HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

FR002 Triệt Như – Confidences N°29 Traduit en Français par Minh Viên: PARLER DANS SON SOMMEIL LORS D’UN RÊVE

29 Tháng Ba 20219:06 CH(Xem: 4513)

FR002 Triệt Như – Confidences N°29
Traduit en Français par Minh Viên: 

PARLER DANS SON SOMMEIL LORS D’UN RÊVE

29 Trong Mơ Nói Mớ
L’autre jour, avec du temps de libre, j’ai relu le sutra « HOA NGHIEM ». C’est un sutra que j’aimais passionnément autrefois, constitué de poèmes brillants, aux vers ciselés, éloquents, grandioses, merveilleux, d’une immensité infinie, évoquant un paysage rempli de Sutra sous forme de fleurs magnifiques !

Je suis allée me coucher vers vingt deux heures, et me suis réveillée au milieu d’un rêve. En regardant mon téléphone il n’était qu’une heure trente du matin. Je me rappelle que dans mon rêve j’étais entrain d’enseigner le dharma. Je referme alors les yeux et ce dharma continuait ainsi…

 …Le patriarche a dit « Tous les phénomènes du monde (dhamma) sont les enseignements (dharma) de Bouddha ». Mais je sais aussi que tous les dharmas ne sont pas de Bouddha.

Le sutra Phap Hoa, au chapitre « l’exemple des plantes » dit : « Toutes les plantes sont médicinales mais toutes les plantes sont aussi toxiques ». Alors le patriarche a-t-il raison ? Seulement sur le plan essentiel de la nature.

 Le Bouddha avait enseigné le dharma durant quarante cinq ans, alors pourquoi les patriarches lui avaient attribué les paroles suivantes : « Depuis cette nuit où je me suis réalisé jusqu‘à cette nuit où j’entrerai au nirvana, je n’avais prononcé aucune parole ».

Alors, qu’avait enseigné le Bouddha ? Qu’avaient entendu ses disciples ? Le Bouddha avait enseigné sans parler. Et nous l’avons entendu, mais que faut-il entendre pour atteindre l’état d’Arahat?

Pourquoi la végétation est-elle considérée comme un dharma de Bouddha ? Si elle l’est, alors pourquoi les gens auparavant devaient ils sillonner d’est en ouest pour chercher le chemin spirituel ? Pourquoi n’ouvrent-ils pas simplement leurs yeux pour voir immédiatement la végétation, c’est à dire le dharma de Bouddha ?

En réalité c’est quoi le dharma de Bouddha ? Si tous les dharmas sont issus du Bouddha, alors pourquoi faut il mentionner le mot Bouddha ? Rajouter ce mot, cela signifierait qu’il existe un autre dharma. Pour être juste, il faudrait considérer que tous les phénomènes du monde sont les dharmas de Bouddha.

Chaque matin, nous faisons le culte du Bouddha :

« Nous saluons respectueusement tous les bouddhas du passé, du présent et du futur dans l’univers. Nous saluons respectueusement tous les enseignements justes, du passé, du présent, du futur dans l’univers

 Nous saluons respectueusement tous les sanghas, les saints, les sages du passé, du présent et du futur dans l’univers ».

D’où viennent tous ces bouddhas ? S’ils sont partout et s’ils étaient là, s’ils sont là et s’ils seront là alors ne prenons plus la peine de les chercher.  Ne faites pas comme monsieur Diêu Nha qui pensait ne pas avoir de tête, et affolé, il s’était mis à la chercher !

C’est donc pareil pour le dharma juste : il est partout emplissant l’espace infini, dans les trois temps passé, présent, futur. Quand on en prend conscience, la seule chose à faire pour trouver le juste dharma, c’est de s’asseoir tranquillement avec le mental calme et immobile.

Nous pouvons avec nos propres yeux, notre propre perception et notre propre intellect. Pas besoin qu’on vous le montre du doigt !

 Le Sangha signifie une vie en communauté dans l’harmonie, dans l’ordre magnifique de notre univers. Donc l’harmonie transparait partout dans l’univers et dans les trois temps (passé, présent, futur). S’il y a dysfonctionnement quelque part, c’est le rejet immédiat hors du parcours de la roue du développement commun, régi par la loi de coproduction interdépendante conditionnée.

 Alors vivons naturellement car nous savons clairement que le bouddha, le dharma et le sangha existent partout dans l’univers. Alors où sommes-nous ? Nous sommes donc dans le nirvana ! Et si le nirvana est partout, donc les autres mondes tel que le monde des cieux, le monde des hommes mortels, le monde des asuras, le monde des monstres, des animaux, des fantômes n’existent pas. Mais pourquoi les bouddhas et les Patriarches parlent ils de ces mondes ? Et si on en parlait, existent-ils ou n’existent-ils pas ? Et pour qui ?

Seul celui qui comprend que tous les phénomènes du monde (dhamma) sont les dharmas de Bouddha, peut comprendre que le Nirvana est ici, peut lire le sutra sans écriture, perçoit le son magique des enseignements de Bouddha à la montagne Linh Thuu. Ce son magique du dharma résonne encore jusqu’à maintenant, se posant sur la goutte de rosée du matin, scintillante sous le soleil comme un diamant, caressant les boutons des fleurs, se balançant sur les branches du poivrier, s’exposant sur les feuilles mortes du jardin…

En ouvrant mes yeux, il fait jour déjà. Des pensées résonnent encore en moi : le Bouddha a t’il dit quelque chose ? Qui l’a entendu ? Qui ne l’a pas entendu ?

Les nombreux sutras sous forme écrite recueillant les paroles de Bouddha sont là ! Donc le Bouddha a bien enseigné le dharma, mais où ? Dans les sutras ? Dans le jardin ? ou dans le mental ? le nôtre ou celui de Bouddha ? ou dans notre bouddhéité ?

Encore des questions, et encore des paroles, le patriarche Hoang Ba va nous donner 3 coups de bâton tout de suite.

7-6-2020

TN

 

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 29

TRONG MƠ NÓI MỚ
29 Trong Mơ Nói Mớ

Hổm rày rảnh rang, cô đọc lại Kinh Hoa Nghiêm. Đây là bộ kinh ngày xưa cô rất say mê, toàn là thi kệ, bóng bẩy trau chuốt, hùng vĩ tráng lệ, thênh thang vô tận, là cảnh Hoa Tạng thế giới. Tới 10 giờ tối, cô đi ngủ. Mơ màng thức giấc, xem trong cell phone thấy 1:30 khuya. Lại nhắm mắt tiếp. Nhớ mình đang nói pháp khi mơ, dòng pháp tuôn chảy tiếp tục:

...Chư Tổ nói: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”. Mà mình cũng biết tất cả pháp cũng không phải là pháp Phật.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược thảo dụ, nói: tất cả cây cỏ đều là linh dược, mà tất cả cỏ cây cũng là độc dược.

Vậy chư Tổ nói đúng không?  Đúng trên mặt bản thể.

Phật thuyết pháp giảng dạy 45 năm, sao chư Tổ nói: Phật nói <Ta từ đêm ấy thành đạo cho tới đêm ấy nhập niết bàn, ta không nói một lời>

Vậy Phật giảng cái gì? người nghe cái gì? Phật giảng mà không nói. Không nói mà ta nghe, nghe cái gì mà đắc quả A la hán?

Cỏ cây sao là Phật pháp? Vậy sao người xưa cứ phải đi đông đi tây hành cước cầu đạo? Sao không mở mắt ra, liền thấy cỏ cây, tức thấy pháp Phật.

Thiệt ra pháp Phật là gì? Nếu tất cả pháp đều là pháp Phật, vậy cần gì nói thêm chữ Phật? Nói thêm chữ Phật là khi nào còn có pháp Ma. Vậy nên nói tất cả pháp đều là Pháp, mới đúng

Mỗi sáng, chúng ta lễ Phật:

<Chí tâm đảnh lễ, tất cả chư Phật, ba đời tột hư không khắp pháp giới.

Chí tâm đảnh lễ, tất cả chánh Pháp, ba đời tột hư không khắp pháp giới.

Chí tâm đảnh lễ, tất cả Tăng, bậc hiền thánh, ba đời tột hư không khắp pháp giới>.

Phật ở đâu mà nhiều như vậy? Nhiều đầy ắp cả hư không trong 3 đời, không chỗ nào là không có Phật, vậy mình đừng có chạy đi tìm nha. Đừng có giống như anh chàng Diễn Nhã hoảng loạn tưởng mình không có đầu, chạy đi tìm đầu.

Chánh Pháp cũng vậy, đầy ắp cả khắp nơi, tràn đầy hư không vô tận, trong cả 3 đời. Biết vậy rồi thì cứ ngồi yên một chỗ, tâm an, bất động, cũng thấy chánh pháp. Bằng chính con mắt của mình, chính cái tâm nhận biết của mình, chính cái trí huệ của mình. Không cần tới ngón tay chỉ của ai.

Tăng ý nói sự sống chung hòa hợp, trong cái trật tự tuyệt vời của cả vũ trụ thênh thang này. Cho nên, sự hài hòa thể hiện khắp vũ trụ trong 3 đời. Nếu có cái gì lỗi nhịp, có ai đi lệch một bước, thì tức khắc bị rời xa theo sức ly tâm của bánh xe tiến hóa chung theo định luật duyên sanh duyên khởi.

Vậy mình cứ sống tự nhiên, biết rõ đâu cũng là Phật, đâu cũng là Pháp, đâu cũng là Tăng rồi, thì đây là cõi nào? Niết bàn chứ gì. Mà đâu đâu cũng là niết bàn, có nghĩa không có các cõi khác, cõi trời, cõi người, cõi Asura, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh, cõi địa ngục đều không có. Vậy chư Phật và chư Tổ nói làm chi tới những cõi đó?

Mà nếu đã có nói tới. Vậy có hay là không? Có với ai? mà không với ai?

Ai thấy tất cả pháp đều là Phật pháp thì người này mới thấy đây là niết bàn. Mới đọc được kinh vô tự. Mới nghe được âm thanh vi diệu Đức Phật Thích ca đang nói pháp ở núi Linh Thứu. Âm thanh vi diệu còn vang mãi tới bây giờ, còn đọng trên giọt sương mai lấp lánh trong nắng như kim cương, còn phớt hồng trên nụ hoa mới chớm, còn đong đưa trên cành lá tiêu rũ kia, còn phơi trần trên xác lá khô rụng ngoài vườn. ...

Mở mắt thấy trời đã sáng. Trong tâm còn văng vẳng: Vậy Phật có nói gì không? Ai có nghe, ai không nghe? Kinh có chữ tràn đầy kia, ghi lại lời Phật... Vậy Phật có nói pháp. Pháp ở đâu? Trong kinh à? Hay ở ngoài vườn? Hay ở trong tâm? Tâm của ta hay tâm của Phật? Hay Phật của tâm ta?

Còn hỏi, còn nói, ngài Hoàng Bá cho ăn liền 3 gậy!

Ngày 7- 6- 2020

TN

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256