HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

FR009 Triệt Như – Confidences N°33 - Traduit en Français par Chánh Tâm: L'HOMME QUI NE REVIENT JAMAIS

01 Tháng Sáu 20211:01 CH(Xem: 4052)

FR009 Triệt Như Confidences N°33
Traduit en Français par Chánh Tâm:

L'HOMME QUI NE REVIENT JAMAIS
(Trouver un diamant sur une route boueuse)

 


Cette histoire lue il y a longtemps, m’avait beaucoup impressionnée. Je vous la raconte. 

Maître Zen Gudo, maître spirituel de L'Empereur du Japon de l’époque, avait l’habitude de vagabonder comme un mendiant errant.

Un jour en allant vers Edo, centre culturel et politique à l’époque du Shogunat, le Maître arriva dans un village nommé Takenaka.

C’était le crépuscule, la pluie tombait à grosses gouttes, et Gudo était trempé comme un rat mouillé, ses tongs en paille s’étaient désintégrés en morceaux.

Voyant des tongs suspendues à la fenêtre d'une ferme, il décida d'en acheter une paire. En donnant les tongs au moine, la femme du fermier, voyant son état, l'invita à passer la nuit chez elle. Gudo accepta en la remerciant. Il rentra dans la maison et récita des prières devant l'autel familial. Il fut ensuite présenté à la grand’mère et aux enfants. En observant la tristesse de toute la famille, il demanda ce qui n'allait pas.

La femme lui raconta que son mari est un joueur et un alcoolique : quand par chance il gagne, il s’enivre encore plus, bat sa femme et ses enfants, et quand il perd, il s'endette. Des fois, il est trop saoul pour rentrer à la maison. Elle lui demanda :

Vénérable, que dois-je faire ?

Gudo répondit : "Je vais l'aider. Voici un peu d'argent. Achetez-moi une bonbonne d’alcool et un peu de nourriture. Puis allez-vous reposer. Je vais méditer devant l'autel."

Vers minuit l'homme du foyer de retour, complètement ivre, vociféra : «Eh, femme, je suis là, as-tu quelque chose à manger ?»

"J'ai ceci à vous donner"  répondit Gudo. "Je suis surpris par la pluie et votre femme a eu la gentillesse de m'héberger cette nuit chez vous. Pour la remercier, j'ai acheté un peu d’alcool et du poisson. Vous pouvez en manger."

L'homme exulta de joie. Il consomma immédiatement l'alcool puis s'endormit sur le sol. Maître Gudo méditait à côté de lui.

Au petit matin, réveillé, le mari oublia tout ce qui s’était passé la veille.

" Qui êtes-vous ? " demanda-t-il à Gudo qui continuait à méditer à côté.

" Je suis Gudo de Kyoto, et en route pour Edo " répondit le Maître.

L'homme sentit la honte l’envahir. Il n'arrêta pas de présenter des excuses au Maître de L'Empereur. Le moine expliqua tout en souriant :

 " Toute chose est impermanente en ce monde. La vie est courte. Si vous continuez à jouer et à boire, vous n'aurez plus le temps de faire autre chose et vous faites souffrir votre famille"

Un soudain sursaut de conscience s’empara du mari qui eut l’impression de sortir d’un rêve. 

Il déclara "Maître, vous avez raison, comment puis-je vous remercier de vos merveilleux et précieux conseils ? Laissez moi porter vos bagages et vous accompagner un bout de chemin."

"Comme vous voudrez" accepta Gudo. Les deux hommes partirent. Après avoir parcouru trois lieues, le moine lui dit de rentrer. L’homme insista pour continuer. "Encore cinq lieues …" dit il. Et ils continuèrent.

"Maintenant vous pouvez rentrer " suggéra le moine.

"Encore dix lieues" répondit l’homme.

Dès qu'ils eurent parcouru les dix lieues, le moine rappela "Maintenant vous pouvez rentrer".

" Maître, je vous suivrai pour le restant de ma vie " déclara l’homme. 

 

Encore à ce jour des grands Maîtres au Japon proviennent de l'école Zen fondée par un successeur renommé de Maître Gudo. Le nom de ce  moine est Vonan, l’homme qui ne revient pas en arrière. 

 32 Nguoi Di Khong Bao Gio Tro Lai

 

(Cette histoire est tirée du livre <333 histoires Zen, de Do Dinh Dong. Dans le livre <Rassembler du sable et des pierres>, le titre est : <La personne qui s'en va ne revient pas> )

 

Dès qu'on a choisi une voie, il ne faut jamais revenir en arrière. Nous nous sommes engagés sur le chemin de la méditation, chemin spirituel sur lequel on doit suivre, pas à pas, malgré les épreuves, les obstacles, les difficultés, les pertes de temps, les critiques, les moqueries, les découragements. Dès lors qu’on sait être sur la bonne voie, ne pas faire marche arrière. Telle est aussi la signification de la Vertu "Détermination" dans les "Dix Paramita", les dix Perfections que doivent cultiver les bouddhistes selon le courant Theravàda. C'est aussi la notion de respect des principes pour un moine selon les explications de notre Maître.

 

On doit alors s’interroger: la voie choisie est-elle la bonne ?

Si l’on s’entête à continuer dans la mauvaise direction, ce sera une erreur entachée de mauvaise volonté, d'obstination, d’ignorance.

Ainsi quels sont les critères pour s’approprier un cheminement juste :

- d’abord, suivre le véritable ultime enseignement de Bouddha exprimé dans les sutras.

- ceci doit aussi correspondre aux préceptes exprimés par les patriarches dans les écritures sacrées.

- être en phase avec le développement de la science moderne 

- se conformer aux lois morales et sociales de l’époque 

- la dernière chose importante à savoir, c’est l’expérience interne et personnelle de la transformation de notre état mental devenant progressivement plus apaisé, plus adouci, se comportant en harmonie dans la vie familiale, dans la vie communautaire à l’intérieur des sanghas, ainsi que dans la vie sociétale.

La santé s’améliore, l’éviction des maladies psychosomatiques devient possible.

Au fil des jours, nous constatons une progression vers une compréhension claire, tant dans la lecture des textes sacrés, que dans la façon de vivre au quotidien.

Cette expérience personnelle ne peut être perçue que de façon intime. Et surtout, ne pas s’en vanter.

À ce moment là, on pourra vivre une vie normale et paisible.

Le mental devient inébranlable même soumis à l’agitation des vagues et des vents. Notamment aussi, quand, confronté à  de situations conflictuelles, l’on sait réagir calmement en disant simplement «ah bon!» en référence au patriarche Hakuin, qui prononcait le célèbre  «thế à» en réponse à toutes les situations quelles qu’elles soient .

Alors là, nous devenons nous mêmes  « l’homme qui est parti et qui ne revient jamais en arrière » 

19-06-2020

TN
Line 2

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 33
    

NGƯỜI ĐI KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI

(Hay ĐƯỢC VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN QUÃNG ĐƯỞNG LẦY)
Đọc truyện này từ lâu, cô có một ấn tượng nên nhớ hoài. Hôm nay tìm lại để gởi cho các em đọc khi rỗi rảnh.

<Thiền sư Ngu Đường (Gudo) là thầy của Nhật hoàng, nhưng sư thường hành cước lang thang như một tên ăn mày.

Một hôm trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa và chính trị của thời tướng quân tiếm quyền, sư đến một ngôi làng tên là Takenaka. Trời chiều và mưa rơi nặng hạt. Sư ướt như chuột lột. Đôi dép rơm rã ra từng mảnh. Sư thấy ở cửa sổ một nông gia có treo bốn năm đôi và quyết định đến mua một đôi khô. Người đàn bà trao dép cho sư, thấy sư ướt quá, mời sư ở lại nhà bà qua đêm. Ngu Đường chấp nhận, cảm ơn bà. Sư vào nhà và tụng kinh trước bàn thờ gia đình. Rồi sư được người đàn bà giới thiệu với người mẹ và các con của bà ta. Quan sát thấy cả nhà buồn bã, sư hỏi có chuyện gì không tốt.

Người đàn bà đáp, “Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu. Khi nào may thắng được, anh ta uống say và hành hạ vợ con. Khi nào thua, anh ta mượn tiền của người khác. Đôi khi say quá, anh ta không về nhà gì cả. Tôi làm gì được bây giờ?”

Ngu Đường đáp, “Tôi sẽ giúp anh ta. Đây là một ít tiền. Hãy mua cho tôi một bình rượu ngon và một ít đồ nhấm. Rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ tọa thiền ở trước bàn thờ.”

Khoảng nửa đêm người đàn ông của gia đình trở về, say mèm, rống lên, “Nè, bà ơi, tôi đã về. Bà có gì cho tôi ăn không?”

“Tôi có cái này cho anh,” Ngu Đường đáp, “Tôi bất ngờ bị mưa, vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây qua đêm. Để đáp lại, tôi có mua ít rượu và cá, anh cũng có thể ăn được.”

Người đàn ông vui mừng. Anh ta lập tức uống rượu rồi nằm dài xuống nền nhà. Thiền sư Ngu Đường ngồi thiền định ngay bên cạnh.

Đến sáng khi người chồng thức dậy anh ta quên hết mọi chuyện đêm qua. “Ông là ai?” anh ta hỏi Ngu Đường vẫn còn đang ngồi thiền.

“Tôi là Ngu Đường ở Kyoto và tôi đang trên đường đến Edo,” Thiền sư đáp.

Người đàn ông cảm thấy rất xấu hổ. Anh ta không ngớt lời xin lỗi vị thầy của hoàng đế.

mỉm cười, giảng giải, “Mọi sự trên đời đều vô thường. Cuộc sống ngắn ngủi. Nếu anh tiếp tục đánh bạc và uống rượu, anh sẽ không còn thì giờ để làm được việc gì khác và anh sẽ làm cho gia đình đau khổ.”

Người chồng chợt bừng tỉnh như vừa ra khỏi cơn mộng.

Anh ta tuyên bố, “Thầy đúng lắm. Làm sao con có thể trả ơn được lời dạy kỳ diệu này! Hãy để con mang hành lý cho và tiễn thầy một đoạn đường.”

Ngu Đường bằng lòng nói, “Nếu anh thích.”

Hai người bắt đầu đi. Sau khi đi được ba dặm, sư bảo anh ta trở về. Anh ta nài nĩ, “Xin cho năm dặm nữa.” Hai người tiếp tục đi .

“Bây giờ anh có thế trở về được rồi,” sư gợi ý .

“Sau mười dặm nữa,” anh ta đáp.

Khi mười dặm đã hết, sư bảo, “Bây giờ hãy về đi.”

“Con sẽ theo thầy cả quãng đời còn lại của con,” anh ta tuyên bố.

Nhiều Thiền sư Nhật hiện đại phát xuất từ dòng Thiền của một vị sư danh tiếng, là người thừa kế Thiền sư Ngu Đường.

Tên của vị sư ấy là Vô Nan, người không bao giờ trở về.>

32 Nguoi Di Khong Bao Gio Tro Lai


(Truyện này trích từ sách <333 truyện Thiền, của Đỗ Đình Đồng. Trong sách <Góp nhặt cát đá> thì tựa là: <Người đi không trở lại> )


Một khi đã ra đi, thì không bao giờ trở lui lại. Chúng ta đã chọn con đường Thiền, là con đường tâm linh, thì phải dấn bước đi tới hoài, dù cho có nhiều thử thách, chướng ngại, dù có khó khăn, dù mất nhiều thời gian, dù bị chê bai, chỉ trích, khi biết con đường đi của mình là đúng, thì không nên thoái chuyển tâm. Đó cũng là ý nghĩa của “Quyết định ba la mật” trong Thập độ Ba la mật, chủ trương của hệ Theravàda. Cũng là quan niệm <Tánh Nguyên tắc> của người tu sĩ, theo lời giảng của Thầy chúng ta từ trước.

Nhưng làm sao biết con đường đi của mình chọn là đúng ?  Vấn đề là ở chỗ này. Nếu mình đi sai, mà cắm cúi đi tới hoài thì không được. Đó là ngoan cố, là bướng bỉnh, là vô minh.

Vậy lấy tiêu chuẩn nào để biết mình chọn con đường đúng.

-      Trước nhất, nó đúng theo chân ý của Phật ghi trong kinh.

-      Cũng đúng theo chân ý của chư Tổ Thiền ghi trong sách sử.

-      Thích hợp với những kiến giải theo khoa học hiện đại.

-      Thích hợp với đạo đức, luật pháp của xã hội mình đang sống.

-      Điều quan trọng cuối cùng là chính mình trãi nghiệm thực sự tiến trình chuyển hóa tâm của mình, từ từ an vui, nhẹ nhàng, sống hài hòa trong gia đình, trong tăng chúng, trong cộng đồng chung quanh. Sức khỏe lần lần tốt hơn, không có những bệnh tâm thể. Càng ngày càng có thêm kiến giải những điều hiểu biết mới lạ, sâu sắc hơn trong kinh sách, hay trong cuộc sống. Sự kiện này chỉ một mình hay biết mà thôi. Nếu thích đem ra khoe khoan, lại là chưa được. Từ đây mình có thể sống thanh thản trong đời sống bình thường.

Như thế, tâm mình sẽ không thoái chuyển, dù sóng gió đời vẫn có khởi lên - theo qui luật xung đột- mình chỉ nói :< Thế à ?> như thiền sư Hakuin. Và mình cũng là <người đi không bao giờ trở lại.>

 

19-6-2020

TN 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256