HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT THÍCH THÔNG TRIỆT: Giáo trình_Các bài đọc thêm: THÂM SÂUTHANH TỊNH CỦA TRÍ HUỆ BA LA MẬT

13 Tháng Sáu 20229:46 SA(Xem: 1689)

THÂM SÂUTHANH TỊNH
CỦA TRÍ HUỆ BA LA MẬT

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "KHÔNG"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 

Thay TT thang 2-2013-1

 

 

 

Trong Phẩm VIII, Thanh Tịnh, (Tiểu Phẩm Bát Nhã, bản dịch của Edward Conze, tr. 143-146), nói về sự thanh tịnh của trí huệ Ba La Mật, sự dính mắc, và sự không dính mắc.

 

Trước hết là:

 

1. THÂM SÂUTRONG SẠCH CỦA TRÍ HUỆ BA LA MẬT                                                                                                          

 

Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, thật khó tin đạt được trí huệ Ba La Mật nếu vị ấy không chịu thực hành, thiếu thiện căn và ở trong tay người bạn xấu”.
 
Đức Phật:      “Đúng thế, Tu Bồ Đề. Thật khó tin đạt được Trí Huệ Ba La Mật nếu vị ấy không chịu thực hành, chỉ có căn lành mỏng (diminutive wholesome roots)khôn-dại (dull-witted), không quan tâm, ít học, có trí hạ tiện, chơi với bạn xấu, không ham học, không muốn thưa hỏi, và không thực hành thiện pháp”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, vậy làm thế nào Trí Huệ Ba La Mật này được thâm sâu, khi nó khó đạt được tin tưởng trong nó như thế?”
 
Đức Phật:      “Sắc (form) không trói buộc cũng không mở thông, vì sắc không tự tánh. Điểm khởi đầu của tiến trình sắc (material process) trong quá khứ không trói buộc cũng không mở thông, vì điểm khởi đầu trong quá khứ của tiến trình sắc khôngtự tánh. Sự chấm dứt tiến trình sắc trong tương lai cũng không trói buộc hay cũng không mở thông, vì sự chấm dứt tiến trình sắc trong tương lai không tự tánh. Tiến trình sắc trong hiện tại cũng không tự tánh luôn, vì sự kiện của hiện tại không phải là phần tự tánh của sắc hiện tại [186]. Và như vậy, cái còn lại chỉ là các uẩn”.
 
Tu Bồ Đề:      “Thật khó, bạch Thế Tôn, thật quá sức khó (exceedlingly hard) để đạt được tin tưởng trong Trí Huệ Ba La Mật, nếu người ấy không được thực hành, không có trồng thiện căn, ở trong tay người bạn xấu, dưới sự thống trị của Ma vương, lười biếng, ít tinh tấn, bị cướp mất chánh niệm và ngu si”.
 
Đức Phật:      “Đúng thế, Tu Bồ Đề. Vì sự thanh tịnh của sắc đồng nhất với sự thanh tịnh của quả, và sự thanh tịnh của quả đồng nhất với sự thanh tịnh của sắc. Như vậy, sự thanh tịnh của sắc và sự thanh tịnh của quả không hai, cũng không chia ra, không vỡ ra từng phần, hoặc cũng không cắt ra từng phần được. Nó là như vậy, thanh tịnh của sắc đến từ sự thanh tịnh của quả, và sự thanh tịnh của quả đến từ sự thanh tịnh của sắc. [187]. Và sự đồng nhất tồn lại như nhau giữa sắc thanh tịnh và toàn trí thanh tịnh (nhất thiết trí: all-knowledge)Cái như nhau này áp dụng cho các uẩn khác”.
 
Xá Lợi Phất: “Ồ ! Bạch Thế Tôn, thâm sâu thay Trí Huệ Ba La Mật!”
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh!”
 
Xá Lợi Phất: “Nguồn của giác ngộ là Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Ánh sáng là Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Không bị sanh là Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Vô đắc là Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Trí Huệ Ba La Mật không tự làm ra trở lại”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Có cái vô sanh tuyệt đối của Trí Huệ Ba La Mật, dù ở trong cõi dục hay trong cõi sắc hoặc cõi vô sắc”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Trí Huệ Ba La Mật không biết cũng không thấy”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Bạch Thế Tôn, làm thế nào Trí Huệ Ba La Mật không biết cũng không thấy?”
 
Đức Phật:      “Sắc, và các uẩn khác. Tại sao?... Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Trí Huệ Ba La Mật không giúp đỡ cũng không gây trở ngại toàn trí (nhất thiết trí)”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Xá Lợi Phất: “Trí Huệ Ba La Mật không thu cũng không buông thả bất kỳ pháp nào”.
 
Đức Phật:      “Từ sự thanh tịnh”.
 
Tu Bồ Đề:      “Thanh tịnh của sắc, v.v...  là do tự ngã thanh tịnh”.
 
Đức Phật:      “Vì nó là tuyệt đối thanh tịnh”. [189]
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, quả thanh tịnhtoàn trí (nhất thiết trí) thanh tịnh đều do tự ngã thanh tịnh”.
 
Thế Tôn:        “Do sự thanh tịnh tuyệt đối của tự ngã”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, không có mặt của đắc và sự hợp nhất là do tự ngã thanh tịnh”.
 
Đức Phật:      “Do sự thanh tịnh tuyệt đối của tự ngã”.
 
Tu Bồ Đề:      “Vô biên của sắc, v.v..., là do tự ngã vô biên”.
 
Đức Phật:      “Do sự thanh tịnh tuyệt đối của tự ngã”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bồ tát hiểu biết như vậy, vị ấy có Trí Huệ Ba la mật”.
 
Đức Phật:      “Do sự thanh tịnh tuyệt đối của vị ấy”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, vả chăng Trí Huệ Ba La Mật này không đứng trên bờ bên này, cũng không đứng trên bờ bên kia, hoặc không đứng xiên chéo cả hai bờ”.
 
Đức Phật:      “Do sự thanh tịnh tuyệt đối của Trí Huệ Ba La Mật”. [190]
 
Tu Bồ Đề:      “Bồ tát còn xem điều đó [trí huệ] như là đối tượng của tri giác, bằng cách này vị ấy sẽ tách ra khỏi Trí Huệ Ba La Mật và đi ra xa khỏi Trí Huệ Ba La Mật”.
 

2. DÍNH MẮC

 

Đức Phật:      “Quả thật đúng như thế, Tu Bồ Đề. Vì danh và tướng cũng là nguồn cội của dính mắc”.
 
Tu Bồ Đề:      “Ồ! Bạch Thế Tôn, thật vi diệu, để thấy sự rộng lớn mà qua đó trí huệ Ba La Mật này được dạy kỹ lưỡng, được giải thích đầy đủ, tròn đầy không thiếu sót. Thế Tôn còn công bố những nguồn cội dính mắc đó nữa”.
 
Xá Lợi Phất: “Thưa Tôn Giả Tu Bồ Đề, những dính mắc này là gì?”
 
Tu Bồ Đề:      “Nếu ta nhận thấy rằng các uẩn là không (empty), rằng các pháp quá khứ là các pháp quá khứ, các pháp tương lai là các pháp tương lai, các pháp hiện tại là các pháp hiện tại. Đó là sự dính mắc. Nếu ta mang ý nghĩ cho rằng người nào đi theo Bồ tát thừa, người đó gây ra (begets) khối lớn công đức qua việc phát Bồ đề tâm [niệm giác ngộ] đầu tiên. Đó là sự dính mắc”.
 
Đế Thích (Sakra): “Thưa Thánh Tăng Tu Bồ Đề, bằng cách nào niệm giác ngộ [Bồ Đề tâm] trở thành nguồn cội dính mắc to lớn?”
 
Tu Bồ Đề:      “Ta trở thành dính mắc khi ta nhận thấy Bồ Đề tâm này như ‘đây là Bồ Đề tâm đầu tiên’, và nếu ta biến đổi nó thành hoàn toàn giác ngộ trong khi ta ý thức rằng mình đương làm như thế. Vì lẽ nó hoàn toàn không thể chuyển đổi bản chất bản tánh tư tưởng của ta bằng cách đó được. Do đó, ta nên giữ làm sao cho phù hợp với chân thực tại khi ta làm cho người khác thấy cái cao nhất, và làm cho họ tỉnh thức để họ đạt được giác ngộ tối thượng. [191]. Trong cách đó ta không làm hao mòn tự ngã của ta, và trong cách đó ta làm cho người khác tỉnh thức để chiến thắng cái cao nhất có sự thừa nhận của chư Phật. Và ta thành công trong sự buông bỏ tất cả điểm dính mắc đó”.
 
Đức Phật:      “Khéo thay ! Tu Bồ Đề, ông sẽ làm cho các Bồ tát nhận biết những điểm, dính mắc đó. Bây giờ ta sẽ công bố những dính mắc khác, tế nhị nhiều hơn. Lắng nghe cho kỹ và chú ý cho thật tốt. Ta sẽ vì các ông mà giảng dạy”.
 
Tu Bồ Đề:      “Lành thay, bạch Thế Tôn”.
 
Tôn GiảBồ Đề lắng nghe trong im lặng.
 
Đức Phật:      “Ở đây, này Tu Bồ Đề, thiện nam nhơn, thiện nữ nhơn đầy đủ đức tin, chú trọng đến Như Lai qua tướng. Nhưng, có bao nhiêu tướng có bấy nhiêu dính mắc. Vì lẽ từ tướng đưa đến dính mắc. Như thế vị ấy ý thức rằng vị ấy hoan hỷ trong tất cả pháp mà không ra khỏi chư Phật và chư Thế Tôn, quá khứ, tương lai, và hiện tại. Và sau khi vui mừng, vị ấy chuyển hết thiện căn vào giác ngộ tròn đầy (full enlightenment)Điều này được liên kết với hành vi hân hoan (jubilation). Tuy nhiên, thực ra chân tánh chư pháp không quá khứ, không tương lai, cũng không hiện tại; nó hoàn toàn nằm ngoài ba thời; và vì lý do đó nó không thể có khả năng bị biến đổi, không thể bị xem như là tướng, hay như đối tượng nương tựa, và nó không thể thấy được, cũng không nghe được, không cảm nhận được hoặc cũng không biết được”. [192]

 

3. KHÔNG DÍNH MẮC

 

Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn; sâu thay thực chất bản thể (essential original nature) chư pháp”.
 
Đức Phật:      “Vì nó cô lập”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, sâu thay thực chất bản thể Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Vì thể tánh (essential nature) của Trí Huệ Ba La Mậttrong sạchcô lập, do đó Trí Huệ Ba La Mậtthể tánh sâu”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, cô lậpthể tánh của Trí Huệ Ba La Mật. Con đảnh lễ Trí Huệ Ba LMật”.
 
Đức Phật:      “Chư pháp cũng cô lập trong thể tánh của chúng. Và cái cô lập của thể tánh chư pháp đồng nhất với Trí Huệ Ba La Mật. Vì Như Lai biết đầy đủ chư pháp là không làm ra”.
 
Tu Bồ Đề:      “Bạch Thế Tôn, do đó có phải chư phápđặc tính không được biết đầy đủ bởi Như Lai chăng?”
 
Đức Phật:      “Chỉ qua thể tánh của chúng chứ các pháp đó không là cái gì cả. Tánh của chúng là không tánh (no-nature), và không tánh của chúng là tánh của chúng. Vì chư pháp chỉ có một tướng mà thôi, đó là không tướng. Vì lý do này chư phápđặc tính của không được biết đầy đủ bởi Như Lai. Vì pháp không có hai tánh, chỉ có một. Một là tánh của chư pháp. Và tánh của chư phápkhông tánh, và không tánh của chư pháp là tánh của chúng. Như thế, tất cả điểm dính mắc đó đều bị buông thả. [193]”      
 
Tu Bồ Đề:      “Ồ! Bạch Thế Tôn, sâu thay là Trí Huệ Ba La Mật!”
 
Đức Phật:      “Qua chiều sâu đó giống như qua không gian”.
 
Tu Bồ Đề:      “Ồ! Bạch Thế Tôn, khó lãnh hội thay là Trí Huệ Ba La Mật!”
 
Đức Phật:      “Vì không có gì không được biết đầy đủ bởi đấng giác ngộ”.
 
Tu Bồ Đề:      “Ồ! Bạch Thế Tôn, không thể nghĩ bàn là Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Vì Trí Huệ Ba La Mật không phải là thứ gì mà tư tưởng phải biết, hay tư tưởng phải có lối vào”.
 
Tu Bồ Đề:      “Ồ! Bạch Thế Tôn, không có cái gì làm ra Trí Huệ Ba La Mật”.
 
Đức Phật:      “Vì không người làm có thể được hiểu rõ”.
(Asta. kinh Bát Nhã 8000 câu, tr. 145, bản dịch của Edward Conze)
 
Trong bộ Đại Bát Nhã (Mahāprajñāpāramitā) nói:
 
Tu Bồ Đề hỏi: “Làm thế nào Bồ Tát đạt được kiến thức về năm uẩn khi thực hành sâu xa Bát Nhã Ba La Mật?”
 
Phật nói:       “Bồ Tát đạt được kiến thức năm uẩn khi thực hành Bát Nhã Ba La Mật sâu xa do biết như thực (yathābhūtam ñaṇa) (1) tướng (characteristic marks) của năm uẩn là gì; (2) nguồn gốc của năm uẩn đến từ đâu và đi về đầu; (3) Chân Như của năm uẩn nghĩa là gì.
 
1. Sắc không có chắc chắn cùng tột; nó đầy vết nứt rạn và lỗ hổng; nó như bong bóng nước. Thọ như mụt nhọt; như mũi tên, khởi lẹ và biến dạng lẹ; như bọt nước, trôi nổi bồng bềnh; nó khởi khi có ba sự kết hợp của điều kiện. Tưởng như quáng nắng (mirage), không thực có suối nước trong đó; do khát ái mà khởi, và nó tự biểu lộ bằng lời dù không có thực chất gì trong đó. Hành như cây chuối, khi lột bỏ bẹ không còn lại gì cả. Thức Như Huyễn sự, nó có khi các nhân duyên được hòa hợp nhiều thứ khác nhau. Nó là sự thành lập tạm thời; như đám quân được huyễn sư tạo thấy đi trên đường; dù thấy chúng thật, kỳ thực không có thực.
 
2. Đối với sự sinh diệt của các uẩn, Bồ Tát biết như thực rằng chúng không từ đâu đến, dù thực sự chúng tự hiển lộ trước vị ấy; chúng không đi về đâu dù chúng khuất dạng khỏi tầm mắt, song trong các uẩn có cái hiện ra được biết như sự khởi lên của chúng hay sự diệt đi của chúng.
 
3. Sau hết, Bồ Tát biết như thực rằng có cái được biết là Chân Như của ngũ uẩn, nó không sinh, không diệt, không đến, không đi, không tịnh, không nhiễm, không thất, không đắc; nó mãi mãi vẫn ở trong trạng thái Chân Như xa lìa hư vọng, xa lìa tất cả hình thái biến dị”. (Đại Bát Nhã, quyển 532, Chương 29, của Huyền Trang dịch)
 
Phật nói với Tu Bồ Đề: “Những nơi nào có hai tướng (nhị nguyên) là hữu sở đắc; những nơi nào không có hai tướng, là vô sở đắc. Khi mắt đối sắc, hay ý đối pháp là có hai tướng. Khi có giác để chứng đối Phật và người chứng, là có hai tướng. Pháp nào nương tựa nơi hai tướng là pháp hý luận, thuộc vào cõi hữu sở đắc.
 
Phi mắt, phi sắc, phi tai phi thanh, phi ý phi pháp, cho đến phi giác phi Phật; lìa hết thảy những hý luận như thế, đó là vô nhị, không hai. Đó là vô sở đắc”.
 
Tu Bồ đề hỏi:  “Phải chăng vì hữu sở đắc nên là vô sở đắc? Hay vì do vô sở đắc nên là vô sở đắc? ”
 
Phật nói:       “Không phải do hữu sở đắc nên là vô sở đắc. Cũng không do vô sở đắc nên là vô sở đắc. Nhưng vì hữu sở đắcvô sở đắc đều bình đẳng trong tự tánh nên gọi là vô sở đắc. Bồ Tát nên ân cần tu học trong bình đẳng tánh của hữu sở đắcvô sở đắc này. Bồ Tát khi học thế, gọi là học Bát Nhã Ba La Mật trong nghĩa vô sở đắc, lìa bỏ các sai lầm”.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256