HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG008 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 85 THE WISDOM BOAT Translated from English by Hoàng Liên Edited by Linh Văn Lai

01 Tháng Tư 202111:36 SA(Xem: 3923)

Triệt Như - Sharing From The Heart - No 85

Translated into English by Hoàng Liên

Edited by Linh Văn Lai

 

 

THE WISDOM BOAT

85 CON THUYEN BAT NHA

 

We have learned and understood the word PRAJÑĀ which is wisdom. I will not elaborate on it but only mention briefly here that it was translated from the Pāli word, PĀÑÑĀ and from the Sanskrit word, PRAJÑĀ. The original sound was kept in the translation. This is a transcendent wisdom characterized by creativity, accuracy, objectivity, a wisdom imbued with the noble qualities of loving kindness, compassion, joy, and equanimity.

Zen Patriarchs often compare life to a sea of suffering. Looking beyond our nearsighted vision, the constant stream of births and rebirths is like an immense ocean of human tears. Seeing this, the patriarches, like boatmen, rowed their compassion boat to carry people across the sea of suffering:

 

 “Rowing the compassion boat without rest,

Bringing all living beings to the awakening shore" (as in the Discourse on Penitence)

 

What materials were used by Zen Patriarches to build their boat? They were the ultimate three truths: Emptiness, Illusory nature and Suchness. Understanding thoroughly these three truths and becoming one with them is reaching the shore of freedom from suffering, the shore of enlightenment, and liberation.

This is speaking in broad terms. In reality, there are innumerable levels of "understanding", "becoming one". Therefore, there are also infinite levels of "freedom from suffering", "enlightenment" and "liberation".

"Emptiness, Illusory nature, Suchness" are just words created by people, as well as all other labels. We can see with our eyes, hear with our ears, smell with our nose, taste with our tongue, sense with our body material objects. But in reality, these objects don't have a name and they don't say they are round or square, nor do they say they are good or bad. etc.. But we humans have created language and have affixed labels to everything. This is only a superficial way of looking at phenomena through the senses. Then we got caught in that perception and started believing that all these things are real, and started competing with each other to get hold of them and keep them. This is the source of the sea of suffering, the sea of dissatisfaction.

The Buddha taught that all life is the result of countless causal conditions, which themselves change all the time, as a result of other causal conditions. The essence of all things is empty, unstable, devoid of a hard core. Things appear before our senses, just like things in a magic trick, like things in a dream. The worldly phenomena are completely unreal. In the sutras they are compared to a tortoise's fur, a rabbit's horns, or the child of a stone girl. How can a stone girl give birth to a child?

Thus, the Buddha used the terms: Emptiness (SUÑÑATĀ); Illusion (MĀYĀ); Suchness (TATHATĀ) to communicate to us his insight: a state of utter stillness, where there is no-thing, devoid of discursive thinking, and words. The sutras used the term: Atakkāvacara which means beyond logical reasoning, beyond words.

So we are not surprised when Zen Patriarchs used a "bottomless boat" to carry people across the sea. It alluded to the " Prajñā boat" that did not contain any worldly thing.

Now, we understand better the Heart Sutra (Prajñā Paramita Sutra):

+ Avalokitesvara Bodhisattva when practicing deeply the Prajñā Paramita perceives that all five skandhas are empty and are saved from all suffering and distress...

+ Therefore, in that emptiness, there is no body, no feelings, no perceptions, no mental formations, no consciousness, no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind; no form, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind, no realm of eyes until no realm of mind consciousness. No ignorance and no extinction of it. No old age and death and no end to old age and death. No suffering, no cause of suffering. No cessation, no path, no insight, and no attainment.

When we reach this stage of practice, we start to have wisdom. Why does the sutra say "no insight, no attainment?" It is because when we see that we attain something, we still cling to a sense of self. This subtle sense of self must also die. How do we let it die?

We let it die by silencing all verbal chat in the mind through the practice of  Samādhi. We let it die through the practice of Wisdom by not clinging to the thought that we are smart, that we have attained something.

And finally, "Letting go of every perverted illusion, one dwells in Nirvana". If our mind no longer gives rise to false illusions, it is nirvana.

There are two methods to achieve this:

- the Samādhi method, where we do not let any thought arise in relation to any form (Mahaśūnyata Sutta)

- the Wisdom method where we let go of greed, achieve cessation of greed, liberation from greed, nirvana (Mahàtanhàsankhaya Sutta).
Thus, the three themes of Emptiness - Illusory nature - Suchness are the three boats used to cross the sea of suffering. Each individual chooses his/her preferred boat. With their compassion, Buddha and Zen Patriarchs offered us three very solid boats. They possessed the same feature of being bottomless and not carrying any worldly thing. There is no wealth, no fame, no attachment, no hatred, nothing pertaining to the Worldly Mind. Instead, only a mind free of desires, and unwholesome states can board the Prajñā boat.

Our founding Zen master taught this point very thoroughly. He said, "There is dharma, yet there is no dharma". We need the dharma which serves as the theme, and the aim of our practice. Like the light from the lighthouse shining through the night darkness, the dharma keeps our mind from going astray. But "Emptiness - Illusory nature - Suchness" is devoid of content and when we are one with them, no words can be used to describe them. Right then, there is  no theme, no practice method. Our mind is thus empty, pure, utterly still.

Once we got to the other shore, we had to let go of the Prajñā boat to enter our home - our beloved old home. Our Master used to say: once we entered our home, we had to fully open windows and doors, we had to step out into the open air. If we saw other people still struggling to find rafts, we had to row our boat back to help those people whose causal conditions are ripe to cross the sea of suffering.

 

Master's Hall, 29- 12- 2020

TN

____________________________________________________________________

 

 Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 85

CON THUYỀN BÁT NHÃ
85 CON THUYEN BAT NHA

Hai chữ Bát Nhã, mình đã học và hiểu rồi, cô không khai triển lại ở đây. Cô chỉ nhắc một cách khái quát. Đó là dịch âm từ tiếng Pāli: PĀÑÑĀ, tiếng Sanskrit: PRAJÑĀ . Đây là trí huệ siêu vượt có tính cách sáng tạo, chính xác, khách quan, mang sắc thái của tâm cao thượng: từ, bi, hỷ, xả.

Chư Tổ Thiền thường so sánh cuộc đời như biển khổ. Nhìn xa hơn, dòng luân hồi triền miên như đại dương bao la của nước mắt con người. Từ  đó, chư Tổ, như người lái đò, chèo chống con thuyền đưa người qua biển:

Thuyền từ chống mãi, không dừng nghỉ,

                               Đưa hết sanh linh lên giác ngạn” (trong bài Văn Sám Hối)

Vậy thiệt ra chư Tổ Thiền mượn phương tiện nào để làm thuyền? Đó là 3 chân lý cuối cùng: Không, Huyễn và Chân như. Thông suốtthể nhập 3 chân lý này xem như tới được bến bờ thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

Đó là tạm nói một cách thô sơ, chứ trong thực tế, có vô số mức độ của “thông suốt”, của “thể nhập”, nên cũng có vô số mức độ của “thoát khổ”, của “giác ngộ” và của “giải thoát”.

“Không, Huyễn, Chân như” chỉ là những từ ngữ do con người đặt ra, cũng như tất cả những tên gọi khác. Những vật cụ thể, mình có thể dùng mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, cũng không có tên, không có nói hình dáng vuông tròn, không có nói tốt xấu v v...Nhưng chúng ta đã đặt ra ngôn ngữ dán lên tất cả mọi thứ. Đây là cái nhìn trên mặt hiện tượng, qua giác quan. Rồi mình tưởng tất cả là thiệt có, tranh đua nắm giữ. Từ đó có biển khổ, là biển không toại nguyện.

Bấy giờ, Phật giảng dạy tất cả cuộc đời sinh ra là do vô số nhân duyên, thay đổi luôn luôn, theo nhân duyên, bản thể của nó là trống rỗng, trống không, không có bền chắc, không có lõi cứng. Nó xuất hiện trước giác quan của mình chỉ như trò ảo thuật, như trong giấc chiêm bao mà thôi. Hiện tượng thế gianhoàn toàn không có thật, trong kinh so sánh nó như: lông rùa, sừng thỏ, như đứa con của người thạch nữ (cô gái bằng đá làm sao sinh con).

Vì thế, Phật tạm dùng các thuật ngữ : Không (SUÑÑATĀ ; Huyễn ( MĀYĀ);  Như vậy (TATHATĀ ) để trình bày chỗ thấy: hoàn toàn tĩnh lặng, không có gì hết, đặc biệthoàn toàn không có lý luận, ngôn ngữ. Trong kinh tạm dùng thuật ngữ: Atakkāvacara (ngoài lý luận, ngoài lời).

Vậy mình không ngạc nhiên khi chư Tổ Thiền đem chiếc thuyền “không có đáy” mà đưa người qua biển. Có nghĩa là “chiếc thuyền Bát nhã” không chứa đựng một thứ gì của cuộc đời.

Tới đây, mình hiểu thêm, trong bài Bát nhã Tâm kinh:

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không.

+ Thị cố không trung: vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chílão tử diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc....”

Tu tập tới đây rồi, là bắt đầu có trí tuệ. Tại sao kinh nói “vô trí diệc vô đắc”? Chính là vì mình thấy có mình chứng đắc, tức còn chấp ngã chứng đắc. Cái ngã vi tế này cũng phải cắt luôn, cắt bằng cách nào?

Không lời là cắt bằng Định,

Không chấp mình giỏi, mình chứng đắc cái gì, là cắt bằng Huệ.

cuối cùng là “ Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn”. Cái tâm mình không còn khởi mộng tưởng sai lầm, thì là niết bàn.

Chỗ này cũng có 2 phương thức:

Định là không tác ý tất cả tướng (kinh Đại Không),

Huệ: ly tham, đoạn diệt, giải thoát, niết bàn (kinh Đoạn tận Ái).

Vậy 3 chủ đề Không- Huyễn- Chân Như là 3 phương tiện vượt biển, là 3 chiếc thuyền cùng đưa mình vượt biển giống nhau. Ai thích đi thuyền nào thì đi. Phật và chư Tổ Thiền với tâm từ bi, giới thiệu 3 chiếc thuyền vững chắc. Có cùng một đặc điểm là đều không có đáy, không chứa được một cái gì của đời. Không có giàu sang, danh vọng, không luyến ái, hận thù, ngay cả không có cái Tâm thế gian. Mà phải là Tâm ly dục, ly bất thiện pháp, mới lên được con thuyền Bát nhã.

Thầy đã giảng chỗ này thiệt kỹ: “có pháp mà không pháp”. Khi mình thực hành, cần có pháp, tức chủ đề, để làm chỗ nhắm tới, như ngọn hải đăng trong đêm tối, tâm mình sẽ không lan man đi xa. Nhưng chủ đề “Không- Huyễn- Chân Như” đều không chứa một nội dung nào trong nó, đều không thể dùng lời mà diễn nói cái gì trong đó – khi mình đang thể nhập trong đó. Cho nên ngay lúc đó như khôngchủ đề, không có pháp dụng công nào. Thì tâm của mình mới trống rỗng, trong suốt, tịch diệt.

Khi qua tới bờ kia rồi, cũng phải buông chiếc thuyền Bát nhã, mới bước vô nhà - ngôi nhà xưa của mình. Khi xưa Thầy dạy: vào nhà rồi, phải mở toang các cửa, phải bước ra ngoài trời, thấy người khác còn loay hoay tìm bè, mình phải chèo thuyền trở qua rước người hữu duyên vượt biển.

Tổ Đình, 29- 12- 2020

TN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256