HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0457 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY

28 Tháng Mười Một 20226:23 CH(Xem: 1037)

Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam:
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 4/4:
CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY  

(từ 1954 đến đầu thế kỷ thứ 21)

 

H.L. Trần Văn Đạt

 

 

Trong khoảng thời gian giới hạn này, những thiền phái chính thốngViệt Nam vẫn còn tiếp tục con đường truyền thống hoặc hoạt động tương đối âm thầm như: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào ĐộngLiễu Quán dưới nhiều hình thức, thay đổi theo thời gian; trong khi một số nhánh thiền mới không phân biệt rõ rệt tông phái cũng xuất hiện vào hậu bán thế kỷ thứ 20 đến đầu thế kỷ thứ 21 với hướng đi riêng biệt. Tuy nhiên, đa số các thiền sư đều có cội nguồn từ các dòng thiền lâu đời. Trong những thiền sư Việt Nam lão thành nổi tiếng, một số vị sau đây có những hoạt động hoằng pháp nổi bật lâu năm được quan tâm ở trong và ngoài nước:

 

-         Hòa thượng Thích Thanh Từ (sinh năm 1.924-)
DD0457 Thich Thanh Từ
môn đồ của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1.918-1.973)là một trong những thiền sưảnh hưởng lớn đến công cuộc phục hưng thiền tông truyền thống Việt Nam ngày nay. Thiền Sư Thích Thanh Từ sinh ngày 24-7-1.924 tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long. Thiền sư đã thu nhận kiến thức và thực nghiệm đạo pháp từ nền giáo dục Phật học trong nước, sau đó Ngài khởi đầu sự nghiệp thiền với quyết định lên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu nhập thất trong hai năm cho đến khi khai sáng bắt đầu làm Phật sự [1]. Pháp thực hành thiền của Hòa thượng là dạy tăng chúng tu tập theo đường lối của Thiền sư Khuê Phong Mật tông, đó là kiến tánh khởi tu, thiền-giáo song hành và thực hành phương pháp Thiền Tri Vọng và pháp Lục Diệu môn[1]. Đặc biệt trong thực hành, Thiền sư đã dung hợp pháp tu của ba vị Tổ thiền: Nhị tổ Huệ Khả (494-601), Lục tổ Huệ Năng (638-713) và Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông (1258-1308) để có một lối tu cụ thể gồm 4 pháp chủ  yếu: (i) Biết vọng không theo (ii) Đối cảnh vô tâm, (iii) Không kẹt hai bên, và (iv) Hằng sống với cái thật [2].

Thiền sư Thích Thanh Từ đã có nhiều công lao khi xây dựng tu viện mới ở Việt Nam gồm các tu viện Chơn Không, Bát Nhã, Linh Quang, các thiền viện mang tên Chiếu (như Thường Chiếu, Viên Chiếu…). Sau nhiều nỗ lực chấn hưng thiền trong nước, gần đây nhất, Thiền sư có công khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm. Ngài đã xây dựng một số tu viện lớn ở núi Yên Tử, Đà Lạt và nhiều nơi khác mang tên Trúc lâm để nối lại ý nghĩa của Trúc Lâm với nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, cũng có nguồn tin cho rằng những gì Thiền sư đã tạo ra không phải là Phật giáo Trúc Lâm nguyên thủy, dù vậy vẫn có ảnh hưởng tích cực trong công cuộc hoằng phápcải cách Phật giáo trong và ngoài nước [3]. Hòa thượng Thích Thanh Từ đã đi du hoánổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới.

 

-         Thiền sư Thích Duy Lực (1923-2000), 
DD0457 Thích Duy Lực
đệ tử Hòa thượng Thích Hoằng Tu, cao tăng người gốc Hoa đến Chợ Lớn, Sài Gòn hoằng pháp, thuộc dòng Tào Động hệ phái Cổ Sơn do ngài Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) sáng lập, chủ trương đào tạo các đệ tử theo phương pháp Thiền khán thoại đầu của tông Lâm Tế, khá thịnh hành tại miền Đông nam Việt Nam, được các môn đệ tiếp nối truyền bá đến nay [4,5].  Từ những năm 1990, Hòa Thượng thường đi giảng Thiền ở nhiều nơi trên thế giới, nhứt là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những năm cuối đời, Sư thường được thỉnh đến giảng tại các nước như: Chùa Chánh Giác ở Toronto Canada, Chùa Quan Âm ở Brisbane Úc, Tịnh xá Đại BiĐài Loan và một số chùa ở Hồng Kông. Nhất là các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ Sư Thiềnthiền sinh tham gia tu học đông đảo [6]

 

-         Thiền sư Đỗ Thuần Hậu (1883-1967)Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (1923-2009):

DD0457 Do Thuan Hau
DD0457 Lương Sĩ Hằng


Ở miền Nam Việt Nam thời kỳ này  có nhóm Tu Thiền theo “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp”, được thành lập vào năm 1942 bởi cụ Đỗ Thuần Hậu (1883-1967) còn gọi là ông Tư và sau đó phát  triển rộng trong và ngoài nước dưới sự hướng dẫn tích cực của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (1923-2009) - pháp danh Vĩ Kiên và tên thường gọi là ông Tám. Dòng thiền này chủ trương đời đạo song tu, gồm có ba pháp chánh (Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định) và một pháp phụ (Pháp Luân Chiếu Minh) rất quan trọng để thanh lọc bản thể và khai triển tâm linh [7].

 

-         Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1.926-2.022)
DD0457 Thich Nhất Hạnh
tên là Nguyễn Xuân Bảo sinh ra ở cố đô Huế. Năm 16 tuổi, ông nhập tu tại chùa Từ Hiếu và sư phụ chính là Thiền sư Thanh Quý Chân  Thật. Ông là  một trong những nhà sư Phật giáoảnh hưởng lớn nhất thế giới, người đưa pháp mônChánh niệm tỉnh thứcphổ biến rộng rãi tại phương Tây và là người hăng say dấn thân cho hoà bình. Ông trú tại tu viện Làng Mai, miền Nam nước Pháp và cuối đời sốngViệt Nam, thuộc thế hệ thứ 8 dòng Liễu Quán và thứ 42 dòng Lâm Tế, người có nhiều công đức phát triển Thiền tông Việt Nam ở hải ngoại, trở thành vị Thiền sư nổi tiếng thế giới. Thiền sư Nhất hạnh viên tịch vào ngày 22-1-2.022 ở Huế. Tư tưởng thiền đạo của Thầy Thích Nhất Hạnhkết hợp nhiều giáo lý của Phật giáo nguyên thủy, truyền thống Phật giáo Đại thừa Yogācāra và Thiền, và những ý tưởng từ tâm lý học phương Tây để phổ biến chánh niệm về hơi thở và bốn nền tảng của chánh niệm, hình thành một hướng tu tập hiện đại về thực hành thiền định [8].

 

-         Hòa Thượng Thích Thông Triệt:
DD0457 Thích Thông Triệt
Đến cuối thế kỷ thứ 20 và đầu 21, trong số nhiều Thiền sư nổi tiếng hiện nay ở hải ngoại, Hòa Thượng Thích Thông Triệt (1929 - 2019), Pháp danh Nhật Chiêu, đạo hiệu Thông Triệt, đời thứ 41 Lâm Tế, khai tông lập phái Thiền học Tánh Không  năm 1995, thuộc Thiền Trúc Lâm từ thế kỷ thứ 13 cùng tông Lâm Tế từ thế kỷ thứ 17 [8]. Thiền Tánh Không chủ trương thực hànhphổ biến tu tập căn cứ trên đường lối thực hành chứng đạothành đạo của Đức Phật Thích Ca, mang sắc thái trung đạokết hợp với thành quả nghiên cứu khoa học não bộ để giúp người tu học giữ được thân tâm lành mạnh, phát huy trí tuệ hầu nuôi dưỡng tâm linh luôn được trong sáng, tỉnh lặng, từ bibình đẳng. Mục tiêu rốt ráo của Thiền Tánh Không là giúp đại chúng có được sự hài hòa tâm, thân và trí tuệ để có cuộc sống nhiều an lạc hơn. Đặc biệt, Thầy Thiền chủ sử dụng phương tiện Ly Ngôn hay Không Lời do Phật và Tổ chỉ dạy để thực hành. Cốt lõi của phương pháp thực hành thiền đạt được cái vô sanhtánh giác gồm 2 trọng điểm: (i) Biết không lời (nonverbal awareness) và (ii) Đối tượng biết (the object of awareness) và Tánh biết (the nature of awareness or the awareness) trong giai đoạn tu tập để tiến đến Nhận thức biết không lời chứng ngộ Niết Bàn. Thiền học Tánh Không hiện đang phát triển ở nhiều nước trên thế giới bao gồm 19 đạo tràng tại Bắc Mỹ, châu Âu, Úc châu và Việt Nam .

 

Ngoài ra, còn có một số thiền sư thế hệ sau cũng nổi tiếng không ít được nhiều thiền sinh đạo hữu trọng vọng ở hải ngoại, bao gồm Thầy Hằng Trường (sinh 1.961 tại Huế), Hòa Thượng Viên Minh (sinh 1.944 tại Quảng Trị), Hòa Thượng Phước Tịnh (sinh 1.947 tại Đồng Tháp), Sư Giác Nguyên (Toại Khanh sinh 1.969), Ni Sư Thích Nữ Chân Thiền (Thiền Công án, là đệ tử của Ngài Philip Kapleau, sinh 1.938 tại Bến Tre) (liên lạc với Tuệ Chiếu) v.v., chưa kể đến nhiều vị thiền sư chân chính nổi tiếng trong nước.

 

Tóm lại, Phật giáoThiền tông là cột sống, pháp tu học vững chắc của tôn giáo này đã có mặt trên đất nước Văn Lang ít nhứt từ đời vua Hùng Vương thứ 7 đến 18 cách nay khoảng 2.300 năm. Tất cả các dụng công tu tập của các dòng Thiền đều hướng về tâm để tìm hiểu, an trụ và phát huy bản thể chân thật của tâm hay tánh giác trong sáng của mình để sớm được giác ngộgiải thoát. Qua thời gian, Thiền tông Việt Nam lớn mạnh, bền vữngđặc biệt nở rộ trong hậu bán thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21 sau khi trải qua nhiều biến cố và khó khăn của đất nước. Sự truyền bá Phật giáo tại Việt Nam vẫn mở rộng từ những ngày đầu lập quốc với Sơ tổ khởi tông Việt Nam Khương Tăng Hội đến nay, bên cạnh các dòng thiền du nhập sau này từ nước ngoài - Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn ThôngThảo ĐườngTào Động và Lâm Tế; từ đó tư tưởng của ba dòng Thiền đầu tiên được hòa nhập vào văn hóa Việt để trở thành Thiền phái dân tộc Trúc Lâm, sau này có thêm dòng Liễu Quán. Tuy nhiên, hiện nay các thiền phái không còn mang rõ nét của những dòng thiền chính thống du nhập và dường như đang có khuynh hướng tách rời các nhánh Phật giáo đương đại để trở thành thiền phái độc lậpcá biệt, trái với xu hướng hội nhập trong giai đoạn Phật giáo suy đồi để tồn tạithích ứng với nền văn hóa xã hội bản xứ ngày nào.

Do trào lưu tiến hóa nhân loại, cách tu tập thiền ngày càng xa dần các phong thái mật truyền, tâm ấn, đốn ngộ, công án, thoại đầu, các lời nói như vô nghĩa… của các dòng thiền có nguồn gốc Trung Quốc, mà thiên về những pháp thực hành đơn giản, thực tiển và có tính cách nhân văn hơn. Chẳng hạn, việc truyền dạy, tu tập, hoằng pháp được thể hiện công khai bằng truyền tải kinh nghiệm tu tập, chuyển giao kỹ thuật thực hành, hiểu biết khoa học, kết hợp hồi đáp sinh học với mục đích thực tế về sức khỏe thân tâm, phát huy trí tuệ siêu việt, và mở rộng lòng từ bi hỉ xả. Trong khi đó, thiền sự được phát huy và lan rộng nhanh chóng khắp nơi nhờ các kiến thức hiểu biết sử dụng những phương tiện thiết bị tiên tiến như Radio, TV, CD, DVD, USB, trang Web, Blog, Facebook, Viber, Youtube, Zoom… trực tuyến hoặc gián tiếp; điều này đang giúp các thiền đường, cơ sở tu học, cư sĩ, tăng ni hoạt động hữu hiệu hơn trong việc truyền tải Phật pháp đến đại chúng. Từ đó, những dòng thiền hiện hành tự chuyển hóa để thích nghi với nền văn minh hiện đại; đồng thời hỗ trợ thiền sinh, giáo thọ, cư sĩtăng ni hội nhập hiệu quả vào các nền văn hóa xã hội thế giới mở rộng để cùng có cuộc sống tạm dung an lạc, trong khi hướng tâm tu tập về giải thoát rốt ráo lâu dài.

Vạn pháp chảy về tâm

An lạc đến âm thầm.

Chân tâm hằng trống rỗng

Có thật cũng là không!

 

Tóm lược niên biểu thành lập các phái Thiền tôngViệt Nam như sau [9,10]:

-         Thế kỷ thứ 3 - 2 tr TL: đạo Phật nguyên thủy từ Ấn Độ truyền vào Giao Chỉ và Champa.

-         Năm 189 sau TL: Lý hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được Mâu Tử viết tại Giao Chỉ.

-         Năm 247: Đại sư Khương Tăng Hội là người Việt đầu tiên sang Đông Ngô, Trung Quốc truyền đạo. Hiện nay, Đại sư được một số nhà nghiên cứu Phật học trong nước tôn vinh là Sơ tổ đầu tiên của Thiền học Việt Nam.

-         Năm 580: Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi ra đời ở ĐạiViệt.

-         Năm 820: Thiền phái Vô Ngôn Thông được thành lập theo thiền Nam tông.

-         Năm 1009: nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời kỳ cực thịnh của đạo Phật tại Việt Nam kéo dài 400 năm.

-         Năm 1069: thành lập Thiền phái Thảo Đường.

-         Năm 1299: thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái lớn đầu tiên của người Việt.

-         Năm 1400: nhà Trần mất; nhà Hậu Lê tôn vinh Nho học làm quốc giáo; đạo Phật bắt đầu suy thoái.

-         Thế kỷ thứ 17: hai dòng Thiền Nam tông quan trọng là Lâm TếTào Động truyền vào Việt Nam từ Trung Quốc, phát triển tại Đàng Trong và Đàng Ngoài.

-         Thế kỷ 18: dòng Liễu Quán do Sơ Tổ Việt Nam thành lập.

-         Năm 1884: Pháp hoàn tất xâm chiếm Việt Nam, đạo Phật tiếp tục suy thoái do bị chèn ép và không được quan tâm so với Thiên Chúa giáo.

-         Thế kỷ thứ 20: Phật giáo phục hưng tại Việt Nam và một số dòng thiền mới được thành lập, Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) xuất hiện; nhưng không quan tâm nhiều đến sự khác biệt môn phái.

-         Tháng 11/1954: Giáo hội Thiền Tông Việt Nam chính thức được thành lập tại Gia Định.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Thanh_T%E1%BB%AB
  2. Thích Thanh Từ. 1991. Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20. Asian printing, Westminster, Nam Cali, 354 trang.
  3. Thích Thanh Từ: https://en.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Thanh_T%E1%BB%AB.
  4. Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org)
  5. Thiền tông tại Việt Nam: Thiền tông – Wikipedia tiếng Việt 
  6. Thích Duy Lực: Tiểu sử Hòa Thượng Thích Duy Lực (tosuthien.com)
  7. Pháp lý Vô vi: https://thuyetgiangphatphap.com/phap-ly-vo-vi-khoa-hoc-huyen-bi-phat-phap/
  8. Thích Nhất Hạnh: https://en.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Nh%E1%BA%A5t_H%E1%BA%A1nh
  1. Nguyễn Tường Bách. 2021. Video Sự phát triển của Phật Giáo tại châu Á. (https://www.tanhkhong.org/p1185a1856/dd199-nguyen-tuong-bach-su-phat-trien-cua-phat-giao-tai-chau-a-
  2. Tuệ Thiện Hồ Hồng Phước. Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/images/file/3luRj7ut1QgQAPtr/nienbieulichsu-pgvn-2-.pdf.
  3. Lịch sử Phật giáo Việt Nam:

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

 



[1] Lục Diệu môncăn bản của người nội hành. Đức Thích Ca mới đến cội bồ ngồi kiết già đề suy nghĩ pháp An-Ban: Sổ tức (đếm hơi thở), Tùy tức (để tâm theo hơi thở), Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh (Wiki).

 

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Mười Một 20228:24 CH
Khách
ĐA TẠ

Thân tặng Pháp Hữu
Huy Lữ Trần Văn Đạt

Đa tạ người đã viết ra
Những bài biên khảo thật là tuyệt thay !
Tuyệt thay ! là ở chỗ này :
Từ lâu tôi đọc, nhưng nay quên rồi

Muốn nhớ, thì phải tìm tòi
Khổ công tìm kiếm ! tìm tòi ở đâu ?
Nhưng mà thật quá nhiệm mầu
Sẵn bài biên khảo, không cầu ! mà đây !

Trần Văn Đạt, bạn quá hay !
Không hay sao lại viết đầy bao trang !
Tôi xin tán thán bạn vàng
Những bài biên khảo, thật đáng để đời !!!

11/25/2022
Tiểu Thất
HUỲNH GIA TRANG
Không Lạc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Giêng 20231:42 CH(Xem: 959)
Xin cầu chúc nụ cười tươi nở Năm mới về phước cỡ đủ vừa Dư ăn dư mặc còn thừa Từ tâm bố thí người chưa đủ đầy.
10 Tháng Giêng 202312:42 CH(Xem: 766)
Năm cũ có thiên tai, ngheò khổ đến thế nào, con người vẫn hy vọng năm mới sẽ hạnh phúc no ấm hơn. Bởi thế mùa Xuân đồng nghĩa với Hy vọng, Tình yêu và Hạnh phúc. Tôi yêu mùa Xuân vì mùa Xuân mang lại cho tôi tất cả những thứ ấy, mà bạc tiền hay danh vọng không bán được cho tôi.
10 Tháng Giêng 20239:14 SA(Xem: 810)
Phật pháp rộng lớn sâu thâm Thấy ra khuyết điểm cái Tâm của mình Bấy giờ, nào biết phân minh Trải qua nghịch nạn thất kinh cả đời
03 Tháng Giêng 20233:18 CH(Xem: 1012)
Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bản là cần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật.
02 Tháng Giêng 20238:20 SA(Xem: 724)
Bài thơ viết ngày đầu năm “TẾT TÂY”, kính tặng tròn năm bạn bè Bao nhiêu phiền lụy “cho de” Niềm vui thì giữ, khỏe re tâm mình !!!
02 Tháng Giêng 20238:17 SA(Xem: 934)
Khi Đông qua, lại đón XUÂN về Cầu Phúc Lộc tròn đủ phủ phê Quý Mão 23, đời an lạc Xã hội thanh bình, người hết mê.
01 Tháng Giêng 20237:57 SA(Xem: 697)
29 Tháng Mười Hai 20228:29 SA(Xem: 1167)
KÍNH CHÚC: Chư tôn đức Tăng ni Tánh Không Quý Huynh đệ khắp các Đạo tràng Tánh Không Quý tác giả trên Diễn Đàn Cùng Nhau Tu học: NĂM MỚI 2023 Thân Tâm thường An Lạc
28 Tháng Mười Hai 202211:22 SA(Xem: 826)
Chào năm cũ, hân hoan mừng Xuân mới Tự dặn lòng sống tỉnh thức mỗi ngày Sống trọn vẹn trong phút giây hiện tại Đón mùa Xuân tươi thắm những nhành mai
27 Tháng Mười Hai 202210:37 CH(Xem: 754)
Ngoái nhìn lại trong Thiền Đường Tỷ, Huynh, Muội thân thương vô cùng Ngày Lễ Thầy đều cùng chung Cố dẹp mọi chuyện, để cùng về đây
27 Tháng Mười Hai 20226:07 CH(Xem: 1164)
BÀI HỌC QUÉT LÁ - Thơ: Diệu Nhân (ĐT Tánh Không Saccamento) - Lời Cổ Nhạc và Trình bày: Tâm Minh (Marc Giang) (ĐT Tánh Không Toulouse, France) -. Cổ nhạc Nam Bộ - điệu Trăng Thu Dạ Khúc
19 Tháng Mười Hai 20228:56 CH(Xem: 864)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
19 Tháng Mười Hai 20229:26 SA(Xem: 676)
19 Tháng Mười Hai 20228:53 SA(Xem: 720)
Đê đầu vọng bái Ân Sư Tử Sinh chia cách kể từ hôm nay Ơn Thầy mang nặng đôi vai Luôn luôn nhớ mãi, ngày ngày chẳng quên !”
13 Tháng Mười Hai 20226:50 SA(Xem: 851)
13 Tháng Mười Hai 20226:30 SA(Xem: 1118)
12 Tháng Mười Hai 202212:57 CH(Xem: 856)
11 Tháng Mười Hai 20226:26 SA(Xem: 786)
TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ:
06 Tháng Mười Hai 20226:24 CH(Xem: 1111)
Lý thuyết Ba Bộ Óc của ông MacLean là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong ngành khoa học não bộ với những hệ quả sâu sắc hướng dẫn chúng ta nghiên cứu thêm để biết được thế nào là sự hoạt động lý tưởng của bộ óc và của con người....
06 Tháng Mười Hai 20228:51 SA(Xem: 750)
Giờ biết trầm luân hay giải thoát Đều do tu tập sáu căn này, Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý Không dính sáu trần mới thật hay.
05 Tháng Mười Hai 20227:56 SA(Xem: 886)
Khách qua đò, cùng “Già” quỳ xuống Chắp tay hướng, về phía xa xa Đồng ép cạn đôi dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ, khóc tiễn Ông !!!
29 Tháng Mười Một 202211:52 SA(Xem: 734)
Huynh đệ ơi ! Xin tất cả Tống Biệt hết những cặn bã quá dơ Trong Não, lũy kiếp đến giờ Tống tất cả, cho hết dơ bạn nhá !!!
28 Tháng Mười Một 20227:24 SA(Xem: 841)
Học lại lớp Căn bản lần thứ hai, con mới nhận ra rằng có những điều mình cứ ngỡ rằng đã biết, nhưng khi nghe lại vẫn thấm thía và ý nghĩa vô cùng. Giờ con mới hiểu vì sao Cô đã nghe Thầy giảng về Thiền Căn bản 26 lần không chán.
24 Tháng Mười Một 20227:27 SA(Xem: 1358)
23 Tháng Mười Một 20228:35 CH(Xem: 898)
20 Tháng Mười Một 20221:36 SA(Xem: 870)
Gà Lôi ! tội nghiệp dường bao ! Nghiệp chi mà phải sanh vào Gà Lôi ? Cúi xin cầu nguyện đất trời Làm sao xui khiến người đời thôi ăn !!!
14 Tháng Mười Một 20224:27 CH(Xem: 781)
Trần gian là biển khổ Không bám-víu si-mê! Hình tướng đều vô ngã Không chấp lời khen chê..! Vô thường nơi cõi tạm Chẳng có gì trường tồn Không đam-mê vật-chất! Sống thanh-tịnh tốt hơn.,,
10 Tháng Mười Một 202210:37 SA(Xem: 1058)
Thế kỷ thứ 6 - Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi Thế kỷ thứ 9 - Thiền phái Vô Ngôn Thông
09 Tháng Mười Một 202210:30 SA(Xem: 796)
Thân này thật quá mong manh Kiếp người như sợi chỉ mành treo chuông Mong sao có người tỏ tường Thấy “Cài TĨNH LẶNG”, chỉ đường đi nhanh !
08 Tháng Mười Một 20221:36 CH(Xem: 1026)
BIÊN KHÀO: Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM H.L. Trần Văn Đạt
04 Tháng Mười Một 202212:40 CH(Xem: 854)
Các bạn ơi, các bạn nào chưa từng chơi "game” Tâm Linh như tôi, hãy bước vào cuộc hành trình này nếu nhận thấy có nhu cầu thoát khổ về thân, tâm, hoặc có nhu cầu giác ngộ, tu tập để phát huy trí tuệ tâm linh hay có nhu cầu giải thoát, khi sống thì sống an nhiên tự tại và khi ra đi thì cũng tự tại mà ra đi, các bạn cần những “game” này. ...
04 Tháng Mười Một 202212:32 CH(Xem: 767)
Tu thiền tâm giác ngộ Xả bỏ tham, sân, si! Biết cuộc đời giả tạm Không vướng mắc sầu bi!
02 Tháng Mười Một 202210:45 SA(Xem: 1055)
Phật pháp là gì? Là dạy cho ta không còn so sánh phân biệt giữa đây và đó, giữa ta và người, giữa yêu và ghét, đẹp và xấu, được và mất, v.v...
01 Tháng Mười Một 20228:30 CH(Xem: 955)
Bước chân vào học lớp Thiền rồi Như thực Tâm Như và Tâm đời Có học mới thấy mình tội lỗi Có học mới biết mình Tâm đời
31 Tháng Mười 20221:18 SA(Xem: 878)
Khi thành người VÔ DANH TIỂU TỐT Ta sẽ hốt một đống Kim Cương Trong Tâm ta, ai nào có tường “ Sự tĩnh lặng miên trường mãi mãi”
26 Tháng Mười 20221:29 CH(Xem: 1193)
Nhờ có Tín Căn và Tấn Căn mà sẽ có TÍN LỰC và TẤN LỰC giúp cho người tu có sức mạnh, thoát ra khỏi mọi nghi ngờ, do dự, thoát ra khỏi những cám dỗ của Dục lạc, vượt qua những giá trị mà thế gian ca ngợi để tu tập Bát Chánh Đạo nhằm đưa đến NHẤT HƯỚNG.
24 Tháng Mười 202211:03 CH(Xem: 1089)
“Nhìn Bóng Đen” chiêu thức nầy Hòa Thượng Thông Triệt, Tổ Thầy truyền trao Tuyến Tùng tiết chất Mela(tonin) Nước sinh hóa học dỗ ta ngủ liền.
24 Tháng Mười 202210:55 CH(Xem: 723)
Sợi KHÔNG là sợi dây THIỀN Ý liền lặng ! chẳng biên cương ! rừng già ! Kinh Pháp Cú dạy, Ý là : Đầu dây mối nhợ, Tâm ta chẳng ngừng
23 Tháng Mười 20224:50 CH(Xem: 832)
Nhận thức về trạng thái Tâm KHÔNG NÓI là cái trạng thái tâm BIỂT KHÔNG LỜI, nghĩa là tâm vắng lặng và tỉnh thức, vừa TỊCH, vừa CHIẾU
19 Tháng Mười 20223:33 CH(Xem: 1137)
Hỏi: Tại sao cần phải biết tới não bộ để tập Thiền? Đáp: Biết về não bộ giúp chúng ta biết được mình tập thiền sai hay đúng. Nhờ đó, ta thiền thành công hơn và đạt được kết quả nhanh chóng hơn.
17 Tháng Mười 202211:05 CH(Xem: 725)
“ CÁI NHỚ nó chở Nói Thầm Muốn dẹp thì hãy dẹp mầm nhớ nhung “ Ta hãy áp dụng tận cùng Mỗi lần Vọng đến ta buông NHỚ liền
15 Tháng Mười 20227:39 SA(Xem: 767)
... Có một điều chắc chắn là tinh thần con bây giờ rất là positive, con xin lỗi không biết tiếng Việt gọi là gì, chứ không buồn lo như ngày xưa...
12 Tháng Mười 202211:21 SA(Xem: 807)
TÁNH KHÔNG là tối thượng Niềm hạnh phúc vô biên Là không còn đau khổ Là Hạnh phúc Niết Bàn .
10 Tháng Mười 202210:15 CH(Xem: 764)
Từ lũy kiếp, Trần sinh Trần diệt Bao đời rồi, Vạn tử Vạn sinh Biết đến đâu, cho cuộc đăng trình ? Như chiếc lá lênh đênh trôi nổi !!!
10 Tháng Mười 20228:48 SA(Xem: 849)
Chuyển hóa tâm là một quá trình. Mà quá trình nào cũng phải có lúc bắt đầu. Những cảm giác suy nghĩ mấy tuần qua chỉ mới là khởi điểm. Và con biết muốn có được cái Tâm thanh thản như thế này thì phải cố gắng lúc nào cũng sống trong tỉnh thức.
07 Tháng Mười 202212:15 CH(Xem: 1518)
Nhất Tâm không nói từng giây Đêm ngày miên mật cõi này Vô Sanh
03 Tháng Mười 20229:42 CH(Xem: 926)
Hãy thức dậy, mặt trời hồng đỏ. Xóa màn đêm, sáng rõ mọi nơi. Ta nên tự tại thảnh thơi. Tinh tấn tu học, cho đời ngát hương.
02 Tháng Mười 20229:52 SA(Xem: 729)
Đông tây vũ trụ một nhà. Năm châu hoan hỷ chan hòa niềm tin.
02 Tháng Mười 20228:53 SA(Xem: 1009)
Nhất tâm bất loạn với tôi nay chính là tâm bây giờ và ở đây, trong giây phút hiện tại...
28 Tháng Chín 20229:06 SA(Xem: 966)
Qua thực hành Thiền tôi biết rõ hơn những gì Chúa Kytô giảng dạy và tại sao Chúa lại giảng dạy những điều như vậy để mọi người nếu làm theo sẽ tìm được sự bình an. Qua thực hành Thiền tôi hiểu rõ ngụ ngôn của Chúa Kytô đứa con cùng tử quay lại tìm cha, hoặc ngụ ngôn của Đức Phật mọi người có của báu mà không biết dùng. Quan trọng hơn hết, qua thực hành Thiền tôi luôn có sự bình thản và an nhiên trong cuộc đời để luôn sống với bài kinh Vô Tự ở trong tôi.
26 Tháng Chín 20229:10 CH(Xem: 1099)
KHÔNG Ý là viên linh đơn Diệt hết tất cả những cơn NÓI THẦM Diệt luôn cả những mộng mầm “Thất tình, lục dục, cùng mầm tỵ ganh...”
21 Tháng Chín 20226:43 SA(Xem: 1019)
Thấy, Nghe, Xúc Chạm, Nhận Thức “Chỉ là” tiếng vọng của Xúc - Sắc Thọ Tưởng Hành Thức “Chỉ là” Cái Ta ảo tưởng - 6 căn + 6 trần + 6 thức “Chỉ là” toàn bộ thế giới HUYỄN - Và một sự thẩm định giá trị rốt ráo sau cùng là: Tất cả Pháp “Chỉ là” đến, để rồi đi.
19 Tháng Chín 20229:13 CH(Xem: 1267)
Nhu cầu về tâm linh gắn liền với loài người từ thời xa xưa, nhưng có lẽ vì cuộc sống che lấp, đến khi gặp khổ đau, có vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống người ta mới hướng về tâm linh.
19 Tháng Chín 20223:27 CH(Xem: 793)
Tham lam ! Xin được tham lam ! Kiếp tới kính xin được làm Thầy tu Tận trên đỉnh núi sương mù, Hay là Cùn Cốc..., Tâm tu đạo Thiền
14 Tháng Chín 20226:57 SA(Xem: 797)
Trên đường về nhà, lắng lòng nhớ lời Phật dạy. Thân tâm tịnh dưỡng. Chờ ngày ra đi
13 Tháng Chín 20229:03 SA(Xem: 1573)
Từ ngày ra thất trở về, tôi không thể ngờ khi tôi nói lên hay nói thầm hai từ KHÔNG NÓI, tâm tôi trở nên yên lặng. Thật là hạnh phúc làm sao !!! và uất cảm bay mất tức thì. Tôi xin cám ơn với tất cả tấm lòng sâu sắc của tôi tới tất cả những người đã mang đến một món quà đẹp nhất cho đời tôi là THIỀN HỌC.
12 Tháng Chín 202211:43 SA(Xem: 904)
Thu đến rồi lại Thu đi, Sinh Trụ Hoại Diệt, Tụ-Ly vô thường. Những ai nắm được dây cương, Ngựa Tâm chế ngự, liễu tường CHƠN NHƯ!
12 Tháng Chín 202211:33 SA(Xem: 779)
Mượn GIÓ mang Hương Thiền bay Nhờ MÂY chở Hương Thiền này GIÓ MÂY bay xa nghìn dặm Đến tận Huynh Đệ xa xăm
06 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 952)
Hôm nay ngày lễ Húy kỵ Thầy Tỳ Kheo Không Chiếu hiện kiếp nầy Tánh Không Thiền pháp luôn rao giảng Không Nói chiêu Thầy ban đó đây.
05 Tháng Chín 202212:28 SA(Xem: 897)
Vì BIẾT, nên chẳng dính Tiếng ồn ào tục lụy Bụi phố thị phồn hoa Nên an nhiện tự tại.
28 Tháng Tám 20226:52 SA(Xem: 965)
Ý tưởng đầu tiên tôi muốn viết Bài Trình này là do tấm lòng biết ơn của tôi đến Thiền sư mà tôi luôn nhớ ơn sâu đậm trong tâm là Hoà Thượng Thích Thông Triệt, là Thiền chủ Thiền viện Tánh Không, Perris – California, Hoa Kỳ. Thầy vẫn không ngừng nghiên cứu, biên soạn những phương thức giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc để hướng dẫn thiền sinh thực hành Thiền đạt được kết quả tốt mà nhanh theo những bước chân của Đức Phật Thích Ca. Một trong những phương thức đó là kỹ thuật “Không Nói”.
27 Tháng Tám 20228:17 SA(Xem: 774)
Ta lạc lõng chết chìm trong sinh diệt Cơn lốc đời cuốn xoáy trói chân ta Vô lượng kiếp đã mang phận xa nhà Loanh quanh mãi vẫn chưa tìm được bến.
22 Tháng Tám 20227:31 SA(Xem: 851)
Ta mới đó, vừa tròn một tuổi Mà nay đã gần tuổi “ chín mươi” Kiếp người nghĩ cũng tức cười Tranh , giành, danh, lợi, quên đời có không !!!
22 Tháng Tám 20227:20 SA(Xem: 792)
Bốn cánh hoa thật nhiệm mầu Bốn cánh chẳng khác chiếc cầu độ nhân Là kinh TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỪ BI HỶ XÃ, tượng mầm độ nhân.
16 Tháng Tám 20228:50 CH(Xem: 898)
Người ta có thể lăng xăng đi “tìm một con đường, tìm một lối đi”, nhưng khi nhìn rõ được toàn cảnh thì sẽ tự tại. Đơn giản chỉ là để sống tốt. Trầm mặc nắng mưa là một ranh giới mỏng manh giữa đạo và đời.
16 Tháng Tám 202212:00 CH(Xem: 822)
Bạn tôi là Tọa Cụ Một người bạn rất hiền Rủ nhau vào rừng Thiền Nghe muôn chim ca hát
14 Tháng Tám 20227:01 CH(Xem: 1133)
Phải chăng lễ Vu lan là một phong tục để tưởng nhớ đến người thân và báo hiếu thôi chứ nói theo Phật pháp thì khi ra đi, chỉ còn cái tâm thôi.
11 Tháng Tám 202210:31 SA(Xem: 1065)
Thọ trăm tuổi, Song Từ còn thiếu Gói hành trang công đức diệu kỳ, Tích xưa xin hãy nhớ ghi, Vu Lan Bồn pháp, thực thi nhiệm màu . Dù Cha Mẹ sướng vui, đau khổ, Là tương quan nhân quả tạo nên, Tham sân, ái nhiễm đầy lên, Lậu hoặc huân tập, móng nền đoạ sa . Làm con phải biết nhìn xa, Giúp cho Cha Mẹ, Ông Bà tu mau . Đời nầy tận mãi mai sau, Gieo trồng giống tốt - đạo màu Từ bi .
10 Tháng Tám 20229:11 SA(Xem: 1102)
Mang niềm vui cho người khác sẽ tạo ra niềm vui cho chính mình. Đó mới là ý nghĩa của cuộc sống: “ Sống bằng yêu thương để đựợc yêu thương". Chung quy là sự cảm thông và sự thương mến chân thành giữa con người với con người. Được như vậy, chính mình sẽ có hạnh phúc và còn tạo hạnh phúc cho người khác.
09 Tháng Tám 20228:05 SA(Xem: 881)
09 Tháng Tám 20227:26 SA(Xem: 992)
Đôi khi tôi tự hỏi tôi : Theo Thầy mấy mươi năm rồi, tại sao ? Vào Định chẳng được là bao, Sắc diện xám xịt một màu ám u ?
02 Tháng Tám 20228:05 SA(Xem: 1137)
Một ngọn nến thắp lên Làm vô minh tận diệt Một ngọn nến thắp lên Soi sáng một niềm tin
25 Tháng Bảy 20224:10 CH(Xem: 972)
Một niệm sân cháy hết rừng công đức Trên cõi đời mấy ai dứt được cái Sân Mặt đỏ bừng, mắt sáng quắc long lanh Miệng tuôn ra những lời bừa bãi Tâm thiêu đốt như rừng đang bốc cháy
25 Tháng Bảy 20224:08 CH(Xem: 897)
Nhãn nay đã được điểm Tâm cũng đã được khai Nên thấy rõ hình hài Trong cõi đời tục lụy !
20 Tháng Bảy 20228:37 SA(Xem: 1376)
When it's winter, I miss you. Even though You have disappeared in the clouds. The full moon here and there is still bright. Missing Teacher is like remembering the old moon
20 Tháng Bảy 20228:30 SA(Xem: 780)
Từ buổi vào Thiền Tánh Không Khai sinh, Thầy viết tên Không Lạc liền Đứng đi, dạy bảo cách riêng Nói cười, nhìn ngó, một miền mà thôi
20 Tháng Bảy 20228:16 SA(Xem: 855)
Hình trong gương là ảo. Cười tâm lại thấy vui. Xụ mặt lại thấy xấu. Đó chỉ là hình tướng.
13 Tháng Bảy 202210:13 SA(Xem: 853)
Vùng Đất Thiêng ngày xưa Ngài Ngự Nay như còn, của tự thuở nào Khiến lòng con cảm thấy nao nao Khi chân bước đi vào ĐẤT PHẬT.
13 Tháng Bảy 20229:15 SA(Xem: 944)
Thay vì chọn biển cả nhiều sóng gió khổ đau, anh chọn bình thản an vui với ao hồ tĩnh lặng nhỏ bé của riêng mình.
05 Tháng Bảy 20226:06 SA(Xem: 884)
Hymalayas, cõi an như Mai này ta sẽ tạ từ ra đi Trở về chốn cũ thị phi Lòng ta cố giữ, như khi với Người !
29 Tháng Sáu 202210:08 SA(Xem: 1130)
Nhìn cuộc đời như thật. Cuộc sống vốn như là. Tâm nay không phiền não. Hạnh phúc từ nơi ta
27 Tháng Sáu 20221:51 CH(Xem: 883)
“Hơn mười năm qua Theo Thầy học Đạo Một dạo trình Thầy Bài thơ ĐẠT MỘNG”
23 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 950)
THÁNG 6, 2022 một số thiền sinh trẻ tự nguyện cúng dường sơn mới Thiền Viện, giờ đây sau gần 25 năm Thiền Viện đã có màu áo mới...
21 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 933)
Hôm nay con đến bên bờ Giữa lòng đất Phật, ai ngờ đại duyên ! Gặp Thầy là một túc duyên Xin Thầy mở rộng Tâm Thiền từ bi
15 Tháng Sáu 20228:07 SA(Xem: 1003)
Thế giới này, tuy thật mà giả, tuy giả mà thật. Khi sáng suốt nhìn cuộc đời với cặp mắt khách quan, ta sẽ nhận ra được ta là ai và thế giới xung quanh ta là gì. Đừng mãi vui với những lạc thú tầm thường, tạm bợ. Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết được rằng có những niềm vui vượt lên trên những thứ hư ảo tầm thường ấy, đó là niềm vui giải thoát.
14 Tháng Sáu 20227:49 CH(Xem: 969)
Căn cơ ! chẳng biết có không ? Mà sao thuở nhỏ thuộc lòng kệ kinh Mới bẩy tuổi, đã một mình Thắp nhang vái lạy, tự mình đọc kinh
06 Tháng Sáu 20221:36 CH(Xem: 898)
Đời tôi chỉ một ước mơ Làm sao qua được bến bờ bên kia ( Dòng sông muôn kiếp chia lìa Bên này chẳng giác , bên kia không lầm ! )
01 Tháng Sáu 202211:22 SA(Xem: 1019)
Xế chiều thân suy yếu Xế chiều xúc cảm nhiều
30 Tháng Năm 20229:44 SA(Xem: 922)
Hương thơ trổ Đóa Hoa Thiền Hai người pháp hữu cùng khiêng đem về Hai người để tạm bên lề Không lên bàn Phật, mà kề gốc cây.
25 Tháng Năm 202210:32 SA(Xem: 1571)
TRỞ VỀ Thơ & trình bày: DIỆU NHƯ Video: HƯNG HUỲNH Đạo tràng Houston Thực hiện
23 Tháng Năm 20227:32 SA(Xem: 954)
Tương lai giờ đã xa khơi Dĩ vãng thì đã mất rồi, chìm sâu Chỉ còn hiện tại dẫn đầu Bây giờ ở đây, là câu tu Thiền !
18 Tháng Năm 20226:58 SA(Xem: 1144)
Đường đời xưa tất bật Nay thanh thản gọi mời Tuổi xế chiều chuẩn bị Ra đi lòng thảnh thơi
17 Tháng Năm 202212:40 CH(Xem: 1573)
Đạo giải thoát Thích Ca, tu hết khổ Mừng Đản Sanh dấu ấn để noi gương Lòng từ bi mới mang lại tình thương Và trí tuệ là suối nguồn giải thoát.
69,256