HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: NGUYÊN LÝ TÂM LINH

24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1272)

NGUYÊN LÝ TÂM LINH

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "PHẬT TÁNH"

(Skt: Buddhatā; Buddhabhāva: Buddha-nature

Buddhagotra: Dòng giống Phật

Buddhabīja: Phật chủng,

Buddhatva: Điều kiện Phật)

 

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 
HT-Thông-Triệt-KCB2010-#31

 

 

Phật tánhgiác ngộ là một trong những nguyên lý tâm linh trong Phật giáo được lập thành từ thời Phật còn tại thế đến sau khi Phật nhập diệt từ 500 năm đến khoảng 800 năm. Để rồi cuối cùng đến đầu thế kỷ thứ 6, Phật tánhgiác ngộ chính thức được khai triển sâu rộng trong hệ Thiền Tông Trung Quốc qua Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó, từ thế hệ này đến thế hệ khác, các vị Tổ của nhiều hệ Thiền tại Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, và Việt Nam tiếp tục khai triển Phật tánhgiác ngộ qua những phương hướng tu đặc biệt của riêng tông phái mình.

 

Điều này có nghĩa trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánhchuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát. Mỗi tông phái đều nhắm vào việc khai triển tiến trình tu chứng của đức Phật để thiết lập nguyên lý tâm linh cho riêng mình.

 

Thứ nhất, trong hệ Nguyên Thủy, được tính từ thời Phật tại thế đến Phật nhập diệt khoảng 400 năm trước công nguyên, mục tiêu tu tập của hệ này là nhắm diệt trừ phiền não, đạt được giác ngộNiết Bàn ngay trong đời này. Đó là đắc quả A La Hán, đạt được giải thoát.

 

Ngoài Tứ ĐếBát Chánh Đạo, cốt tủy nguyên lý tâm linh của hệ này được xây dựng từ thấp đến cao là: Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) hay Tứ Pháp Ấn (vô thường, khổ, không [không tôi, không cái của tôi], vô ngã), Tam Định (Không Định, Vô Nguyên Định, Vô Tướng Định). Riêng pháp “Thy Như Thật, Biết Như Thật và Thy Biết Như Thật” và pháp “như vy hay như thế” được xem là trọng tâm của Bát Nhã Ba La Mật thứ tư trong mười Ba La Mật.

 

Thứ hai, nguyên lý tâm linh trong hệ Bát Nhã, được tính từ thời Phật nhập diệt khoảng 500 năm trước công nguyên đến thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Đây là thời kỳ hệ thống kinh Bát Nhã Ba La Mật phát huy lên cao độ. Mục tiêu nguyên lý tâm linh của hệ Bát Nhã là nhắm thành Phật và khai triển các pháp Thấy Như Thật, Như Vậy, Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã, Dòng Giống Như Lai vốn đã có sẵn trong hệ Nguyên Thủy để lập thành pháp Như Thật T, Như Thật kiến, Chân Như, Huyễn Hóa, Giả Danh, Không, Chân Không Diệu Hữu, và Như Lai Tạng.

 

Thứ ba, nguyên lý tâm linh trong Đại Thừa Khởi Tín luận của ngài Mã Minh, được tính từ thế kỷ thứ hai dương lịch. Ngài Mã Minh sống vào thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ hai, sau dương lịch, nhằm cuối triều đại vua Ca Nị sắc (Kaiska). [Vua Kaiska trị vì năm 78 đến 101 D.L.]

 

Thứ tư là nguyên lý tâm linh trong hệ Trung Quán của ngài Long Thọ, được tính từ thế kỷ thứ hai và thứ ba D.L.

 

Thứ năm là hệ Duy Thức hay Pháp Tướng, do hai anh em ngài Vô TrướcThế Thân thiết lập, được tính từ thế kỷ thứ tư và thứ năm D.L.

 

Thứ sáu là nguyên lý tâm linh trong hệ Thiền Tông, được tính từ sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa vào năm 520 đến Lục Tổ Huệ Năng và các hệ Thiền sau đó.

 

Nếu đủ điều kiện, chúng ta sẽ học tiếp những nguyên lý tâm linh của hệ Trung Quán, hệ Pháp Tướng để không sợ thực hành sai giáo lý Thiền Phật giáo.

 

Tất cả nguyên lý tâm linh này đều dựa vào cốt lõi Giáo pháp của đức Phật, qua các pháp nồng cốt chánh niệm, như thật trí, như thật kiến, và như vậy mà ta đã biết vốn xuất phát trong hệ kinh Nguyên Thủy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256