HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Trung Cấp Bát Nhã 2: Thảo LuậnDUYÊN KHỞI

14 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 10234)
Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã 2
 
Thảo Luận

Duyên Khởi



1) Vì sao trong Phật giáo, sự hiện hữu gọi là “duyên khởi.” ?

2) Vì sao lý Duyên Khởi được xem là đồng nghiã với lý thuyết tương quan (Correlation) ?
Đây là sự quan hệ lẫn nhau của hiện tượng về thời giankhông gian như khi chúng xuất
hiện (appear), chúng mất đi (disappear) và chúng thay đổi (change).

3) Chứng minh Duyên Khởi quan nói rộng là thế giới quan, nói hẹp là nhân sinh quan.
4) Vạn pháp (all things) được làm ra thông qua duyên khởivô ngã hay không tự tánh
hoặc trống không. Từ đó nhận ra sắc tức thị không. Và đi đến kết luận: Vạn Pháp đều
không (all things are empty).
Đây là nguyên lý cơ bản của Phật giáo mà ba hệ thống Thiền Phật giáo đều thừa nhận.
Chúng ta nhận ra hiện tượng thế gian biến dịch không dừng.
Quan sát sự biến dịch đó chúng ta sẽ ngộ vạn pháp không những biến đổi thường hằng
(constantly) mà biến đổi trong từng sát na. Chúng không bao giờ kéo dài mà tức thời
(instantaneous). Vật xuất hiện ngay lúc đó cũng biến mất đi. Chỉ vì tất cả vật đều không
thực chất tính và chúng biến dịch từng sát na. Dựa trên lý luận trên, bạn hiểu thế nào về
lời Phật nói với trưởng lão Tu Bồ Đề (Subhùti) “Tâm quá khứ bất khả đắc; tâm hiện tại
bất khả đắc; và tâm tương lai cũng bất khả đắc,” trong kinh Kim Cang ?

5) Theo lý duyên khởi thì tất cả pháp đều thay đổi, sinh diệt, cho đến sự khổ, vui cũng như
thế chứ riêng nó không có tự tính. Hiểu đạt hay ngộ nhập (abhisamaya) lý ấy tức là đạt
được giải thoát. Phật giáo nói giải thoát là phải thấu suốt lý duyên khởi để đến được
không tịch, tức tâm vắng lặng. Do đó, hễ thông đạtduyên khởi tức là đã thể nghiệm
nghĩa không tịch. Do đó phá được chấp ngã. Song thể nghiệm tánh không thì chân trời
mới tự do bắt đầu hé mở. Phật giáo gọi chân trời ấy là “CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.”
Giải thích: Vì sao thông đạtduyên khởi thì phá được chấp ngã và thể nghiệm nghĩa
không tịch ?

6) Như cái cây mọc lên có nhiều rễ. Cây đó sống nhờ rễ. Nếu cắt đứt rễ, cây không thể sống.
Rễ là nhân (hetu) hay căn gốc (mùla). Trong đó cái nào là duyên của cây ?

7) Trong thời Phật, ngộ được chân tánh vạn pháp: “Cái gì có sanh (samudaya-dhamma), tất
nhiên phải có diệt (nirodha-dhamma)” thì được gọI là A la Hán và ngộ được lý này này
thì không còn tái sinh. Giải thích vì sao ?

8) “Như Thật Trí” (the knowledge of things as they truly are) là trực giác trí (the intuitive
knowledge), trí này được có mặt khi nó không bị tâm nhị nguyên che khuất. Nó nhận ra
chân tánh hay tánh của sự vật (the nature of things). Từ đó nó đưa tâm đến giải thoát.
Thái độ chủ quan cản trở thấy như thật.
Bằng thấy như thật (P: yathàbhùtam pajànàti: sees things as they truly are.) ta sẽ đạt được
trí siêu thế (lokuttara-nàna: supramundane/transdescental knowledge). Vì bằng cách thấy
này tâm không dính vào đâu, nó được giải thoát. Trên phương diện tâm lý hay cách nhìn
tâm lý, đây là trạng thái ý thức trong sạch hay tâm hoàn toàn giải thoát (cetovimutti) khỏi
các đối tượng.
Yêu cầu giải thích cách thấy này ?
Như thật tri kiến (P: yathàbhùtanànadassanam): knowing and insight of things as they
are) là thấy và biết như thật. Định là nguyên nhân (upanisà): the cause) đưa đến thấy biết
như thật. Ngược lại bằng thấy như thật, ta cũng đạt được định.

9) Dữ kiện giác quan là xúc và tưởng là hai nguồn kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta
ngay từ lúc đầu. Nhưng Phật nhấn mạnh tưởng cũng đưa đến sai lầm. Vậy làm thế nào để
có sự hiểu biết đúng ?

10) Thiên kiến chủ quan (the subjective prejudices) có cản trở thấy như thật không ? Cái gì
cản trở thấy như thật ?

11) Tham, Sân, Si, Sợ hãi, Thích, Không thích. Cái gì hiện hữu biết hiện hữu, cái gì không
hiện hữu biết không hiện hữu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Bảy 2010(Xem: 9060)
Các câu hỏi TRẮC NGHIỆM dành cho Thiền Sinh Khóa Bát Nhã - lớp Trung Cấp 2
14 Tháng Bảy 2010(Xem: 10236)
Các câu hỏi Thảo Luận dành cho Thiền Sinh Khóa Bát Nhã - lớp Trung Cấp 2 Đề tài: TỨ DIỆU ĐẾ
69,256