HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: GIẢI THÍCH VỀ ĐẦU MỐI CỦA KHỔ VÀ CHẤM DỨT

24 Tháng Mười 20223:06 CH(Xem: 1885)

GIẢI THÍCH VỀ ĐẦU MỐI CỦA KHỔ VÀ CHẤM DỨT

 

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "LÝ DUYÊN KHỞI"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn


HT-Thông-Triệt-KCB2010-#30 

 

 

Trước và trong thời Phật, sinh hoạt triết học tại Ấn Độ có nhiều trường phái triết học có những chủ trương mang nhiều lý thuyết siêu hình nặng về thần học hơn là thực tiễn. Trong đó chủ yếu có bốn lý thuyết nói về nhân quả:

 

a. Thứ nhất là TỰ GÂY RA (saya kata: self-causation, oneself). Với thuyết này, công nhận tự ngã thường hằng, đưa đến thường kiến (eternalism); trái ngược với quy luật phổ biến của vũ trụbiến dịchvô thường.

 

b. Thứ hai là NGƯỜI KHÁC GÂY RA (P: para kata: external causation, by another, or the other). Với thuyết này, phủ nhận sự tinh tấn của con người, dẫn đến thuyết đoạn diệt (annihilationism), và có khuynh hướng tin vào tác nhân thần linh hay Đấng Sáng Tạo.

 

c. Thứ ba là kết hợp cả TỰ MÌNH VÀ NGƯỜI KHÁC GÂY RA (P: saya katañ ca para katañ ca: a combination of self and external causation, or joint-causation, or both by oneself nor another, or the other); và

 

d. Thứ tư là VÔ NHÂN VÔ DUYÊN (P: ahetu-appaccaya, adhicca-samuppana: non-causation, neither by oneself nor another). Thuyết này phủ nhận hoàn toàn bất cứ hình thức tinh tấn hay miên mật nào của con người.

 

Sau khi giác ngộ tối hậu, Phật nhận ra nguyên lý tương quan nhân quả của tất cả hiện tượng thế gian. Phật thấy rõ không có hiện tượng nào xảy ra mà không tùy thuộc vào cái khác. Muốn chứng minh những điều chứng nghiệm của mình để đánh đổ cách nhìn của các trường phái tôn giáo khác, Phật thiết lập hệ thống thuyết Duyên Khởi. Nội dung chủ yếu là Phật nhắm giải thích về hoạt động tâm lý con người và những hoạt động liên hệ đến sinh mệnh con người qua những quy luật tương quan nhân quả.

 

  • Trong Tương Ưng bộ kinh II. 41 (tr. 76-78), Phật giải thích cho Tôn Giả Upavāna biết về nguyên lý Duyên Khởi thông qua sự kiện Khổ, khi Tôn Giả Upavāna hỏi về những nguyên nhân của Khổ do các Sa môn, Bà La Môn tuyên bố:

 

a. Khổ do người khác làm,

b. Khổ do tự mình làm và do người khác làm,

c. Khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

 

Phật cho biết:

 

“Khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc”.

 

Phật cho biết:

 

“Này Upavāna, những Sa Môn, Bà La Môn tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra... Những Sa Môn, Bà La Môn tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra”.

 

  • Kinh Tương Ưng 2. 18. Lõa Thể, tr. 42-44

 

Lõa thể Kassapa nhờ Phật giải thích Khổ do đâu mà có:

 

“Thưa Tôn Giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?

 

-  Không phải vậy, này Kassapa.

 

-  Thưa Tôn Giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?

 

-  Không phải vậy, này Kassapa.

 

- Thưa Tôn Giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?

 

-  Không phải vậy, này Kassapa”.

...

 

Sau đó, đức Phật giải thích:

 

“Một người làm và chính người cảm thọ. Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu 'Khổ do tự mình làm ra,' như vậy có nghĩa là thường kiến.[1]

 

Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như 'Khổ do người khác làm ra,' như vậy có nghĩa là đoạn kiến.[2]

 

 Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường Trung Đạo. Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly thamđoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt”.

 

Trong một đoạn kinh khác, Phật thuật lại cho ngài A Nan nghe khi các du sĩ ngoại đạo yêu cầu Phật trả lời những câu hỏi:

 

Có một số Sa Môn, Bà La Môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ do người khác làm; khổ do tự mình làm và do người khác làm; khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh”.

 

Phật giải thích:

 

Khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc ... Không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra”.

 



[1] Thường kiến: P: Sassata diṭṭhi: Eternity belief. Xuất phát từ ngã chấp. Cho rằng sau khi chết thì linh hồn còn mãi.

 

[2] Đoạn kiến: P: uccheda-diṭṭhi: Annihilation belief, annihilation-illusion, annihilalion-view. Quan điểm cho rằng chết là hết, không có quả báo của thiện và ác hay không còn tái sinh trong lục đạo; từ đó đưa đến tư tưởng buông lung, sống theo bản năng khát vọng, tha hồ tạo nghiệp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256