HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: QUÁN KHỔ

02 Tháng Mười 20226:59 CH(Xem: 1801)

QUÁN KHỔ

 

(Dukkhānupassanā: the Contemplation of Suffering)

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "QUÁN"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

HT-Thông-Triệt--KCB-2010-#-43

  

Khổ chỉ cho đặc tính phổ biến của tất cả sự hiện hữu, nói chung đều bất toại nguyện (unsatisfactoriness) đưa đến những xung đột nội tâm.

 

Trên nguyên tắc, khổ là quả được hình thành trong tâm người chưa giác ngộ về những nguyên lý vô thường, vô ngã. Nó là những kinh nghiệm thống khổ (anguishing experiences), đau đớn mà người chưa giác ngộ không thể tránh, khi họ lâm vào những hoàn cảnh bi thương tang tóc, đớn đau, như người thân thương ra đi vĩnh viễn, như gia đình tan nát, như đất nước bị ngoại xâm, như bị tình phụ, bị lường gạt, như thất bại trên thương trường, trên sự nghiệp chánh trị, như bị mất sở làm, như tai bay vạ gió bất chợt chụp lên gia đình ta…

 

Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gianhiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta. Ta xem cuộc đời lúc nào cũng đẹp và an toàn, thế gian là nơi ta tận hưởng những hạnh phúc khoái lạc vật chất, tất cả hiện tượng thế gianthường hằng vĩnh cửu và Ta – cái ngã này là thật. Nó sống lâu. Nó luôn luôn sống sung sướng, khỏe mạnh, đẹp, “jobs” làm an toàn. Nhưng sự thực đều trái ngược. Do đó, khi chạm trán với những thực tại phũ phàng, niềm đau khổ liền dâng lên. Nước mắt tuôn trào. Trái tim không ngừng se thắt. Ủ dột, biếng ăn, lười nói, nghẹn ngào cứ dai dẳng xuất hiện trong tâm ta. Tùy miên uất cảm ray rứt nội tâm.

 

Đây là cơ hội để ta có dịp quán sát. Trước hết, ta phải thấy rằng đầu mối đưa đến thống khổ là do ta không giác ngộ những định luật vô thường, vô ngã, không hài hòa trong vũ trụ. Ta nghĩ và ham muốn trái ngược với quy luật vũ trụ. Ta muốn sống mãi, muốn không bệnh, muốn không già, muốn thỏa mãn những dục lạc xa hoa. Ta muốn giàu sang, muốn sống êm đẹp trong gia đình đầy đủ tiện nghi, muốn các con, cháu đều ăn nên làm ra, hoặc tốt nghiệp đại học với những bằng cấp cao. Hoặc ta muốn mình có cuộc sống bình thường, muốn có mái nhà đơn sơ, muốn con cháu khỏe mạnh và biết giữ đạo đức theo nếp sống Á đông. Nhưng sự thực đều trái ngược với lòng khát khao ham muốn của ta. Vậy, mầm thống khổ bắt đầu từ nguyên nhân này. Đó là khát ái. Nhưng ai là chủ khát ái? Chính ta. Vậy thì khổ, do ta vì quá say mê trong những thứ ham muốn đủ loại.

 

Do đó, bằng cách tiến thẳng vào nguyên nhân, ta cần chấm dứt ái dục. Muốn chấm dứt ái dục, ta phải triệt tiêu ý niệm ngã. Muốn triệt tiêu ngã, ta phải đạt được cái vô sanh. Muốn đạt đươc cái vô sanh, ta phải đạt được cái Không Lời. Muốn đạt được cái Không Lời, ta phải thực hành cách biết như thực.

 

Ngoài ra, trong phương thức thứ hai, ta áp dụng như sau:

 1. Trước hết, ta hãy tìm xem khổ bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Trên thực tế, khổ chỉ là một hiện tượng xảy ra từ nội tâm, do ta không toại nguyện những điều mong muốn ngoài tầm tay của ta. Ta không theo nguyên tắc biết đủ do Phật dạy. Lòng tham của ta không đáy. Vì thế, chính những mong muốn hay lòng tham ngoài tầm tay là nguyên nhân tạo ra khổ trong tâm ta. Do đó, muốn chấm dứt khổ, ta phải sống biết đủ. Biết đủ từ của cải vật chất đến những tiện nghi trong cuộc sống hằng ngày. Không ham muốn quá mức. Không ham muốn ngoài tầm tay. Sau đó ta phải thông suốt cái vô thườngvô ngã.

 2. Thứ hai, nếu không áp dụng lý luận trên, ta hãy tìm thực tướng hay bản thể của Khổ bên trong tâm ta như thế nào. Nó ở đâu? Hình dáng nó ra sao? Màu sắc nó như thế nào? Chắc chắn ta sẽ không bao giờ thấy được nó. Vì nó chỉ là những tiến trình xúc cảm tâm lý do sự bất toại nguyện từ nội tâm ta khởi ra. Hoặc nó khởi ra từ những xung đột nội tâm ta giữa thiện và ác, giữa đạo đứcphi đạo đức; giữa những khao khát, thèm muốn, bám chặt và thất bại cay đắng, không đạt được mục tiêu ước nguyện. Chứ khổ khôngbản thể. Nó chỉ là những tiến trình xúc cảm được phát xuất dựa trên khát ái, trên ngã chấp. Nếu nó có bản thể, ta sẽ biết nó ở tại đâu trong tâm ta.

 

Như vậy, ta có khả năng chấm dứt khổ hay hạn chế khổ bằng những phương thức quán lý vô thường, vô ngã, quán không, hay thực tập phương thức Không Lời trong bốn oai nghi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 2022(Xem: 1967)
Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên.
12 Tháng Chín 2022(Xem: 1607)
"Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng."
18 Tháng Tư 2022(Xem: 2256)
Thế nào là chơi trò chơi cút-bắt với vọng? - Ai khởi vọng ?- Vọng khởi ra như thế nào ?- Động cơ nào thúc đẩy vọng khởi ? - Tại sao chư Tổ nói vọng tưởng là "giả, không thật," còn chúng ta cho rằng vọng là "thật ?"- Tại sao tu thiền phải kiểm soát vọng tưởng ?- Làm thế nào để không theo vọng tưởng ?
17 Tháng Hai 2021(Xem: 3769)
Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc, không quán thọ ... không quán tưởng ... không quán hành ... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 3637)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
08 Tháng Năm 2020(Xem: 3300)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
06 Tháng Năm 2020(Xem: 3806)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 32172)
Các Bài Đọc Thêm Năm 2011: Hệ Thần Kinh Tự Quản và Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền.
16 Tháng Bảy 2010(Xem: 18730)
Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) đạo không lời, Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 34733)
Dù tất cả chúng sinh đều có tánh giác và Phật tánh, tánh giác và Phật tánh đó vẫn chưa trở thành hiện thực trong thân và tâm ta. Bởi vì Phật tánh là tiềm năng giác ngộ vốn tiềm tàng bên trong chúng sinh. Tiềm năng này đòi hỏi phải có sự tác động từ bên ngoài hay bên trong tâm mới đủ điều kiện bật ra. Chính vì thế, loài người dù có Phật tánh, Phật tánh cũng nằm im đâu đó trong tâm chúng ta. Loài thú dù cũng có Phật tánh, Phật tánh cũng đành mai một trong chúng. Bởi vì cả hai đều thiếu điều kiện từ bên ngoài hay bên trong tác động, nên Phật tánh không thể bật ra được.
22 Tháng Tư 2010(Xem: 23618)
Lời mở đầu Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các lớp Thiền Căn Bản, chúng tôi luôn luôn có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của Bài Đọc Thêm là chúng tôi nhắm giúp thiền sinh có thêm kiến thức về bài giảng. Nay nhận thấy những bài này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm, còn nếu thấy đủ thì không cần xem thêm. Thầy Thích Thông Triệt
69,256