HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Nữ Hằng Như: NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG

10 Tháng Hai 20214:58 CH(Xem: 3191)

Năm Mới, Làm Mới Cuộc Sống

Thích Nữ Hằng Như

         Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận buồm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.

          Cuối năm, ai cũng muốn tổng kết lại những gì đã xảy ra trong năm, xem có cần thay đổi gì hay không? Hôm nay, nhân duyên không còn bao nhiêu ngày nữa là hết một năm, chúng tôi mạo muội gửi đến quý vị một đề tài gần gũi với tất cả mọi người. Đó là "Năm Mới Làm Mới Cuộc Sống"... Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.

 

THẾ NÀO LÀ "LÀM MỚI CUỘC SỐNG"

          Hễ bàn đến "mới" là chúng ta nghĩ ngay đến "cũ", nhất là khi đọc cụm từ "làm mới cuộc sống" khiến cho chúng ta nghĩ ngay đến "cuộc sống cũ". Tại sao lại phải "làm mới"? Hẳn là "cuộc sống cũ" đó, có gì không ổn thoả nên người ta mới muốn thay đổi, muốn làm mới nó. Nhưng mà chúng ta nên cẩn thận, có khi "cái cũ" chúng ta không nên thay đổi mà cần phải tiếp tục duy trì, vì "cái cũ" đó là những cái tốt lành có lợi cho mình và cho người xung quanh. Do đó chúng ta cần giữ và phát triển cái cũ thiện lành đó, không nên thay đổi biến "cái cũ tốt" thành "cái mới xấu". Xấu ở đây là chỉ những điều có lợi cho mình mà hại người khác.

          Trong đời sống thế gian, khi bàn đến "Làm mới cuộc sống" người ta thường chú tâm đến sự khoẻ mạnh của con người, bởi vì khoẻ mạnh là yếu cố cần thiết đưa đến những thú vui an lạc khác. Điều này hợp lýbản thân có khoẻ mạnh thì cuộc sống của chúng ta mới được phấn chấn vui vẻ. Sự phấn chấn vui vẻ đó giúp chúng ta hăng hái học hỏi và tiến xa trong nghề nghiệp, gia tăng niềm hạnh phúc trong gia đình. Bản thân chúng ta khoẻ mạnh gia đình hạnh phúc thì chúng ta mới có năng lực giúp đỡ những người xung quanh và từ đó chúng ta có những liên hệ mới mẻ với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nói chung là trong sinh hoạt hằng ngày nhờ có sức khoẻ tốt mà chúng ta cảm thấy đời sống có phần tươi vui mang nhiều niềm hy vọng hơn.

          Nếu năm vừa qua chúng ta không được khoẻ mạnh, nay đau, mai ốm. Suốt ngày, từ sáng đến chiều chúng ta sống trong trạng thái dật dựa, mệt mỏi khiến cho đầu óc của chúng ta không còn minh mẫn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, tạo nên những xung đột phiền toái nơi sở làm cũng như trong gia đình. Khi thực trạng này xảy ra, chúng ta không nên buông xuôi mà cần phảiquyết định "Làm mới cuộc sống" của chúng ta ngay, không thể chần chờ!

          Có rất nhiều cách thay đổi cuộc sống cũ nhàm chán để có cuộc sống mới phấn khởi tích cực hơn. Nhưng quan trọng và cần thiếttrước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu những điều căn bản nào tạo nên sự cân bằng để con ngườimột thể chất tốt, một sức khoẻ tốt, rồi từ đó chúng ta mới bắt đầu thực hiện cuộc thay đổi.

           Theo khuyến khích của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, bất cứ chúng ta làm ngành nghề gì, hằng ngày chúng ta đều cần phải vận động thể chất, không thể ngồi yên một chỗ như người thợ may, thợ thêu, hay là một thư ký văn phòng với một chồng hồ sơ giấy tờ cần giải quyết. Về vấn đề ăn uống chúng ta cần nạp vào cơ thể đủ thức ăn bổ dưỡng lành mạnh, ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều. Về vấn đề nghỉ ngơi, thì phải ngủ nghỉ đủ giờ giấc. Đó là cân bằng đời sống sinh lý. Ngoài ra chúng ta còn phải chăm sóc đời sống tinh thần của chúng ta nữa, nghĩa là làm cân bằng đời sống tâm lý. Họ đưa ra một số đề nghị như sau:

          1) Vận động cơ thể: Mỗi tuần chúng ta cần phải tập thể dục thể thao 5 ngày. Mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Thể dục thể thao giúp cho máu lưu thông, các cơ bắp được tăng độ đàn hồi, tăng sự dẻo dai, kích thích cơ thể sản xuất collagen giữ sự trẻ trung, chống lại quá trình lão hoá.

          2) Dinh dưỡng cơ thể: Con người muốn sống phải được ăn uống, ngủ nghỉ. Nhưng ăn uống như thế nào để những thức ăn này biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Một người ăn uống đúng, có đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng ta có thể thấy được sự khoẻ mạnh của người đó qua làn da tươi sáng, mái tóc mượt mà, ánh mắt long lanh, và dĩ nhiên là bên trong lục phủ ngũ tạng của người đó hài hoà không có vấn đề.

          Cho nên, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo con người nên chọn dinh dưỡng lành mạnh để nuôi dưỡng cơ thể. Thức ăn chú trọng chất lượng chứ không phải số lượng. Thế nào là thức ăn có chất lượng? Đó là ăn uống theo công thức 50% thực phẩm hằng ngày đến từ rau cải, trái cây; 20% chất đạm, chủ yếu từ thịt, cá, trứng, đậu hũ, protein bar/shake, các loại hạnh nhân, walnut, hạt bí, hạt điều v.v.... Số % còn lại dành cho những sản phẩm như yaourt, phô mai, sữa tươi ít béo v.v... Ngoài ra ăn ít tinh bột và tránh không ăn nhiều đồ chiên, kỵ nội tạng hay mỡ động vật.

          3) Giấc ngủ:thần dược của sức khoẻ tinh thầnthể chất. Mỗi ngày chúng ta cần 8 tiếng để nghỉ ngơi. Giấc ngủ giúp cơ thể tự điều chỉnhtăng cường sức đề kháng đồng thời chống lại quá trình lão hoá của cơ thể. Không nên thức quá khuya và dậy quá trễ.

          5) Chăm sóc tinh thần: Cân bằng tâm lý tức thư giãn tâm bằng cách tập yoga, và gần đây thì họ cũng khuyên mọi người nên tập thiền chánh niệm vào buổi sáng sớm. Chỉ cần toạ thiền hằng ngày từ 5 đến 10 phút, đầu óc được nghỉ ngơi xoá tan mọi căng thẳng. Kinh nghiệm nhiều người cho biết đầu óc dễ chịu thì cơ thể cũng dễ chịu theo. Ngoài ra, các nhà khoa học não bộ cũng đã xác nhận khi chúng ta ngồi yên, để đầu óc được thanh tịnh, đây là liều thuốc tuyệt vời nhất cho một bộ não minh mẫn.

 

THAY ĐỔI LỐI SỐNG HẰNG NGÀY BẰNG CÁCH NÀO?

          Đối diện với đời sống hằng ngày, con người phải tranh thủ thời gian để hoàn tất biết bao nhiêu là công việc. Mà công việc nào cũng bao gồm những lo âu phiền toái, đòi hỏi sự suy nghĩ, tính toán so đo. Thời buổi này kiếm đồng tiền không phải dễ. Lại còn phải chăm sóc dạy dỗ con cái. Lơ là một chút với con cái, e rằng một lúc nào đó bậc làm cha mẹ sẽ hối hận không kịp. Ngày qua ngày, với ngần việc nhàm chán ấy, con người thật khó mà thoát ra khỏi cái bánh xe thời gian xiết chặt tâm trí. Tình trạng này kéo dài khiến con người lâm vào tình trạng bế tắc, không giải quyết được. Sự lo âu phiền muộn sẽ đưa đến căn bệnh trầm cảm rất nguy hiểm. Khi tâm bệnh không chữa trị thì sớm hay muộn, thân cũng bị bệnh lây.

          Để tránh trường hợp này, các nhà Tâm Lý học đưa ra nhiều thông tin, nhiều đề nghị các phương cách thay đổi cuộc sống hằng ngày để giúp con người thoát ra khỏi sự nhàm chán buồn tẻ đang bủa vây đó. Họ đề nghị làm mới cuộc sống bằng cách thay đổi lịch trình hằng ngày. Thí dụ như thay đổi lộ trình lái xe đến sở làm. Tập thể dục thể thao, tập yoga, tập thiền. Thay đổi không khí trong nhà bằng cách nuôi thú cưng (chó, mèo). Thay đổi màu sắc trong phòng khách hay phòng ngủ. Về phong cách cá nhân thì thay đổi cách ăn mặc, thay đổi kiểu tóc, màu tóc, thay đổi thị hiếu âm nhạc. Học viết văn, làm thơ hay vẽ tranh. Tìm niềm vui chung bằng cách đưa cả gia đình đi cắm trại hay du lịch v.v...

          Dù có nhiều đề nghị thay đổi nhưng không biết người ta có áp dụng hay không, mà tin tức hằng ngày vẫn cho thấy trong cộng đồng xã hội vẫn còn nhiều người mắc bệnh trầm cảm, mắc bệnh tâm thần, gây nên cảnh bạo động bắn giết hằng loạt người rồi tự bắn vào đầu mình tự sát.

 

THIỀN SINH CHÚNG TA "LÀM MỚI ĐỜI SỐNG" RA SAO?

          Đối với thiền sinh như chúng ta thì "Làm mới đời sống" ngoài những điều căn bản như vận động thân thể, ăn uống ngủ nghỉ theo sự đề nghị hợp lý của các nhà Y Khoa Hoa Kỳ. Chúng ta "Làm mới đời sống" đúng nghĩa của người tỉnh ngộ là thay đổi cuộc sống từ Phàm sang Thánh, mà chúng ta tạm gọi là "Đời sống Tâm Linh".

          Trong giáo lý nhà Phật, có bốn phương thức Quán, Chỉ, Định, Huệ giúp tâm người tu tập được thanh thản bình an. Tâm an thì thân khoẻ, hay thân khoẻ thì tâm an. Bốn phương thức này chúng ta đã học khái quát từ lý thuyết đến thực hành.

          Chúng ta đã thực hành thiền Quán (Anupasanà) để nhận ra cuộc sống của chúng ta là "Vô Thường, Khổ, Vô Ngã". Chúng ta nhận ra quy luật "Tương Quan Nhân Quả" nên những chuyện không vừa ý xảy ra, chúng ta hiểu tánh cách Vô Thường của sự việc mà không dính mắc đau khổ với nó. Chúng ta hiểu phàm việc gì tốt hay xấu xảy đến cho chúng ta hôm nay, đó là kết quả những gì của chính chúng ta gây ra từ trước, nên chúng ta bằng lòng với quả xấu hay tốt này, bởi vì khi quả đã trổ thì làm sao chúng ta tránh được. Nhờ có tuệ tri về những lời Phật dạy chúng ta sẽ bắt đầu một ngày mới là làm việc lành tránh việc ác.

          Chúng ta cũng đã học và thực hành các pháp thuộc thiền Chỉ (Samatha) như Thiền hành, Nghe tiếng chuông, Thư giãn lưỡi, Mắt nhìn gần, xa, lưng chừng, Nhìn ánh sáng nắng, Nhìn bóng tối đen... để tập nhận ra cái Biết Không Lời giúp tâm dừng vọng tưởng, bớt suy nghĩ, bớt dính mắc... nên ít buồn bực trong cuộc sống hằng ngày.

          Về thiền Huệ (Vipassanà), chúng ta thực hành pháp Không Dán Nhãn Đối Tượng hay pháp Như Thật (Yathàbhùta) giúp chúng taTri kiến Như Thật về hiện tượng thế gian. Tâm khách quan, tĩnh lặng, không bị lôi kéo vào thị phi cuộc đời và nhờ thế mà chúng ta tránh được nhiều phiền muộn cho chính mình và không gây khổ luỵ cho người khác.

          Còn thiền Định (Samàdhi) thì chúng ta đi theo bước chân Đức Phật, học và thực tập theo 4 tầng Thiền của Ngài. Chúng ta có thể thực tập theo pháp Thở của Đức Phật hay pháp Không Nói của Thiền Tánh Không. Cả hai pháp đều tuần tự từng bước đưa tâm yên lặng đến chỗ rốt ráo.

          - Bước thứ nhất: Dùng đơn niệm Biết Có Lời một nội dung, giúp tâm được yên lặng. Đây là dùng Tầm tắt Tứ thuộc Thiền Chỉ. Kinh nghiệm Định Có Tầm Có Tứ, được hỷ lạc.

          - Bước thứ hai: Thầm Nhận Biết Không Lời. Dùng Ý tắt Tầm (khởi ý tắt ý). Kinh nghiệm định Không Tầm Không Tứ, hỷ lạc nhiều hơn.

          - Bước thứ ba: Tỉnh Thức Biết tức biết rõ ràng đầy đủ những gì xảy ra chung quanh và trong thân tâm mình nhưng không bị dính mắc với nó. Trong kinh gọi giai đoạn này là Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Ly Hỷ Trú Xả. Trong thân có nhiều hỷ lạc. Có hỷ lạc hành giả biết hỷ lạc, nhưng bình thản không dính mắc, nghĩa là không thích thú hưởng thụ trạng thái hỷ lạc đó. Muốn bình thản thì trú trong trạng thái Không Nói tức "trạng thái trống rỗng". Bước này có Định Huệ đồng thời. Thực tập trong 4 oai nghi.

          - Bước thứ tư: Nhận Thức Biết Không Lời. Bước thứ ba là Nhận Thức trống rỗng không chủ đề. Bước thứ Tư phải toạ thiền, khởi ý cho chủ đề Chân Như (Như Vậy) vào tâm trống rỗng (định), rồi buông. Tâm an trú trong trạng thái Như Vậy. Dần dần các Tánh Thấy, Nghe, Xúc Chạm hoàn toàn đóng cửa. Chỗ này các Tổ thường diễn tả: "Có mắt như mù, có tai như điếc, thân va chạm mà không biết (đau)" là do các Tánh đã đóng cửa. Bấy giờ tâm hoàn toàn chìm sâu vào Nhận Thức Như Vậy, trong đó không có dấu vết gì, nó chỉ như vậy như thế không thể diễn tả, chỉ có một dòng Nhận thức biết không lời mà thôi. Chỗ này gọi là Định Bất Động hay Tâm Bất Động trong kinh gọi là Tâm Tathà hay Tâm Như tức là Tâm Như Vậy thôi.

          Con đường tu tập bắt đầu từ Tâm Phàm, Tâm Vô Minh chuyển sang Tâm bậc Thánh tức Tâm Minh tạm gọi là "Con đường Tâm Linh" hay là "Con đường đi tới Giải thoát Giác ngộ". Kinh nghiệm được Tâm Linhkinh nghiệm trạng thái Tâm Bất Động còn gọi là Tâm Tathà hay Tâm Như. Từ trạng thái Tâm Tathà này nếu được tác động đúng mức sẽ bật ra Trí Huệ siêu vượt gọi là Huệ Bát Nhã hay là Phật Tánh.

          Phật Tánh hay Tâm Linh "không phải cũ" cũng "không phải mới", cho nên nếu chúng ta nói "Làm mới đời sống Tâm Linh" chỉ là một cách nói gượng ép, mượn từ ngữ thế gian để tạm thời đo lường tiến trình tu tập của chúng ta mà thôi!

          Như vậy, làm sao để "Làm mới đời sống Tâm Linh" của chúng ta đây? Trước hết chúng ta phải "Phản Quan Tự Kỷ" nghĩa là quay về nhìn lại chính bản thân của chúng ta, để tự soi xét, tự kiểm điểm lại, xem năm vừa qua vấn đề tu tập của chúng ta tiến triển như thế nào? Tâm của chúng ta thường an trú ở đâu? Ở chỗ "Biết Có Lời" là sống với Tâm Phàm Phu, hay "Biết Không Lời" là sống với Tâm Bậc Thánh.

          Xem lại sự tu tập năm qua, có giúp cho cuộc sống trong gia đình của chúng ta được hài hoà, hạnh phúc? Cách hành xử của chúng ta có làm cho bản thân chúng ta và những người xung quanh bị phiền não khổ đau? Chúng ta còn cho cái Ngã là có thật nên ngày càng tham lam ích kỷ nhiều hơn, dễ dàng sân hận và làm những điều ngu muội tạo nhiều nghiệp bất thiện? Còn việc hành thiền, chúng ta trải nghiệm tới mức độ nào? Biết Có Lời, Biết Không Lời, Thầm Nhận Biết, Tỉnh Thức Biết, hay Nhận Thức Biết?

          Chúng ta phải tự biết tất cả những điều nêu trên, để tự sửa đổi "làm mới cuộc sống Tâm Linh" của chính chúng ta. Dù chúng tatu tập giỏi, có trải nghiệm được những kết quả tốt trên thân và tâm, chúng ta cũng cần lưu ý và ôn tập lại những gì Đức Phật đã dạy chúng ta trong kinh điển. Chúng ta luôn nhớ cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng bị ảnh hưởng của "Quy Luật Tương Quan Nhân Quả". Những thành công hay thất bại, những hạnh phúc hay khổ đau trong đời sống mà chúng ta đã hay đang gánh chịu, là do chúng ta đã tạo ra trong đời sống trước. Bây giờ đủ duyên thì quả trổ. Một mặt hiểu rõ đời sống của chúng tavô thường, tâm của chúng ta cũng vô thường. Tất cả mọi thứ trên đời này đều vô thường, cho nên quả khổ sẽ có lúc đổi thành quả vui, và quả vui đang hưởng thì coi chừng quả sầu đang lấp ló đâu đó quanh mình. Cho nên để tránh cuộc sống ngày mai hay đời sau gặp chuyện khổ đau phiền não, thì ngay trong đời sống này, hay nói đúng hơn là bắt đầu ngay từ bây giờ chúng ta phải giữ gìn không làm những điều xằng bậy. Chúng ta ở đây đa số đều đã quy y Tam Bảo đã thọ năm giới thì cố gắng gìn giữ năm giới đạo đức đó và tu tập cho tốt.

 

"ĐỜI SỐNG TÂM LINH" hỗ trợ "ĐỜI SỐNG THẾ GIAN"

          1) Thở Khí Công: Để giúp thân thể khoẻ mạnh ngoài việc ăn uống theo cách Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khuyến khích như nêu ở trên. Trong đời sống tu tập của thiền sinh. Thiền Tánh Không có môn Thở Khí Công. Môn Thở Khí Công sẽ giúp rất nhiều sức khoẻ cho các thiền sinh. Thở Khí Côngphương pháp "thở 3 thì" nghĩa là hít vào bằng mũi, đầy cơ hoành đếm 1, 2, 3 rồi Nén (trong thời gian nén khí chúng ta vừa gồng cứng cơ bắp vừa nín thở) đếm từ 1 đến 12; Thở ra: Buông lỏng cơ bắp và thở ra bằng miệng đếm từ 1 đến 6 (gấp 2 lần đếm lúc hít hơi thở vào).

          Thở Khí Công gồm các tư thế đứng, ngồi, nằm. Thông thường thiền sinh thường "Thở nội lực" để gia tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật giúp thân thể khoẻ mạnh hỗ trợ cho việc hành Thiền. Ngoài ra có rất nhiều thế thở Khí Công để trị bệnh: gan, thận, phổi, bao tử, tim, đau thấp khớp, ngừa các thứ bệnh như cholesterol, tai biến mạch máu não, máu cao, tiểu đường v.v... Mỗi thế có cách tập khác nhau nhưng cách thở vẫn là "thở 3 thì".

          Tập Khí Công với nguyên tắc: hít vào, nén, thở ra... sẽ tạo ly tâm máu. Máu được đưa đi khắp nơi nuôi cơ thể, đồng thời đả thông những huyệt bị tắt nghẽn và đánh tan những khối cục đóng trong các thành động mạch.

          Nếu không tập thể dục thể thao, chúng ta có thể thay thế bằng môn Khí Công này, vì nó vừa giúp chúng tathân hình thon thả, bắp thịt săn chắc và tạo được sức mạnh nội lực, hơi thở dài sâu... giúp chúng ta được trường thọ.

          2) Thiền hành: Ngoài ra, chúng ta có thể đi thiền hành mỗi ngày 30 phút để thay thế cho đi bộ hay chạy bộ. Đi thiền hành thì đi thong thả, đầu óc thư giãn, không suy nghĩ. Ngày xưa Đức Phật và các đệ tử của Ngài thường đi thiền hành cũng là cách tập thể dục nhẹ giúp máu huyết lưu thông.

          3) Vấn đề dinh dưỡng: Vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, mỗi người tự chọn cho mình cách ăn uống ngủ nghỉ sao cho phù hợp với cơ thể của mình. Trong nhà Phật không khuyến khích mọi người ngủ nhiều. Ngủ nhiều quá cũng khiến cho con người uể oải lười biếng không ích lợi gì. Còn vấn đề ăn uống, nếu ăn chay được thì tốt, nhưng tránh ăn những thức ăn giả làm bằng những chất hoá học có hại cho cơ thể.

          4) Tu tập Thiền Định: Nếu thực hành đúng phương pháp, sẽ giúp cho cơ thể của chúng ta được khoẻ mạnh. Khi Tâm chúng ta hoàn toàn yên lặng, thì tín hiệu không lời tác động vào Vỏ Não vô các Tánh Nghe, Thấy, Xúc Chạm, đồng thời tác động vào giữa não là Duới Đồi (Hypothalamus). Dưới Đồi tác động Đối Giao Cảm Thần Kinh (Thần kinh tự quản), Hệ thống Tuyến Nội Tiết và Cơ Cấu Mạng Lưới. Những cơ chế này sẽ lần lượt tiết ra những chất sinh hoá học tốt như Acetylcholine, Dopamine, Serotonin, Melatonin, Endorphine, Insulin v.v… giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, ngừa được nhiều chứng bệnh.

          Như vậy nhờ hành Thiền đúng mà được tâm an, thân khoẻ và trí huệ tâm linh từ từ phát huy.

 

KẾT LUẬN

Đề tài "Năm mới, Làm mới đời sống" đối với quý vị thiền sinh, thực ra chỉ là một đề tài nhắc nhở chúng ta dừng tâm lại, đừng phóng tâm ra ngoài, tức không suy nghĩ lung tung, bởi vì sự suy nghĩ lung tung này khiến cho sóng tâm không lúc nào được tĩnh lặng, như một hồ nước càng dao động nhiều thì bùn dơ càng nổi lên nhiều làm vẩn đục tâm thức. Cùng nhau áp dụng pháp "Phản Quan Tự Kỷ" để quán xét xem thân tâm của chúng ta ra sao? Chúng ta có giữ Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh hay không? Và giữ bằng cách nào? Đồng thời xem lại đường tu của chúng ta trong năm qua tiến triển tới đâu? Nếu chưa được như ý, thì chúng ta cần chỉnh đốn lại việc hành trì của chúng ta. Khi tiến lên được một chút là chúng ta "đang làm mới cuộc đời" của chúng ta một chút.

          Học Thiền hay tu Thiền không có nghĩa là chúng ta thu thúc cuộc sống của chúng ta, không còn liên hệ gì với cuộc đời thế gian nữa, mà trái lại Thiền có công năng hỗ trợ cho cuộc sống đời thường của chúng ta được an vui hạnh phúc hơn. Thực sự trong mỗi con người chúng ta, ai cũng sẵn có Tâm Minh, tức là cái trí sáng suốt vượt ra ngoài sự suy nghĩ thế gian bình thường, chỉ vì chúng ta không chịu khai quật nó lên, nên nó nằm im một chỗ để cho tâm đời hoành hành, khiến cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta vui ít mà khổ nhiều.

          Trước thềm năm mới, chúng tôi kính chúc quý vị luôn tinh tấn để mãi tiến trên con đường tâm linh, hầu lúc nào cũng có được sự an lạc hạnh phúc cho chính bản thân mình, gia đình mình và mang hạnh phúc an lạc tới cho những người xung quanh.

          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
Thiền thất Chân Tâm
28-01-2021
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Hai 20212:20 SA
Khách
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Con Cảm ơn lời Chỉ dẫn cụ thể thiết thực của Cô giúp chúng con tu tập .
Chúng Con Kính Chúc Cô Nhiều sức khỏe dẫn chúng con tới An lạc !
Sài gòn Tết Tân sửu !
Như Yến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20227:50 CH(Xem: 2827)
Ni sư Triệt Như Audio: 8- CHỦ ĐỀ CỦA CÁC KHÓA THIỀN Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 2022
19 Tháng Tư 20225:00 CH(Xem: 2418)
Bhikkhuni Triệt Như - Sharing from the Heart 97 - THE PATH OF THE AWAKENED PERSON - Translated into English by NHƯ LƯU - Narrated by PHƯƠNG QUẾ
19 Tháng Tư 20224:46 CH(Xem: 2630)
Ni sư Triệt Như Audio: 7- CHỖ ĐỨNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 20
18 Tháng Tư 202211:18 SA(Xem: 2328)
Thế nào là chơi trò chơi cút-bắt với vọng? - Ai khởi vọng ?- Vọng khởi ra như thế nào ?- Động cơ nào thúc đẩy vọng khởi ? - Tại sao chư Tổ nói vọng tưởng là "giả, không thật," còn chúng ta cho rằng vọng là "thật ?"- Tại sao tu thiền phải kiểm soát vọng tưởng ?- Làm thế nào để không theo vọng tưởng ?
18 Tháng Tư 202211:05 SA(Xem: 2546)
Enlightenment! How happy I am this late night! “Back to Sorrento” now in my good command.
18 Tháng Tư 202210:47 SA(Xem: 2957)
Qua phần “Tìm Hiểu Khái Quát Về A-Lại-Da Thức” trên, chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm. Cả hai mặt nhiễm và tịnh luôn tiềm ẩn trong tâm của chúng sanh.
17 Tháng Tư 20228:24 SA(Xem: 2287)
Ni sư Triệt Như: VIDEO Bài Khai Thông số 6 dành cho Đại chúng bước đầu vào THIỀN: PHƯƠNG HƯỚNG TU TẬP CỦA NGƯỜI XUẤT GIA giảng tại Thiền Đường Tánh Không ngày 19-3-2022
10 Tháng Tư 202210:45 SA(Xem: 1796)
Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 95 : THE BODHI PRAYER BEADS OF COMMON PEOPLE Translated into English by Như Lưu - Narrated by PHƯƠNG QUẾ
04 Tháng Tư 20222:16 CH(Xem: 2041)
Zusammenfassend ist der Geist eine fortfahrende, fließende Strömung. Wenn diese Wahrnehmung objektiv und nicht verunreinigt ist, wird er rein und erleuchten sein. Mit einem verschmutzten Geist können wir nicht klar erkennen, was falsch und was nicht falsch ist. Mit einem klaren Verstand werden wir ausgeglichen und friedlich leben können und wir können damit auch den anderen dazu verhelfen, friedlich und ausgeglichen zu leben, wie wir.
04 Tháng Tư 20227:55 SA(Xem: 1810)
VIDEO Sharing from the Heart 94 WHERE IS OUR TREASURE? Translated into English by NHU LUU- Narrated by LEE
30 Tháng Ba 202212:56 CH(Xem: 2601)
Các bạn ơi, nếu mỗi người đã biết chăm sóc ngôi vườn nhà mình hoa lá xanh tốt, thì cũng nhớ chăm sóc vườn tâm của mình, hoa trí tuệ, lá từ bi, mùa nào cũng sẵn có để dâng hiến cho đời.
27 Tháng Ba 20224:16 CH(Xem: 1813)
Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart -No 86- NON- SENTIENT LIFE PREACHING DHARMA Translated from English by Hoàng Liên - Edited by Linh Văn Lai- Narrated by Phương Quế
24 Tháng Ba 202210:40 SA(Xem: 3097)
Tâm là một dòng diễn tiến, luôn tuôn chảy, vì nó chỉ là dòng Biết, hay dòng Nhận thức rõ ràng, khi nó không còn bị ô nhiễm thì nó sẽ trong sạch, và sẽ phải chiếu sáng... Tâm chiếu sáng, ta có thể biết phương cách sống thảnh thơi an lạc, và giúp người khác cũng sống thảnh thơi an lạc.
24 Tháng Ba 202210:13 SA(Xem: 2509)
Ni sư Triệt Như: VIDEO Bài Khai Thông số 4 dành cho Đại chúng bước đầu vào THIỀN: GIỚI THIỆU vài TƯ THẾ KHÍ CÔNG giảng tại Tổ Đình Tánh Không ngày 5-3-2022
24 Tháng Ba 20229:15 SA(Xem: 1770)
ENG058 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 85 THE WISDOM BOAT Translated from English by Hoàng Liên Edited by Linh Văn Lai Narrated by Phương Quế
20 Tháng Ba 20226:44 CH(Xem: 2198)
Wer dem Kultivierungsweg des Buddha folgen würde: die Last der "Begabung, Schönheit, Ruhm, Genuss und Ausruhen" ablegen würde, der würde einen ruhigen und furchtlosen Geist besitzen, wo auch immer er leben würde, würde er dann sagen: "Oh, wie glücklich ich bin!"
16 Tháng Ba 202210:41 SA(Xem: 2878)
Kết luận là phải có trí tuệ phi thường mới dám cắt đứt vòng xích sắt của tham ái, thoát ra khỏi ngục tù vô minh. Vô minh đồng nghĩa với khổ đau. Trí tuệ siêu vượt đồng nghĩa với tự do, an lạc, giải thoát. Trí tuệ siêu vượt thông suốt bản thể cuộc đời là trống không, là như huyễn ảo, thì có còn muốn nắm bắt cái gì của thế gian nữa không, hở các bạn?
14 Tháng Ba 20221:58 CH(Xem: 2344)
Ni sư Triệt Như VIDEO Giảng Đại Chúng Bài 3 THIỀN VÀ KHÍ CÔNG HỖ TRỢ NHAU giảng tại Tổ Đình Tánh Không ngày 5-3-2022
11 Tháng Ba 20229:37 CH(Xem: 2308)
Ein Prajna-Geist sieht, dass der Sadāparibhūta-Bodhisattva sich vor der Buddha-Natur jeder Person und nicht vor einem weltlichen materiellen Körper verbeugt. Wenn wir immer noch die Unterscheidung zwischen Körper und Geist, Gut und Böse machen, können wir nicht mehr das jetzige oder das „es ist so wie es ist“, erkennen.
09 Tháng Ba 20224:24 CH(Xem: 2915)
Những ai theo đúng con đường của đức Phật. quăng cái gánh “tài, sắc, danh, thực, thùy” xuống, thì cũng sẽ đạt được tâm nhẹ nhàng, thảnh thơi, nơi nào mình sống cũng là :”An lạc thay!”
04 Tháng Ba 202210:11 SA(Xem: 2171)
Unser Geist ist wie eine Apotheke oder einfacher gesagt wie ein Haus, ein Lager. (Sanskrit आलय Ālaya). In einigen Sutren wurde Ālaya noch als Bewusstsein oder Unterbewusstsein übersetzt. Es ist also allgemein alles, was nicht Materielles im menschlichen Körper ist.
03 Tháng Ba 20221:10 CH(Xem: 2610)
“Thu Thúc Lục Căn” là phương tiện cần thiết mà Đức Thế Tôn cũng như các bậc Thầy Tổ đã truyền dạy cho chúng ta. Muốn thoát khỏi bộc lưu, chúng ta phải bắt đầu tu tập pháp này ngay từ bây giờ.
03 Tháng Ba 20228:44 SA(Xem: 2826)
Tới đây, chúng ta đã thấy việc lễ lạy của bồ tát Thường Bất Khinh ban đầu mình thấy như theo tục đế bát nhã, lần hồi đi tới chân đế bát nhã rồi. Tục đế bát nhã khi ta nói bồ tát lễ lạy Phật tánh của mỗi người, chứ không phải lễ lạy cái thân vật chất và cái tâm đời của người. Còn phân biệt thân và tâm, thiện và ác. Lần hồi ta không phân biệt nữa, khi ta lễ lạy “cái đang là” , “cái như vậy”, khi ta thấy vô lượng đức Phật hiện tiền và ta đang “thân cận cung kính cúng dường vô lượng đức Phật”.
03 Tháng Ba 20228:15 SA(Xem: 3013)
Ni sư Triệt Như Bài Khai Thông # 2 dành cho Đại chúng bước đầu vào THIỀN Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 19 tháng 2, 2022 Chủ đề: ĐƯỜNG LỐI HƯỚNG DẪN THIỀN Thiền viện Tánh Không II . PHƯƠNG PHÁP 00:23 III . CHỦ TRƯƠNG 6:12 IV . MỤC TIÊU 12:24 V . TỔNG KẾT 29:50 Thiền Phật Giáo là một khoa học tâm linhh tực nghiệm: 34:25 có thể download AUDIO tại LINK: https://www.tanhkhong.org/p105a3038/ni-su-triet-nhu-audio-
03 Tháng Ba 20227:43 SA(Xem: 2541)
Ni sư Triệt Như Bài Khai Thông # 1 dành cho Đại chúng bước đầu vào THIỀN Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 19 tháng 2, 2022 Chủ đề: Ý NGHĨA TỔNG QUÁT VỀ THIỀN và GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI HƯỚNG DẪN THIỀN Thiền viện Tánh Không I . THIỀN LÀ GÌ? 00:00 II . LỢI ÍCH CỦA THIỀN 3:30 III. KHAI TRIỄN VỀ THIỀN PHẬT GIÁO 4:30 IV . GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI HƯỚNG DẪN THIỀN 13:00 V . TỔNG KẾT 22:07 có thể download AUDIO tại LINK: https://tanhkhong.org/p105a3037/ni-su-triet-nhu-audio-khai-thong-ve-thien-phat-giao-thien-duong-tanh-khong-19-2-2022
26 Tháng Hai 20227:47 CH(Xem: 2156)
Gibt es Geburt oder Tod? Nein, Ein Leben ist nur eine Energie, eine Bewegung, eine Transformation. Die Lebensquelle aller Dharmas ist nie geboren und stirbt nie.
24 Tháng Hai 202210:57 SA(Xem: 3171)
Tâm mình, giống cái tiệm thuốc Bắc, hay giống cái nhà, hay cái kho chứa là nói bình dân. Kinh sách thì nói là Alaya Thức, hay Tàng thức, hay Như Lai tạng, là tổng quát tất cả những gì tạm cho là phi vật chất trong con người.
16 Tháng Hai 20228:50 CH(Xem: 3022)
Vậy có sinh không, có diệt không? Không. Sống là năng lượng, là chuyển động, là biến hóa. Nguồn sống của vạn pháp không sinh không diệt bao giờ.
12 Tháng Hai 20228:19 SA(Xem: 2212)
Das harmonische Leben in der Sangha ist ein Maßstab für unsere Praxis. Wenn wir uns nicht harmonisieren können, haben wir noch nicht genug Weisheit und Mitgefühl besaßen.
10 Tháng Hai 20228:50 SA(Xem: 3329)
Chí xuất thế xuất trần mình vẫn phải giữ cứng cỏi ngang nhiên như thân cây tiêu cổ thụ kia, nhưng đối diện với giông gió trong đời thì chúng ta cẩn thận thấp mình xuống, càng sát đất càng tốt, chúng ta nép sát vai nhau, nương tựa bóng che của Phật Pháp Tăng thường trụ mà sống, thì có gió bão nào thổi lung lay chúng ta được.
10 Tháng Hai 20228:10 SA(Xem: 2705)
Hôm nay, là mùa xuân. Đất trời cũng chuyển mình. Tổ đình năm nay chưa có hoa đào, hoa mai vàng chỉ mới ra búp non. Chỉ có thủy tiên đơm hoa trắng muốt, thoảng hương tinh khiết, thầm lặng dâng hiến cho đời hương sắc của mình. Có ai nghe tiếng hát của hoa thủy tiên, giữa đất trời bao la mùa xuân?
09 Tháng Hai 20224:02 CH(Xem: 2307)
Hoffentlich können wir in den kommenden neuen Frühlingstagen unsere Sorgen, Unklarheiten und Fehler beenden, die wir in dem vergangenen Jahr gemacht haben.
09 Tháng Hai 20223:38 CH(Xem: 2331)
At last! The chick-flicks “ the Mind” are over. Sleep, all the member cast, the troublemakers. The red velvet curtains have drawn down. Now, everywhere is the very emptiness, tranquility and brightness.
05 Tháng Hai 20229:05 SA(Xem: 2149)
Alles was wir für unseren spirituellen Weg erfüllen müssen, sind die Erinnerung und die Vergessenheit. Leider haben wir sie im Alltag oft verwechselt. Was wir nicht vergessen sollen, haben wir vergessen und was wir vergessen sollen, haben wir nicht vergessen.
04 Tháng Hai 202212:13 SA(Xem: 2270)
Bài kinh “Người Biết Sống Một Mình”, đức Phật đã chỉ bày cho chúng sanh về nghệ thuật sống để được an lạc hạnh phúc một cách sâu sắc ngay trong từng sát-na hiện tại.
04 Tháng Hai 202212:09 SA(Xem: 2200)
“Con Đường Không Có Lầm Lỗi” gồm ba pháp: Thu thúc lục căn, Tiết độ ăn uống và Chú tâm cảnh giác là những pháp căn bản đức Phật hướng dẫn những Tỷ-kheo còn sơ cơ thực hành nhằm tiến tới việc loại trừ các ác pháp: Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến gọi chung là lậu hoặc. Cả ba pháp này nhằm huấn luyện tâm hành giả an trú trong Tánh giác.
03 Tháng Hai 20224:55 CH(Xem: 2678)
Hai từ Không Nói đó là phương tiện duy nhất để chúng ta cắt đứt toàn bộ vọng tưởng hay niệm suy nghĩ khởi lên trong đầu chúng ta mà trước đây chúng ta không nhận ra thực chất chúng là cái gì
29 Tháng Giêng 20222:00 CH(Xem: 2077)
Somit kann man sagen, dass Samadhi und Pranja nicht getrennt werden können. Immer wenn Samadhi tief und fest ist, bringt es das Pranja hervor und umgekehrt, wenn Prajna existiert, wird der Geist rein und ungebunden. Das heißt: der Geist ist so unerschütterlich stabil, dass die acht Verblendungswinde des Lebens ihn nicht beeinflussen können.
26 Tháng Giêng 20221:24 CH(Xem: 1988)
Năm qua, Hội Thiền Tánh Không Sacramento dù lắm chật vật cũng đã cố gắng thực hiện Đặc San Xuân Tân Sửu và đã được đón nhận nhiều ưu ái. Năm nay, với sự khích lệ đó, Ban Biên Tập tiếp tục thực hiện Đặc San Xuân Nhâm Dần 2022 với chủ đề “Xuân Bên Thềm Tánh Không” qua ứng dụng Google Drive. Mong rằng với Đặc San bé nhỏ trong thời công nghệ sẽ mang đến chút niềm vui cho người đọc trong mấy ngày Xuân và mùa Xuân vẫn luôn là mùa của: Cung chúc Niềm Tin Yêu và Hy Vọng.
25 Tháng Giêng 20221:50 CH(Xem: 3007)
Hi vọng, theo những ngày xuân mới sắp đến, chúng ta sẽ đặt một dấu chấm cuối cùng cho những ưu tư, buồn phiền, những vụn vặt, sai sót, trong năm cũ.
25 Tháng Giêng 202211:42 SA(Xem: 2628)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
25 Tháng Giêng 202210:12 SA(Xem: 2550)
Dhamma chính là khuôn vàng thước ngọc Đức Phật để lại cho đời. Chúng ta thừa tự Dhamma, như là tấm bản đồ kho tàng hạnh phúc, vậy các bạn ơi, chúng ta cùng nhau tiến bước, bản tâm chính thật nơi mình.
24 Tháng Giêng 20227:10 CH(Xem: 2176)
Und was können wir von diesem nichtfühlenden Dharma lernen? Wir müssen die Weisheit haben, um ein nützliches Leben für uns selbst und andere zu führen. Ein Leben in Harmonie, das vollständig von Gier, Wut und Verblendung befreit wurde. Diese drei Geistesgifte haben eine Macht, die die ganze Welt vernichten kann, was uns zu Leiden führt und nicht nur in diesem Leben, sondern auch in vielen zukünftigen Leben.
21 Tháng Giêng 20229:16 CH(Xem: 2518)
Bằng phản xạ giác quan thì do tiềm năng hoạt động của 3 tánh: thấy, nghe và xúc chạm. Bằng phản xạ thụ động thì do tiềm năng hoạt động của vùng precuneus.
19 Tháng Giêng 20229:08 SA(Xem: 3342)
Nếu tâm chưa chiếu sáng, có nghĩa là tâm chưa tĩnh lặng, tâm chưa tĩnh lặng vì tâm chưa trong sạch, tâm chưa trong sạch vì tâm chưa trống rỗng.
17 Tháng Giêng 20226:47 CH(Xem: 2870)
Người nào học thiền mà không nắm vững chủ đề nhận thức thì cuộc đời tu thiền của mình kể như buông trôi.
12 Tháng Giêng 202210:45 SA(Xem: 3242)
Như vậy bài học của lửa, nước, gió, mây là gì? Ta phải có trí tuệ để biết sống tốt, hữu ích cho mình và cho người khác. Sống hài hoà, trừ diệt hẵn tâm tham, tâm sân, tâm si. Ba thứ tâm này có sức tàn phá, hủy diệt tất cả thế gian, đưa tới khổ đau mà thôi. Không những trong đời này mà còn khổ đau trong nhiều đời sau nữa.
10 Tháng Giêng 20222:02 CH(Xem: 3665)
Bài này chúng tôi đã đăng trong Đặc san Thiền Tánh Không số 1, phát hành vào Xuân năm 1999. Đây là lúc chúng tôi mới vừa học từ nơi Thầy được 3 năm qua 3 khóa tu học Căn bản tại 3 nơi: năm 1996 tại Beaverton (Oregon), năm 1997 tại Corona (Nam Cali), năm 1998, tại Westminster (Nam Cali).
08 Tháng Giêng 202210:22 SA(Xem: 2411)
Regel, Samadhi und Weisheit nur Begriffe wie „der Achtfachen Pfad“. Sie sind nur ein Mittel, das von Buddha präsentiert wurde, um die Fähigkeiten vieler fühlender Wesen zu fördern. Ebenso wie „die sieben Erleuchtungsglieder“ (Bojjhanga), die Zuflucht zu Buddha, die Ordination… Alle sind Begriffe, die Buddha erfunden hat. Wir sollen deshalb nicht an diesen Begrifflichkeiten anhaften sondern den tiefen Sinn, der darin steckt, verstehen.
05 Tháng Giêng 20229:53 SA(Xem: 3803)
Hôm nay ngẫm nghĩ lại tất cả những công việc nhọc nhằn vất vả của mình trên con đường tu chỉ là làm sao nhớ và làm sao quên. Thêm một vấn đề cũng quan trọng là nhớ cái gì và quên cái gì.
31 Tháng Mười Hai 20211:58 CH(Xem: 2304)
Ein liebender Vater wartet immer irgendwo auf die Rückkehr seiner Kinder!
30 Tháng Mười Hai 20218:07 SA(Xem: 3295)
Hôm nay, mùa tưởng niệm Thầy Tổ, xin khơi lại ngọn lửa sáng mà Thầy đã truyền lại cho chúng ta trong suốt 25 năm nương tựa nơi quê hương thứ hai này.
29 Tháng Mười Hai 20216:42 CH(Xem: 2708)
Bài viết này con ghi lại kỹ niệm giữa hai Thầy trò và những gì con đã nhận ra và thực hành có kết quả qua kỹ thuật Không Nói Thầy đã dạy cho chúng con. Không Đăng thành tâm cảm niệm ân đức sâu dày của Thầy.
27 Tháng Mười Hai 20218:45 CH(Xem: 2724)
Hôm nay, cung đối trước di ảnh tôn nghiêm của Thầy, chúng ta kính lễ Thầy tam bái. Hứa nguyện noi theo gương Thầy tự giác, giác tha trong khả năng của mỗi người.
26 Tháng Mười Hai 202111:30 SA(Xem: 3684)
Tăng Đoàn phải hòa hợp, đây là thước đo công phu tu tập của mình. Nếu chưa hòa hợp là mình chưa đủ Trí Tuệ và Từ Bi.
21 Tháng Mười Hai 20214:21 CH(Xem: 3314)
Những tuồng hát mang tên Tâm chấm dứt. Hãy ngủ đi, những đào kép quấy nhiễu đời, tấm màn nhung đỏ đã kéo qua. Bây giờ là vắng lặng, tịch diệt, và ánh sáng.
11 Tháng Mười Hai 20211:48 CH(Xem: 2365)
Zum Schluss kann man sagen, dass man diesen Durchbruch oder den Zustand des wortlosen Gewahrseins mindestens ein Mal bei der Übung erleben muss. Nur so kann man dann ohne irgendein Hindernis im Kopf vorwärts gehen. Solange man diesen Zustand noch nicht erlebt hat, steht man immer noch vor dem Tor des Meditationshauses. Sobald der Geist klar und rein wird, verschwinden das Selbst und Nicht-Selbst automatisch.
69,256