HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: NHƯ THỰC TRI - NHƯ THỰC KIẾN - NHƯ THỰC TRI KIẾN

27 Tháng Bảy 20226:49 SA(Xem: 1940)

NHƯ THỰC TRI,
NHƯ THỰC KIẾN,
NHƯ THỰC TRI KIẾN.


Trích đoạn trong Bài đọc thêm "NHƯ THỰC TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY"

do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 

Dưới đây là phần giải thích ba dụng ngữ (expressions) “như thực tri”, “như thực kiến” và “như thực tri kiến” trong hệ Nguyên Thủy. Nếu nắm vững một trong ba cách “Như Thực - Yathābhūta” ta có khả năng mở ra những mấu chốt trong phương pháp tu Huệ của hệ Phát Triển và Thiền Tông.

 

1.    Như thực tri nghĩa trí biết như thực; biết sự vật hay đối tượng nó là như vậy hay như thực; biết chân tánh (của hiện tượng); biết tuyệt đối. (P: Yathābhūta-ñāna; Skt: Yathābhūta-jñāna; the knowledge of the thing or object as it is or as in reality; the knowledge of the true nature (of phenomena); absolute knowledge). Đây là cái biết của trí tuệ. Thuật ngữ này được kết hợp với 3 từ:

 

a.    Yathā: như, giống như: as, like.

b.   Bhūta: thực, chân, sự thực, đúng (đối nghịch với giả): the real, true, reality, right (as opposed to the false).

Trong ngữ nguyên, bhūta là quá khứ phân từ (past participle) của động từ bhavati. Bhūta có nghĩa đã trở thành (has become) hay đã là (been). Bhavati có nghĩa “trở thành” (to become), “là” (to be); “hiện hữu” (to exist). Nó thường được dùng để chỉ điều gì (đã) đang là (what has come to be) mà không có xác định thời gian (của sự vật hay thực thể hoặc hiện tượng). Đây là trạng thái “kết quả của sự trở thành như vậy” của sự vật hay thực thể hoặc hiện tượng. Thuật ngữ bhūta thường được dùng để chỉ trạng thái tự nhiên (nature) của sự vật hay thực thể (entity) hoặc hiện tượng.

Thí dụ: Khí trời hôm nay nóng. “Nóng” là “kết quả trở thành của khí trời” trong ngày hôm nay. Nó cho biết trạng thái tự nhiên của khí trời như thế nào vào ngày hôm nay. Tất nhiên khí trời hôm nay khác hơn hôm qua. Như vậy “nóng” là sự thực. Nóng là trạng thái đang là của khí trời hôm nay. Nó là “kết quả của sự trở thành như vậy” vào ngày hôm nay, và chỉ hôm nay mà thôi, vì ngày mai chưa chắc gì khí trời nóng như hôm nay, và ta cũng không cần biết do nguyên nhânđiều kiện nào làm cho khí trời trở nên nóng. Đó là ý nghĩa “thực” hay “đang là” của từ bhuta.

 

Yathābhūta: như thực có nghĩa phù hợp theo sự thực (according to the reality); phù hợp với sự kiện (correspondance with fact); thực (really) như trong sự thực (as in reality, as in truth), trong bản chất thực của nó (in its real essence).

 

Đây là trường hợp thông qua năm giác quan, cảm thọtri giác kinh nghiệm về điều gì chứ không qua sự mô tả, sự đồn đãi (dư luận), sự truyền miệng của người khác về điều gì. Thông thường sự kinh nghiệm này dựa trên tri giác, tức “tưởng - sañña”, chứ không dựa trên khái niệm tư duy (conceptual thinking). Sau khi kinh nghiệm xong, điều ta biết được gọi là “như thực”.

Thí dụ: Khí trời Nam Cali thường được nhiều cư dân tại đây mô tả là “ấm” như tại Nam Việt Nam. Sau khi nghe nhiều người nói như thế, trong đầu tôi liền tạo ra một sự kiện khái niệm (a conceptual fact) về ý nghĩa “ấm” qua sự mô tả của nhiều người. Tôi hình dung hay tưởng tượng sự “ấm” kia như thế nào đó. Đồng thời tôi cũng liên tưởng đến những bằng chứng “ấm” mà tôi đã kinh nghiệm ở Nam Việt Nam trước đây. Lúc bấy giờ trong đầu tôi lập thành một nhận thức “ấm” với sự giúp đỡ của những tiếu trình nói thầm trong tâm.

Thí dụ: “Ấm” giống như ở Sàigòn hay “ấm” giống như ở các tỉnh miền Đông Nam Việt Nam v.v... Như vậy, lời nói “ấm” này là lời hư giả (a verbal delusion), vì đàng sau lời nói “ấm” không có sự hiện hữu cái “ấm” như thế nào để tôi nhận ra đúng được cái ''ấm” của trời miền Nam Cali phù hợp với cái “ấm” của trời miền Nam Việt Nam qua chính tri giác của tôi. Như vậy, “ấm” này không đúng như thực, vì tôi chỉ nghe nói, chứ không cảm nhận được qua chính tri giác của tôi.

Đến khi tôi di chuyển từ tiểu bang Washington, miền Tây Bắc nước Mỹ đến sống tại Nam Cali trọn một năm, lúc bấy giờ tôi mới thực sự kinh nghiệm sự “ấm” kia như thế nào. Tôi nhận ra điều mà tôi nghe nói trước kia, hôm nay phù hợp với sự thực, qua chính kinh nghiệm của sự kiện tri giác (perceptual fact) của tôi.

 

Như vậy, trong “như thực” không có suy luận, không có tưởng tượng, không có tự kỷ ám thị, không có dồn nén tình cảm, không có tập trung tâm vào đối tượng. Như thực được phản ánh bằng cái biết không lời (nonverbal knowledge or wordless awareness) thông qua sự kiện tri giác bằng nhận thức biết (aware cognitions) của cơ chế tánh giác (the mechanism of the awareness nature), trong đó không có tự ngã; còn nghe nói thông qua sự kiện khái niệm, trong đó có tự ngã và bằng nhận thức của trí năng.

 

  1. Ñāna (Skt: jñāna): tri thức, kiến thức, trí, sự biết: knowledge, knowing.

Trong Pali: ñāna, cũng như trong Skt: jñāna, có nhiều nghĩa. Nghĩa thông thường là trí thông minh (intelligence), tri thức, trí (knowledge), sự nhận ra (recognition), sự biết (knowing); đối nghịch với añāna hay ajñāna (thiếu trí hay vô trí), hoặc avijjā (vô minh). Trong trường hợp này, ñāna hay jñāna là cái biết có lời (the verbal knowledge). Ngoài ra, nó cũng thường được dùng đồng nghĩa với paññā (tuệ/huệ); khi đó nó có nghĩa là trí tuệ tâm linh (spiritual wisdom) hay tuệ trí (insight), hoặc thượng trí (higher knowledge). Trong trường hợp đồng nghĩa với huệ/tuệ (paññā) hay có nghĩa tuệ trí, hoặc thượng trí, ñāna (jñāna) dựa trên cái “Vô sanh” tức tánh giác. Trong trường hợp này, nana hay jñāna là cái biết không lời (the nonverbal knowledge or wordless awareness).

 

Khi ñāna hay jñāna được kết hợp vói Yathābhūta, lập thành Yathābhūta-ñāna hay Yathābhūta-jñāna, dụng ngữ này có nghĩa “như thực tri”.

Trong triết học Phật giáo, khi Thực tại tuyệt đối (ultimate Reality) được đề cập đến trong các bản văn, Thực tại đó dựa trên như thực tri. Bởi vì Thực tại tuyệt đối dựa trên không lời (wordless) hay trên vô ngôn (nonverbal). (Đây là đầu mối giúp chúng ta nhận ra những Thực tại tuyệt đối trong văn học Bát Nhã của Phật giáo Phát Triển và Thiền Tông, khi chúng ta gặp các từ Chân NhưTánh Không.)

 

Khi Ñāna (jñāna) có nghĩa kiến thức hay tri thức (knowledge), trường hợp này Ñāna (jñāna) dựa trên trí năng. Trên trí năng thì Nana (jñāna) (cái biết) có kèm theo tên gọi hay có định danh đối tượng. Bởi vì đặc tính của trí năng là có lời. Nó thuộc thành phần của Ý căn. Ta cũng có thể nói: tri thức (knowledge) dựa trên Tưởng (perception), vì thông qua các căn tiếp xúc với ngoại trần (external objects/worlds) tức đối tượng, tri giác nhận được dữ kiện từ Thọ. Cho nên tri thức (knowledge) này được xem là sự phản ánh đối tượng. Bởi vì chính đối tượng không có năng lực pha trộn (the power of amalgamating) với tên gọi (name) để tạo ra những loại danh xưng gì cho nó. Bản chất đối tượng vốn không có tên gọi, nó là vật trống rỗng (bare thing). Trong nó không có chứa tên gọi hay tên gọi không có gắn vào (append) trên nó. Cho nên, đây là chỗ các nhà Phật học Phát Triển xếp các loại danh xưng được gắn trên vật hay hiện tượng là “giả danh”.

 

Như thực tri (P: Yathābhūta-ñāna; Skt Yathābhūta-jñāna) là thuật ngữ chỉ sự “biết như thực” về sự biểu lộ trạng thái tự nhiên của hiện tượng đúng với phẩm chất hay trạng thái đang là của nó. Tức là vật như thế nào, “ta” (tánh giác) biết y như thế đó. Đây là thái độ biết đúng như cái hiện có do tánh giác đảm nhận. Trong tiến trình biết này không có khái niệm tư duy hiện hữu, không có ý niệm “ta” hiện hữu. Nhưng sở dĩ gọi “ta biết” đó là vì muốn làm rõ nghĩa chủ thể biết để mô tả trạng thái biết này như thế nào. Cho nên, từ ngữ “ta” được tạm mượn hay được “giả lập”. Thực sự, lúc bấy giờ chỉ có trạng thái đang là của đối tượng và sự nhận biết không lời của tánh giác đang chạm đến đối tượng.

 

Chính vì hai điều kiện này được có mặt trong tiến trình biết, nên sự thấy biết kia mới được gọi là “như thực tri”. Như vậy, như thực tri là cái biết của tánh giác về trạng thái đang là của đối tượng như thế nào. Trong đó chỉ có sự thầm lặng biết (tacit awareness/silent awareness) đối tượng mà không có sự suy luận, không có sự suy đoán hay sự viện dẫn về đối tượng.

 

Điều này có nghĩa thể tánh (the nature) của sự kiện hay sự vật hiện đương như thế nào, tánh giác biết đúng như thế đó; không thêm, không bớt, không thêu dệt vẽ vời, không tưởng tượng, không suy luận. “Ta” nhận thức đúng trạng thái như thực của đối tượng hay hiện tượng trước mặt. Tâm ba thời không có mặt trong trường hợp này; trái lại, chỉ có nhận thức biết. Qua đó, tâm xúc cảm phiền não, khổ đau hay xung đột nội tâm không có mặt trong trường hợp này.

 

Thí dụ: Nóng, biết nóng. Đau, biết đau. Đói, biết đói. Khi hít thở vào, bụng phồng lên, biết có sự phồng lên. Khi thở ra, bụng xẹp xuống, biết có sự xẹp xuống. Thấy các loại hoa trên bàn Phật, ta biết rõ ràng chúng đang như thế nào, ta không suy luận về chúng. Trong tiến trình biết này không có ý niệm người biết. Nó được xem là cái biết tuyệt đối (absolute knowledge), cái biết trong sạch, cái biết không có sự phản ánh ý thức (reflective consciousness), không có nói thầm (tầm), không có đối thoại thầm lặng (tứ), vì không có trí năng biện luận, không có suy nghĩ tính toán, không có ngã. Trong nó không có sự lập thành ngôn ngữ; trái lại chỉ có hình ảnh sinh động (a vivid image) được lập thành biểu tượng trong tâm về sự nhận biết (awareness) đối tượng như thực.

 

Tác dụng của cách biết này giúp ta gạt bỏ những thành kiến, định kiến, thiên kiến chủ quan về đối tượng. Tâm ta dễ trở nên trong sạch. Nếu có; biết có. Nếu không có; biết không có. Đây là biết đúng như thật. Như kinh nói: “cái gì hiện hữu biết nó hiện hữu, cái gì không hiện hữu, biết nó không hiện hữu” (santam vā atthí ñassati asantam vā natthí ti ñassati). Đây là điều kiện cơ bản để dẹp tâm nhị nguyên hay phân biệt trí. Nó cũng là điều kiện cơ bản giúp ta “hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm” theo kinh Kim Cang đề cập.

 

Thí dụ về tiến trình tri giác:

Có một trái xoài màu xanh đặt trên bàn. Khi thấy trái xoài, tôi biết ngay trái xoài đó màu xanh. Đây là biết như thực, vì giác quan của mắt thực sự chạm trán đối tượng, sự biết như thực này được thể hiện dưới hình thức thầm nhận biết do tánh giác đảm nhận. Tôi không thể nói thêm điều gì khác hơn về trái xoài xanh. Tôi không thể nói trái xoài này “chua” vì nó có màu xanh, hay nói nó “còn sống”. Nếu tôi nói nó “chua”, vị chua là vị do tôi suy luận hay tưởng tượng để dán nhãn trái xoài xanh. Bởi vì tôi chưa ăn trái xoài làm sao tôi biết nó chua? Chua là do tưởng tượng lập thành, chứ nó không phải là vật hiện hữu. Chua chỉ là khái niệm. Cảm thọ và (tưởng) tri giác để nhận ra “chua” không có mặt trong trường hợp này. Vì lưỡi tôi chưa nếm được vị chua. Tuy nhiên, ý niệm “chua” sở dĩ được lập thành trong tâm tôi chỉ vì tôi đã kinh nghiệm về trái xoài sống mà tôi đã ăn trong nhiều năm trước đây, nên bây giờ tôi nghĩ rằng trái xoài xanh này cũng “chua” như những trái xoài sống khác. Đây là biết do sự giúp của lời (words) để tạo thành khái niệm hay tạo thành suy luận hoặc tưởng tượng. Bởi vì, trên thực tế, có những loại xoài tháp, tuy vẫn có vỏ xanh mà khi gọt ra, ruột vàng, ăn rất ngọt, hoặc có loại xoài tượng, tuy có vỏ xanh mà trong ruột đã chín, nên ăn ngọt. Chứ không phải tất cả loại xoài da màu xanh đều “chua”.

 

Vì thế, biết như thực không phải là cái biết do tưởng tượng lập thành. Nó là cái biết không có thành kiến chủ quan (subjective biases) mà là cái biết có chánh trí, có thực trí. Do tâm không dao động lập thành. Tưởng tượng là cái biết không có chánh trí, không có thực trí, vì tưởng tượng là nhận thức mơ hồ, khái niệm mơ hồ về đối tượng. Theo sau nó là nhiều dạng lời suy luận được lập thành. Nói cách khác, hoạt động tưởng tượng được phát ra trong tâm bằng cái biết có lời, nó dựa trên lời, nó tùy thuộc vào sự thêu dệt lời của ý căn hay của trí năng. Tự ngã xuất hiện trong trường hợp này. Càng tưởng tượng nhiều, lời càng phát ra nhiều nội dung khác nhau theo những mức độ tưởng tượng. Những bản chất phàm tục dính mắc, chấp trước của tự ngã càng được dịp lộ ra tự do. Cuối cùng đưa đến những mức độ biến động tâm lý khác nhau, tạo ra những dán nhãn chủ quan, những tưởng tượng xúc cảm tâm lý, những lo âu, sợ hãi, sân hậnphiền muộn. Đây không phải là biết như thực mà là biết hư dối. Mạng lưới nghiệp bất thiện được lập thành trong tiến trình biết do suy luận.

 

Tập khí hay lậu hoặc lại có dịp huân tập thêm vào nghiệp thứccuối cùng ta khó tránh khỏi bệnh tâm thể như cao máu, tiểu đường. Chỉ vì khi tưởng tượng, tế bào não vùng tiền trán tác động vào giao cảm thần kinh, làm cho hai chất nước hóa học là norepinephrine và epinephrine tiết ra.

 

Thí dụ khác về tiến trình tri giác:

Nếu tôi thấy con rắn, niệm biết (a thought of awareness) liền được phát ra trong tâm. Hình ảnh con rắn mà tôi đương thấy liền được lập thành biểu tượng từ vùng kiến giải tổng quát. Nếu tôi đã có kinh nghiệm chắc chắn về màu sắc cũng như đặc tính và tên gọi của nhiều loại rắn, vùng kiến giải tổng quát liền kiến giải loại rắn mà tôi đương thấy thuộc loại gì, độc hay không độc. Bởi vì trên thực tế có loại rắn nước và trăn tuy cũng mang hình dáng tương tự như rắn mà không độc. Chứ không phải tất cả loài rắn đều độc. Đây là cái biết như thực về con rắn thông qua tri giác, trực giác và sự phân tích của vùng kiến giải tổng quát, sự hiện diện con rắn trước mặt tôi được lập thành nhờ tri giác sự kiện hoạt động và nhờ khu kiến giải tổng quát giải ra những nét đặc biệt về con rắn, nên cái biết như thực xảy ra. Trong tiến trình biết này hoàn toàn không có sự pha trộn (amalgamation) với lời nói thầm xuất hiện.

 

Thí dụ về tiến trình suy luận hay tưởng tượng:

Nếu có người nào đó nói ra lời “con Rắn Thần ở Kim Tự Tháp”. Tôi tiếp thu câu nói của lời này vào trong tâm. Đồng thời tâm tôi liền khởi lên ý niệmhình ảnh của con vật kỳ quái mà lời nói “Rắn Thần” biểu thị (signifies). Không cần có con vật trước mặt, nhưng qua định danh bằng lời, con vật mang tên Rắn Thần liền hiện diện trong óc tôi, vì tâm đã dựa theo lời để tưởng tượng con vật đó theo sức tưởng tượng của nó. Đây là sự biết được phát ra trong tâm bằng tưởng tượng. Sự biết này không phải là biết như thực.

Như vậy, biết như thực là thái độ quán sát sự vật hay sự kiện của người có năm giác quan, và vùng kiến giải tổng quát còn nguyên vẹn. Khi năm căn thực sự tiếp xúc năm đối tượng, người này dễ dàng nhận ra chân tướng như thực của đối tượng. Tâm không rơi vào sai lầm, đưa đến nhận thức đúng đắn và có quyết định đúng đắn. Nó không phải là cái biết bằng suy luận, bằng hình dung hay bằng tưởng tượng về đối tượng lập ra; trái lại nó trực tiếp nhìn thấy đối tượng bằng giác quan hay bằng tánh giác.

 

Thí dụ khác:

Theo truyền thống Ấn độ, “Nơi nào có khói; nơi đó có lửa. Có khói trên núi; như vậy, có lửa trên núi”. Đây là “sự biết có lửa” qua suy luận. Vì chỉ thấy “khói” mà không thấy “lửa”. Như vậy ở đây, lửa được xem là đối tượng vắng mặt; khói là đối tượng có mặt. Lý do là ta không thấy lửa mà chỉ thấy khói. Do đó, lửa được nói đến do suy luận. Như thế, suy luậnnhận thức đối tượng qua dấu hiệu của nó là khói, chứ không phải qua thấy như thực đối tượng là lửa. Cho nên, suy luận không phản ánh thực tại tối hậu hay không đúng với sự thực vì nó không phải là cái thấy biết bằng giác quan hay bằng tánh giác mà bằng sự hình dung hay tưởng tượng qua trí năng.

 

Thiền xem sự hiểu biết bằng suy luậnchướng ngại của ngộ hay của sự phát triển tâm linh từ vùng tánh giác. Cho nên, biết như thực là cái biết trực tiếp (direct knowledge) hay trực quan/giác (intuition), nó trái ngược với cái biết gián tiếp hay biết bằng khái niệm (concepts). Nó là cái biết không phải bằng suy tư nghĩ tưởng, không phải bằng trí phân biệt mà bằng một trong các tánh của vùng kiến giải tổng quát bên trong não bộ, sau bán cầu não trái. Người mới thực hành thiền không thể có kinh nghiệm được loại cảm giác tri giác như thế. Nó là năng lực biết trong trạng thái tỉnh thức (awakening) của tánh giác. Người xưa xem người có năng lực biết tỉnh thức này là người đã bước vào “Dòng Thánh thứ nhất” hay ở cấp “thứ bảy trong mười cấp của hàng Bồ tát”. Trên thực tế, nó là cái biết (awareness) không thể nhận được bằng trí năng, cũng không phải là tiến trình hoạt động của sự hiểu biết được gọi là “trí tác vi” (intellection).

 

Chân lý được thiết lập trên tiến trình biết này luôn luôn đưa đến sự kiện ngộ (a realized fact). Còn chân lý được thiết lập trên sự kiện khái niệm (a conceptual fact) không thể đưa đến ngộ.

 

Tóm lại, như thực tri là cái biết không lời (wordless awareness) đầu tiên của nhận thức được rực lên (kindled) khi giác quan tiếp xúc đối tượng. Trong nó không có khái niệm, không có một sự định danh, không có ngôn ngữ, không có sự tạo ra bất kỳ ý nghĩ gì. Nó được xem là cái lóe sáng của trí (knowledge) và cũng là cái lóe sáng của nhận thức (cognition) lúc đầu. Chính cái lóe sáng biết này (this flash of awareness) là điều kiện cần thiết của ngộ trong Phật giáo hay “kiến tánh” trong Thiền tông. Nó cũng là nền tảng của tuệ giác (intuitive wisdom) hay trí tuệ Bát Nhã (insight wisdom) và cũng là nền tảng của những Thực tại tối hậu trong hệ thống học thuyết Bát Nhã.

 

Chú ý:

  • Theo sau ánh sáng lóe lên đầu tiên của sự biết, nếu trí năng tham gia hoạt động, nó sẽ hình dung để lập thành những khái niệm, những tâm lý xúc cảm, những hình thể hay hình ảnh đối tượng. Trong tiến trình này nhận thức bằng suy luận được lập thành, trong đó có sự kết hợp với ý thứctrí năng. Đến đây, nó không còn là nhận thức như thực hay biết như thực nữa mà là sự nhận ra (recognition) do suy luận. Như vậy, nhận thức như thực là nhận thức bằng tánh giác. Nơi đây tánh giác chỉ nhận thức đối tượng bằng hình thái trống rỗng (the bare form) hay vật trống rỗng (the bare thing), tức là chỉ có chân tướng của chính vật đó tại vùng kiến giải tổng quát mà thôi, chứ không có thêm bất cứ điều gì, hình dáng gì, hay bất cứ đặc tính chung, đặc tính riêng nào liên quan đến đối tượng.

 

  • Ngược lại, cũng theo sau ánh sáng lóe lên đầu tiên của sự biết (awareness) nhưng trí năng không hoạt động, tự ngã không xuất hiện, mọi sự suy luận, tưởng tượng không khởi ra; ngay lúc đó, tuy cũng là sự nhận ra (recognition) nhưng sự nhận ra này ở mức độ giải quyết mối nghi mà từ lâu ta đã bế tắc. Đây là điều kiện cần thiết của Thiền trong ba hệ. Thuật ngữ Thiền gọi là ngộ (P: sacchikarana: realization; P: sacchikaraniyā: realized).

 

Chính vì vậy, tuy cũng cùng thông qua cái lóe sáng biết đầu tiên, nhưng tiếp theo sau, nếu có trí năng tham dự vào, cái biết đó trở thành méo mó, không còn như thực; không thể đưa đến ngộ hay phát triển tâm linh.

 

Trong việc tu Thiền, ta cần có cái biết như thực. Nó là nền tảng của tâm yên lặng (Chỉ-samatha), tâm định (Định-Samādhi) và Huệ (Paññā-wisdom). Nó cũng là nền tảng của Chân đế Bát Nhã. Bậc kiến đạo ngộ được chân lý tối hậu thông qua biết như thực.

 

2.    Như thực kiến có nghĩa thấy như thực (P: Yathābhūta-dassana; Skt: Yathābhūta-darsana: seeing things as they really are). Ở đây, trong tiếng Pali, từ dassana có những nghĩa: nhìn (looking), thấy (seeing), nhìn, xem (view).

 

Ta đã biết nghĩa như thực ở đoạn văn trên, riêng từ “Kiến”, có nghĩa “thấy” (P: dassana; Skt: darsana: seeing, sight, vision). Nó có nghĩa hiểu biết (understanding), sự hiểu thấu bên trong sự vật, tức tuệ trí (insight), lãnh hội (comprehension) và trực giác (intuition). Nó thường được dùng kết hợp với ñāna, gọi là “biết và thấy” (ñāna-dassana - knowing and seeing). Sự thấy biết này được nhận ra bằng tuệ trí chứ không phải bằng suy luận của trí năng. Cho nên nó cũng được xem là nền tảng của huệ (wisdom). Người bình thường không thể có mức độ thấy biết như thực này.

 

Đôi khi dassana hay darśana được dùng để chỉ tuệ trí (insight). Đó là trường hợp thấy đạo, thấy tánh, thấy tâm, thấy vật, thấy nghiệp chướng v.v... Nói chung là thấy thực tướng hay thấy thực tánh hiện tượng thế gian. Đây là cái thấy đúng, phù hợp với sự thực. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từ ngữ “thực”, trên thực tế không có tâm (mind) hay cảm giác khái niệm nào có thể lập thành từ ngữ “thực” đúng với nghĩa “hiện hữu thực sự” của nó, ngoại trừ lời nói “thực” chẳng là gì trong thực tại. Bởi vì, “Thực” là danh từ trừu tượng, nó được thiết lập qua các tánh trong cơ chế tánh giác hay bằng ngộ (realization) để nói lên ý nghĩa đúng, không hão huyền (undelusive) của hiện tượng. Vì vậy sự thực (chân lý) chỉ được nhận ra bằng tánh giác hay bằng ngộ theo lối kinh nghiệm của Thiền mà thôi.  Không ai có thể thấy cụ thể thực tánh, thực tướng hiện tượng thế gian như thế nào bằng mắt thường hay bằng trí năng méo mó.

 

Vì vậy, dassana hay darśana (kiến) là cái thấy thường được gọi bằng ẩn dụ là “thấy bằng mắt huệ” hay bằng “mắt tâm”, chứ không phải thấy bằng trí năng.

Khi dassana hay darśana kết hợp với P: ñāna hay Skt: jñāna lập thành P: ñānadassana hay Skt: jñānadarśana, nó được xem là biết bằng trí tuệ, được dịch sang Việt ngữ là “tuệ tri”. Đây là phương pháp nhìn hiện tượng thế gian hay sự kiện bằng tánh giác để có cái thấy như thật về hiện tượng. Phương pháp này cũng giống như cách Như Thực Tri. Nó là điều kiện cơ bản để đạt được tâm thuần nhất, huệ và định đồng thời.

 

Ngoài ra, trong Pali cũng có từ diṭṭhi và trong Sanskrit từ dṛṣti, cả hai đều mang ý nghĩa Kiến (view). Nhưng chữ “kiến” này mang ý nghĩa quan điểm (views or stand-points) hay đức tin sai lầm (false belief). Vì thế, tác dụng chữ Kiến này (diṭṭhi) có đặc tính tạo ra những đám rối tư duy (tangles of thinking) hay những vướng mắc (entanglements). Thí dụ: kiến thủ - diṭṭhi-upādāna - grasping of view or adhering to false views; kiến điên đảo - ditthi-vipallāsa-distortion of view-point; kiến chấp - diṭṭhi-parāmāsa - adherence to view; thân kiến - sakkāya-diṭṭhi - belief in an enduring and lasting self; thiên kiến - diṭṭhi-anusaya - leaning on view; kiến lậu - diṭṭhi-āsava; kiến võng - diṭṭhi-jāla; tà kiến - micchā-diṭṭhi, v.v... Những loại kiến này đưa đến luân hồi. (Phần này sẽ được giải thích sau).

 

3.    Như thực tri kiến có nghĩa biết và thấy như thực (P: Yathābhūtañānadassana; Skt: Yathābhūta-jñānadarśana; seeing and knowing things the way as they really are, or knowledge and vision of things as they are, or the knowledge and vision according to reality). Từ nơi tánh giác sinh như thực tri kiến.

 

Đây là cái thấy của tuệ trí (insight); kết quả của quá trình tu tập thiền huệ, đạt được cái biết thầm lặng của tánh giác. Thiền gia nhận ra trạng thái ‘đang là’ của đối tượng. Nội tâm không khởi lên niệm phải là hay nên là. Nó là nền tảng của vô phân biệt trí hay vô phân biệt tâm. Nó cũng là bước thứ nhất của người đi vào Dòng Thánh.

 

Theo hệ Nguyên Thủy, khi Yathābhūta kết hợp với ñāna-dassana, Yathābhūta có nghĩa “chân tánh - true nature” hiện tượng hay sự kiện. Như vậy, Yathāabhūtañānadassana có nghĩa “hoàn toàn ngộ (nhận rõ) chân tánh hiện tượng thế gianvô thường, bất toại nguyện hay xung đột (khổ), và không thực chất tính (vô ngã) hay vô thường, khổ và vô ngã”.

Thiền Vipassanā thuộc hệ Nguyên Thủy thiết lập Như thực tri kiến thành pháp Quán thứ 16 trong 18 pháp Quán chính yếu. Người thực hành được hướng dẫn dụng công làm sao đạt được cái biết và thấy thực tướng và thực tánh hiện tượng thế gian.

 

Theo hệ Phát Triển xem như thực tri kiếnphương pháp dụng công để đạt được: thánh trí, căn bản trí (mūlajñāna) hay vô phân biệt trí, chân trí.

Hòa thượng Thích Thông Triệt

Thầy-Thông-Triệt---Toronto-2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 20221:28 CH(Xem: 1740)
„Was kommen wird, muss sterben“. Wahrscheinlich haben wir diese Wahrheit nicht akzeptieren wollen. Wir werden dann traurig oder ängstlich sein, wenn wir krank sind. Liebe Freunde, ist die Krankheit doch nicht eine Illusion der Sprache?
15 Tháng Tám 20226:56 SA(Xem: 2805)
Ni sư Thích nữ Triệt Như hướng dẩn KHÓA TU ĐẶC BIỆT - Phần 1 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA Ni Sư Triệt Như giới thiệu nội dung và mục đích của khóa tu. Bài tập về thiền hành với chủ đề: Biết sự xúc chạm khi đi - Cái biết đặt dưới bàn chân
13 Tháng Tám 20224:40 CH(Xem: 1997)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình được.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2569)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
06 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 2205)
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come? Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere. Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
01 Tháng Tám 20225:11 CH(Xem: 1921)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan.
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2848)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
26 Tháng Bảy 202210:53 CH(Xem: 2064)
Tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng với pháp môn nào người tu tập cũng phải thực hành nhuần nhuyễn Tam Vô Lậu Học: Giới-Định-Tuệ. Vì Tam Vô Lậu Học có công năng đưa hành giả qua bờ giác ngộ thoát khỏi vòng tục lụy luân hồi sinh tử./.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2571)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
18 Tháng Bảy 20225:13 CH(Xem: 2302)
Tổ đã mở màn một kỷ nguyên mới về Thiền bằng bốn câu kệ bất hủ: Bất lập văn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhơn tâm; Kiến tánh thành Phật. (Xem Giải thích thuật ngữ ở cuối bài)*
14 Tháng Bảy 20228:13 SA(Xem: 2490)
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy? Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
13 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 1969)
Người tu Phước vô lậu và Phước hữu lậu đều có những hành vi thiện lành giống nhau, nhưng tâm tư của mỗi hành giả lúc thực hiện thì khác nhau. Cùng một hành động, mà một đằng hướng đến tái sinh hưởng phước hữu lậu vật chất ở tương lai. Một đằng là công đức tu hành, làm lợi ích chúng sanh bằng tâm quảng đại. Khi cần thì làm. Làm xong thì thôi, không dính mắc gì cả.
09 Tháng Bảy 20225:48 SA(Xem: 1840)
Chân như là tướng chân thực hay chân tướng bất biến của mọi hiện tượng. Nó là nguyên tắc làm cho hiện tượng giới ở trong trạng thái như như bất động. Chỉ bằng trí huệ Bát nhã mới hình dung được ý nghĩa chân như như thế nào.
05 Tháng Bảy 20226:00 SA(Xem: 1693)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan. Nhưng khi đạt được sự lãnh hội hiện tượng thế gian là Như Huyễn, tâm ba thời không còn hiện hữu. Chủ quan và khách quan vắng mặt. Đây là trạng thái của trí huệ Bát Nhã.
29 Tháng Sáu 202212:30 CH(Xem: 2941)
Tất cả các vị thánh tăng đều có Giới đức, Định lực và Tuệ lực tròn đầy. Nhưng những phương tiện đầu tiên có hơi khác nhau: ngài A nan thì bước vào bằng ngõ đa văn, ngài Revata thì hạnh sống nơi rừng núi hoang vắng, ngài Anuruddha thì bằng thiên nhãn, ngài Mahā Kassapa thì hạnh đầu đà, ngài Mahā Moggallāna thì trí tuệ biện tài, ngài Sāriputta thì điều phục tâm v.v...Mỗi người mỗi vẽ, quy tụ lại như một vườn hoa có trăm đóa khác nhau, hoa nào cũng tròn hương, tròn sắc.
22 Tháng Sáu 20221:22 CH(Xem: 3158)
Hôm nay học lại gương sáng của người xưa, gương sáng vẫn muôn đời là gương sáng. Ánh sáng chỉ sáng cho những ai nhìn thấy. Ánh sáng của trí tuệ muôn đời vẫn thầm lặng chiếu soi trần gian, như ánh trăng kia thầm lặng sáng trong đêm dài cuộc đời.
19 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 2051)
Tánh Không (Śūnyatā) được gọi là bất khả đắc (không thể được: anupalabdha) hay bất khả tư (acintya: không thể suy nghĩ). Nó không phải là một khái niệm thông thường như trong bất cứ phạm trù nào của luận lý học trong triết học. Nó đồng nghĩa với Chân Như. Vì thế muốn giáp mặt nó, người thực hành phải kinh nghiệm nhận thức không lời.
15 Tháng Sáu 20227:25 SA(Xem: 2340)
Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SANH - Sinh hoạt đạo trảng Houston - 5- 6- 2022
14 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 3019)
Ngài Anuruddha, đã gieo căn lành từ nhiều đời trong quá khứ, đời này sinh ra trong gia đình, dòng họ giàu sang, lại cùng thời với đức Phật, anh em chú bác với đức Phật, xuất gia rất sớm, không vướng bận vợ con, đầy đủ thuận duyên, trở thành một vị thánh đệ tử, quan sát cả ngàn thế giới mà chỉ như người đứng trên lầu cao nhìn xuống thế gian.
14 Tháng Sáu 20225:26 CH(Xem: 2420)
Ni sư Triệt Như Audio: KHÁI QUÁT VỀ THỂ NHẬP TÁNH KHÔNG AUDIO khóa BN Trung Cấp III 4-6-2022
13 Tháng Sáu 20229:46 SA(Xem: 1731)
... Đức Phật: “Chỉ qua thể tánh của chúng chứ các pháp đó không là cái gì cả. Tánh của chúng là không tánh (no-nature), và không tánh của chúng là tánh của chúng. Vì chư pháp chỉ có một tướng mà thôi, đó là không tướng. Vì lý do này chư pháp có đặc tính của không được biết đầy đủ bởi Như Lai. Vì pháp không có hai tánh, chỉ có một. Một là tánh của chư pháp. Và tánh của chư pháp là không tánh, và không tánh của chư pháp là tánh của chúng. Như thế, tất cả điểm dính mắc đó đều bị buông thả."
07 Tháng Sáu 202210:23 SA(Xem: 2534)
Người biết sống một mình là người luôn an trú trong chánh niệm. Tuy nhiên đối với đa số con người, xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt là duyên thuận lợi hơn trong bước đầu tu tập.
05 Tháng Sáu 20225:21 CH(Xem: 1772)
Khi mạng lưới khái niệm càng được dệt, tâm linh hay chân tâm càng bị “chôn dấu”. Tiến trình tâm linh hay Phật tánh chỉ có thể phát sáng khi khái niệm hóa bị chấm dứt. Người nhiều vô minh thì thích tạo ra những mạng lưới khái niệm hóa dày đặc. Vì thế họ càng xa niết bàn, càng xa giác ngộ. Trái lại, họ gần phiền não và đau khổ.
04 Tháng Sáu 202211:21 SA(Xem: 4642)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
02 Tháng Sáu 20221:11 CH(Xem: 2075)
Đạo lộ tâm linh đi đến giải thoát giác ngộ, căn bản đầu tiên là phải tu tập từ các căn. Tu tập như thế nào Đức Thế Tôn đã từ bi chỉ rõ trong bài “Kinh Căn Tu Tập”.
01 Tháng Sáu 20226:59 CH(Xem: 2711)
Các bạn ơi, đây là một tấm gương sáng, một con đường tu học mà ngài A Nan gởi gắm lại cho đời. Con đường của trí tuệ, cũng dẫn hành giả tới giải thoát.
27 Tháng Năm 202212:03 CH(Xem: 2492)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
24 Tháng Năm 202212:23 CH(Xem: 2704)
Chợt tỉnh giấc nửa đêm, nhìn ra khung cửa sổ, trời sáng, trắng trong, mặt trăng tròn treo lơ lửng giữa trời không mây. Hôm nay là một đêm trăng mùa Phật đản sinh. Khép mắt lại, nhìn thấy một bức tranh thiệt đẹp giữa rừng, giữa một cảnh rừng, trong một đêm trăng sáng, cũng một đêm trăng tròn sáng như đêm nay
17 Tháng Năm 20221:38 CH(Xem: 2926)
Nhưng có một cái không xa rời mình, đó là cái tâm, tâm đời thì tái sanh để tiếp tục lặn hụp trong biển ái, biển khổ; nếu là tâm trong sạch thì tiếp tục tu học cho tới khi hoàn hảo là bước lên bờ. Bấy giờ trên bến bờ bình an, thấy ai giơ tay vẫy gọi, ta mới tới cầm tay dắt lên bờ. Còn những ai mải mê đắm đuối trong sóng nhấp nhô, thì ta có làm gì hơn nữa được đâu, phải không các bạn ơi!
11 Tháng Năm 20222:50 CH(Xem: 2803)
Pháp môn là cái cổng để đi vào học, hiểu và thực hành Pháp. Pháp là chân lý, cũng là tất cả hiện tượng thế gian. Nói như vậy, chúng ta có thể tưởng là hai thứ khác nhau. Không, chúng chỉ là một. Chân lý hiển lộ ra qua mỗi hiện tượng thế gian, mỗi hiện tượng thế gian chính là chân lý. Ta cũng là chân lý, chân lý cũng hiển lộ qua ta. Ta cũng là tất cả chân lý. Tất cả đều bình đẳng: đều vô thường, đều vô ngã, đều duyên sinh, đều trống rỗng, đều như huyễn, đều như như bất động. Tất cả đều là cái vô sanh, nên bất tử.
10 Tháng Năm 20223:33 CH(Xem: 2963)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
04 Tháng Năm 202212:31 CH(Xem: 2917)
Đức Phật nói nước mắt con người chảy thành biển cả mênh mông, còn tiếng cười của hai anh em mình chỉ đong đầy có hai cái lu thôi. Nước mưa thì vẫn trong vẫn mát. Mùa xuân cũng vẫn mát vẫn trong, muôn đời.
03 Tháng Năm 20229:22 CH(Xem: 2496)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
27 Tháng Tư 20223:46 CH(Xem: 2988)
“Cô nghĩ sao về cái Chết?”. - Chợt nghĩ tới mình, bước đường đời đã tới mức cuối, rồi nghĩ tới các bạn. Cái cầu mình sẽ phải đi qua, vậy mình chuẩn bị hành trang nào, sẵn sàng bước tới mấy nhịp cầu “đoạn trường” đó?
27 Tháng Tư 202210:24 SA(Xem: 2341)
Ni sư Triệt Như VIDEO Giảng Đại Chúng Bài 7: CHỖ ĐỨNG và MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 16 tháng 4, 2022
20 Tháng Tư 202210:17 SA(Xem: 3457)
Cho nên tham sân si cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng của vạn pháp. Chúng là vô thường, là khổ, là vô ngã, bản thể trống không, như huyễn mộng, là như như bất động, là bình đẳng với vạn pháp.
19 Tháng Tư 20227:50 CH(Xem: 2824)
Ni sư Triệt Như Audio: 8- CHỦ ĐỀ CỦA CÁC KHÓA THIỀN Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 2022
69,256