HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Thông Triệt: Luận giảng số 6: Trạm Tiếp Vận Thứ Nhất CƠ CẤU MẠNG LƯỚI

24 Tháng Sáu 20249:41 SA(Xem: 998)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về
THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
của HT Thích Thông Triệt (2014)
Luận giảng 
số 6

Trạm Tiếp Vận Thứ Nhất

CƠ CẤU MẠNG LƯỚI

Bia Sách2_ThienVaKienThucThoiDai_TueNguyen for WEB 4x6

 

 

Chức năng

Qua những công trình nghiên cứu về cơ thể và não bộ của các nhà khoa học chuyên về bộ phận này, cho thấy chức năng của "cơ cấu mạng lưới" như sau:

1. Trạm tiếp vận (Relay station). Nó truyền những thông tin tri giác từ các thụ thể của lưỡi, mắt, tai và thân (da, xương, thịt) đến Đồi Thị và truyền những định hướng về các thông tin mà nó vừa tiếp nhận từ các căn đến tiểu não, để tiểu não căn cứ vào đó mà cân bằng cơ thể và xác định hướng xuất phát của thông tin. Vì thế, với tính chất tiếp vận nầy, nó được xem là một hệ thống giải hội (the recognition system), tức là nó nhận ra (recognize) đối tượng hay môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể mà chưa thông qua vỏ não. Ví dụ, khi nghe một âm thanh, nó nhận ra liền âm thanh đó thuộc loại gì và biết hướng phát ra âm thanh đó ở hướng nào; trong lúc vỏ tiền trán (vùng tư duyý thức phân biệt) chưa kịp can thiệp vào. Cũng như khi nó nhận ra lửa từ mắt truyền vào, nó liền biết ngay tính chất lửa nầy như thế nào, rồi nó báo động sự quan trọng hay bình thường về ngọn lửa kia lên vỏ não qua ngã Đồi Thị.

2. Cơ chế báo động (Alerting mechanism). Dựa vào đặc tính nói trên của Cơ cấu mạng lưới (CCML), các nhà khoa học thần kinh về não bộ xếp cho nó chức năng thứ hai là "báo động." Tuy nhiên, sự báo động của nó chưa hẳn là chính xác. Ví dụ, nếu nó nhận thông tin từ mắt sai (thấy sợi dây, bảo là rắn, nó cũng báo động là con rắn). Sự báo động này chưa hẳn là chính xác, nhưng ít ra nó cũng giúp vỏ não có thái độ cảnh giác về những hiện tượng này hay những sự kiện mà các thông tin tri giác từ bốn căn truyền đến nó. Vì vậy, nếu cơ chế này bị tổn thương nặng, đưa đến hôn mê (coma), nếu nhẹ đưa đến trạng thái mất ý thức về môi trường. Ngược lại, khi ta đang ngủ say, bất thình lình vùng nầy bị tác động mạnh, ta sẽ tỉnh thức ngay và có thái độ đáp ứng thích hợp với thông tin mà ta vừa mới nhận được trong khi ngủ say.

3. Duy trì sự Tỉnh thứccảnh giác. Ở đây, sự tỉnh thứccảnh giác = wakefulness and alertness) được các nhà tâm lý học và khoa học về thần kinh và não bộ định rõ nghĩa của nó là sự thức tỉnh táo và cảnh giác điều gì sắp xảy ra có tính cách bất lợi cho tự ngã (ta). Đây là mức độ hoạt động cao của Cơ Cấu Mạng Lưới. Nó phản ánh trạng thái hằng tỉnh (state of arousal) nói chung của một cá nhân. Nó giúp cho ta có sự ý thức tỉnh táo (a conscious arousal) để ta đáp ứng thích hợp với môi trường chung quanh khi ta đối duyên  xúc cảnh mà không thông qua các vùng tiền trán (prefrontal cortex areas). Bởi vì nó tương liên (interconnected) với khu Dưới Đồi, nơi biểu lộ các sắc thái vọng tâm, cũng như chân tâm. Tuy nó không điều khiển được cơ bắp nhưng nó giúp ta thiết lập những đặc tính hóa thái độ như run rẩy, lờ đờ, nhanh nhẹn hay khoan thai, dửng dưng hay khẩn trương. Nó điều hòa lại vỏ não với môi trường bên ngoài và trạng thái tâm lý bất an tác động bên trong. Đó là chức năng tỉnh giác của nó. Bởi vì nó là trạm tiếp vận, có nhiệm vụ lọc những thông tin tri giác từ bên ngoài truyền vào và từ bên trong nội tạng khởi lên để nó truyền lên Đồi Thị hay truyền xuống nội tạng. Nếu nó không truyền đi, các phản ứng khác của sinh lý cơ thể sẽ không phát ra (như không ớn xương sống, không nổi da gà, vì ảo kiến tưởng tượng như có ma quỉ, khi trong đêm khuya canh vắng ta nghe tiếng sột soạt bên ngoài thiền thất).

4. Quản trị toàn bộ sự tỉnh thức của vỏ não. Ở đây, sự ý thức tỉnh táo (a conscious arousal) theo ý nghĩa của khoa học về thần kinh, não bộ và tâm lý là sự tỉnh táoý thức, tức là hằng tỉnh hằng biết trong trạng thái có sự phán đoán, sự phân biệt trong đó. Đây là một chức năng rất đặc biệt của một nhóm dây thần kinh trong Cơ Cấu Mạng Lưới. Nhóm dây nầy liên kết qua lại với khu Dưới Đồi, Tiểu Não, và Cột Sống. Vì vậy nó được xem là cơ cấu quản trị toàn bộ sự tỉnh thức của vỏ não. Ví dụ, có một mạng lưới tế bào thần kinh nào đó gởi một dòng xung lực liên tục đến vỏ não qua Đồi Thị, nhưng mạng lưới nầy không truyền đi, khiến vỏ não không nhận được thông tin của dòng xung lực kia. Các nhà khoa học về thần kinh, não, và tâm lý gọi nó là hệ thống mạng lưới hoạt hóa (Reticular activating system). Bởi vì những xung lực tri giác từ tất cả các tuyến truyền lên vỏ não đều nối khớp với mạng lưới này trước khi qua Đồi Thị, đến vỏ não; bây giờ thay vì tiếp tục truyền đi nó lại phớt lờ. (Điều này cho biết vì sao có những sinh viên thích ngồi học bài trong quán ăn của Trường Đại học mà họ không bị khó chịu,  bực dọc trước những sự ồn ào náo nhiệt của khách ăn vô ra liên tục, và những tiếng khua của dao muỗng nĩa, ly tách của người ngồi ăn đối diện cùng trên bàn của họ. Đâu phải họ không thấy, không nghe. Cũng giống như trường hợp những đạo sĩ Yoga Ấn Độ, họ thường tọa thiền tại các ngã ba, ngã tư đường có đông đúc xe cộ và người qua lại. Và rõ ràng hơn cả là khi bạn say mê đọc quyển tiểu thuyết trinh thám hay kiếm hiệp, bạn sẽ không hề biết gì về những diễn tiến đang xảy ra chung quanh bạn.) Hoặc hệ thống mạng lưới nầy cũng tự báo cho bạn biết về một dấu hiệu khác lạ nào đó sắp xảy ra để vỏ não có thái độ chú ý hay cảnh giác. Ví dụ, trong khi đang đi trên đường phố, bạn không hề biết gì về sự tuột dây đồng hồ mà bạn đang đeo trên cườm tay, nhưng nếu sự siết chặt đột nhiên lỏng ra, xung lực tri giác từ cườm tay liền truyền lên hệ thống mạng lưới hoạt hóa, khiến bạn có sự chú ý về sự kiện nầy: bạn biết đồng hồ mình sắp rớt ! Tuy nhiên, trong những trường hợp nó không lọc những thông tin tri giác từ bên ngoài truyền vào, cứ truyền lên hết vỏ não, bạn sẽ rối trí ngay. Đó là mạng lưới hoạt hóa đã bị suy nhược, không đủ mạnh để lọc tin. Chính vì thế, trong giấc ngủ ta thường mơ những điều cấm kỵ trong giới luật như quên mình là Tăng hay Ni, cứ tưởng như mình còn là cư sĩ nên dự tiệc mặn, thịt cá ê hề hoặc vui trong "ma dâm."

Ngoài ra, hệ thống này cũng không đóng được vai trò của nó trọn vẹn, nếu nó bị trung tâm gây ngủ ở khu Dưới Đồi tác động, khiến bạn phải buồn ngủ. Trạng thái ngủ gục sẽ xảy ra nếu bạn cứ tiếp tục tọa thiền. Chỉ khi nào bạn biết duy trì niệm biết, qua phương tiện thực hành Chỉ hay Định, trung tâm gây ngủ ở khu Dưới Đồi sẽ không tác động được nó. 

Mặt khác, trung tâm này cũng bị suy nhược do rượu, thuốc ngủ hay thuốc gây mê và sự ghiền hút thuốc quá nặng.

Vậy thì, sự quản trị của hệ thống mạng lưới hoạt hóa còn phải tùy thuộc vào những điều kiện chủ quan khác. Đó là sự kiêng cử rượu và thuốc lá, và sự tập luyện cách làm chủ suy nghĩ. Ở đây, các nhà khoa học chỉ ghi nhận những chức năng của nó thôi.

5. Tập trung sự chú ý. Dưới ảnh hưởng của vỏ não, Cơ Cấu Mạng Lưới không những kiểm soát được sự tỉnh thức cảnh giác, sự hằng biết, mà còn giúp ta đạt được hiệu quả cao của năng lực chú ý, thông qua bốn căn liên hệ với nó, gồm: mắt, tai, lưỡi và thân. Khi bạn thực hành những phương pháp điều tức theo Yoga, theo Thiền Phật Giáo (Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông), chính là bạn đang sử dụng năng lực chú ý của Cơ Cấu Mạng Lưới. Bởi vì toàn bộ hệ thống hít vô thở ra của bạn đều do nó đóng vai điều khiển. Trong trường hợp nầy, vỏ não (vùng Ý căn) như một nhạc trưởng. Chính vì thế, sự tập chú vào việc thở phải có phương pháp. Thực hành đúng theo phương pháp mới có hiệu quả cao.

Trong những phương pháp của Yoga và của các hệ thiền Phật Giáo, thường sử dụng hai căn: mắt và tai để tập trung sự chú ý vào các đề mục đều sử dụng hay thông qua Cơ Cấu Mạng Lưới. Các nhà luyện khí công khi họ tập trung tư tưởng để "vận khí" hoặc khai thông kinh mạch, hoặc chữa nội thương, họ đều sử dụng Cơ Cấu Mạng Lưới. Cho đến một lực sĩ luyện cơ bắp hay những thao tác thi đấu trong đua chạy, bơi lội, đấu quyền...cũng đều do Cơ Cấu Mạng Lưới thực hiện chức năng tập trung sự chú ý.

6. Kiểm soát. Nó có khả năng kiểm soát những chức năng của thân thể như sự hô hấp, sự tuần hoàn máu ở tim; giám sát và điều chỉnh tất cả thông tin tri giác từ bên ngoài. Ví dụ, sự thở bình thường của con người là do sự kiểm soát của nó. Đó là khi con người không có gá sự chú ý vào việc điều khiển sự hô hấp. Trong trường hợp các phế nang (túi phổi) thiếu dưỡng khí, nó liền điều khiển các hệ thống trực thuộc như cơ hoành, cơ gian sườn để vận động sự hít thở một hơi dài vào, ngoài sự kiểm soát của vỏ não. Chính vì thế khi thiền gia đạt được trạng thái dừng niệm khởi hay trạng thái "tịnh tức" (quiet breathing) bỗng nhiên hai lá phổi tự động kéo một hơi dài. Đó là vì các phế nang thiếu dưỡng khí (theo dung tích tối thiểu nào đó), nó truyền xung lực đến "trung tâm kích thích sự hít vào" ở hành tủy, trung tâm này liền phản xạ bằng cách điều khiển các hệ trực thuộc, kéo một hơi dài.

Thuở xưa (và cho đến ngày nay) các đạo sĩ Yoga ở Ấn Độ gồm các Fakir có khả năng chế ngự hệ thống Cơ Cấu Mạng Lưới qua sự dùng ý chí để điều khiển trung tâm thở ở Cuống Não (Brain stem) và Hành Tủy (Medulla), nên họ kiểm soát được trung tâm nầy. Vì vậy khi thực hiện cuộc chôn sống trong nhiều ngày, họ vẫn sống (với số lượng dưỡng khí vừa đủ chứa trong hòm chôn sống họ). Tuy nhiên, nếu quá số thời gian quy định, chắc chắn họ phải chết vì thiếu dưỡng khí.

 

  

Kết luận

Cơ Cấu Mạng Lưới là một cấu trúc thần kinh đặc biệt đóng vai trò trung gian giữa tâm và những hành vi của tâm (tâm sở). Không có nó, cuộc sống của ta khó có thể bình thường. Từ ngàn xưa, Đông phương đã biết khai thác chức năng đặc biệt của nó để điều hòa thân, tâm qua phương pháp Thở; để cảnh giác giác quan qua phương pháp Quán, mặc dù họ không nhận ra vai trò của nó như các nhà khoa học Tây phương.

Đối với người tu Thiền trong thế hệ mới, chúng ta cần kết hợp hai kinh nghiệm Đông và Tây phương để trợ duyên cho sự dụng công của chúng ta hữu hiệu hơn, không mất nhiều thời gian mò mẫm như ngày xưa.

Mặc dầu chỉ là một mạng lưới thần kinh (nerve network) có chiều dài khoảng hơn một tấc hai, hay hơn chiều dài của ngón tay giữa của người lớn, nằm trong cuống não, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự chú ý và sự tỉnh táo (arousal). Khi chúng ta thiền hành: tập chú vào từng bước đi, từng động tác với sự tỉnh táo hay hằng tỉnh, chính là lúc chúng ta sử dụng khả năng của Cơ Cấu Mạng Lưới. Cũng vậy, khi chúng ta tập chú vào việc Quán đề mục, như "Quán Tam Pháp Ấn" chẳng hạn, chính ngay lúc đó ta đã sử dụng vai trò Cơ Cấu Mạng Lưới. Điều nầy có nghĩa ta không sử dụng sự cố gắng của Ý thức. Khi một người đạt được trạng thái tỉnh thức hay tỉnh giác, người đó đã thật sự chủ động được Cơ Cấu Mạng Lưới. Ngoại duyên (hay bốn trần cảnh của 4 giác quan: thấy, nghe, nếm và xúc chạm) không tác động được vị đó, cho dù vị đó có tọa thiền nơi ồn ào náo nhiệt, nhưng âm thanh không truyền lên Đồi Thị.

luan-8

 

Sách Tham Khảo

Liên Hệ về Cơ Cấu Mạng Lưới

  1. Job's Body, của Deane Juhan, trang 216, xb tại Hoa Kỳ 1967.
  2. Psychology, của Norman L. Muun, trang 63, 263, 362, 565, xb tại Hoa Kỳ 1956.
  3. Human Neuroanatomy, của Raymond C. Truex và Malcolm B. Carpenter, trang 6, 280, 298, 319, 324, 338, 362, 364, 394-401, 465-466, xb tại Hoa Kỳ 1969.
  4. Mind-Body Therapy, của Ernest L. Rossi và David B. Cheek, trang 21, xb tại Hoa Kỳ 1988.
  5. The Brain, của Richard M. Restak, trang 129, 314, 317, xb tại Hoa Kỳ, 1984.
  6. Images of Mind, của Michael I. Posner và Marcus E. Raichle, trang 210, xb tại Hoa Kỳ năm 1994.
  7. Neurophysiology, của Ruch-Patton-Woodbury-Towe, trang 216, 218, xb tại Hoa Kỳ 1984.
  8. The Human Brain, của Mc Diamond/AB. Scheibel/LM. Elson, trang 4-12,5-12, 5-19, xb tại Hoa Kỳ 1984.
  9. Exploring Psychology của David G. Myers, trang 29-30, xb tại Hoa Kỳ 1990. 10. Zen Meditation and Psychology của Tomio Hirai, trang 121, xb tại Hoa Kỳ 1989.
  10. The Human Psyche, của John C. Eccles, trang 142-145, 163, xb tại Hoa Kỳ năm 1992.
  11. Atlas of Human Anatomy, quyển III, của R.D. Sinelnikov, trang 26, 48, 75, xb taz5i Moccow 1990.
  12. Human Anatomy and Physiology, của Elaine N. Marieb, trang 402, 487, xb tại Hoa Kỳ 1992.
  13. Anatomy and Physiology, của Dr. James Bevan, trang 59-60, 62, 92, xb tại Hoa Kỳ 1978.
  14. Psychology, an Introduction của Ann L. Weber, trang 53, xb tại Hoa Kỳ 1990.
  15. Psychology, an Introduction của Kagan and Havemann, trang 253-254, xb tại Hoa Kỳ 1976.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Bảy 20247:25 SA(Xem: 1996)
Kết lại, tất cả, nó là cái gì? Mình xin tạm trả lời “Nó là thiên nhiên. Nó là Như Vậy”.
04 Tháng Bảy 20241:13 CH(Xem: 1103)
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
01 Tháng Bảy 202410:03 SA(Xem: 1485)
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
24 Tháng Sáu 20242:07 CH(Xem: 1197)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
24 Tháng Sáu 202411:03 SA(Xem: 1139)
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
24 Tháng Sáu 202410:12 SA(Xem: 1551)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 231 - ANUPASSANA - VIPASSANA - Traduit en français par Nhất Hòa et Marc Giang
24 Tháng Sáu 20249:45 SA(Xem: 1673)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 230 LES ÉTAPES DE PRATIQUE DE LA MÉDITATION Traduit en Français par Marc Giang et Nhất Hòa
18 Tháng Sáu 20242:30 CH(Xem: 1911)
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
12 Tháng Sáu 20249:35 SA(Xem: 1448)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 8 tháng 6, 2024 với chủ đề: PHÁP
11 Tháng Sáu 202411:40 SA(Xem: 2040)
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
10 Tháng Sáu 20241:27 CH(Xem: 1450)
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
09 Tháng Sáu 20249:11 CH(Xem: 1171)
Als ich heute Nachmittag den Vorgarten des Sunyata-Zentrums betrachtete, der mit schwarzer und fruchtbarer Erde bedeckt wurde, fühlte ich mich glücklich. Liebe Freunde, wenn der Geist unbedeckt ist, strahlt das Weisheitslicht von selbst aus!
08 Tháng Sáu 20249:28 CH(Xem: 1537)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT: LA VERTU, LA STABILISATION DU MENTAL, LA SAGESSE - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
08 Tháng Sáu 20249:25 CH(Xem: 1576)
LE PROCESSUS DE PRATIQUE PAR L'AUDITION ET LA VISION - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
08 Tháng Sáu 20249:25 CH(Xem: 1473)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT DES BHIKKHUS AU TEMPS DU BOUDDHA - Traduit en Français par Nhất Hòa et Tâm Minh.
05 Tháng Sáu 20245:06 CH(Xem: 1265)
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất giúp thanh tịnh chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, quả là lời hứa tuyệt vời của đức Thế Tôn. Với pháp môn này, đức Phật dạy hành giả trực tiếp quán thẳng vào bốn xứ thuộc thân-tâm để nhận ra thân, thọ, tâm, pháp thực chất của nó là vô thường, bất như ý, vô ngã.
20 Tháng Năm 202410:22 SA(Xem: 1305)
La retraite de Sunyata Toulouse à Moissac, dans le sud-ouest de la France, est terminée et nous sommes retournés à nos vies quotidiennes. En revoyant les images de ces jours de paix, de sérénité et de bonheur, en compagnie d'amis méditants d'ici et d'ailleurs, mon cœur ne peut s'empêcher d'évoquer quelques attachements et souvenirs.
20 Tháng Năm 202410:11 SA(Xem: 1502)
Wenn der Geist ein Objekt wahrnimmt, nimmt er „was gerade ist“ wahr. Wenn er aber in sich kehrt, nimmt er „die Soheit „(Tathatā/ the Suchness) wahr. Hier endet alles, es gibt keine Worte, keine Schrift, keine Namen, keine Außenwelt, kein Denken, keine Diskriminierung, keine Liebe, keinen Hass mehr. Alles ist gleichwertig. Haben die Partriarchen Recht, dass „die Erleuchtung bereits im Augenkontakt liegt“?
13 Tháng Năm 20245:16 CH(Xem: 1435)
Thiền Chỉ, tiếng Pali là “Samatha”. Nó có một từ nữa mang nghĩa tương đồng gọi là “Samadhi”, tức là Định. “Chỉ” là dừng lại. “Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đề mục, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
09 Tháng Năm 20244:00 CH(Xem: 1884)
Chiều nay, ngắm nhìn khoảng sân rộng trước tổ đình sạch bót, một màu đen phì nhiêu, đất xốp, sẵn sàng chờ đón được gieo trồng, mình cảm thấy vui. Các bạn hiền ơi, đất tâm nếu trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu!
08 Tháng Năm 20247:45 SA(Xem: 1190)
Also: „Alle Dharmas kehren zu einem zurück, wo ist dieses Eine?“ Es kann sein, dass alle Dharmas zu dem Geist zurückgeht. Nun verstehen wir vielleicht, warum die Patriarchen damals gegangen sind, ohne jegliche Spur hinterlassen zu haben, als sie gegangen sind. Das Prajnaparamita-Sutra hat jedoch unendlich über die Leere, Illusion und Soheit berichtet.
03 Tháng Năm 20246:55 CH(Xem: 1318)
It is normal, natural, and reasonable that mundane phenomena emerge, change then terminate. If we could grasp that comprehension, when something appears or disappears, we are neither cheerful nor sorrowful. Then, our mind is serene and peaceful. And we realize that everywhere is our original adobe, every phenomenon, fact, event, situation or being, carries the truths of transience, the principles of cause-responded conditions, non-selfness, and the trait of bareness… The Dharma sounds from our Lord have been roaring and echoing in the infinite universe. As a result, the planet where we are now is the Buddha’s very realm, my dearest friends.
02 Tháng Năm 20243:30 CH(Xem: 2049)
Phải thông hiểu tới những chân lý rốt ráo: bản chất của thế gian là trống không, là như huyễn, do nhân duyên hội họp mà sinh ra, rồi sẽ thay đổi, và sẽ mất đi. Mình sẽ bớt dính mắc với những cảnh thăng trầm trong cuộc đời. Đây là trí tuệ xuất thế gian, giúp mình sống bình an trong đời.
01 Tháng Năm 20246:56 SA(Xem: 1391)
Der Wagen „mit einem Gang“ ist die wortlose Achtsamkeit (Sati), die uns vom Anfang bis zum Ende des Kultivierungsweges begleitet. In Wirklichkeit gibt es aber keinen Weg, der uns zur Erleuchtung bringt. Denn dieses wortlose Bewusstsein gehört uns von der Geburt an. Es war und ist rein, ruhig, klar und objektiv. Liebe Freunde, hole dieses wortlose Bewusstsein von Innen heraus. Suche es nirgendwo draußen.
26 Tháng Tư 202411:42 SA(Xem: 1900)
Khi nó thấy cảnh, thì nó thấy “cái đang là”. Khi nó an trú trong chính nó, thì nó thấy “cái như vậy” (Tathatā/ the Suchness). Bây giờ, mọi sự đều chấm dứt, không có lời nói, không có văn tự, không có tên gọi, thế gian cũng không còn. Không suy nghĩ, không phân biệt, không thương ghét, tất cả tan biến, bình đẳng. Có phải cổ nhân đã nói đúng “chạm mắt là bồ đề”?
21 Tháng Tư 20242:20 CH(Xem: 2584)
Vậy thì “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” có thể là muôn pháp đều về tâm, còn nếu thắc mắc: tâm về chỗ nào? Thì ăn gậy là phải rồi. Bây giờ mới hiểu tại sao chư Thiền Đức ngày xưa ra đi không cần lưu lại dấu vết mà hê thống kinh Bát nhã ba la mật lại viết tràng giang đại hải về Không, Huyễn và Chân Như. Có phải vì chỗ đó ngoài ngôn ngữ, còn nếu dùng ngôn ngữ thì nói hoài cũng không xong?
20 Tháng Tư 20246:38 SA(Xem: 1460)
Also durch die Sinnesorgane nehmen wir also, „was gerade ist“, eine reale Sache wahr, das heißt, wir nehmen es wie eine reale Sache, obwohl es nicht echt ist. Ebenso ist ihre Stabilität, ihre Dauerhaftigkeit eine „Illusion“... Das Reale besteht darin, Phänomene durch die Sinnesorgane wahrzunehmen und die Illusion besteht darin, die Essenz eines Phänomens durch eine Weisheit zu verstehen.
17 Tháng Tư 20242:27 CH(Xem: 1513)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng pháp đến rồi đi, đó là điều tự nhiên của vạn pháp. Và sự đến đi đó, là bài học “sinh diệt, vô thường, vô ngã” giúp cho chúng ta không bị dày vò phiền não khi nghịch cảnh đến, hoặc quá đắm chìm mê say hưởng khoái lạc, khi duyên thuận lợi đến với mình, mà phải sống trong trung đạo vừa phải.
16 Tháng Tư 202411:33 SA(Xem: 1544)
Therefore, with our senses, we feel the “what-is.” It is the “As-Is Truth,” “Yathābhūta,” which is akin to the Truth, but it is not truly stable and permanent. It is also the “As-Is Delusion,” akin to a dream... The “As-Is Truth,” is the phenomena perceived by human senses and the latter, the “As-Is Delusion,” the Nature recognized by the Prajña Wisdom.
14 Tháng Tư 20245:07 CH(Xem: 2508)
Cảnh sanh khởi, biến đổi rồi hoại diệt của thế gian là tự nhiên, là bình thường, là hợp tình hợp lý. Nếu hiểu thật sự điều này thì khi cái gì đó sanh ra hay diệt mất, ta không vui cũng không buồn. Bây giờ tâm bình an, thanh thản, bây giờ mới thấy nơi nào cũng là ngôi nhà xưa của mình, cảnh nào cũng hiển lộ những chân lý vô thường, duyên sinh, vô ngã, bản thể trống không… Pháp âm của Phật vang rền khắp hư không, như vậy cõi này đang là cõi Phật đó, bạn hiền ơi.
06 Tháng Tư 202410:03 SA(Xem: 1295)
Nur einfach die Augen aufmachen und das Objekt wahrnehmen, wie es ist, mit verbalem oder nonverbalem Bewusstsein, der Geist ist rein, ruhig und objektiv. Das ist der Naturgeist. Gebote, Kontemplation, Samatha, Samadhi und Weisheit sind vollständig in ihm vorhanden.
06 Tháng Tư 20248:52 SA(Xem: 2415)
... chiếc “xe một số” chính là cái Biết, nó đưa ta từ bước đầu tới bước cuối con đường. Thực ra, có con đường nào đâu, vì cái biết là của mình, từ đầu nó vẫn trong sạch, tĩnh lặng, khách quan và chiếu sáng. Bạn hiền ơi, cứ lấy viên ngọc đó ra mà xài, hồn nhiên, đừng lăng xăng tạo tác gì thêm nữa.
05 Tháng Tư 20246:46 CH(Xem: 1551)
Bài Luận giảng này cho chúng ta biết rằng: điểm quan trọng bậc nhất của Thiền chỉ là làm chủ tâm ngôn. Không làm chủ được tâm ngôn, dù chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, đường Thiền của ta sẽ đến nơi bế tắc.
04 Tháng Tư 20241:07 CH(Xem: 1538)
In Spring 1929, we cheered our Master’s coming into life. In Spring 1982, we celebrated the glory of our Master’s Recognition of the Path. In Winter 2019, he left us... But with those, this morning, under warm sunlight, while relishing the spring flowers, how come it seems someone’s eyes are full in tear.
29 Tháng Ba 20247:58 CH(Xem: 1981)
Vậy qua giác quan, ta thấy “cái đang là”, đó là thấy Như Thực, giống như thiệt, chứ không phải thiệt có bền vững, thường hằng, mà đó cũng là “cái Như Huyễn”, như mộng mà thôi. ...cái Như Thực là thấy hiện tượng qua giác quan, còn cái Như Huyễn là thấy bản thể qua trí tuệ bát nhã.
29 Tháng Ba 20247:35 SA(Xem: 1677)
5 LÝ DO chúng tôi chọn chủ đề: LUẬN GIẢNG VẤN ĐÁP THIỀN VÀ KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
27 Tháng Ba 20246:45 SA(Xem: 1452)
Heute, ein Frühlingsmorgen, blauer Himmel, weiße Wolken, warme Sonne und volle Kirschblüten vor dem Hof ​​des Sunyata Zentrums, möchte ich euch einen Meditations-Laib: Gebote, Samadhi und Weisheit anbieten, der aus dem reinen Wissen eines Naturgeistes gemacht wurde.
25 Tháng Ba 20249:43 SA(Xem: 1545)
La nature du monde est vide, est vacuité. Ce n'est juste qu'une illusion. Cette sagesse nous donne la capacité de séparer notre mental de tout attachement au monde. Ce n’est qu’alors que l’on peut demeurer dans la conscience "Ainsi". Lorsque nous possédons la sagesse et la perspicacité pour reconnaître la nature du monde, alors il n’y a plus de chemin, plus besoin de dharma, plus de portes à ouvrir. Nous vivons vraiment dans notre maison spirituelle qui existe depuis toujours en nous.
24 Tháng Ba 20245:02 CH(Xem: 2077)
Mùa xuân năm 1929, mừng Thầy đến, mùa xuân năm 1982, mừng Thầy thấy rõ con đường, mùa đông năm 2019, Thầy đi.... ...Biết vậy, mà sao sáng nay, trong nắng ấm, ngắm hoa xuân, lại dường như có ai rơi nước mắt.
24 Tháng Ba 20244:44 CH(Xem: 1733)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: CON ĐƯỜNG GIỚI QUÁN ĐỊNH TUỆ ngày 16 tháng 3 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
24 Tháng Ba 202410:27 SA(Xem: 1666)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Luận giảng số 1 GIỚI THIỆU CÁCH THỨC TẠO LUẬN
17 Tháng Ba 20243:11 CH(Xem: 1905)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Lời Tựa
17 Tháng Ba 20242:16 CH(Xem: 1999)
Chỉ là đơn thuần, mở mắt ra nhìn ngắm, cảnh thế nào nhận biết y như vậy, diễn nói hay thầm lặng, tâm đều trong sạch, tĩnh lặng, khách quan. Đó là chân tâm, Giới, Quán, Chỉ, Định, Tuệ đầy đủ
13 Tháng Ba 20249:44 SA(Xem: 1558)
Unzählige Jahre habe ich törichterweise nach einem „Märchenland im Jenseits des Nebels“ gesucht. Wie oft bin ich dem Nebel begegnet und wie oft habe ich davon geträumt, ein Märchenland zu finden. Am Ende meines Lebens wurde es mir klar, dass das wahre Märchenland nirgendwo draußen ist, sondern es ist in mir.
13 Tháng Ba 20249:16 SA(Xem: 1533)
Les quatre niveaux du jhana (état mental), à travers lesquels le Bouddha a réalisé la Triple Connaissance, sont également connus comme “les quatre niveaux du Samadhi”. C’est ainsi que nous comprenons que le Samadhi joue un rôle important dans le Zen bouddhiste. Il est le passage obligé pour l'exploration du vaste firmament de la Sagesse transcendante.
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 1975)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
06 Tháng Ba 202410:36 SA(Xem: 1822)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: VẤN ĐỀ SINH TỬ ngày 17 tháng 2 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
06 Tháng Ba 202410:20 SA(Xem: 1349)
Nghĩa chữ “tu” không chỉ là sửa đổi hành động từ xấu sang tốt, mà chữ tu còn mang ý nghĩa là “thực tập” hay “hành trì” một pháp môn nào đó.
05 Tháng Ba 20242:20 CH(Xem: 2144)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
28 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 1769)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: GẶP GỠ ĐẦU NĂM mùng 3 TẾT Giáp Thìn 2024 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
27 Tháng Hai 20249:03 SA(Xem: 1775)
La Sagesse, ici je veux dire le Vipassanā, la Vue profonde. Dans les limites de cet article, je passerai en revue le Satipaṭṭhāna sutta, Le récit de l’attention vigilante, extrait de la corbeille Nikāya. Bien que les gens disent toujours "Contemplation des Quatre Fondements de l’attention" et que, dans le sutra, il est aussi dit “Contempler le corps” (Kāya-anupassanā) etc. De nos jours les vénérables moines classent le sutra “Le récit de l’attention vigilante” dans le Vipassanā c'est à dire appartenant à la Sagesse. Donc, dans cet article, je le définirai aussi temporairement comme la Sagesse, c'est-à-dire utiliser la sagesse pour pratiquer
24 Tháng Hai 20249:13 CH(Xem: 1749)
Tâm trong đạo Phật được giảng giải rất chi tiết tùy theo các tông phái trong đạo Phật. Bài viết này chỉ nhằm đáp ứng cho các Phật tử mới bắt đầu học Phật, giúp các bạn nhận ra tâm là gì?
69,256