HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Thông Triệt: Luận giảng số 1 GIỚI THIỆU CÁCH THỨC TẠO LUẬN

24 Tháng Ba 202410:27 SA(Xem: 414)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về
THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
của HT Thích Thông Triệt (2014)
Luận giảng
số 1
 
GIỚI THIỆU CÁCH THỨC TẠO LUẬN

 Bia Sách2_ThienVaKienThucThoiDai_TueNguyen for WEB 4x6


Giả thiết

Mở đầu việc tạo Luận và Vấn Đáp, chúng tôi giả thiết như có người hỏi về một chủ đề nào đó liên hệ đến sự thực hành thiền, chúng tôi nhân đó trả lời, hoặc nhân đó chúng tôi nêu câu hỏi, hỏi ngược lại người hỏi để xem người hỏi có nắm được chủ đề hay không. Cho nên, có lúc chúng tôi tạo ra sự hỏi-qua-đáp-lại trong một chủ đề. Với chủ đích làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn.

Bất cứ chủ đề nào trong luận giảng này, trước hết chúng tôi đều nhắm đến khai triển phần định nghĩa dụng ngữ hay thuật ngữ của chủ đề đó. Phần khai triển này được so sánh như cách chỉ hướng đi và nơi đến cho người thực hành. Với người mới đi vào Thiền, điều này rất hữu ích. Vì nếu hiểu sai ý nghĩa dụng ngữ hay thuật ngữ Thiền, hậu quả sẽ đưa đến thực hành sai lầm nghiêm trọng đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của người hành Thiền.

Vì vậy, để sự trả lời được đầy đủ và rõ ràng, chúng tôi nêu thêm nhiều câu hỏi đáp phụ với trọng tâm là nhắm xoay quanh chủ đề chính. Đây là cách khai triển làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn và đầy đủ hơn. Chủ đích là giúp người thực hành dựa vào đó để định hướng đi và sử dụng phương tiện đi cho đúng cách. Có như thế, nội dung hỏi-đáp mới mang kết quả tốt cho quí vị mới đi vào Thiền, hoặc những vị đã thực hành Thiền lâu năm mà vẫn dậm chân một chỗ.

 

Tác động - tác dụng

Điểm quan trọng nhất trong sự thực hành thiền là tác dụng của nó đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của người thực hành, qua cách người đó sử dụng kỹ thuật hay chiêu thức để áp dụng Pháp của Phật hay của Tổ.

Vì vậy, quí vị cần biết rõ nguyên lý tác động - tác dụng của sự thực hành thiền đối với:

  • vỏ não,
  • hệ thống viền não,
  • hệ thống thần kinh tự quản, và
  • hệ thống tuyến nội tiết

 

hoạt động ra sao, tác độngtác dụng như thế nào đối với nội tạng của ta. Nếu không nắm vững nguyên lý tác động - tác dụng này, khi thực hành, ta có thể tạo ra ảnh hưởng không tốt đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của ta. Thí dụ, thân từ không bệnh, có khả năng đưa đến bệnh; tâm từ không dính mắc, có khả năng đưa đến dính mắc; trí tuệ từ sáng suốt, có khả năng đưa đến ngu si chấp ngã, chấp kiến, chấp pháp. Rồi tạo ra muôn ngàn hình thức đấu tranh điên đảo, tranh chấp, tranh giành triền miên trong đời sống hằng ngày. Sau cùng là làm cho việc tu Thiền của ta mất hết ý nghĩa cao quí của nó là chuyển đổi nhận thức, thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát.

Cho nên, nội dung phần hỏi đáp rất quan trọng. Chúng tôi cố gắng tạo ra nhiều hình thức, nhiều nội dung hỏi đáp qua lại để cho vấn đề được rõ ràng hơn. Cho đến khi chúng tôi nghĩ rằng vấn đề giải thích đến đó tạm đủ, chúng tôi chuyển sang chủ đề khác, và nêu tiếp câu hỏi.

 

Hỏi – qua – đáp – lại

Thông thường, mở đầu một đoạn văn vấn – đáp, chúng tôi viết một bài Luận ngắn, rồi giải thích nội dung bài Luận đó, bằng cách nêu lên những câu hỏi đáp qua lại. Chúng tôi gọi là “hỏi–qua–đáp–lại.” Chủ đích của sự hỏi–qua–đáp–lại này, chúng tôi nhắm 2 điểm:

1. Một là giải đáp thắc mắc mà giả thiết người thực hành muốn biết cho rõ nghĩa về những dụng ngữ hay thuật ngữ Thiền để khi thực hành, vị đó tránh hiểu sai nghĩa dụng ngữ hay thuật ngữ Thiền.

2. Hai là hướng dẫn người thực hành bằng cách tạo ra những câu hỏi-đáp qua lại để nhân đó, người thực hành vỡ ra điểm mấu chốt quan trọng và cần thiết vốn nằm ở điểm nào. Từ đó, người thực hành sẽ biết cách thực hành đúng theo nguyên tắc “hồi đáp sinh học trong Thiền.”

 

Thí dụ 1

Như có vị muốn nghe giải đáp thắc mắc về một chủ đề liên hệ đến quá trình thực hành thiền, vị đó hỏi:

Hỏi: - Xin Thầy giải thích nguyên lý tác động-tác dụng trong Thiền ?

Đáp: - Nguyên lý tác động-tác dụng trong Thiền là nguyên lý trình bày sự tương tác qua lại giữa:

  • Tâm,
  • Pháp,
  • Não bộ: gồm vùng tiền trán 2 bán cầu não trái và phải, và vùng phía sau bán cầu não trái,
  • Hệ thống viền não, gồm: Đồi thị, Dưới đồi, Tuyến nội tiết, 2 trung tâm ký ức: ngắn hạn (hay xúc cảm/ Amygdala) và dài hạn,
  • Hệ thần kinh sọ não và hệ thần kinh cột sống,
  • Hệ thần kinh Tự quản gồm: Giao cảm và Đối giao cảm, và
  • Hệ Tuyến nội tiết,

 

qua kỹ thuật và chiêu thức thực hành đưa đến kết quả tốt hay xấu cho thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tiết ra các chất sinh hóa học trong đầu dây tận cùng của giao cảm thần kinh hay của đối giao cảm thần kinh, hoặc bên trong các tuyến nội tiết. Trong đó vai trò chính là Tâm, hay Ta, hoặc Trí năng tỉnh ngộ.

 

Hỏi: - Xin Thầy giải thích chữ Tâm mà Thầy mới đề cập, Thầy cho chúng tôi biết trong trường hợp này là loại tâm gì trong đạo Phật ?

Đáp: - Tâm trong phạm vi này là Chân tâm, tức Tánh giác.

 

Hỏi: - Thưa Thầy, còn về ý nghĩa chữ Ta, trong trường hợp này, cái Ta đó thật sự nó là gì ?

Đáp: - Ta trong phạm vi này là “Ta thanh tịnh” hay “Tự ngã thanh tịnh.”

 

Hỏi: - Thưa Thầy, làm sao biết được trạng thái thanh tịnh của ý niệm Ta đó ?

Đáp: - Chỉ cần quí vị không nói thầm trong não thì ngay lúc đó quí vị liền kinh nghiệm sự thanh tịnh bên trong tâm của quí vị liền ngay tức khắc.

 

Hỏi: - Xin Thầy giải thích vì sao không nói thầm trong não lại tương xứng với thuật ngữ Thanh tịnh?

Đáp: - Lý do là khi quí vị không nói thầm trong não thì quí vị vẫn biết qua thấy, nghe, xúc chạm. Sự thấy biết, nghe biết, và xúc chạm biết này, thuật ngữ gọi là “Tự ngã thanh tịnh” hay đó là cái “Ta thanh tịnh.”

 

Hỏi: - Cám ơn Thầy ! Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe sự giải thích của Thầy về thuật ngữ “Thanh tịnh” đồng nghĩa với “Không nói thầm trong não.”

Thưa Thầy, còn Tự ngã tuyệt đối thanh tịnh là do chức năng nào ?

Đáp: - Đó là Tâm Như đóng vai trò


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 2023(Xem: 1070)
Thầy là người đầu tiên muốn chứng minh qua sự tu tập theo lời dạy của Đức Phật: chúng ta có thể tự làm chủ tâm ngôn của mình, đồng thời lúc đó 3 Tánh thuộc cơ chế Tánh Giác sẽ hoạt động. Đây là một tư tưởng mới chưa được ai đề cập đến trong việc thực hành Thiền từ trước tới nay.
14 Tháng Sáu 2010(Xem: 3809)
Thầy Thích Thông Triệt thuyết giảng tại San Jose, Hoa Kỳ, ngày 15-3-2009.
12 Tháng Sáu 2022(Xem: 3512)
Năm 2010, Thầy Thiền chủ Thích Thông Triệt đã cho phát hành quyển sách Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học. Thầy mượn thiết bị hay phương tiện Khoa học Tây phương để chứng minh lời dạy hay Pháp của Đức Phật, thật sự đã tác động vào đâu trên vỏ não, trong giữa não, trên hệ thần kinh tự quản, trong tuyến nội tiết. Người hành Thiền sẽ có kinh nghiệm như thế nào trên thân, tâm và trí tuệ tâm linh của chính mình trong khi thực hành Thiền.
05 Tháng Tư 2024(Xem: 276)
Bài Luận giảng này cho chúng ta biết rằng: điểm quan trọng bậc nhất của Thiền chỉ là làm chủ tâm ngôn. Không làm chủ được tâm ngôn, dù chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, đường Thiền của ta sẽ đến nơi bế tắc.
29 Tháng Ba 2024(Xem: 393)
5 LÝ DO chúng tôi chọn chủ đề: LUẬN GIẢNG VẤN ĐÁP THIỀN VÀ KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
17 Tháng Ba 2024(Xem: 494)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) - Lời Tựa
05 Tháng Ba 2024(Xem: 712)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1147)
Buổi Phỏng Vấn Ni sư Triệt Như và Dr Michael Erb trên SBTN (trong chương trình VITORIA Tố Quyên SHOW) về NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC THỬ NGHIỆM TẠI ĐẠI HỌC TUBINGEN, Germany SBTN là Kênh TRUYỀN HÌNH TIẾNG VIỆT đầu tiên và lớn nhất tại Hoa Kỳ phát sóng qua hệ thống cable, trên Direct TV khắp toàn nước Mỹ và phát trực tuyến qua SBTN Go trên toàn thế giới
20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 566)
OHBM: là chữ viết tắt của Organization for Human Brain Mapping. Năm nay là năm thứ 16, mỗi năm họ tổ chức đại hội tại một quốc gia khác nhau. Số người tham dự rất đông, khoảng trên 3000 người đủ mặt từ các nước, đa số là người trẻ, trong đó đăc biệt chỉ có một thầy tu.
26 Tháng Mười 2023(Xem: 1188)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 2023(Xem: 2025)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
17 Tháng Tư 2023(Xem: 1901)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 2000)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
20 Tháng Giêng 2021(Xem: 6078)
TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU GIỮA ĐẠI HỌC TÜBINGEN (GERMANY) VÀ HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG (USA) TỪ 2007 ĐẾN 2013 VỀ ĐỀ TÀI “ TƯƠNG QUAN THỰC NGHIỆM GIỮA THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH KHU NÃO BỘ
03 Tháng Tư 2020(Xem: 7304)
Buổi phỏng vấn của ký giả Trọng Thành đài RFI với Thiền Sư Thích Thông Triệt đềi tài: Lợi ích của tập thiền dưới ánh sáng của khoa học về bộ não Thứ tư 18 Tháng Bẩy 2012
08 Tháng Chín 2014(Xem: 9991)
Ni Sư Triệt Như thuyết trình đề tài: "Đức Phật đã cống hiến gì cho nhân loại? trong ngày lễ Vesak ngày 18 tháng 5 năm 2014 tại Viện bảo tàng Linden, thành phố Stuttgart, Đức quốc.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 14169)
VIDEO trình chiếu toàn bộ Buổi Thuyết Trình và Giới Thiệu 2 quyển sách mới của Hòa Thượng Thích Thông Triệt tại Nam Cali ngày 10 tháng 8, 2014 do Đài Truyền Hình Người Việt Quốc Gia thực hiện.
14 Tháng Ba 2013(Xem: 12385)
04 Tháng Giêng 2012(Xem: 19484)
Bài Pháp đầu năm 2012: Đạo Phật và Khoa Học.
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 31214)
Ngày 24 tháng 6- 2011, Thầy Thiền Chủ và tăng đoàn từ giả thành phố Houston bay qua Québec để dự Hội nghị Khoa Học về não bộ.
22 Tháng Bảy 2010(Xem: 10568)
Co-Presentation and Book Release by Dr. Michael Erb Tϋbingen University , Tϋbingen, Germany Neuroelectric and Hemodynamic correlates of Sunyata Meditation: a combined EEG & fMRI study ******* Master Thich Thong Triet Sunyata Meditation Association, Riverside, California
22 Tháng Sáu 2010(Xem: 55245)
Từ ngày 3 tháng 6 đến ngày 11 tháng 6 năm 2010. (Huệ Nhã ghi chép)
15 Tháng Sáu 2010(Xem: 59713)
Poster Triển Lãm tại Đại Hội Khoa Học Gia Thế Giới - Tây Ban Nha - June 06, 2010
69,256