyên lý thực tiễn đó.

 

Thí dụ:

–        Sống trong gia đình, người cư sĩ tạo ra được sự hòa thuận với chồng vợ, con cháu, cha mẹ hay bà con quyến thuộc. Mọi mâu thuẫn, tranh chấp, gây hấn không xảy ra trong nội bộ gia đình. Đặc biệt, trong sinh hoạt Đạo tràng, người cư sĩ dễ dàng thông cảm với bạn thiền. Mọi tị hiềm nhỏ nhen không xảy ra giữa bạn thiền với nhau.

 

–        Sống trong Tăng chúng, người tu sĩ không tạo ra những tị hiềm nhỏ nhen; bất mãn về quyền lợi hay địa vị với những người khác. Không khí hòa hợp, an vui, thanh thản thường xuyên được biểu lộ ra ngoài mọi hành động của thân và lời nói.

 

–        Khi thân và tâm không cân bằng, những bất hòa sẽ xảy ra. Đó là thân đau và tâm thì rối loạn. Cá nhân lại có nhiều xung đột với người khác. Phiền não không làm sao tránh khỏi khi thân và tâm bất hài hòa.


Khác hơn ngày xưa, ngày nay khi học và thực hành thiền, chúng ta cần được trang bị thêm những kiến thức khoa học căn bản về Não bộ, về Hệ thống Viền não, về Thần kinh Tự quản, về tuyến Nội tiết, về kỹ thuật thực hành thiền để chúng ta dễ nhận ra những giá trị căn bản của Thiền đối với đời sống con người, thực sự dựa trên những yếu tố gì.

 

Hành trang mới này rất thiết thựccần thiết cho cuộc hành trình tâm linh lâu dài của chúng ta. Bởi vì khi thực hành, chúng ta sẽ là người độc hành độc bộ. Chúng ta đi một mình, thực hành một mình. Bạn không có. Kinh không có. Chúng ta một mình lên võ đài chiến đấu với quần ma vọng tưởng, hay chiến đấu với mình để triệt tiêu những bản chất phàm tục, làm cho Tánh giác hiển lộ vững chắc.

 

Đây không phải chúng ta ôm vào những mớ lý thuyết không lợi ích cho người mới tu thiền; trái lại, chúng ta cần có số kiến thức mới đó để hỗ trợ cuộc hành trình tâm linh được an toàn hơn. Chúng ta đi mà không sợ lạc, thực hành mà không sợ bị tẩu hỏa nhập ma. Bằng những kỹ thuật thực hành kết hợp với Pháp và những tác dụng sinh học bên trong não bộ, bên trong hệ thần kinh, và bên trong tuyến Nội tiết, cho thấy trọng tâm tác dụng của Thiền là giúp người thực hành có những kinh nghiệm cụ thể trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của mình như sau:

 

–           Chuyển hóa tâm,

–           Điều chỉnh bệnh tật của thân,

–           Cân bằng hay hài hòa thân tâm,

–           Hài hòa với môi trường chung quanh, và

–           Phát huy trí tuệ tâm linh.

 

Những kinh nghiệm này đều dựa trên nguyên lý Hồi đáp sinh học trong thiền. Muốn đi sâu vào Thiền và muốn thực hành có kết quả, chúng ta cần có thêm kiến thức về Hồi đáp sinh học trong Thiền.

Hòa Thượng Thích Thông Triệt

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2022(Xem: 1817)
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta.
12 Tháng Chín 2022(Xem: 1639)
"Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng."
18 Tháng Tư 2022(Xem: 2275)
Thế nào là chơi trò chơi cút-bắt với vọng? - Ai khởi vọng ?- Vọng khởi ra như thế nào ?- Động cơ nào thúc đẩy vọng khởi ? - Tại sao chư Tổ nói vọng tưởng là "giả, không thật," còn chúng ta cho rằng vọng là "thật ?"- Tại sao tu thiền phải kiểm soát vọng tưởng ?- Làm thế nào để không theo vọng tưởng ?
17 Tháng Hai 2021(Xem: 3787)
Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc, không quán thọ ... không quán tưởng ... không quán hành ... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 3651)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
08 Tháng Năm 2020(Xem: 3313)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
06 Tháng Năm 2020(Xem: 3822)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 32210)
Các Bài Đọc Thêm Năm 2011: Hệ Thần Kinh Tự Quản và Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền.
16 Tháng Bảy 2010(Xem: 18751)
Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) đạo không lời, Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 34765)
Dù tất cả chúng sinh đều có tánh giác và Phật tánh, tánh giác và Phật tánh đó vẫn chưa trở thành hiện thực trong thân và tâm ta. Bởi vì Phật tánh là tiềm năng giác ngộ vốn tiềm tàng bên trong chúng sinh. Tiềm năng này đòi hỏi phải có sự tác động từ bên ngoài hay bên trong tâm mới đủ điều kiện bật ra. Chính vì thế, loài người dù có Phật tánh, Phật tánh cũng nằm im đâu đó trong tâm chúng ta. Loài thú dù cũng có Phật tánh, Phật tánh cũng đành mai một trong chúng. Bởi vì cả hai đều thiếu điều kiện từ bên ngoài hay bên trong tác động, nên Phật tánh không thể bật ra được.
22 Tháng Tư 2010(Xem: 23652)
Lời mở đầu Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các lớp Thiền Căn Bản, chúng tôi luôn luôn có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của Bài Đọc Thêm là chúng tôi nhắm giúp thiền sinh có thêm kiến thức về bài giảng. Nay nhận thấy những bài này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm, còn nếu thấy đủ thì không cần xem thêm. Thầy Thích Thông Triệt
69,256