HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0453 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN

21 Tháng Mười Một 20222:02 CH(Xem: 1208)

Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam:
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 3/4:
Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN

(939-1.884)

 

H.L. Trần Văn Đạt

 

Thiền tông Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt thời kỳ độc lập quân chủ phong kiến, bắt đầu từ Ngô Quyền đánh đuổi giặc Bắc phương và giành độc lập xứ sở cho đến triều đại Nhà Nguyễn và thực dân Pháp chiếm đóng. Thời cực thịnh của Phật giáoThiền tông kéo dài khoảng 400 năm, từ nhà Đinh-Lê đến Lý-Trần, cùng với sự xuất hiện của hai thiền phái nổi tiếngThảo Đường được truyền từ Trung Quốc vào Đại Việt trong thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý và đặc biệt thiền phái Trúc Lâm khởi xướng trong nước bởi Đầu Đà Trần Nhân Tông vào thế kỷ thứ 13. Đến khi nhà Trần chấm dứt, Thiền tông cũng như Phật giáo bước vào thời kỳ suy thoái khoảng 200 năm từ khi nhà Hồ tiếm ngôi đến Hậu Lê. Sau đó, tôn giáo này được phục hưng, nhứt là trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, với sự ra đời của thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài, phái Lâm Tế (cả 2 phái từ Trung Quốc) và dòng Liễu Quán ở Đàng Trong. Vào thời Nhà Nguyễn và buổi đầu Pháp thuộc, các hoạt động thiền giáo im lặng hơn do các chính sách nhà nước bất lợi. Với trào lưu tiến bộ đang xảy ra trên thế giới, các nhánh Thiền tông Việt Nam mới có cơ hội tiếp tục con đường phục hưng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ hậu bán thế kỷ thứ 20 đến nay

 
1.      Thời nhà Lý (1.054-1.275)

  • Thế kỷ thứ 11 - Thiền phái Thảo Đường [1,2,3] (Biểu đồ VII. 4)
Các Thiền phái chính ở VN  1

Chùa Trấn Quốc, nơi trụ trì của thiền sư Thảo Đường khi xưa

Cũng giống như thời Đinh-Lê trước đó, nhiều nhà sư tham gia chính sự dưới triều đại nhà Lý, nhưng giới hạn trong việc giáo hóagiảng kinh. Trong thời kỳ này, thiền phái thứ ba Thảo Đường từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Ngài Thảo Đườngthiền sư Trung Quốc thuộc tông Vân Môn sống vào đời Tống, đệ tử của Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (tịch 1.052) nhân đi qua nước Chiêm Thành truyền đạo, bị người Chiêm bắt làm lính. Trong chiến tranh Việt - Chiêm dưới thời vua Lý Thánh Tông (1.022-1.073), sư và nhiều lính Chiêm bị Việt Nam bắt làm tù binh sau đó sư được phóng thích. Do một số duyên lành, Ông được vua LýThánh Tôn nể phục cho trụ trì chùa Khai Quốc tại kinh thành Thăng Long, bắt đầu khai giảng kinh điển, mở rộng tông phái, chủ yếu truyền Tuyết Đậu Bách Tắc và đề xướng Thiền Tịnh nhất trí. Về sau, Sư truyền giới cho vua Thánh Tông, đồng thời truyền thụ Thiền tông tâm pháp, nhờ đó nhà vua ngộ đạo và phong cho Sư Thảo Đường làm Quốc sư.

Thiền phái Thảo Đường của Việt Nam được thành lập vào năm 1.069, gồm cóthế hệ, trong đó các Đại sư Bát Nhã (thế hệ 2), Không Lộ, Định Giác (thế hệ 3) là những Đại sư nổi tiếng. Thiền phái Thảo Đường chủ trương Phật giáo đồng hành với Nho Giáo và có khuynh hướng về thiền học trí thức và thi ca nên rất gần gũi với các tầng lớp trí thức và quý tộc, gồm vua quan và một số cư sĩ học rộng; nhưng không đi sâu hòa nhập vào quần chúng. Điều này đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến Phật giáo thời Trần sau này.

Quyển sách cổ Thiền Uyển Tập Anh[1] có ghi lại tên họ 19 vị thiền sư thuộc thiền phái Thảo Đường, nhưng thiếu thông tin về tiểu sử, niên đại, các bài truyền thừa của mỗi vị. Trong số 19 người này chỉ có 10 vị xuất gia: Thảo Đường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Đỗ Đô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ và Định Giác (Ba vị sau cuối có khuynh hướng Mật giáo; Không Lộ và Định Giác (tức Giác Hải) đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông) và có 9 vị là cư sĩ, mà đa số là vua quan: Thánh Tông, Anh Tông và Cao Tông là vua, Ngô Ích, Đỗ Vũ, Đỗ Thường, Nguyễn Thức là quan tham chính. Do đó, Thiền phái Thảo Đường đã không thể tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau, trở nên mai một cùng với sự mất quyền bính nhà Lý về tay nhà Trần [3].

 
2.      Thời nhà Trần (1.225-1.400)

  • Thế kỷ thứ 13 - Thiền phái Trúc Lâm [2,3,4] (Biểu đồ VII. 3)

Nhà Trần thay nhà Lý nắm quyền kế thừa và phát triển thêm nền tảng văn hóa xã hội đã có trước đó, bao gồm đạo Phật. Dưới thời nhà Trần, do ảnh hưởng lớn lao của vua Trần Thái TôngTuệ Trung Thượng Sĩ, ba thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn ThôngThảo Đường dần dần sát nhập vào nhau để hình thành lớn mạnh của thiền phái Yên Tử thành thiền phái Trúc Lâm, tức là thiền phái duy nhất dưới nhà Trần. Thời đại này có thể gọi là thời Phật giáo Nhất Tông. Tông phái này phát xuất từ núi Yên Tử mà vị tổ khai sơnthiền sư Hiện Quang (~1.220) ở chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, đệ tử của thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ[2] [3]

Năm 1.299, vua Trần Nhân Tông (1.258-1.308) xuất gia tại chùa Hoa Yên, lấy hiệu là Hương Vân Đầu Đà, sau này vua đổi hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà (cần biết vị tổ thứ hai của thiền phái Yên Tửthiền sư Đạo Viên (hay Viên Chứng) trước kia đã được ban hiệu là Trúc Lâm Quốc Sư). Vua Nhân Tôn được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thế hệ thứ sáu, tiếp nối vị tổ sư thứ năm là thiền sư Huệ Tuệ và Ngài là tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm [3]. Từ đó trở đi, thiền phái Yên Tử trở nên nổi tiếng, thế lực lan rộng trong triều đình và ngoài quần chúng

Lúc đương thời, Vua Trần Nhân Tông học Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ (đệ tử của Thiền sư Tiêu Dao), người được xem là đã kiến tánh giác ngộ, sau đó vua nhường ngôi cho con và xuất gia tu hành theo đạo Phật. Trong hai cuộc chống Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ hai và thứ ba, Nhân Tông cùng cha là Thái Thượng Hoàng Thánh Tông là những vị chỉ huy tối cao đã dành những thắng lợi cuối cùng cho đất nước và mang đến một thời kỳ thái bình thịnh trị lâu dài cho dân tộc.

TRÚC LÂM ĐẦU ĐÀ
Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam với tinh thần nhập thế. Thiền phái này là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba phái chủ yếu bấy giờ: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Do đó, tư tưởng chính của Trúc Lâm Yên Tửdung hợp đạo với đời, tinh thần “hòa quang đồng trần” (hòa đồng từ vua tới dân) và dung hợp Phật giáo với Nho giáo, Lão giáo và các tư tưởng khác [5,6].

Ba vị tổ quan trọng nhất của thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân TôngPháp Loa và Huyền Quang. Hệ thống truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm gồm có 18 vị thiền sư: 1. Tổ sư Trần Nhân Tông, 2. Pháp Loa, 3. Huyền Quang, 4. An Tâm, 5. Phù Vân Tĩnh Lự, 6. Vô Trước, 7. Quốc Nhất, 8. Viên Minh, 9. Đạo Huệ, 10. Viên Ngộ, 11. Tổng Trì, 12. Khuê Sâm, 13. Sơn Đăng, 14. Hương Sơn, 15. Trí Dung, 16. Huệ Quang, 17. Chân Trụ, 18. Vô Phiền (xem Biểu đồ bên dưới).

Thời đại Phật giáo nhập thếViệt Nam gọi là Trúc Lâm Yên Tử chỉ hưng thịnh cho đến giữa thế kỷ thứ 14. Sau đó, phong trào yếu dần do thiếu sự nâng đỡ của những vì vua có đạo Phật, từ từ xuống dốc, các chùa ở kinh đô Thăng Long không còn giữ vai trò quan trọng về chính trị và đa số thiền sư lỗi lạc rút lui về ẩn mình ở các miền sơn lâm thôn dã.

 
3. Thời Hậu Lê

  • Từ đầu thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 17, Thiền giáo bắt đầu suy yếu.

Có thể nói trong hai thời đại Lý - Trần qua gần 400 năm, Phật giáo Việt Nam phát triển cực thịnh, xây dựng nhiều công trình văn hóa độc đáo và kiến trúc vĩ đại,với sự tham gia tích cực của các vị Thiền sư dưới danh nghĩa Quốc sư hay Cố vấn cấp cao của các nhà lãnh đạo quốc gia. Khi nhà Trần sụp đổ Thiền giáo suy yếu dần. Phật giáo không còn tham gia trực tiếp vào việc triều chính; nguyên do chính là sau khi tiếm quyền, Hồ Quý Ly thực hiện một số biện pháp nhằm làm giảm ảnh hưởng chính trị của nhà Trần và đạo Phật trong khoảng thời gian 1.400-1.407. Hơn nữa, nhiều Nho sĩ trọng từ chương, tôn vinh trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dungbình đẳng, bên cạnh các tệ nạn của hiện tượng Phật giáo xuống dốc. Chẳng hạn, các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉ trích đạo Phật [1]. Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỷ thứ 15 cùng chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước, đã hủy diệt không những truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà cả truyền thống dân tộc bản xứ. Sau đó, khi nhà Hậu Lê thành lập, nhất là từ lúc vua Lê Thánh Tông (1.442-1.497) lấy Nho giáo làm quốc học đạo Phật chính thức suy thoái trong thời gian dài 200 năm.

 

  • Từ giữa thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 18: Giai đoạn Thiền giáo phục hưng.

Sau giai đoạn suy yếu nêu trên, cũng có một số hoạt động đáng kể đóng góp vào phục hưng nền Phật giáoThiền tôngViệt Nam, với xuất hiện hai dòng thiền Tào ĐộngLâm Tế từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam trong thời chuyển tiếp từ nhà Minh qua nhà Thanh ở Trung Quốc. Khi đất nước Đại Việt chia ra Đàng Ngoài và Đàng Trong thì Phật sự ở Đàng Ngoài ít tích cực hơn Đàng Trong [3], vì các chúa Nguyễn Đàng Trong muốn lấy tinh thần đạo Phật làm cơ sở cho phát triển dân tộc trong quá trình lập quốc ở phương Nam; trong lúc Đàng Ngoài lâm vào cảnh tranh quyền đoạt lợi. Dấu ấn nổi bật ở Đàng Ngoài là hoạt động phục hưng thiền giáo nổi tiếng của Thiền sư Chân Nguyên (1.646 – 1.726) và Thiền sư Hương Hải (1.627 – 1.715) và ở Đàng Trong có Thiền sư Nguyên Thiều (? – 1.695) và Thiền sư Liểu Quán (1.666 – 1.742) [4].

 

-          Giữa thế kỷ thứ 17: Thiền phái Lâm Tế [5,9,10]
Là một nhánh Thiền Nam tông quan trọng của tổ sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866) từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam trong thế kỷ thứ 17 rồi phát triển mạnh tại Đàng Trong. Thiền phái Lâm Tế cũng được truyền vào miền Bắc Việt Nam bởi thiền sư Chuyết Chuyết, người Trung Quốc và trong phái này có Thiền sư Chân Nguyên là người có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm.

Thiền Lâm Tế chủ trương thực hành thiền qua công án do các Đại sư sưu tập. Dòng Thiền này đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của Đốn ngộ nên thuở xưa dùng những hình thức không bình thường như một tiếng hét, một cái tát, cái đập gậy hay những công án khác. Phái Lâm Tế cũng không quan tâm nhiều việc tụng kinh điển và thờ tượng Phật, nhưng hướng về Phật tánh trực tiếp bằng những công án và tu tập sống thực.

Tuy nhiên, nhiều Phật tử hiện nay của dòng Lâm Tế áp dụng Thiền, Tịnh, Mật cùng tu. Phật tử vừa thực hành thiền định vừa tụng kinh theo thời khóa của Tịnh độ. Các Thiền sư dòng Lâm Tế vừa là Thiền sư, vừa là dịch giả, vừa là người trì kinh, niệm Phật, trì chú [5].

 Thiền phái Lâm Tế

-          Cũng giữa thế kỷ thứ 17: Thiền phái Tào Động [1,2,3]
Được truyền vào Đàng Ngoài bởi Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (1.636-1.704), quê quán Thái Bình, sau sáu năm tu học ở Trung Quốc với Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo. Thiền sư Thủy Nguyệt về nước, trú tại chùa Vọng Lão,  Hải Dương, thành lập Thiền phái Tào Động tại Đàng Ngoài, phát triển mạnh mẽ hơn 100 năm. Pháp tu chính yếu của dòng Thiền này là Thiền Mặc chiếu[3] với chủ trương tọa thiền yên lặng để khai ngộ. Về sau, tuy Thiền phái này có dấu hiệu suy thoái nhưng không bị mai một. Đến nay khá nhiều chùa và chư tăng ni thuộc Thiền phái Tào Động có mặt ở nhiều tỉnh thành miền Bắc, như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai... ngày nay vẫn được xem là truyền thừa của dòng thiền này [5,7,8].

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Trăn mời Thiền sư Thạch Liêm đời thứ 29 từ Quảng Đông sang chùa Thiền Lâm ở Miền Trung (Huế), truyền Thiền phái Tào Động. Tư tưởng Thiền của Thạch Liêmhành đạo Thiền - Tịnh song tu, phối hợp Thiền địnhTịnh độ, đưa giáo pháp đến đại chúng. Càng về sau, Tào Động có ảnh hưởng và mang đậm tư tưởng Thiền khán thoại đầu của tông Lâm Tế và thuyết Tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho và Lão), cho nên hai dòng thiền này có xu hướng hình thành Lâm - Tào song hợp ở các đạo tràng [4] (Biểu đồ VII. 5).

 Thiền phái Tào Động

-          Thế kỷ thứ 18 - Dòng thiền Liễu Quán[5,9,11]: Ngoài các dòng trên, tại Đàng Trong có một hệ truyền thừa ảnh hưởng rất sâu rộng cho đến nay, đó là dòng Liễu Quán do thiền sư Liễu Quán (1.666 - 1.742) [11] thuộc thế hệ thứ 35 dòng Lâm Tế thành lập trong nước. Sư tên Lê Thiệt Diệu, làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên  (Sông Cầu bây giờ). Lúc sáu tuổi, Sư mồ côi mẹ, cha đem đến chùa Hội Tôn thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên (người Trung Quốc). Được  bảy năm thì Hòa thượng tịch, Sư ra Thuận Hóa xin học với Giác Phong Lão Tổ (người Trung Quốc) ở chùa Báo Quốc. Năm 1695, Sư lại trở ra Thuận Hóa thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thạch Liêm. Năm 1.697, Sư thọ giới cụ túc với Lão Hòa thượng Từ Lâm (người Trung Quốc) ở chùa Từ Lâm. Năm 1.699, Sư đi tham lễ khắp Thiền lâm trải qua biết bao sự khó khăn khổ nhọc. Ngài được Đại sư Minh Hoằng Tử Dung (nguyên quán Quảng Đông, đời thứ 34 dòng Lâm Tếkhai sơn chùa Ấn Tôn, truyền tâm ấn Lâm Tế cho Đại sư Liễu Quán vào 1.708.

      Hòa thượng Liễu Quán có hàng ngàn đệ tử xuất giacư sĩ, trong đó có 49 đệ tử nối truyền Tông pháp. Sư là Tổ khai sơn chùa Thiên thai Thiền tông ở Huế. Tăng đồtín đồ miền Trung và miền Nam hiện nay hầu hết là thuộc dòng Lâm Tế, mà người có công khai hóa hơn hết chính là Sư Liễu Quán. Vì thế dòng thiền này trở thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán và Sư là Sư-tổ của dòng phái này.

Thiền sư Liễu Quán
Quả vậy, thiền sư Liễu Quán đã mang một luồn gió mới vào phái Lâm Tế trở thành một thiền phái linh động, có màu sắc dân tộc Việt Nam, nhứt là ở Đàng Trong, không còn bóng dáng Quảng Đông ngày trước. Bốn vị đệ tử lớn của dòng Liễu Quán là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã thành lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn, và hàng chục tổ đình được xây dựng khắp Đàng Trong trong thế kỷ thứ 18. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ 20 đã dựa trên cơ sở của môn phái này[12].

    Vốn xuất thân từ thiền phái Lâm Tế, dòng Liễu Quán vẫn theo truyền thống tâm truyền tâm, truyền công ánthoại đầu. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có được một dòng Thiền mang đậm phong cách văn hóa Phật giáo Việt với vị Tổ sư người Việt sau thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Hiện nay, thiền phái này còn tồn tại nhiều nơi ở Thừa Thiên, Huế. Thiền sư Nhất Hạnh (1.926-2.022), xuất thân từ chùa Từ Hiếu, thuộc thế hệ thứ 8 dòng Liễu Quán và thứ 42 dòng Lâm Tế [5].

 
4.       Thời nhà Nguyễn - Pháp thuộc: Thế kỷ thứ 19 đến 1.954

Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, vua Gia Long tìm mọi cách hủy bỏ hoặc làm giảm bớt giá trị các thành quả của triều đại trước, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa xã hội như dùng chữ Hán thay thế chữ Nôm, nâng cao sùng bái Nho học; do đó Phật giáoThiền tông thiếu sự hỗ trợ, dẫn dắt dù các chùa trong nước rất nhiều, nhưng hoạt động riêng rẽ, thiếu tổ chức gây ra tình trạng suy đồi xuống dốc.

Ngoài ra, chính sách bài ngoại và kỳ thị tôn giáo của triều đình Nguyễn trở thành lý do để Pháp thôn tính Việt Nam rồi sau đó thực dân cũng bắt đầu chèn ép Phật giáo bản xứ hiện hành qua chủ trương thiên vị ủng hộ Kitô giáo. Trước tình hình đó trong thế kỷ thứ 20, một phong trào chấn hưng và cải tổ được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung và thiền sư Thanh Hanh ở miền Bắc. Nhiều hội nghiên cứu Phật học, hội Phật giáo, nhiều đạo tràng, trường Phật học được thành lập. Nhiều nhà xuất bản, ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, nghiên cứu về đạo Phật ra đời. Một số nhà Nho học như Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Kỷ cũng góp sức vào cuộc phục hưng này[13].

Trong những năm 1.920,Việt Nam có nhiều đạo tràng thiền tại các chùa lớn do các hòa thượng hướng dẫn như [13]:

-         Tại miền Nam: Thiền sư Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải; Thiền sư Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh; Thiền sư Chí Thành tại chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa; Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa; Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An.

-         Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm.

-         Tại miền Bắc: Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều.

 

Tóm lại, trong suốt thời kỳ Độc lập quân chủ phong kiến gần 1.000 năm, các thiền phái lần lượt xuất hiện đình đám và lớn mạnh bước đầu trong khoảng 400 năm, rồi sau đó suy thoái âm thầm kéo dài đến hai thế kỷ. Đến thế kỷ thứ 17, thiền phái Việt Nam mới bắt đầu hồi phục và trở nên lớn mạnh theo trào lưu tiến bộ của thế giới hiện đại. Trong giai đoạn này, một hiện tượng nổi bật đáng chú ý với hai thiền phái lớn được thành lập bởi các Sơ tổ Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là thiền phái Trúc LâmLiễu Quán được đại chúng ngưỡng mộ và theo tu học đông đảo. Các dòng thiền khác như Tỳ-ni-đa-lưu-chi (574), Vô Ngôn Thông (820), Thảo Đường (1.069), Tào ĐộngLâm Tế (thế kỷ thứ 17) chỉ xuất hiện trên đất nước này do các Sơ tổ đến từ Trung Quốc. Trong giai đoạn này, hoạt động thiền giáo trong nước vẫn còn mang tinh túy thiền nước ngoài, chủ yếu với các lối truyền đạo cứng nhắc qua công án, thoại đầu, đốn ngộ, tâm ấn…, dù đã được bản địa hóa theo truyền thống Việt nhiều năm.

 
_____________________________________________________

 Tài liệu tham khảo:

  1. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:

(https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam).

  1. Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org).
  2. Nguyễn Lang. 2014. Việt Nam Phật giáo Sử luận. Nxb Văn Học (langmai.org)).
  3. Sơ lược các dòng thiền Việt Nam: https://www.phattuvietnam.net/so-luoc-cac-dong-thien-viet-nam/
  4. Trần Tuấn Mẫn. 2017. Thiền Tông Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/a28060/thien-tong-viet-nam
  5. Nguyễn Vĩnh Thượng. 2021. Tư tưởng thiền học của phái Trúc Lâm Yên Tử. Đạo Phật ngày nay (Chương 8): http://www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-dinh/to-su/30707-chuong-8-tu-tuong-thien-hoc-cua-phai-truc-lam-yen-tu.html.
  6. Tuệ Thiện Hồ Hồng Phước. Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/images/file/3luRj7ut1QgQAPtr/nienbieulichsu-pgvn-2-.pdf.
  7. Thích Thanh Từ. 1991. Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20. Asian printing, Westminster, Nam Cali, 354 trang.
  8. Thiền tông tại Việt Nam: Thiền tông – Wikipedia tiếng Việt 
  9. Thích Trung Định. 2021. Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm TếViệt Nam (https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/8985).
  10. Tiểu sử thiền sư Liễu Quán (http://www.tosuthien.com/gioi-thieu/tieu-su-thien-su-lieu-quan).
  11. Thư viện Hoa sen: Thiền tông:

(https://thuvienhoasen.org/tudien?k=Thi%E1%BB%81n%20t%C3%B4ng)

  1. Chấn hưng Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5n_h%C6%B0ng_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o


 

Phụ đề: Biểu Đồ Các Tông Phái Phật Giáo Từ Ấn Độ Đến Việt Nam (thuvienhoasen.org)[24]

 

Các Thiền phái chính ở VN 6Các Thiền phái chính ở VN 7Các Thiền phái chính ở VN 8

 

__________________________________________________________

[1] Thiền Uyển Tập Anh (hay Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục): một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất, ghi lại các tông phái Thiền họcsự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần. Đây là tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyện ký có giá trị về mặt văn học, triết họcvăn hóa dân gian. Cho đến nay chúng ta chỉ có bản trùng san in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) thời Hậu Lê là bản in cổ nhất được hòa thượng Thích Như Tri và các môn đồ của Ngài khắc in ở chùa Tiên Sơn (Từ Sơn, Hà Bắc (Wiki)).

Tuy cuốn Thiền Uyển Tập Anh không ghi rõ tên soạn giả nhưng qua các tài liệu tham khảo chúng ta có thể xác định tác phẩm này đã được Ngài Thông Biên Thiền sư khởi thảo từ thời Lý đến Ngài Biên Tài, Thường Chiếu, Thần Nghi (Wiki).

 

[2]Tổ khai sơn của Thiền phái Yên Tử là Đại sư Hiện Quang (mất năm 1220), tu ở Chùa Lục Tổ do Đại sư Thiền Chiếu (Thiền phái Vô Ngôn Thôngtrụ trì, về sau tham học với các ngài Trí Không, Pháp Giới rồi khai sơn núi Yên Tử, thường được gọi là Trúc Lâm Đại Sa-môn được phong làm Quốc sư. Từ đó, truyền thống Trúc Lâm Yên Tử được hình thành.

Sau khi Đại sư Hiện Quang viên tịch, ngài Đạo Viên (thầy của vua Trần Thái Tông) nối tiếp truyền thống Trúc Lâm. Từ ngài Đại Đăng (thầy của vua Trần Thánh Tông), Tiêu Diêu (thầy của Tuệ Trung), Huệ Tuệ, Trúc Lâm (tức Trần Nhân Tông), Huyền QuangPháp Loa... cho đến Vô Phiền, tổng cộng là 23 vị, 5 thế hệ đầu của truyền thống Trúc Lâm Yên Tử , nổi bật về cung cách tu tập Thiền tông chỉ gồm vua Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhưng hai vị này là cư sĩ và không cụ thể truyền pháp cho ai. Sự truyền thừa chỉ gần như là nối nghiệp trụ trì. Đến Trúc Lâm Đầu-đà Điều Ngự Trần Nhân Tông, vị vua anh minh, anh hùng, vị Thái thượng hoàng cao quý, bỏ ngai vàng để thành Sa-môn, Đại Thiền sư, lập Thiền am trên núi Yên Tửtrở thành vị Tổ của 17 Đại sư thuộc 17 thế hệ sau của truyền thống Trúc Lâm.”[16]

 

[3] Thiền Mặc chiếu do thiền sư Chính Giác ( tông Tào Động ) khởi sáng. Mặc là lặng lẽ chuyên tâm tọa thiền, chiếu là dùng huệ soi tâm tính linh bản lai thanh tịnh. Thiền Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không-phương-pháp, trong đó thiền sinh buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp (Wiki).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Giêng 20231:42 CH(Xem: 969)
Xin cầu chúc nụ cười tươi nở Năm mới về phước cỡ đủ vừa Dư ăn dư mặc còn thừa Từ tâm bố thí người chưa đủ đầy.
10 Tháng Giêng 202312:42 CH(Xem: 768)
Năm cũ có thiên tai, ngheò khổ đến thế nào, con người vẫn hy vọng năm mới sẽ hạnh phúc no ấm hơn. Bởi thế mùa Xuân đồng nghĩa với Hy vọng, Tình yêu và Hạnh phúc. Tôi yêu mùa Xuân vì mùa Xuân mang lại cho tôi tất cả những thứ ấy, mà bạc tiền hay danh vọng không bán được cho tôi.
10 Tháng Giêng 20239:14 SA(Xem: 813)
Phật pháp rộng lớn sâu thâm Thấy ra khuyết điểm cái Tâm của mình Bấy giờ, nào biết phân minh Trải qua nghịch nạn thất kinh cả đời
03 Tháng Giêng 20233:18 CH(Xem: 1014)
Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bản là cần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật.
02 Tháng Giêng 20238:20 SA(Xem: 724)
Bài thơ viết ngày đầu năm “TẾT TÂY”, kính tặng tròn năm bạn bè Bao nhiêu phiền lụy “cho de” Niềm vui thì giữ, khỏe re tâm mình !!!
02 Tháng Giêng 20238:17 SA(Xem: 937)
Khi Đông qua, lại đón XUÂN về Cầu Phúc Lộc tròn đủ phủ phê Quý Mão 23, đời an lạc Xã hội thanh bình, người hết mê.
01 Tháng Giêng 20237:57 SA(Xem: 699)
29 Tháng Mười Hai 20228:29 SA(Xem: 1168)
KÍNH CHÚC: Chư tôn đức Tăng ni Tánh Không Quý Huynh đệ khắp các Đạo tràng Tánh Không Quý tác giả trên Diễn Đàn Cùng Nhau Tu học: NĂM MỚI 2023 Thân Tâm thường An Lạc
28 Tháng Mười Hai 202211:22 SA(Xem: 827)
Chào năm cũ, hân hoan mừng Xuân mới Tự dặn lòng sống tỉnh thức mỗi ngày Sống trọn vẹn trong phút giây hiện tại Đón mùa Xuân tươi thắm những nhành mai
27 Tháng Mười Hai 202210:37 CH(Xem: 757)
Ngoái nhìn lại trong Thiền Đường Tỷ, Huynh, Muội thân thương vô cùng Ngày Lễ Thầy đều cùng chung Cố dẹp mọi chuyện, để cùng về đây
27 Tháng Mười Hai 20226:07 CH(Xem: 1167)
BÀI HỌC QUÉT LÁ - Thơ: Diệu Nhân (ĐT Tánh Không Saccamento) - Lời Cổ Nhạc và Trình bày: Tâm Minh (Marc Giang) (ĐT Tánh Không Toulouse, France) -. Cổ nhạc Nam Bộ - điệu Trăng Thu Dạ Khúc
19 Tháng Mười Hai 20228:56 CH(Xem: 865)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
19 Tháng Mười Hai 20229:26 SA(Xem: 679)
19 Tháng Mười Hai 20228:53 SA(Xem: 723)
Đê đầu vọng bái Ân Sư Tử Sinh chia cách kể từ hôm nay Ơn Thầy mang nặng đôi vai Luôn luôn nhớ mãi, ngày ngày chẳng quên !”
13 Tháng Mười Hai 20226:50 SA(Xem: 852)
13 Tháng Mười Hai 20226:30 SA(Xem: 1119)
12 Tháng Mười Hai 202212:57 CH(Xem: 861)
11 Tháng Mười Hai 20226:26 SA(Xem: 788)
TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ:
06 Tháng Mười Hai 20226:24 CH(Xem: 1114)
Lý thuyết Ba Bộ Óc của ông MacLean là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong ngành khoa học não bộ với những hệ quả sâu sắc hướng dẫn chúng ta nghiên cứu thêm để biết được thế nào là sự hoạt động lý tưởng của bộ óc và của con người....
06 Tháng Mười Hai 20228:51 SA(Xem: 750)
Giờ biết trầm luân hay giải thoát Đều do tu tập sáu căn này, Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý Không dính sáu trần mới thật hay.
05 Tháng Mười Hai 20227:56 SA(Xem: 888)
Khách qua đò, cùng “Già” quỳ xuống Chắp tay hướng, về phía xa xa Đồng ép cạn đôi dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ, khóc tiễn Ông !!!
29 Tháng Mười Một 202211:52 SA(Xem: 738)
Huynh đệ ơi ! Xin tất cả Tống Biệt hết những cặn bã quá dơ Trong Não, lũy kiếp đến giờ Tống tất cả, cho hết dơ bạn nhá !!!
28 Tháng Mười Một 20227:24 SA(Xem: 843)
Học lại lớp Căn bản lần thứ hai, con mới nhận ra rằng có những điều mình cứ ngỡ rằng đã biết, nhưng khi nghe lại vẫn thấm thía và ý nghĩa vô cùng. Giờ con mới hiểu vì sao Cô đã nghe Thầy giảng về Thiền Căn bản 26 lần không chán.
24 Tháng Mười Một 20227:27 SA(Xem: 1361)
23 Tháng Mười Một 20228:35 CH(Xem: 900)
20 Tháng Mười Một 20221:36 SA(Xem: 878)
Gà Lôi ! tội nghiệp dường bao ! Nghiệp chi mà phải sanh vào Gà Lôi ? Cúi xin cầu nguyện đất trời Làm sao xui khiến người đời thôi ăn !!!
14 Tháng Mười Một 20224:27 CH(Xem: 782)
Trần gian là biển khổ Không bám-víu si-mê! Hình tướng đều vô ngã Không chấp lời khen chê..! Vô thường nơi cõi tạm Chẳng có gì trường tồn Không đam-mê vật-chất! Sống thanh-tịnh tốt hơn.,,
10 Tháng Mười Một 202210:37 SA(Xem: 1062)
Thế kỷ thứ 6 - Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi Thế kỷ thứ 9 - Thiền phái Vô Ngôn Thông
09 Tháng Mười Một 202210:30 SA(Xem: 800)
Thân này thật quá mong manh Kiếp người như sợi chỉ mành treo chuông Mong sao có người tỏ tường Thấy “Cài TĨNH LẶNG”, chỉ đường đi nhanh !
08 Tháng Mười Một 20221:36 CH(Xem: 1033)
BIÊN KHÀO: Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM H.L. Trần Văn Đạt
04 Tháng Mười Một 202212:40 CH(Xem: 854)
Các bạn ơi, các bạn nào chưa từng chơi "game” Tâm Linh như tôi, hãy bước vào cuộc hành trình này nếu nhận thấy có nhu cầu thoát khổ về thân, tâm, hoặc có nhu cầu giác ngộ, tu tập để phát huy trí tuệ tâm linh hay có nhu cầu giải thoát, khi sống thì sống an nhiên tự tại và khi ra đi thì cũng tự tại mà ra đi, các bạn cần những “game” này. ...
04 Tháng Mười Một 202212:32 CH(Xem: 769)
Tu thiền tâm giác ngộ Xả bỏ tham, sân, si! Biết cuộc đời giả tạm Không vướng mắc sầu bi!
02 Tháng Mười Một 202210:45 SA(Xem: 1059)
Phật pháp là gì? Là dạy cho ta không còn so sánh phân biệt giữa đây và đó, giữa ta và người, giữa yêu và ghét, đẹp và xấu, được và mất, v.v...
01 Tháng Mười Một 20228:30 CH(Xem: 957)
Bước chân vào học lớp Thiền rồi Như thực Tâm Như và Tâm đời Có học mới thấy mình tội lỗi Có học mới biết mình Tâm đời
31 Tháng Mười 20221:18 SA(Xem: 879)
Khi thành người VÔ DANH TIỂU TỐT Ta sẽ hốt một đống Kim Cương Trong Tâm ta, ai nào có tường “ Sự tĩnh lặng miên trường mãi mãi”
26 Tháng Mười 20221:29 CH(Xem: 1195)
Nhờ có Tín Căn và Tấn Căn mà sẽ có TÍN LỰC và TẤN LỰC giúp cho người tu có sức mạnh, thoát ra khỏi mọi nghi ngờ, do dự, thoát ra khỏi những cám dỗ của Dục lạc, vượt qua những giá trị mà thế gian ca ngợi để tu tập Bát Chánh Đạo nhằm đưa đến NHẤT HƯỚNG.
24 Tháng Mười 202211:03 CH(Xem: 1092)
“Nhìn Bóng Đen” chiêu thức nầy Hòa Thượng Thông Triệt, Tổ Thầy truyền trao Tuyến Tùng tiết chất Mela(tonin) Nước sinh hóa học dỗ ta ngủ liền.
24 Tháng Mười 202210:55 CH(Xem: 725)
Sợi KHÔNG là sợi dây THIỀN Ý liền lặng ! chẳng biên cương ! rừng già ! Kinh Pháp Cú dạy, Ý là : Đầu dây mối nhợ, Tâm ta chẳng ngừng
23 Tháng Mười 20224:50 CH(Xem: 832)
Nhận thức về trạng thái Tâm KHÔNG NÓI là cái trạng thái tâm BIỂT KHÔNG LỜI, nghĩa là tâm vắng lặng và tỉnh thức, vừa TỊCH, vừa CHIẾU
19 Tháng Mười 20223:33 CH(Xem: 1138)
Hỏi: Tại sao cần phải biết tới não bộ để tập Thiền? Đáp: Biết về não bộ giúp chúng ta biết được mình tập thiền sai hay đúng. Nhờ đó, ta thiền thành công hơn và đạt được kết quả nhanh chóng hơn.
17 Tháng Mười 202211:05 CH(Xem: 725)
“ CÁI NHỚ nó chở Nói Thầm Muốn dẹp thì hãy dẹp mầm nhớ nhung “ Ta hãy áp dụng tận cùng Mỗi lần Vọng đến ta buông NHỚ liền
15 Tháng Mười 20227:39 SA(Xem: 771)
... Có một điều chắc chắn là tinh thần con bây giờ rất là positive, con xin lỗi không biết tiếng Việt gọi là gì, chứ không buồn lo như ngày xưa...
12 Tháng Mười 202211:21 SA(Xem: 809)
TÁNH KHÔNG là tối thượng Niềm hạnh phúc vô biên Là không còn đau khổ Là Hạnh phúc Niết Bàn .
10 Tháng Mười 202210:15 CH(Xem: 766)
Từ lũy kiếp, Trần sinh Trần diệt Bao đời rồi, Vạn tử Vạn sinh Biết đến đâu, cho cuộc đăng trình ? Như chiếc lá lênh đênh trôi nổi !!!
10 Tháng Mười 20228:48 SA(Xem: 852)
Chuyển hóa tâm là một quá trình. Mà quá trình nào cũng phải có lúc bắt đầu. Những cảm giác suy nghĩ mấy tuần qua chỉ mới là khởi điểm. Và con biết muốn có được cái Tâm thanh thản như thế này thì phải cố gắng lúc nào cũng sống trong tỉnh thức.
07 Tháng Mười 202212:15 CH(Xem: 1522)
Nhất Tâm không nói từng giây Đêm ngày miên mật cõi này Vô Sanh
03 Tháng Mười 20229:42 CH(Xem: 928)
Hãy thức dậy, mặt trời hồng đỏ. Xóa màn đêm, sáng rõ mọi nơi. Ta nên tự tại thảnh thơi. Tinh tấn tu học, cho đời ngát hương.
02 Tháng Mười 20229:52 SA(Xem: 734)
Đông tây vũ trụ một nhà. Năm châu hoan hỷ chan hòa niềm tin.
02 Tháng Mười 20228:53 SA(Xem: 1015)
Nhất tâm bất loạn với tôi nay chính là tâm bây giờ và ở đây, trong giây phút hiện tại...
28 Tháng Chín 20229:06 SA(Xem: 969)
Qua thực hành Thiền tôi biết rõ hơn những gì Chúa Kytô giảng dạy và tại sao Chúa lại giảng dạy những điều như vậy để mọi người nếu làm theo sẽ tìm được sự bình an. Qua thực hành Thiền tôi hiểu rõ ngụ ngôn của Chúa Kytô đứa con cùng tử quay lại tìm cha, hoặc ngụ ngôn của Đức Phật mọi người có của báu mà không biết dùng. Quan trọng hơn hết, qua thực hành Thiền tôi luôn có sự bình thản và an nhiên trong cuộc đời để luôn sống với bài kinh Vô Tự ở trong tôi.
26 Tháng Chín 20229:10 CH(Xem: 1104)
KHÔNG Ý là viên linh đơn Diệt hết tất cả những cơn NÓI THẦM Diệt luôn cả những mộng mầm “Thất tình, lục dục, cùng mầm tỵ ganh...”
21 Tháng Chín 20226:43 SA(Xem: 1023)
Thấy, Nghe, Xúc Chạm, Nhận Thức “Chỉ là” tiếng vọng của Xúc - Sắc Thọ Tưởng Hành Thức “Chỉ là” Cái Ta ảo tưởng - 6 căn + 6 trần + 6 thức “Chỉ là” toàn bộ thế giới HUYỄN - Và một sự thẩm định giá trị rốt ráo sau cùng là: Tất cả Pháp “Chỉ là” đến, để rồi đi.
19 Tháng Chín 20229:13 CH(Xem: 1272)
Nhu cầu về tâm linh gắn liền với loài người từ thời xa xưa, nhưng có lẽ vì cuộc sống che lấp, đến khi gặp khổ đau, có vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống người ta mới hướng về tâm linh.
19 Tháng Chín 20223:27 CH(Xem: 796)
Tham lam ! Xin được tham lam ! Kiếp tới kính xin được làm Thầy tu Tận trên đỉnh núi sương mù, Hay là Cùn Cốc..., Tâm tu đạo Thiền
14 Tháng Chín 20226:57 SA(Xem: 801)
Trên đường về nhà, lắng lòng nhớ lời Phật dạy. Thân tâm tịnh dưỡng. Chờ ngày ra đi
13 Tháng Chín 20229:03 SA(Xem: 1580)
Từ ngày ra thất trở về, tôi không thể ngờ khi tôi nói lên hay nói thầm hai từ KHÔNG NÓI, tâm tôi trở nên yên lặng. Thật là hạnh phúc làm sao !!! và uất cảm bay mất tức thì. Tôi xin cám ơn với tất cả tấm lòng sâu sắc của tôi tới tất cả những người đã mang đến một món quà đẹp nhất cho đời tôi là THIỀN HỌC.
12 Tháng Chín 202211:43 SA(Xem: 906)
Thu đến rồi lại Thu đi, Sinh Trụ Hoại Diệt, Tụ-Ly vô thường. Những ai nắm được dây cương, Ngựa Tâm chế ngự, liễu tường CHƠN NHƯ!
12 Tháng Chín 202211:33 SA(Xem: 780)
Mượn GIÓ mang Hương Thiền bay Nhờ MÂY chở Hương Thiền này GIÓ MÂY bay xa nghìn dặm Đến tận Huynh Đệ xa xăm
06 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 954)
Hôm nay ngày lễ Húy kỵ Thầy Tỳ Kheo Không Chiếu hiện kiếp nầy Tánh Không Thiền pháp luôn rao giảng Không Nói chiêu Thầy ban đó đây.
05 Tháng Chín 202212:28 SA(Xem: 902)
Vì BIẾT, nên chẳng dính Tiếng ồn ào tục lụy Bụi phố thị phồn hoa Nên an nhiện tự tại.
28 Tháng Tám 20226:52 SA(Xem: 967)
Ý tưởng đầu tiên tôi muốn viết Bài Trình này là do tấm lòng biết ơn của tôi đến Thiền sư mà tôi luôn nhớ ơn sâu đậm trong tâm là Hoà Thượng Thích Thông Triệt, là Thiền chủ Thiền viện Tánh Không, Perris – California, Hoa Kỳ. Thầy vẫn không ngừng nghiên cứu, biên soạn những phương thức giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc để hướng dẫn thiền sinh thực hành Thiền đạt được kết quả tốt mà nhanh theo những bước chân của Đức Phật Thích Ca. Một trong những phương thức đó là kỹ thuật “Không Nói”.
27 Tháng Tám 20228:17 SA(Xem: 774)
Ta lạc lõng chết chìm trong sinh diệt Cơn lốc đời cuốn xoáy trói chân ta Vô lượng kiếp đã mang phận xa nhà Loanh quanh mãi vẫn chưa tìm được bến.
22 Tháng Tám 20227:31 SA(Xem: 855)
Ta mới đó, vừa tròn một tuổi Mà nay đã gần tuổi “ chín mươi” Kiếp người nghĩ cũng tức cười Tranh , giành, danh, lợi, quên đời có không !!!
22 Tháng Tám 20227:20 SA(Xem: 800)
Bốn cánh hoa thật nhiệm mầu Bốn cánh chẳng khác chiếc cầu độ nhân Là kinh TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỪ BI HỶ XÃ, tượng mầm độ nhân.
16 Tháng Tám 20228:50 CH(Xem: 902)
Người ta có thể lăng xăng đi “tìm một con đường, tìm một lối đi”, nhưng khi nhìn rõ được toàn cảnh thì sẽ tự tại. Đơn giản chỉ là để sống tốt. Trầm mặc nắng mưa là một ranh giới mỏng manh giữa đạo và đời.
16 Tháng Tám 202212:00 CH(Xem: 828)
Bạn tôi là Tọa Cụ Một người bạn rất hiền Rủ nhau vào rừng Thiền Nghe muôn chim ca hát
14 Tháng Tám 20227:01 CH(Xem: 1138)
Phải chăng lễ Vu lan là một phong tục để tưởng nhớ đến người thân và báo hiếu thôi chứ nói theo Phật pháp thì khi ra đi, chỉ còn cái tâm thôi.
11 Tháng Tám 202210:31 SA(Xem: 1066)
Thọ trăm tuổi, Song Từ còn thiếu Gói hành trang công đức diệu kỳ, Tích xưa xin hãy nhớ ghi, Vu Lan Bồn pháp, thực thi nhiệm màu . Dù Cha Mẹ sướng vui, đau khổ, Là tương quan nhân quả tạo nên, Tham sân, ái nhiễm đầy lên, Lậu hoặc huân tập, móng nền đoạ sa . Làm con phải biết nhìn xa, Giúp cho Cha Mẹ, Ông Bà tu mau . Đời nầy tận mãi mai sau, Gieo trồng giống tốt - đạo màu Từ bi .
10 Tháng Tám 20229:11 SA(Xem: 1104)
Mang niềm vui cho người khác sẽ tạo ra niềm vui cho chính mình. Đó mới là ý nghĩa của cuộc sống: “ Sống bằng yêu thương để đựợc yêu thương". Chung quy là sự cảm thông và sự thương mến chân thành giữa con người với con người. Được như vậy, chính mình sẽ có hạnh phúc và còn tạo hạnh phúc cho người khác.
09 Tháng Tám 20228:05 SA(Xem: 882)
09 Tháng Tám 20227:26 SA(Xem: 995)
Đôi khi tôi tự hỏi tôi : Theo Thầy mấy mươi năm rồi, tại sao ? Vào Định chẳng được là bao, Sắc diện xám xịt một màu ám u ?
02 Tháng Tám 20228:05 SA(Xem: 1141)
Một ngọn nến thắp lên Làm vô minh tận diệt Một ngọn nến thắp lên Soi sáng một niềm tin
25 Tháng Bảy 20224:10 CH(Xem: 975)
Một niệm sân cháy hết rừng công đức Trên cõi đời mấy ai dứt được cái Sân Mặt đỏ bừng, mắt sáng quắc long lanh Miệng tuôn ra những lời bừa bãi Tâm thiêu đốt như rừng đang bốc cháy
25 Tháng Bảy 20224:08 CH(Xem: 900)
Nhãn nay đã được điểm Tâm cũng đã được khai Nên thấy rõ hình hài Trong cõi đời tục lụy !
20 Tháng Bảy 20228:37 SA(Xem: 1379)
When it's winter, I miss you. Even though You have disappeared in the clouds. The full moon here and there is still bright. Missing Teacher is like remembering the old moon
20 Tháng Bảy 20228:30 SA(Xem: 784)
Từ buổi vào Thiền Tánh Không Khai sinh, Thầy viết tên Không Lạc liền Đứng đi, dạy bảo cách riêng Nói cười, nhìn ngó, một miền mà thôi
20 Tháng Bảy 20228:16 SA(Xem: 860)
Hình trong gương là ảo. Cười tâm lại thấy vui. Xụ mặt lại thấy xấu. Đó chỉ là hình tướng.
13 Tháng Bảy 202210:13 SA(Xem: 860)
Vùng Đất Thiêng ngày xưa Ngài Ngự Nay như còn, của tự thuở nào Khiến lòng con cảm thấy nao nao Khi chân bước đi vào ĐẤT PHẬT.
13 Tháng Bảy 20229:15 SA(Xem: 949)
Thay vì chọn biển cả nhiều sóng gió khổ đau, anh chọn bình thản an vui với ao hồ tĩnh lặng nhỏ bé của riêng mình.
05 Tháng Bảy 20226:06 SA(Xem: 888)
Hymalayas, cõi an như Mai này ta sẽ tạ từ ra đi Trở về chốn cũ thị phi Lòng ta cố giữ, như khi với Người !
29 Tháng Sáu 202210:08 SA(Xem: 1137)
Nhìn cuộc đời như thật. Cuộc sống vốn như là. Tâm nay không phiền não. Hạnh phúc từ nơi ta
27 Tháng Sáu 20221:51 CH(Xem: 889)
“Hơn mười năm qua Theo Thầy học Đạo Một dạo trình Thầy Bài thơ ĐẠT MỘNG”
23 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 953)
THÁNG 6, 2022 một số thiền sinh trẻ tự nguyện cúng dường sơn mới Thiền Viện, giờ đây sau gần 25 năm Thiền Viện đã có màu áo mới...
21 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 938)
Hôm nay con đến bên bờ Giữa lòng đất Phật, ai ngờ đại duyên ! Gặp Thầy là một túc duyên Xin Thầy mở rộng Tâm Thiền từ bi
15 Tháng Sáu 20228:07 SA(Xem: 1003)
Thế giới này, tuy thật mà giả, tuy giả mà thật. Khi sáng suốt nhìn cuộc đời với cặp mắt khách quan, ta sẽ nhận ra được ta là ai và thế giới xung quanh ta là gì. Đừng mãi vui với những lạc thú tầm thường, tạm bợ. Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết được rằng có những niềm vui vượt lên trên những thứ hư ảo tầm thường ấy, đó là niềm vui giải thoát.
14 Tháng Sáu 20227:49 CH(Xem: 971)
Căn cơ ! chẳng biết có không ? Mà sao thuở nhỏ thuộc lòng kệ kinh Mới bẩy tuổi, đã một mình Thắp nhang vái lạy, tự mình đọc kinh
06 Tháng Sáu 20221:36 CH(Xem: 900)
Đời tôi chỉ một ước mơ Làm sao qua được bến bờ bên kia ( Dòng sông muôn kiếp chia lìa Bên này chẳng giác , bên kia không lầm ! )
01 Tháng Sáu 202211:22 SA(Xem: 1020)
Xế chiều thân suy yếu Xế chiều xúc cảm nhiều
30 Tháng Năm 20229:44 SA(Xem: 924)
Hương thơ trổ Đóa Hoa Thiền Hai người pháp hữu cùng khiêng đem về Hai người để tạm bên lề Không lên bàn Phật, mà kề gốc cây.
25 Tháng Năm 202210:32 SA(Xem: 1574)
TRỞ VỀ Thơ & trình bày: DIỆU NHƯ Video: HƯNG HUỲNH Đạo tràng Houston Thực hiện
23 Tháng Năm 20227:32 SA(Xem: 958)
Tương lai giờ đã xa khơi Dĩ vãng thì đã mất rồi, chìm sâu Chỉ còn hiện tại dẫn đầu Bây giờ ở đây, là câu tu Thiền !
18 Tháng Năm 20226:58 SA(Xem: 1144)
Đường đời xưa tất bật Nay thanh thản gọi mời Tuổi xế chiều chuẩn bị Ra đi lòng thảnh thơi
17 Tháng Năm 202212:40 CH(Xem: 1576)
Đạo giải thoát Thích Ca, tu hết khổ Mừng Đản Sanh dấu ấn để noi gương Lòng từ bi mới mang lại tình thương Và trí tuệ là suối nguồn giải thoát.
69,256