HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

FR008 Triệt Như – Confidences N°90 - Traduit en Français par Quang Phổ: LE CHAPELET BODHI DU BHIKKHU

15 Tháng Tư 202111:49 SA(Xem: 4138)

FR008 Triệt Như Confidences N°90
Traduit en Français par Quang Phổ:

LE CHAPELET BODHI DU BHIKKHU

BÀI 90 FR-XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ CỦA TỲ KHEO
Après avoir examiné le Chapelet (bodhi) du Bouddha, voyons maintenant  comment Bouddha avait guidé ses disciples bhikkhus dans leur voie de réalisation ?

Ce texte est fondé sur le Grand Sutta du  « Quartier des Chevaux » (Maha assapura sutta), dans le Majjhima Nikaya.

Etape 1 : Ecouter le Dharma – Quitter la famille : La première condition favorable était de pouvoir écouter directement le Bouddha enseigner, quand il était venu avec le sangha dans leur village ou dans leur ville. Certains non croyants étaient venus pour provoquer des débats contradictoires mais furent finalement convaincus et décidaient de quitter la famille ou de prendre refuge avec Bouddha. Certains autres avaient écouté les grands disciples, bhikkhus et bhikkhunis et avaient quitté leur famille pour prendre refuge avec le Dharma et l’Ethique du Bouddha.

Etape 2 : Soumission à La Grande Ethique. Quitter  la famille, se soumettre au dharma et à l’éthique de Bouddha, c’était couper tous liens avec la famille et le monde pour se rendre dans des endroits isolés pour se cultiver avec un sujet d’enseignement donné par Bouddha.

Etape 3 : La Repentance. Dans le Grand  sutta du « Quartier des Chevaux », Bouddha considère l’Ethique comme essentiel pour le bhikkhu. Les fautes graves doivent être révélées avec repentance devant le sangha, les fautes connues de soi seul  doivent aussi  prêter à sa propre honte et à une ferme volonté de ne pas les reproduire à l’avenir.

Etape 4 : Pureté du Corps-de la Parole- de la Pensée- de l’Existence. Attention permanente dans les actes,  le comportement, la parole qui doivent être utiles pour les autres et pour soi-même, conformes à la vérité, purs et sans faute.

Etape 5 : Modération dans l’alimentation. L’alimentation doit rester stricte, sans désir. Elle sert à éviter une maigreur maladive, et non à s’adonner  au plaisir et aux excès.

Etape 6 : Introspection soutenue. Examiner jour et nuit son esprit, empêcher les pensées méchantes ou malhonnêtes. Jusque- là, un jugement conscient et clairvoyant est nécessaire pour distinguer le juste du mauvais. Faire souffrir autrui est mauvais, agir en augmentant le désir, la colère, l’égarement est signe de malhonnêteté.

Etape 7 : Présence éveillée. Toujours maintenir une présence complète et objective dans ce qu’on est en train de faire. Marcher en sachant pleinement qu’on est en train de marcher. Etre pleinement conscient qu’on est en train de manger quand on mange, en train de parler quand on parle…Ne pas laisser l’esprit s’égarer dans le passé ou vers l’avenir, éviter même son attachement au présent.

Etape 8 : Se débarrasser des Cinq Empêchements : Suivant ces 7 méthodes de perfectionnement, mises en pratique avec assiduité, préserver jour et nuit la pureté de l’esprit et de la pensée, même accompagné de réflexions et jugement sur le juste et le mal, mais l’attitude et la parole demeurent paisibles, on ne crée plus de mauvais karma. L’esprit devient ainsi serein, calme, joyeux, sachant que les soucis sont  annihilés, la voie de perfectionnement est claire devant soi. Les 5 Empêchements  sur cette voie sont écartés : désir, colère, mélancolie léthargique, instabilité dissipative et doute. Ces 5 Obstacles ont pesé depuis longtemps sur les épaules, et maintenant allégé de ce poids, l’esprit connaît la joie. Les écrits évoquent une personne ayant acquitté une lourde dette, ou guérie d’une maladie grave, ou encore sortie de prison, un esclave affranchi, quelqu’un ayant traversé un désert périlleux. La joie éprouvée par ces personnes est comme celle du bhikkhu  débarrassé des 5 Empêchements. Cet état est aussi celui du premier niveau de méditation

Etape 9 : Premier niveau de méditation : Encore du murmure mental mais esprit pur et joyeux, sachant que désir, malhonnêteté sont annihilés.

Etape 10 : Deuxième niveau de méditation : Cessation du murmure mental, esprit entièrement calme, joie plus grande résultant du samadhi

Etape 11 : Troisième niveau de méditation : Développement poussé et profond du mental samadhi. La sensation de joie a disparu, reste une légère allégresse sereine.

Etape 12 : Quatrième niveau de méditation : Mental entièrement immobile, calme, objectif, vide.

Etape 13 : La Triple Connaissance : Développement des capacités d’Eveil atteignant la triple Sagesse transcendantale

-        Vision de ses vies antérieures

-        Vision du cycle de renaissance des êtres

-        Suppression des impuretés : Compréhension claire des 4 Nobles Vérités, de la suppression de ses impuretés, de sa propre non renaissance.

Etape 14 : Réalisation de l’état d’Arahant . Le Bhikkhu est certain de ne plus renaître et fut ensuite reconnu par Bouddha comme Arahant.

Etape 15 : Enseigner le Dharma. Le Bouddha encouragea alors les Arahants d’aller partout pour enseigner le Dharma au peuple et aux laïcs. A cette époque, L’Arahant est considéré comme ayant atteint le  «  nirvana avec reste d’existence »  càd.  le corps est vivant mais le mental est au nirvana.

Etape 16 : Atteindre le  Nirvana : Quand il s’en va, l’Arahant rentre dans le « nirvana sans reste d’existence », Il ne se réincarnera plus dans aucune des 6 voies de renaissance du samsara. Il est complètement libéré. Le chemin de réalisation des bhikkhus au temps du Bouddha vivant est ainsi achevé. Le mental est de toute pureté, sans souillure et la renaissance n’est plus. Ils sont maîtres de leur existence, s’en vont quand ils le décident. Certains ont acquis des supra pouvoirs, d’autres une éloquence sans contraintes quand ils enseignent le dharma. C’est la voie de l’Arahant, le chemin menant à la réalisation de l’état d’Arahant.

Le chapelet bodhi de l’Arahant comprend 16 perles. Qu’est-il ce fil rouge qui relie ces perles ? Nous pouvons faire la comparaison avec le chapelet du Bouddha : Quelles sont les similitudes et les différences ?

Tổ Đình le 18/02/2021

TN

_________________________________________

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 90

XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ CỦA TỶ KHEO
Bản chiếu1

Sau khi quan sát xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, bây giờ chúng ta thử xem Đức Phật đã hướng dẫn chư Tỷ kheo đệ tử của mình tu tập như thế nào?

Bài này căn cứ trên bài Đại kinh Xóm Ngựa, từ Trung bộ kinh.

Bước 1: Nghe pháp- Xuất gia: Nhân duyên đầu tiên là từ việc được nghe pháp do Đức Phật giảng dạy trực tiếp. Có khi tự ý đến nghe Đức Phật giảng, khi Đức Phậttăng đoàn du hành tới thôn làng hay thành phố của mình. Nếu là ngoại đạo, có khi tới với ý muốn tranh luận, nhưng cuối cùng bị thuyết phục rồi tự nguyện xuất gia hay quy y với Đức Phật. Cũng có trường hợp nghe các vị đại đệ tử trong Tăng hay Ni đoàn của Đức Phật giảng rồi cũng xuất gia trong Pháp và Luật của Đức Phật.

Bước 2: Thọ đại giới. Sau khi xuất gia xem như đặt mình vào Pháp và Luật của Đức Phật. Tức là cắt hết nhân duyên gia đìnhthế gian, vào rừng núi hoang vu ẩn tu, sau khi nhận một chủ đề do Đức Phật dạy.

Bước 3: Hạnh tàm quý. Trong bài Đại kinh Xóm ngựa, Đức Phật kể Giới trước nhất, xem như việc quan trọng của người tỷ kheo. Những lỗi lầm quan trọng thì phải sám hối trước tăng chúng, ngay cả những lỗi không ai biết, tự mình cũng phải hổ thẹn ăn nănquyết tâm không tái phạm.

Bước 4: Thân- Lời- Ý- Sanh mạng thanh tịnh: Phải luôn luôn thận trọng giữ gìn hành động, cử chỉ, lời nói hữu ích cho mình và cho người khác, đúng với sự thật, trong sạch không có lỗi lầm.

Bước 5: Tiết chế ăn uống. Ngay cả việc ăn uống cũng phải biết giới hạn, không tham đắm. Phải biết thức ăn uống là để trị bệnh ốm gầy, không phải để vui chơi phung phí.

Bước 6: Chú tâm cảnh giác. Ngày và đêm luôn luôn quan sát tâm mình, không cho suy nghĩ tới điều ác hay bất thiện. Tới đây vẫn phải dùng ý thức sáng suốt phân biệt cái nào đúng, cái nào sai. Khi nào làm khổ người khác là sai, khi nào làm cho tham, sân, si tăng trưởngbất thiện.

Bước 7: Chánh niệm tỉnh giác. Lúc nào cũng giữ cái Biết rõ ràng khách quan. Mình đang đi, biết đang đi, đang ăn, biết đang ăn, đang nói, biết đang nói v.v...Không cho tâm mình phóng về quá khứ hay phóng tới tương lai, cũng không phóng ra vướng mắc trong hiện tại.

Bước 8: Đoạn trừ năm triền cái. Qua 7 phương thức tu tập trên, miên mật thực hành, ngày đêm gìn giữ tâm ý trong sạch, dù cho còn suy tư, còn phân biệt phải trái, nhưng lời nói, cử chỉ đều nhu hòa, không tạo nghiệp xấu ác. Do đó tâm bắt đầu bình an, thanh thản, vui mừng vì biết rõ mình đã chấm dứt phiền não, đã thấy rõ con đường sáng trước mắt. Năm chướng ngại trên con đường tu không còn nữa: tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi. Năm chướng ngại này từ bao đời đè nặng trên vai mình, bây giờ đã đặt gánh nặng đó xuống, trong tâm vui mừng. Kinh so sánh như người đã trả hết một món nợ lớn, hay thoát khỏi một cơn bệnh nặng, hay đã ra khỏi ngục tù, hay thoát khỏi kiếp làm nô lệ, hay như đã vượt qua bãi sa mạc nguy hiểm. Nỗi vui mừng của những người này tương tự nỗi vui mừng của vị tỷ kheo biết mình đã chấm dứt năm triền cái vậy. Và đây chính là trạng thái tâm của tầng thiền thứ 1.

Bước 9: Tầng thiền thứ 1: Vẫn còn có lời thì thầm trong tâm, nhưng tâm trong sạch, và hoàn toàn hỷ lạc, do biết rõ mình đã: “ly dục, ly pháp bất thiện”.

Bước 10: Tầng thiền thứ 2: Chấm dứt lời thì thầm, đạt được trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng. Tâm càng hỷ lạc hơn nữa. Do Định sanh ra thêm hỷ lạc.

Bước 11: Tầng thiền thứ 3: phát triển tâm Định rộng hơn và sâu sắc hơn. Do đó cảm thọ hỷ không còn, chỉ còn lạc, là niềm vui nhẹ nhàng.

Bước 12: Tầng thiền thứ 4: Tâm bất động, hoàn toàn tĩnh lặng, khách quan, trống rỗng.

Bước 13: Chứng ngộ Ba minh: Tiềm năng giác ngộ phát triển kiến giải Ba trí tuệ siêu vượt:

-       Túc mạng minh: biết rõ những kiếp quá khứ của mình.

-       Thiên nhãn minh: biết rõ sự sinh tử luân hồi của người khác.

-       Lậu tận minh: biết rõ Tứ đế, và biết rõ mình đã sạch hết lậu hoặc, sẽ không còn tái sanh.

Bước 14: Chứng ngộ quả vị A la hán. Vị Tỷ kheo bấy giờ khẳng định mình sẽ chấm dứt tái sanh. Sau đó được Đức Phật xác nhậnA la hán.

Bước 15: Đi giáo hóa. Bấy giờ Đức Phật khuyến khích những vị A la hán chia nhau đi khắp nơi giáo hóa người cư sĩ và người dân. Thời đó, vị A la hán được xem là hưởng cảnh “hữu dư niết bàn” hay “hữu dư y niết bàn” tức là còn thân sống nhưng tâm đã an trụ niết bàn.

Bước 16: Nhập Niết bàn. Khi ra đi, vị A la hán nhập “vô dư niết bàn” hay “vô dư y niết bàn”. Tức là không còn tái sanh trong bất kỳ cảnh giới nào của 6 đường luân hồi. Gọi là hoàn toàn giải thoát.

Con đường tu của các vị tỷ kheo thời Đức Phật còn tại thế, tới đây xem như hoàn mãn. Tâm hoàn toàn trong sạch, không còn lậu hoặc nên không còn tái sanh. Các vị làm chủ cuộc sống của mình, muốn ra đi lúc nào tùy ý. Nhiều vị đạt những quyền năng phi thường. Nhiều vị phát huy biện tài vô ngại khi giảng pháp. Đây là A la hán đạo, con đường dẫn tới thành quả A la hán.

Xâu chuỗi bồ đề A la hán đạo có 16 hột bồ đề. Còn cái sợi chỉ màu đỏ xuyên suốt con đường đi, mình có thể xem như là cái gì? Chúng ta thử đối chiếu lại với xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, có điểm nào giống và điểm nào khác?

Tổ Đình, ngày 18- 2- 2021

TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256