HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

FR003 Triệt Như – Confidences N°30 Traduit en Français par Tâm Định: PRATIQUER DANS LES LIEUX PUBLICS

29 Tháng Ba 20219:21 CH(Xem: 4470)

FR003 Triệt Như Confidences N°30
Traduit en Français par Tâm Định: 

PRATIQUER DANS LES LIEUX PUBLICS  30 Tu Chợ

Il y a une semaine, quittant notre montagne, nous partions en ville pour régler quelques problèmes. Une fois en ville nous apprenions les derniers événements. Beaucoup d’endroits sont en ébullition : des manifestations, suite à la mort d’un homme de couleur, provoquée par la police de Minneapolis, coïncident avec la pandémie du Covid-19, semant le trouble et la panique mondiale.

Nous sommes maintenant au mois de juin, et nous nous habituons aux mesures de prévention contre le Covid-19.  Face à la violence policière, des gens de toutes races manifestent ouvertement leur colère, en protestant contre cette ségrégation raciale partout dans le monde.

Les manifestations ont été suivies d’émeutes, de vols, de prises d’assaut dans les magasins. Devant ces évènements, les autorités gouvernementales décrètent le couvre-feu. Dans ce chaos, on ne trouve pas de remède efficace contre le virus qui tue de plus en plus. Ces tragédies provoquent le trouble et ébranlent la conscience universelle.

 La brutalité engendre la brutalité. Les cruautés génèrent des cruautés. 

C’est ainsi la vie. C’est pitoyable et effrayant.

En réfléchissant aux enseignements du Buddha dans le Dhammapada Soutra, strophe n° 5 :

                                      Jamais la haine ne met fin à la haine.

                                      Seul l’amour le fait.

                                      Telle est la loi éternelle.

C’est pourquoi depuis plus de 2000 ans, malgré les innombrables soutras enseignant la vérité absolue, l’être humain souffre toujours.

Nos ancêtres nous ont laissé ce dicton à la fois populaire, et subtil parce qu’il n’énonce pas clairement l’ordre de difficulté

< premièrement, pratiquez à domicile

 deuxièmement, pratiquez dans les lieux publics

 troisièmement , pratiquez à la pagode>

Dans le passé, nous pensons qu’il est plus facile de pratiquer à domicile. Les membres de la famille partagent la même éducation et seront le guide pour nous aider à pratiquer. La pratique à la pagode est très difficile parce que dans le temple nous devons vivre avec des étrangers et être en désaccord avec beaucoup de choses. Il est difficile d’éviter les conflits avec des règles très strictes et un planning d’activité chargé, etc…

Après les troubles provenant de Covid-19 et les états confusionnels de notre mental, nous devons reconsidérer les difficultés de la pratique à domicile et dans les lieux publics.

Pourquoi la pratique à la pagode est-elle plus facile ?

La réponse est qu’il est difficile d’avoir le calme mental dans le courant de la vie trépidante. 

Au cours de ces derniers mois, nous avons vécu paisiblement dans notre propre monde, sans journal, sans radio ni télévision, sans contact avec les méditants. Nous ne savons absolument pas comment le monde a changé. Nous ne savons pas comment les gens vivent avec un mental pertubé ou essayant de profiter précipitamment de la vie face à une éventuelle mort causée par la pandémie Covid-19. L’instinct de survie et la peur de la mort provoquent de nombreuses situations tragiques.

 

Tout le Sangha marche à pied sans savoir où se reposer l’après midi et où s’abriter la nuit. Le sangha choisit des lieux comme les cimetières, les forêts de manguiers,  des grottes pour  s’abriter des intempéries.

La vie, la pratique du Bouddha et du Sangha sont des exemples à suivre pour nous. A tout moment par introspection il faut se poser la question pourquoi nous sommes encore tristes et en souffrance. Et pourquoi ces Bikkhus ont été libérés et ont atteint l’éveil de leur vivant en pratiquant en un temps très court.

Nous comprenons pourquoi les patriarches préconisent d’être bonzes pour atteindre le but ultime. Puis il faut aller dans les endroits isolés  pour pratiquer car les villes sont bruyantes et présentent beaucoup de tentations qui seront autant d’obstacles et d’épreuves.

Un soutra nous explique : les Bouddhas ne s’inquiètent pas lorsqu’un bikkhu s’endort pendant la méditation dans la forêt. Puisqu’après la somnolence, la pratique continuera vers le but. Mais les Bouddhas s’inquiètent pour celui qui pratique en ville même avec assiduité car il risque à tout moment de tomber dans les tourbillons des tentations de la vie.

Si nous sommes sensibles aux compassions des Bouddhas, nous devons savoir comment il faut vivre.

9-6-2020

TN

 

 

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 30

TU CHỢ
30 Tu Chợ

Một tuần nay, xuống núi, vì có việc cần. Xuống phố rồi mới biết chuyện trần gian. Nhiều nơi đang sôi động, nhiều cuộc biểu tình xảy ra vì vụ cảnh sát Minneapolis làm chết một thanh niên da màu. Sự kiện xảy, trùng hợp với mùa dịch covid-19 đang phát triển làm cả thế giới rúng động hốt hoảng trong mấy tháng đầu tiên. Bây giờ đã là tháng 6, tương đối con người đã làm quen với sự phòng chống dịch covid-19. Bây giờ người ta mới nhìn lại vụ bạo hành của cảnh sát, thế giới da màu công khai bày tỏ phẩn nộ, ngay cả các sắc dân da vàng, da trắng trên thế giới cũng công kích hành động tàn bạo đó. Rồi nhiều nơi trên thế giới đã hành động phản đối sự kỳ thị chủng tộc. Kẻ anh hùng trong thời đế quốc, giờ trở thành kẻ tội đồ của nhân loại.

Tiếp theo sau những cuộc biểu tình lại có cảnh bạo động, cướp của, xông vào các cửa hàng đập phá, rồi vơ vét tài sản. Rồi sao nữa? chính quyền ra lệnh giới nghiêm, ban đêm tránh ra ngoài. Giữa cảnh rối ren, tật bệnh làm chết người hàng loạt, chưa tìm ra được phương thức cứu chữa hiệu nghiệm, tâm con người còn hoang mang, giao động, lại gây thêm cảnh bi thảm làm chấn động lương tâm thế giới. Bạo tàn tiếp theo tàn bạo, tội ác dẫn tới tội ác.  

Cuộc đời là như vậy. Thật đáng thương mà cũng đáng sợ.

Ngẫm nghĩ lại lời Phật dạy trong kinh Pháp cú. Mấy ai để ý tới.

5. "Với hận diệt hận thù,

Đời này không có được.

Không hận diệt hận thù,

định luật ngàn thu ".

Chắc cũng vì thế mà đã hơn hai ngàn năm rồi, kinh sách tràn lan, chân lý cuộc đời ràng ràng trước mắt, mà con người vẫn cứ khổ.

Suy gẫm lại ông bà mình có câu nói bình dân này. Tuy nói bình dân, mà lại thâm thúy vì không nói rõ cái thứ tự từ dễ tới khó hay từ khó tới dễ?

<Thứ nhất tu tại gia

Thứ nhì tu chợ

Thứ ba tu chùa>

Ngày trước, mình thường nghĩ rằng: Dễ nhất là tu tại gia. Vì những người thân trong gia đình cùng chung nề nếp quen thuộc, sẽ là thiện tri thức giúp mình tu học. Còn khó nhất là tu chùa, vì trong chùa phải sống chung với người xa lạ, có thể không đồng ý nhiều việc, khó tránh xung đột, thêm giới luật khe khắt, giờ giấc sinh hoạt phải đúng v.v...

Bây giờ, sau những biến động covid-19, và cảnh hỗn loạn trong tâm con người, chắc mình phải xét lại: Tu tại gia và tu chợ là khó vô cùng. Tu chùa là dễ nhất. Vì sao? Rất khó giữ được: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Mấy tháng qua mình sống bình an trong cảnh giới riêng của mình, không sách báo, không truyền thanh, truyền hình, cũng ít tiếp xúc với thiền sinh. Hoàn toàn không biết thế giới bên ngoài biến chuyển như thế nào. Tâm con người lăng xăng lo sợ ra sao, sống hưởng thụ hấp tấp, phản ứng với ông thần chết covid-19 như thế nào. Cái bản năng ham sống sợ chết của con người bộc phát, gây nên nhiều cảnh bi thương.

Mai này sẽ trở về lại Tổ Đình, chiếc nôi êm ấm, đã nuôi dưỡng mình từ 20 năm qua. Mình đã từ từ khôn lớn trong khung cảnh thiên nhiên cỏ cây hoa lá, núi đồi hoang dã đó.

Ngẫm nghĩ lại cuộc đời của Đức Phật. Tại sao phần lớn cuộc đời Đức Phật trãi dài giữa cảnh thiên nhiên? Sanh ra giữa trời, trong vườn Lumbini, dưới gốc cây vô ưu. Tu khổ hạnh giữa rừng sâu, nắng cháy trong mùa hè, tuyết lạnh trong mùa đông. Đạt đạo vô thượng dưới tàng lá Bồ đề giữa chốn rừng hoang. Chuyển bánh xe pháp lần đầu trong vườn Nai. Nhập niết bàn trong rừng cây sa la khi đêm vừa tàn. Và những chuyến đi bộ từ làng này qua làng khác, từ thành phố này tới thành phố khác, trong suốt 45 năm giáo hóa.

 Cả đoàn người đi bộ, rồi nghỉ trưa ở đâu? rồi đêm đến, nghỉ ngơi chỗ nào? bãi tha ma, rừng xoài, hang núi, gốc cây? rồi nắng, rồi mưa? gió, bảo?

Từ đó, cả cuộc sống và tu tập của Đức Phậttăng đoàn của Phật là một gương sáng cho chúng ta. Luôn luôn soi lại để hiểu vì sao mình vẫn còn buồn, còn khổ. Vì sao, ngày ấy các vị tỳ kheo chỉ tu một thời gian ngắn thì thoát khổ, thì chứng ngộ niết bàn ngay khi còn sống.

Mình cũng hiểu vì sao chư Tổ chủ trương muốn đi tới rốt ráo, thì phải xuất gia. Xuất gia rồi, phải vào chốn hoang vắng mà tu. Chỗ ồn náo phố thị có quá nhiều cám dỗ, mà cũng quá nhiều chông gai, thử thách. Trong kinh có nói ý này: Vị tỳ kheo ở trong rừng vắng, dù cho ngồi thiền ngủ gục, chư Phật cũng an tâm, vì khi hết ngủ gục rồi thì sẽ tiến tu. Còn vị tỳ kheo ở giữa phố thị đông người, dù tu hành tinh tấn, chư Phật cũng lo, vì có thể bị đời cám dỗ, rơi xuống dòng nước xoáy của tham dục.

Chúng ta có cảm nhận tấm lòng bi mẫn của chư Phật, thì biết mình phải sống như thế nào?

9- 6- 2020

TN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256