KHÓA BÁT NHÃ
LỚP TRUNG CẤP 4
BÀI ĐỌC THÊM SỐ 5
VÔ TÂM TRONG THIỀN
Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua
phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) đạo không lời, Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi
đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết
Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm.
Dưới đây là bài pháp ngắn được học giả D.T. Suzuki (1869-1960) trích trong “Tiếng vang Sa mạc-Echoes
of the Desert” (tờ 77) của Dr. Keiki Yabuki, rồi in trong “Essays in Zen Buddhism Third Series” pp. 26-27.
Tài liệu này gồm những bản in tay (manuscripts) được tìm thấy tại động Đôn Hoàng1 và được lưu trử tại
Bảo Tàng viện Anh quốc.
Bài Pháp được xem là phương cách dạy đạo rốt ráo, súc tích và ngắn gọn của Tổ Đạt Ma. Nếu nắm được
tác dụng tối hậu của phương pháp Không Lời đưa đến giác ngộ, ta sẽ nhận ra cốt lõi nguyên lý siêu lý
luận mà từ đó đức Phật đã thành đạo qua trạng thái Tâm Như.
Bồ Đề Đạt Ma nói:
- Lý rốt ráo (the ultimate Reason) vốn Không Lời (without words), nhưng mượn lời để diễn tả lý. Đại Đạo
không hình sắc, nhưng để tiếp xúc với kẻ không tu (the uncultivated), nó tự biểu lộ thành hình sắc. Bây
giờ giả sử có hai người thảo luận về Vô tâm. Đệ tử hỏi thầy:
Đệ tử: - Lý rốt ráo là hữu tâm hay vô tâm ?
Thầy: - Vô tâm.
Đệ tử: - Nếu vô tâm, ai làm tất cả cái đang thấy, đang nghe, đang nhớ, đang nhận ra ? 1 Ai là người nhận ra
cái vô tâm ?
Thầy:- Chính do vô tâm mà có thể thấy, nghe, nhớ, nhận ra. Chính do Vô tâm, Vô tâm được nhận thức ra (is
recognized).
Đệ tử: - Làm thế nào Vô tâm có thể thấy, nghe, nhớ, hay nhận thức ra (recognize) ? Vô tâm lẽ ra không thể
làm được tất cả việc này.
Thầy: - Dù ta là cái Vô tâm, ta có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra.
Đệ tử: - Nếu thầy có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra, thầy không thể là cái Vô tâm; thầy phải là người
hữu tâm.
Thầy: - Thấy, nghe, nhớ, nhận ra Ở tất cả những điều này chính là việc làm (acts) của Vô tâm. Ngoài thấy,
nghe, nhớ, nhận ra không có cái Vô tâm. Ta sợ con không hiểu điều này, nên ta thấy vấn đề này cần được
giảng giải từng bước và con được hướng dẫn để thấy sự thực bên trong. Thí dụ, đang thấy, tất nhiên có cái
thấy, và đây là vì có cái không thấy (the not-seeing); như vậy chính cái thấy là của Vô tâm. Đang nghe,
chính là có cái đang nghe, và đây là vì có cái không nghe (the not-hearing). Như vậy, chính cái nghe là
của Vô Tâm. Đang nhớ (remembering), chính là có cái đang không nhớ (the not-remembering). Như vậy,
chính cái đang nhớ là của Vô tâm. Đang làm, tất nhiên có cái đang làm, và cái làm này thực ra là không
làm; cái đang làm chính là của Vô tâm. Cho nên, ta nói thấy, nghe, nhớ, nhận ra, tất cả đều là của Vô tâm.
Đệ tử: - Làm sao biết cái đó là của Vô tâm ?
Thầy: - Con xem xét vấn đề kỹ thêm và nói cho ta xem, nếu Tâm có bất kỳ hình tướng gì có thể cảm nhận.
Nếu con nói rằng nó có, như vậy nó không phải là chân Tâm (real Mind). Nó có được xem như hiện hữu
ở trong hay ở ngoài hoặc ở giữa không ? Tâm không ở bất cứ chỗ nào của ba điểm này cả. Nó cũng không
được cảm nhận (perceived) như hiện hữu ở bất cứ nơi nào khác có thể được. Vì thế, nó mới là Vô tâm.
Đệ tử: - Bạch thầy, nếu Vô tâm ở khắp mọi nơi (prevails everywhere), lẽ ra chẳng có tội cũng không có
công đức gì cả. Vậy tại sao tất cả chúng sinh luân hồi trong lục đạo (transmigrate in the six Paths of
existence) và mãi mãi đi trong vòng sanh tử ?
Thầy:- Đây là vì tất cả chúng sinh mờ mịt (confused) trong tâm để ôm ấp ảo tưởng (the illusive idea) về một
thực tại (cá biệt) trong Vô tâm, và tạo ra tất cả loại hành vi, chấp trước sai lầm (erroneously cling) về ý
niệm rằng quả thực có cái tâm rõ biết (a conscious mind). Vì lý do này, họ luân hồi trong lục đạo và mãi
mãi đi trong vòng sanh tử.
Giống như trong bóng tối một người thấy cái bàn hay sợi dây người đó tưếng là hồn ma (a departed spirit)
hay con rắn, rồi sợ hãi do chính sự tưếng tượng của mình tạo ra. Cũng trong cách như thế, tất cả chúng
sinh chấp trước ảo tưởng sáng tạo của mình, ở chỗ Vô tâm, họ lầm tưởng (erroneously imagine) là thực
tại của tâm rõ biết (a conscious mind). Như thế nhiều loại hành vi khác nhau được tạo tác, và quả thực là
có luân hồi trong lục đạo. Những chúng sinh như thế cần được khuyên dạy để gặp thiện tri thức (a good
friend), người (có trí tuệ tâm linh rộng lớn), và thực hành thiền định. Điều này sẽ dẫn họ đến ngộ
(realization) Vô tâm. Khi điều này được làm, tất cả nghiệp chướng (karma-hindrances) đều tan biến
(vanish) và chuổi sinh diệt bị cắt ra từng mãnh. Như ánh mặt trời một khi thể nhập vào bóng đen thì xua
tan tất cả những gì là tối tăm. Tất cả tội lỗi của chúng sinh bị triệt tiêu (destroyed) khi họ chứng ngộ
(realize) Vô tâm.
Đệ tử: - Là người vô minh, tâm con chưa hoàn toàn sáng tỏ đối với công năng (functioning) của sáu căn khi
chúng đáp ứng mọi nơi [đối với sự kích thích] ra sao.
Thầy: - Nhiều phương cách khác nhau (various contrivances) được xúc tiến bằng lời.
Đệ tử: - Tham dục và giác ngộ, sinh tử và Niết bàn, thực ra có phải là của Vô tâm không?
T: - Quả thực chúng thuộc Vô tâm. Chính vì sự lầm chấp (erroneous clinging) của tất cả chúng sinh đối
với ý niệm tâm rõ biết nên có tất cả loại tham dục và sinh tử, giác ngộ, và Niết bàn. Nếu họ được tỉnh ngộ
(awakened to) Vô tâm, thì tham dục không có, sinh tử không có, Niết bàn không có. Cho nên, vì những
người nuôi dưỡng ý niệm tâm rõ biết, Như Lai nói sinh tử; giác ngộ đối đãi với (opposed to) tham dục,
Niết bàn đối với sinh tử. Tất cả tên gọi đó đều là pháp nhân duyên. Khi đạt được Vô tâm, chẳng có tham
dục cũng không có giác ngộ, không có sinh tử hay Niết bàn.
Đệ tử: - Nếu không có giác ngộ cũng chẳng có Niết bàn, làm thế nào chúng ta giải thích giác ngộ mà chư
Phật trong quá khứ đã đạt được ?
Thầy: - Điều này được nói vì do văn cú qui ước (conventional phraseology). Bao lâu chân lý tuyệt đối được
quan tâm đến thì chẳng có điều như thế. Vì vậy, Kinh Duy Ma Cật (Vimalakìrti) nói rằng chẳng có thân
trong đó giác ngộ được chứng (realized), chẳng có tâm qua đó giác ngộ được ngộ (realized). Lại nữa, kinh
Kim Cang (Vajrecchedikà) nói rằng không có pháp, không có thực tại mà ta có thể cho là đắc. Tất cả sự
đắc (attainment) của chư Phật thực sự là không đắc. Do đó, nên biết rằng chư pháp sinh khi tâm thức
được khẳng định (asserted), chư pháp diệt khi Vô tâm được ngộ (realized).
Đệ tử:- Bạch thầy, thầy nói rằng vô tâm hiện hành (obtains) khắp nơi. Bây giờ, gỗ đá đều là Vô tâm, phải
chăng tất cả loài hữu tình đều như gỗ, đá ?
Thầy: - Nhưng Vô tâm được ngộ trong tâm rõ biết của ta thì không phải gỗ đá. Vì sao ? Như trống trời (the
celestial drum), trong khi đang im lìm, bỗng thình lình và không có ý thức cố gắng phát ra nhiều loại âm
thanh vi diệu để giáo hóa và rèn luyện tất cả chúng sinh. Lại nữa, cũng như ngọc như ý (mani-a wishfulfilling
gem) không ý thức cố gắng trên một phần nào của nó, bỗng thình lình tạo ra nhiều hình sắc khác
nhau. Cũng như cách đó, Vô tâm tạo tác thông qua tâm rõ biết của ta, làm cho nó hiểu biết chân tính Thực
tại; nó có đầy đủ trí tuệ siêu việt chân thực, nó là chủ của Ba Thân, nó thực hiện chức năng (functions) tự
tại cao nhất. Như kinh Bảo Tích (Ratnakùta) nói rằng tâm thực hiện chức năng bằng phương tiện của Vô
tâm mà không hay biết (without conscious) về nó. Như vậy, làm sao chúng ta như gỗ đá được ? Vô tâm là
Chân tâm, Chân tâm là Vô tâm.
Đệ tử:- Vậy làm thế nào tự rèn luyện (self training) với tâm của chúng ta ?
Thầy: - Chúng ta chỉ cần được tỉnh ngộ (be awakened to) Vô tâm trong tất cả pháp, trong tất cả việc làm của
chúng ta. Ở đây là cách rèn luyện, không có cách nào khác. Như vậy, chúng ta biết rằng khi Vô tâm được
ngộ, vạn pháp không còn quấy nhiễu chúng ta nữa.
Nghe đến đây, đệ tử hốt nhiên (all at once) có sự soi sáng và ngộ rằng không có vật ngoài tâm và không
tâm ngoài vật; trong tất cả thái độ và hoạt động đều đạt hoàn toàn được tự tại, tất cả lưới nghi (net of
doubts) bị xé thành mãnh vụn, và không còn thấy chướng ngại.”
CHÚ THÍCH
1. Động Đôn Hoàng = Động này được tìm thấy ở động Thiên Phật (động này có cả ngàn tượng Phật),
cách huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, vào năm 1899, do ông Vương Viên Lục đã phát hiện.
2. Trong tâm lý học Phật giáo, “cái thấy, cái nghe, cái nghĩ, và cái biết” (dRiSTa, Sruta, mata, jJàta) đều
do năng lực kiến giải của giác căn (Skt: buddhindriya), tức tánh giác (buddhit à), trong đó chỉ có sự biết,
sự phân biệt, sự nhận thức về môi trường hay đối tượng mà không có lời nói thầm. Tổ Bồ Đề Đạt Ma giải
thích trạng thái “thấy, nghe, nghĩ, biết” này là Vô Tâm. Thông thường người chưa học Thiền không nhận
ra ý nghĩa Vô Tâm. Lý do là trong thấy, nghe, nghĩ, biết theo thường tình thế gian đều có lời, tức hữu tâm.
Đây là sự biểu lộ những sắc thái của tâm thức (mental consciousness).
TRẮC NGHIỆM
1. Giải thích: - Tất cả mọi người đều sở hữu “cái biết của cái biết.” Vậy cái biết đó là gì ? Ở đâu ?
2. Giải những câu sau đây:
1) Tâm Như (the Such Mind; the Mind-as-Such) là cái biết không viện dẫn, nó không tách rời thế
gian. Vì sao ?
2) Tâm Như ngoài khái niệm, ngoài tâm và tánh (nature). Cố gắng kết hợp tâm với tánh, hay cố
gắng tìm tâm trong tánh, thì vẫn ế trong nhị nguyên. Vì sao ?
3) Tâm Như là cái biết không hai (the nondual awareness) thấm nhập (permeates) hiện tượng và
hiện tượng thấm nhập biết không hai (nondual aware-ness). Vì sao ?
4) Đặc tính của Tâm Như là không gì ngăn ngại (unimpededness) hay không chướng ngại
(unobstructedness). Vì sao ?
5) Làm thế nào để có trạng thái tâm như trong quí vị ?
Giải thích ý nghĩa câu: Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền theo phương pháp dạy Thiền của Tổ Trúc Lâm
(vua Trần Nhân Tôn).
LỚP TRUNG CẤP 4
BÀI ĐỌC THÊM SỐ 5
VÔ TÂM TRONG THIỀN
Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua
phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) đạo không lời, Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi
đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết
Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm.
Dưới đây là bài pháp ngắn được học giả D.T. Suzuki (1869-1960) trích trong “Tiếng vang Sa mạc-Echoes
of the Desert” (tờ 77) của Dr. Keiki Yabuki, rồi in trong “Essays in Zen Buddhism Third Series” pp. 26-27.
Tài liệu này gồm những bản in tay (manuscripts) được tìm thấy tại động Đôn Hoàng1 và được lưu trử tại
Bảo Tàng viện Anh quốc.
Bài Pháp được xem là phương cách dạy đạo rốt ráo, súc tích và ngắn gọn của Tổ Đạt Ma. Nếu nắm được
tác dụng tối hậu của phương pháp Không Lời đưa đến giác ngộ, ta sẽ nhận ra cốt lõi nguyên lý siêu lý
luận mà từ đó đức Phật đã thành đạo qua trạng thái Tâm Như.
Bồ Đề Đạt Ma nói:
- Lý rốt ráo (the ultimate Reason) vốn Không Lời (without words), nhưng mượn lời để diễn tả lý. Đại Đạo
không hình sắc, nhưng để tiếp xúc với kẻ không tu (the uncultivated), nó tự biểu lộ thành hình sắc. Bây
giờ giả sử có hai người thảo luận về Vô tâm. Đệ tử hỏi thầy:
Đệ tử: - Lý rốt ráo là hữu tâm hay vô tâm ?
Thầy: - Vô tâm.
Đệ tử: - Nếu vô tâm, ai làm tất cả cái đang thấy, đang nghe, đang nhớ, đang nhận ra ? 1 Ai là người nhận ra
cái vô tâm ?
Thầy:- Chính do vô tâm mà có thể thấy, nghe, nhớ, nhận ra. Chính do Vô tâm, Vô tâm được nhận thức ra (is
recognized).
Đệ tử: - Làm thế nào Vô tâm có thể thấy, nghe, nhớ, hay nhận thức ra (recognize) ? Vô tâm lẽ ra không thể
làm được tất cả việc này.
Thầy: - Dù ta là cái Vô tâm, ta có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra.
Đệ tử: - Nếu thầy có thể thấy, nghe, nhớ, và nhận thức ra, thầy không thể là cái Vô tâm; thầy phải là người
hữu tâm.
Thầy: - Thấy, nghe, nhớ, nhận ra Ở tất cả những điều này chính là việc làm (acts) của Vô tâm. Ngoài thấy,
nghe, nhớ, nhận ra không có cái Vô tâm. Ta sợ con không hiểu điều này, nên ta thấy vấn đề này cần được
giảng giải từng bước và con được hướng dẫn để thấy sự thực bên trong. Thí dụ, đang thấy, tất nhiên có cái
thấy, và đây là vì có cái không thấy (the not-seeing); như vậy chính cái thấy là của Vô tâm. Đang nghe,
chính là có cái đang nghe, và đây là vì có cái không nghe (the not-hearing). Như vậy, chính cái nghe là
của Vô Tâm. Đang nhớ (remembering), chính là có cái đang không nhớ (the not-remembering). Như vậy,
chính cái đang nhớ là của Vô tâm. Đang làm, tất nhiên có cái đang làm, và cái làm này thực ra là không
làm; cái đang làm chính là của Vô tâm. Cho nên, ta nói thấy, nghe, nhớ, nhận ra, tất cả đều là của Vô tâm.
Đệ tử: - Làm sao biết cái đó là của Vô tâm ?
Thầy: - Con xem xét vấn đề kỹ thêm và nói cho ta xem, nếu Tâm có bất kỳ hình tướng gì có thể cảm nhận.
Nếu con nói rằng nó có, như vậy nó không phải là chân Tâm (real Mind). Nó có được xem như hiện hữu
ở trong hay ở ngoài hoặc ở giữa không ? Tâm không ở bất cứ chỗ nào của ba điểm này cả. Nó cũng không
được cảm nhận (perceived) như hiện hữu ở bất cứ nơi nào khác có thể được. Vì thế, nó mới là Vô tâm.
Đệ tử: - Bạch thầy, nếu Vô tâm ở khắp mọi nơi (prevails everywhere), lẽ ra chẳng có tội cũng không có
công đức gì cả. Vậy tại sao tất cả chúng sinh luân hồi trong lục đạo (transmigrate in the six Paths of
existence) và mãi mãi đi trong vòng sanh tử ?
Thầy:- Đây là vì tất cả chúng sinh mờ mịt (confused) trong tâm để ôm ấp ảo tưởng (the illusive idea) về một
thực tại (cá biệt) trong Vô tâm, và tạo ra tất cả loại hành vi, chấp trước sai lầm (erroneously cling) về ý
niệm rằng quả thực có cái tâm rõ biết (a conscious mind). Vì lý do này, họ luân hồi trong lục đạo và mãi
mãi đi trong vòng sanh tử.
Giống như trong bóng tối một người thấy cái bàn hay sợi dây người đó tưếng là hồn ma (a departed spirit)
hay con rắn, rồi sợ hãi do chính sự tưếng tượng của mình tạo ra. Cũng trong cách như thế, tất cả chúng
sinh chấp trước ảo tưởng sáng tạo của mình, ở chỗ Vô tâm, họ lầm tưởng (erroneously imagine) là thực
tại của tâm rõ biết (a conscious mind). Như thế nhiều loại hành vi khác nhau được tạo tác, và quả thực là
có luân hồi trong lục đạo. Những chúng sinh như thế cần được khuyên dạy để gặp thiện tri thức (a good
friend), người (có trí tuệ tâm linh rộng lớn), và thực hành thiền định. Điều này sẽ dẫn họ đến ngộ
(realization) Vô tâm. Khi điều này được làm, tất cả nghiệp chướng (karma-hindrances) đều tan biến
(vanish) và chuổi sinh diệt bị cắt ra từng mãnh. Như ánh mặt trời một khi thể nhập vào bóng đen thì xua
tan tất cả những gì là tối tăm. Tất cả tội lỗi của chúng sinh bị triệt tiêu (destroyed) khi họ chứng ngộ
(realize) Vô tâm.
Đệ tử: - Là người vô minh, tâm con chưa hoàn toàn sáng tỏ đối với công năng (functioning) của sáu căn khi
chúng đáp ứng mọi nơi [đối với sự kích thích] ra sao.
Thầy: - Nhiều phương cách khác nhau (various contrivances) được xúc tiến bằng lời.
Đệ tử: - Tham dục và giác ngộ, sinh tử và Niết bàn, thực ra có phải là của Vô tâm không?
T: - Quả thực chúng thuộc Vô tâm. Chính vì sự lầm chấp (erroneous clinging) của tất cả chúng sinh đối
với ý niệm tâm rõ biết nên có tất cả loại tham dục và sinh tử, giác ngộ, và Niết bàn. Nếu họ được tỉnh ngộ
(awakened to) Vô tâm, thì tham dục không có, sinh tử không có, Niết bàn không có. Cho nên, vì những
người nuôi dưỡng ý niệm tâm rõ biết, Như Lai nói sinh tử; giác ngộ đối đãi với (opposed to) tham dục,
Niết bàn đối với sinh tử. Tất cả tên gọi đó đều là pháp nhân duyên. Khi đạt được Vô tâm, chẳng có tham
dục cũng không có giác ngộ, không có sinh tử hay Niết bàn.
Đệ tử: - Nếu không có giác ngộ cũng chẳng có Niết bàn, làm thế nào chúng ta giải thích giác ngộ mà chư
Phật trong quá khứ đã đạt được ?
Thầy: - Điều này được nói vì do văn cú qui ước (conventional phraseology). Bao lâu chân lý tuyệt đối được
quan tâm đến thì chẳng có điều như thế. Vì vậy, Kinh Duy Ma Cật (Vimalakìrti) nói rằng chẳng có thân
trong đó giác ngộ được chứng (realized), chẳng có tâm qua đó giác ngộ được ngộ (realized). Lại nữa, kinh
Kim Cang (Vajrecchedikà) nói rằng không có pháp, không có thực tại mà ta có thể cho là đắc. Tất cả sự
đắc (attainment) của chư Phật thực sự là không đắc. Do đó, nên biết rằng chư pháp sinh khi tâm thức
được khẳng định (asserted), chư pháp diệt khi Vô tâm được ngộ (realized).
Đệ tử:- Bạch thầy, thầy nói rằng vô tâm hiện hành (obtains) khắp nơi. Bây giờ, gỗ đá đều là Vô tâm, phải
chăng tất cả loài hữu tình đều như gỗ, đá ?
Thầy: - Nhưng Vô tâm được ngộ trong tâm rõ biết của ta thì không phải gỗ đá. Vì sao ? Như trống trời (the
celestial drum), trong khi đang im lìm, bỗng thình lình và không có ý thức cố gắng phát ra nhiều loại âm
thanh vi diệu để giáo hóa và rèn luyện tất cả chúng sinh. Lại nữa, cũng như ngọc như ý (mani-a wishfulfilling
gem) không ý thức cố gắng trên một phần nào của nó, bỗng thình lình tạo ra nhiều hình sắc khác
nhau. Cũng như cách đó, Vô tâm tạo tác thông qua tâm rõ biết của ta, làm cho nó hiểu biết chân tính Thực
tại; nó có đầy đủ trí tuệ siêu việt chân thực, nó là chủ của Ba Thân, nó thực hiện chức năng (functions) tự
tại cao nhất. Như kinh Bảo Tích (Ratnakùta) nói rằng tâm thực hiện chức năng bằng phương tiện của Vô
tâm mà không hay biết (without conscious) về nó. Như vậy, làm sao chúng ta như gỗ đá được ? Vô tâm là
Chân tâm, Chân tâm là Vô tâm.
Đệ tử:- Vậy làm thế nào tự rèn luyện (self training) với tâm của chúng ta ?
Thầy: - Chúng ta chỉ cần được tỉnh ngộ (be awakened to) Vô tâm trong tất cả pháp, trong tất cả việc làm của
chúng ta. Ở đây là cách rèn luyện, không có cách nào khác. Như vậy, chúng ta biết rằng khi Vô tâm được
ngộ, vạn pháp không còn quấy nhiễu chúng ta nữa.
Nghe đến đây, đệ tử hốt nhiên (all at once) có sự soi sáng và ngộ rằng không có vật ngoài tâm và không
tâm ngoài vật; trong tất cả thái độ và hoạt động đều đạt hoàn toàn được tự tại, tất cả lưới nghi (net of
doubts) bị xé thành mãnh vụn, và không còn thấy chướng ngại.”
CHÚ THÍCH
1. Động Đôn Hoàng = Động này được tìm thấy ở động Thiên Phật (động này có cả ngàn tượng Phật),
cách huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, vào năm 1899, do ông Vương Viên Lục đã phát hiện.
2. Trong tâm lý học Phật giáo, “cái thấy, cái nghe, cái nghĩ, và cái biết” (dRiSTa, Sruta, mata, jJàta) đều
do năng lực kiến giải của giác căn (Skt: buddhindriya), tức tánh giác (buddhit à), trong đó chỉ có sự biết,
sự phân biệt, sự nhận thức về môi trường hay đối tượng mà không có lời nói thầm. Tổ Bồ Đề Đạt Ma giải
thích trạng thái “thấy, nghe, nghĩ, biết” này là Vô Tâm. Thông thường người chưa học Thiền không nhận
ra ý nghĩa Vô Tâm. Lý do là trong thấy, nghe, nghĩ, biết theo thường tình thế gian đều có lời, tức hữu tâm.
Đây là sự biểu lộ những sắc thái của tâm thức (mental consciousness).
TRẮC NGHIỆM
1. Giải thích: - Tất cả mọi người đều sở hữu “cái biết của cái biết.” Vậy cái biết đó là gì ? Ở đâu ?
2. Giải những câu sau đây:
1) Tâm Như (the Such Mind; the Mind-as-Such) là cái biết không viện dẫn, nó không tách rời thế
gian. Vì sao ?
2) Tâm Như ngoài khái niệm, ngoài tâm và tánh (nature). Cố gắng kết hợp tâm với tánh, hay cố
gắng tìm tâm trong tánh, thì vẫn ế trong nhị nguyên. Vì sao ?
3) Tâm Như là cái biết không hai (the nondual awareness) thấm nhập (permeates) hiện tượng và
hiện tượng thấm nhập biết không hai (nondual aware-ness). Vì sao ?
4) Đặc tính của Tâm Như là không gì ngăn ngại (unimpededness) hay không chướng ngại
(unobstructedness). Vì sao ?
5) Làm thế nào để có trạng thái tâm như trong quí vị ?
Giải thích ý nghĩa câu: Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền theo phương pháp dạy Thiền của Tổ Trúc Lâm
(vua Trần Nhân Tôn).
Send comment