HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Trung Cấp Bát Nhã 2: Thảo Luận TỨ DIỆU ĐẾ

14 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 10237)
Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã 2

Thảo Luận
Tứ Diệu Đế

1. “Đời là bể khổ.” Hỏi: 1) Quí vị hiểu như thế nào về câu nói này? a) Đây có phải là câu nói bi quan không? b) Cách nhìn này là khách quan hay chủ quan? c) Làm sao biết là chủ quan hay khách quan?

2. Kinh Tiểu bộ (tr. 128-129) Phật khuyên dạy ngài Bāhiya dārucīriya như sau: ề Này Bāhiya, Ông cần phải học tập như sau: “Trong cái thấy (the seen), chỉ là (as just) cái thấy, trong cái nghe (the heard), chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng (the sensed), chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri (cognized), chỉ là cái thức tri.... Do vậy, Ông không là chỗ ấy...Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau... ”

Hỏi:

  1. Quí vị hiểu như thế nào về lời dạy này của Phật với ngài Bāhiya về 4 thứ nêu trên?
  2. Trên mặt Thiền, làm thế nào để đạt được 4 điều thấy, nghe, thọ tưởng và thức tri nêu trên?
    1. Hỏi: 1) Bạn hiểu thế nào về “hành tướng” Kata ñāṇa: nó được thực hiện truớc hay sau trong tiến trình tu tập?
    2. Song cá thể của ý thức dù không phải là thực thể hay linh hồn thường hằng, nó cũng chỉ là một tiến trình vật lý. Nó là tiến trình chấp thủ. Như lửa chỉ có thể cháy bao lâu nó còn duy trì nhiên liệu mới, như vậy tiến trình cá nhân khởi lên liên tục, một tiến trình chấp thủ cái này là của tôi (P: etaṇ mama: this is mine), Đây là tôi (P: eso ahṇ asmi: this am I).
  1. Trong thấy đang là, tâm ta khổ nhiều hay ít ? Làm thế nào để nhìn thấy hiện tượng đang là?
  2. Làm thế nào để đạt được sự ổn định nội tâm? Muốn kinh nghiệm định uẩn ta phải làm sao?
  3. Trong 13 loại khổ mà đức Phật nêu lên, quí vị nhận ra loại khổ nào đưa đến bệnh uất cảm và bệnh tâm thể nhanh nhất, đồng thời cũng có khả năng đưa đến tự mình quyên sinh thân mạng?
  4. Làm thế nào để không bám chặt vào thân năm uẩn?
  5. Theo Phật dạy, nguyên nhân của khổ bắt đầu từ đâu?
  6. Quí vị hiểu thế nào về ý nghĩa của 3 chuyển trong Tứ Đế? Vì sao Phật nhấn mạnh Phật đã chứng được Chánh Đẳng Giác nhờ biết như thật về Tứ Đế thông qua sự áp dụng 3 chuyển và 12 phương thức trong lúc thực hành Tứ Đế ?
  7. Kata ñāṇa là sự lãnh hội rõ ràng về thành quả hay sự thành tựu (kata-the act or state resulting, or accomplishment) của 4 phần chân lý gồm: a) lãnh hội rõ ràng những thành tựu về Khổ đưa đến gì cho tâm, thân, và trí tuệ, b) lãnh hội rõ ràng những thành tựu về nguyên nhân gây ra Khổ đưa đến gì cho tâm, thân, và trí tuệ,  c) lãnh hội rõ ràng những thành tựu của diệt Khổ đưa đến gì cho tâm, thân, và trí tuệ,  d) lãnh hội rõ ràng những thành tựu của phương pháp đưa đến diệt Khổ đưa đến gì cho tâm, thân, và trí tuệ.
  1. Nhân cách hay cá nhân theo Phật giáo không là một thực thể mà nó là một tiến trình khởi lên (sinh) và mất đi (diệt), giống như sóng biển của đại dương chỉ hiện hữu như một tiến trình, và nó tự lặn đi như tự diệt đi khi ngọn sóng cuối cùng đập vào bờ.

Hỏi: 1) Quí vị hiểu thế nào về tiến trình chấp thủ “Cái này là của tôi (P: etaṇ mama: this is mine), Đây là tôi (P: eso ahṇ asmi: this am I) trong cuộc sống của con người? 2) Nó liên quan gì đến cái khổ thứ 13 là Năm Thủ Uẩn mà Phật nêu lên không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Bảy 2010(Xem: 9061)
Các câu hỏi TRẮC NGHIỆM dành cho Thiền Sinh Khóa Bát Nhã - lớp Trung Cấp 2
14 Tháng Bảy 2010(Xem: 10236)
Các câu hỏi Thảo Luận dành cho Thiền Sinh Khóa Bát Nhã - lớp Trung Cấp 2 Đề tài: LÝ DUYÊN KHỞI
69,256