HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: CỐT LÕI THIỀN PHẬT GIÁO

09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2227)

CỐT LÕI THIỀN PHẬT GIÁO

blank
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài.

Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?

Vì mỗi người nhìn 1 góc cạnh (tương tợ 5 người mù sờ voi) sẽ thấy mỗi góc cạnh khác nhau. Vậy cốt lõi của đạo Phật là do mỗi người nhìn đạo Phật như thế nào. Ví dụ, ngôi nhà này, nếu đứng ở xa nhìn, sẽ thấy nó nằm trên ngọn đồi. Nhưng đứng ở đây nhìn thấy núi xa xa, thì nó không cao. Vậy tùy thuộc cách nhìn của người thực hành Thiền, sẽ thấy cái cốt lõi tương ưng.

Thí dụ: Ở lớp Thiền căn bản, tinh ba là tánh giác. Mình cần hiểu nó là cái gì? Cái tinh ba đó hợp với trình độ của mình.

Lên trình độ khác, thầy lại nói: Cái tinh ba là không ta, không cái của ta, thì đạt tinh thần vô ngã. Đó cũng là cốt lõi.

Lên thêm trình độ nữa, thầy lại dạy: Lý Duyên khởi. Con người không bao giờ thoát ra khỏi vòng quay của guồng máy nhân duyên đó. Khi nào thoát ra được, mới là thực sự giải thoát. Đó cũng là cốt lõi. Mình nhận ra con người như một con ốc, trong guồng máy nhân duyên đó, bị trôi lăn trong sự quay cuồng đó; khi cắt được 1 mắt xích trong 12 mắt xích nhân duyên, thì tất cả mắt xích đều đứt, chấm dứt sanh tử.

Lên một mức độ nữa, các pháp đều không tự tánh, đều là tánh Không. Làm sao thể nhập, để được giải thoát. Đó cũng là cốt lõi.

Lên thêm trình độ nữa, quí vị phải thấy Như Thật, quí vị sẽ thay đổi cái nhìn về thế giới hiện tượng, đạt kinh nghiệm Như Thật Như Vậy, điều chỉnh bệnh tâm thể, trí tuệ tâm linh phát huy. Thì đó cũng là cốt lõi vậy.

Do đó cốt lõi phải khế hợp với trình độ tiếp nhận của mình. Nên mình không thể xác định cái cốt lõi nào. Vấn đề đặt ra là cốt lõi của đạo Phật ở đâu?

Ta phải quay về sự thành đạo của Đức Phật. Tại sao?

Trong phần định nghĩa, cốt lõi, nghĩa bình dân, là cái tinh ba, giống cái lõi cây, không phải da cây, cành cây... Nó là chất nằm ở giữa cây. Trong đạo Phật, ta phải quay về sự thành đạo của Đức Phật.

Thứ nhất, Đức Phật đã trải qua 4 tầng Thiền. Đến tầng Thiền thứ 4, Đức Phật thành đạo. Đức Phật đã có kinh nghiệm Tam Minh, tức 3 năng lực siêu việt của Đức Phật:

+ Túc mạng minh: biết những tiền kiếp của mình.

+ Thiên nhãn minh: biết tiền kiếp của chúng sanh

+ Lậu tận minh: biết nguyên nhân và cách chấm dứt luân hồi sanh tử. Biết cách thực hành đặt trên cơ sở Như Thật Như Vậy. Đây chính là cốt lõi của đạo Phật.

NHẬN RA RỒI PHẢI THỂ NHẬP

Như Thật, tiếng Pāli là: YATHĀBHŪTA

Như Vậy: TATHĀ/ TATHATĀ

Cả hai đều đặt trên nền tảng: Không Lời. Trong kinh, Đức Phật dùng từ: Atakkāvacara tức ngoài phạm vi lý luận.

Đó là cốt lõi rốt ráo nhứt trong những cốt lõi.

Tại sao gọi đó là cốt lõi rốt ráo? Vì qua trạng thái đó, Đức Phật thành đạo. Nếu không hiểu ngữ nghĩa sâu sắc, thì không làm sao đi vô cốt lõi. Đặc biệt bên Thiền, nếu nói cốt lõi không chưa đủ, phải đi đến thể nhập. Giống như ta ngộ cái Như Thật Như Vậy, ngộ tức nhận ra rõ ràng. Nhưng chưa thực hành để thể nhập điều nhận ra. Cho nên con đường đạo Phậtnhận ra rồi phải thực hành để thể nhập.

Thể nhập để làm gì đây? Thể nhập để chuyển hóa thân, tâm và trí tuệ tâm linh. Thí dụ: thân chúng ta có bệnh triền miên chữa không hết, tâm cũng bệnh triền miên là bệnh dính mắc, không có trực giác... Qua thực hành, chúng ta có thể chữa bệnh của thân, tâm không còn dính mắc...

Vậy vấn đề chứng ngộ phải được đặt ra trong cốt lõi đó. Chớ không phải chỉ đòi hỏi người cư sĩ phải giữ 5 giới, nhất là giới vọng ngữ v.v... Đó chỉ như là cành lá.

Cho nên tiến trình ngộ, thể nhậpchứng ngộ phải được xếp vào cái cốt lõi đó, thì mới đầy đủ.

LÀM SAO THỂ NHẬP?

Muốn thể nhập phải đặt trên cơ sở của những tiến trình thực hành. Không thực hành, ta không bao giờ kinh nghiệm được thể nhập. Đây là thực tế. Người tu thiền là người thực hành. Nó khác với những người tu khác trong đạo Phật.

thực hành mới kinh nghiệm thể nhập. Có thể nhập mới đưa đến chứng nghiệm trên 3 mặt hay 4 mặt:

1-   Điều chỉnh bệnh tật của thân.

2-   Điều chỉnh tâm hay chuyển hóa tâm.

3-   Hài hòa thân tâm.

4-   Phát huy trí tuệ tâm linh.

Bốn điểm đó sẽ phát huy ra năng lượng hài hòa.

Tại sao sự hài hòa được xếp là năng lượng?

Vì cái hài hòa đó không phải nghĩa trừu tượng, mà là cụ thể. Hài hòa cái gì? Cái thân vật chất. Cái tâm cũng là vật chất. Tại sao? Vì cái tâm do neurons biểu lộ ra ngoài, tức tế bào não, đương nhiên nó có năng lượng/ có energy. Nó phát ra những làn sóng, những dạng điện trường.

Sau cùng, thân tâm hài hòa, không còn ba trợn, ba hồi vui, ba hồi buồn, tâm không còn dính mắc. Trước hết cá nhân tự hài hòa, sau mới hài hòa với vợ chồng, con cái, với người chung quanh, với tập thể mà mình tiếp xúc. Cho nên hài hòa là năng lượng diệu hữu trong Thiền. Muốn đạt cái kỳ diệu đó phải đi qua cái cốt lõi này.

Nếu tôi là cư sĩ, giữ 5 giới, tu sĩ giữ 10 giới, 250 giới v.v... Đức Phật có dạy, nhưng để cuối cùng đi vào cái cốt lõi này.

Vấn đề đặt ra là từ ngữ Như Thật Như Vậy là gì? Nó nói lên cái gì? Vậy Như Thật là sao? Như Vậy là sao? Cái cốt lõinhận thức ra cái cốt lõi đó là gì?

Khi từ giả gia đình ra đi, Đức Phật muốn đạt cái Vô sanh. Khi thành đạo, Đức Phật ở trong trạng thái Như Thật Như Vậy.

KHÁI QUÁT VỀ NHƯ THẬT NHƯ VẬY

Đạo Phật có nhiều đường đi đến. Mỗi đường tùy từng căn cơ. Bây giờ ta xem lại sự thành đạo của Đức Phật, dựa trên 4 tầng Thiền. Đến tầng thứ 4, Phật thành đạo qua trạng thái Như Thật Như Vậy. Đây là mấu chốt: Không Lời.

Làm sao nhận ra cái Không Lời?

Ta phải có “cái nhận thức” mới nhận ra được cái không lời.

Thái độ mình là cái nhận thức. Nhận thức gì? Nhận thức cốt lõi thành đạoNhư Thật Như Vậy, mà phải dựa trên mấu chốt không lời.

Sau đó, mình phải hiểu ngữ nghĩa cốt lõi đó.

Như Thật là sao? Là trạng thái đang là của sự kiện. Trạng thái đó xảy ra Như Vậy đó, là sao? Là không thêm mắm thêm muối gì hết. Là như vậy đó.

Đó là nghĩa bình dân. Mình không nói khách quan tính gì hết, đây là nghĩa hàn lâm. Thí dụ: chúng ta nhìn chung quanh thấy những người đang viết. Đó là thấy như thật như vậy. Nếu tò mò coi họ viết gì? thì đó là ý thức tò mò, không phải tâm tĩnh lặng. Còn nói: ông bà đó viết cái gì?  phải viết thơ phải không? đó là suy luận của trí năng.

Cái Như Thật Như Vậy không phải là đối tượng của trí năng, mà là đối tượng của giác quan. Vậy cốt lõi đạo Phật luôn luôn sử dụng giác quan, để đạt trạng thái tinh ba này. Đó là nhìn bên ngoài bằng giác quan, thấy cái đang là.

Cái đang là là gì? Thời giankhông gian gặp nhau ở một điểm. Tức bây giờ và ở đây gặp nhau. Thấy mọi người đang viết: đó là bây giờ và ở đây. Không có nội dung viết gì.

Tâm có quán tính 3 mặt: suy nghĩ, suy luậnphân biệt so sánh. Trong cái đang là hay bây giờ và ở đây, tâm dừng lại liền. Bao nhiêu tập khí/ lậu hoặc đều dừng lại.

Ta phải tập. Vì tâm ta bao nhiêu năm qua bị tô màu đủ thứ, thấy là định danh, là dán nhãn. Bây giờ phải thấy Như Thật, chỉ thấy cái bây giờ và ở đây của hiện tượng.

Ba nhóm: ý căn, ý thứctrí năng quậy tâm ta hoài. Bây giờ phải tập để cho nó dừng lại. Thì lúc đó sẽ có cái Biết của tánh giác.

Không nhận thức rõ ngữ nghĩa của Như Thật, không đi vào được cốt lõi.

Thấy biết Như Thật, cái Biết đó thường hằng lặng lẽ, nhờ cái biết đó mới vô được Như Thật.

Thế giới hiện tượng luôn luôn tĩnh lặng. Tại vì tâm ta không tĩnh lặng. Thế giới hiện tượng không tên, do mình gắn tên cho nó. Tâm ta liền bị điều kiện hóa trong những tên đó. Bây giờ phải trả thế giới hiện tượng về cái không tên của nó, mới đi vào cốt lõi được. Hệ Phát Triển khai triển chỗ cốt lõi là: lý như như, lý vô danh, lý vô tướng... Khi ta có kinh nghiệm đó thì tâm ta dừng lại liền. Mà có cái Biết. Chỗ đó không lời. Đức Phật gọi là Atakkāvacara.

Chúng ta phải có nhận thức. Ở đây là nhận thức không lời. Đó là trên phương diện chúng ta phải nhận rõ tinh ba đạo Phật, tinh ba của Thiền.

Nhận thức này nằm trong phần ngộ lý. Chúng ta không thể hiểu đơn giản, mà phải nhận ra chỗ Như Thật Như Vậy là chỗ lõi cây hay chỗ cốt lõi của đạo Phật. Ta phải nhận ra ngữ nghĩa của Như Thật Như Vậy bằng nhận thức không lời.

Nói tóm lại, trước nhứt, phải nhận ra ngữ nghĩa Như Thật là cái đang là của hiện tượng. Thí dụ: tôi thấy em ông A, tôi nói thông minh vì tôi thấy trán cao, đó là suy luận.

Bên ngoài thế giới hiện tượngnhư thật như vậy, bên trong mình cũng tâm như thật như vậy, thì mới hội nhập. Nếu mình không hiểu nghĩa Như Thật Như Vậy thì ngàn đời cũng không thể nhập.

Trạng thái Như Vậy là sự tĩnh lặng của thế giới hiện tượng, nó vốn không tên. Nhận thức rõ điều này thì mình mới thấy cái bề ngoài của thế giới hiện tượng. Thí dụ, hôm nay tôi thấy trời sương mù, tôi biết như thật như vậy đó. Tôi không nói có bão ở đâu. Bão là trí năng suy luận thêm. Nó không phải là đối tượng của giác quan.

Vậy Như Thật Như Vậy là do giác quan tiếp xúc đối tượng, mà không có trí năng xen vào, không có cái Ta. Chỉ có cái Biết mà thôi. Khi chúng ta duy trì trạng thái đó lâu dài, chúng ta có khả năng thể nhập Như Thật Như Vậy. Do đó phải qua nhiều tiến trình thực hành.

Tóm lại có 3 điểm cần ghi nhận:

+ Sự thành đạo của Đức Phật dựa trên trạng thái Như Thật Như Vậy.

+ Chúng ta phải nhận ra ngữ nghĩa Như Thật Như Vậy.

+ Tiến trình thực hành để thể nhập Như Thật Như Vậy.

NHẮC LẠI NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Cốt lõi đạo Phật có 2 phần:

+ tùy theo căn cơ

+ theo lịch sử thành đạo của Đức Phật.

Chúng ta phải:

1-  Ngộ lý hay nhận ra ngữ nghĩa bằng nhận thức không lời.

2-  Thể nhập qua những tiến trình thực hành.

Tóm lại, Như Thật: thấy bằng giác quan.

Như Vậy: thấy bằng cái Biết. Thuật ngữ gọi cái Biết đó là tánh giác.

Tất cả những điều này, quí vị phải xếp vô nhận thức, tức nhận ra được.

Thí dụ: Thấy 2 người nam nữ bắt tay nhau, thì thấy bắt tay nhau, đừng suy luận là có tình ý gì. Như vậy tâm mới đứng một chỗ. Vì tâm mình dính mắc quá cỡ nên có thói quen suy luận, suy đoán. Khi vào được Như Thật, tâm mới gỡ ra được dính mắc.

Bằng nhận thức phải hiểu rõ nghĩa Như Thật Như Vậy. Bằng nhận thức có lời hay không lời cũng được. Nếu có lời thì cũng không thêm thắt vô gì hết. Thí dụ: ăn, ngon biết ngon, chua biết chua, rõ ràng, mà không chê khen.

Khi ta xếp vô được nhận thức thì đó là nhận thức ta đã chuyển hóa. Mình không còn bị dính mắc bao nhiêu những truyền thống cũ: truyền thống gia đình, tập tục, văn hóa v.v...

Vậy phải nhận thức Như Thật Như Vậy là cái đang là, bây giờ và ở đây. Thí dụ: hôm nay có người lên lấy một cái DVD, cúng dường 100 đồng. Không nói người đó sẽ có phước, vì đó là không phải bây giờ và ở đây.

Bây giờ và ở đây là dừng lại nơi vùng tánh giác. Chúng ta đừng sử dụng ý căný thức.

Bằng con mắt nhìn thôi, mà chúng ta có thể chữa được bệnh. Vì sao? Vì tín hiệu nó đi thẳng vào 1 trục dây chuyền tác động đối giao cảm, ra acetylcholine, hạ huyết áp. Thần kinh thị giác trực tiếp tác động qua đối giao cảm, rồi qua Dưới đồi, vô dây thần kinh phế vị, vào tuyến tụy, điều chỉnh đường trong máu.v.v.

Tóm lại, qua tiến trình thực hành, chúng ta có những kết quả sau:

nhận thức chuyển đổi, có nhận thức mới.

+  điều chỉnh bệnh tâm thể.

chuyển hóa được tâm dính mắc thành tâm thanh thản.

trí tuệ tâm linh từ lần phát huy.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nghe và ghi lại lời giảng của Hòa Thượng Thích Thông Triệt

Ngày 15 tháng 1 năm 2015

Tuệ Chiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1237)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1307)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1400)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1733)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1272)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1795)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1355)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1748)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1496)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1341)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1984)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
11 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 2070)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
01 Tháng Tư 20239:35 SA(Xem: 1575)
Wir befinden uns mitten in einem wirbelnden Wasserstrudel, würden wir darin stehen bleiben, würden wir von dem absorbiert werden und wir werden ertrinken. Wenn wir uns bewegen würden, würden wir uns auch nur in diesem wirbelnden Strudel herum drehen. Aber wie können wir denn diesem Lebenskreis entkommen?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 2020)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 2096)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
24 Tháng Ba 202310:18 SA(Xem: 1266)
Tài sản mà đức Phật nói đây không phải là tiền bạc, vòng vàng, châu báu, mà là tài sản về tinh thần, như niềm tin bậc giác ngộ, đạo đức, trí tuệ là những thứ tài sản không bao giờ bị đánh cắp, chiếm đoạt, trừ phi chính người sở hữu tài sản tâm linh đó tự mình phá hủy chúng. Các tài sản quý báu đó có tên gọi là: Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Tuệ tài.
22 Tháng Ba 20234:26 CH(Xem: 1658)
Không phải hễ ngộ là chấm dứt hết lậu hoặc! Vì vậy, tuy hạt ngọc đã có sẵn, nhưng ta phải nỗ lực dụng công. Vô ngôn chính là phương thức làm cho Phật tánh bật ra vậy.
18 Tháng Ba 20239:58 SA(Xem: 1534)
Wir müssen in der Lage sein, zu erkennen, wann wir den Bedingungen folgen sollen und wann wir eventuell andere Bedingungen schaffen sollen, um im Einklang mit dem Universum leben zu können, denn wir sind die Schöpfer unseres Lebens, für jetzt und für die Zukunft.
15 Tháng Ba 202311:03 CH(Xem: 2016)
Thực tập phương thức làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi (phải-trái) của thế gian.
13 Tháng Ba 202311:02 SA(Xem: 1207)
Những ai hủy phạm giới pháp mà lòng không biết tàm quý, không biết ăn năn, hối hận, không biết sám hối, không chịu từ bỏ tật xấu ác quay về với con đường thiện lương đạo đức, thì hiện tại dù họ đang sống trên đời, nhưng sống trong thống khổ, vì phải chịu trả giá những tội lỗi của họ gây ra...
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1829)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
08 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 1703)
Chúng ta đang ở giữa biển nước xoáy, nếu chúng ta đứng lại nơi đó thì ta sẽ bị đắm chìm cuốn hút và chết đuối. Nếu chúng ta bước tới, cũng chỉ là loanh quanh trong biển nước xoáy thôi, bước tới hay bước lùi, có khác gì đâu, rồi cũng trôi giạt bồng bềnh trong biển đời, không ra khỏi. Vậy thì làm sao đây?
05 Tháng Ba 20239:03 CH(Xem: 1482)
GEDANKE heißt in Chinesisch “mạt na”. Wahrscheinlich wurde es aus dem Wort “Manah oder Manas“ in Sanskrit übersetzt. “mạt na” (S: Manah) oder Gedanke bedeutet die Denkfähigkeit oder das Denkvermögen. In English heißt er “the capacity of thought”, “the thinking faculty”. In Pali bedeutet das Wort Mano der Geist oder der Gedanke. Im Abhidharma wird Manha gleichgesetzt mit Bewusstsein (viññāna) und Geist (citta, Bewusstseinszustand).
05 Tháng Ba 20239:01 CH(Xem: 1148)
Ngày lành tháng tốt đối với người Phật tử là ngày đẹp trời, thuận lợi cho mình và cho mọi người tham dự, có thể xem là một trong những điều kiện góp phần vào kết quả chứ không phải là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2419)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1940)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1805)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
23 Tháng Hai 20237:55 SA(Xem: 1261)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
18 Tháng Hai 20232:24 CH(Xem: 1441)
Das Naturgesetz regelt alle Phänomene. Es ist gleichzeitig ihr Evolutions- und Entwicklungsgesetz. Es gründet das Universum, regelt den Ablauf des Universums, schützt und pflegt die Existenz des Universums. Die Welt ist offenbar eine wunderbare Harmonie von Idappaccayatā.
14 Tháng Hai 20233:56 CH(Xem: 1612)
Đọc tụng bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” chúng ta học theo tinh thần từ bi, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của chư Phật, chư Bồ tát. Kinh nhắc nhở chúng ta tám điều quan trọng cần phải học hỏi tu tập. Đó là phải luôn quán xét vạn pháp trong đó có tấm thân ngũ uẩn của con người không thực chất tính nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã...
13 Tháng Hai 202310:37 SA(Xem: 1614)
Mạt na hay Ý có nghĩa năng lực của tư tưởng hay năng lực tư duy, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM
05 Tháng Hai 20236:14 CH(Xem: 1780)
Tánh giác không từ đâu đến. Nó không nằm trong quy luật duyên sinh của hiện tượng. Ta không thể khám phá nó khởi ra từ đâu khi có sự xuất hiện của con người trên quả đất.
28 Tháng Giêng 20237:39 SA(Xem: 1420)
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch. Oder „Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“. Oder In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1932)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
24 Tháng Giêng 20233:16 CH(Xem: 1596)
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2246)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
18 Tháng Giêng 20237:51 SA(Xem: 1544)
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
69,256