HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0675: Nhặt Hoa Trên NET: BIẾT ƠN MÌNH

Tuesday, June 4, 202411:21 AM(View: 751)

một email đã gửi về cho ban biên tập, nhận thấy rất hữu ích, nên xin chia sẻ ở dây:

Bài rất hay dành cho người có tuổi

BIẾT ƠN MÌNH

BS. Đỗ Hồng Ngọc

nhat hoa tren net 2
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình
. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.

Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ hơn! S

Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường”xung quanh, còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt.Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói rằng mình đã “xài”đếnsáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.

Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại.

Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng.Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi.Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm… còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa vận động giảm nên rất dễ té.

Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc.Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta.Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả?

Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”…Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi. Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc…

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần có một buồng phổi hoạt động tốt mà ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng.

Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột… hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được.

Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất.

Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi.Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết… thở. Họ có những phương pháp “bí truyền”thường được gọi là dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga… Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…” Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận… dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải.

Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ hoành mới làm việc tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết. Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá... là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.

Lý Lập Ông, thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”.

Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đồng ý như thế nên ông cũng viết: “Chúng ta có một cái bao không đáy gọi là bao tử… Nó ảnh hưởng đến văn minh của nhân loại… Các hội nghị quốc tế căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ươc: “Nếu con người có được cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến, tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp. (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Thật tội nghiệp cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta!

LÂM NGỮ ĐƯỜNG

Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta duy trì sự tồn tạihoạt động suốt cả cuộc đờiCái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết.

Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử.

Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến… Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky, hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừ sâu, giun đầu gai v.v.. Để ý một chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột giàThức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn, nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu.. để đưa vào cơ thể sử dụng.

Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn cả lít nước bọt được tiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôi và giúp tiêu một phần thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không ngon.

Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn ngoèo nhiều lớp có tổng diện tích lên đến 250m2, bằng cả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.

Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị“Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm đăm…thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là do thiếu chất đạm.

Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau muống, gấc… Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa.

Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu hủ… cũng đem lại nhiều chất bổ dưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có… hòa bình trên thế giới.

Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị”của cái bọng đái, mới biết ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệtphụ nữ có tuổi.

Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn. Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị không khó, đừng lúc nào cũng cho là tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi quá căng. Các loại tả lót thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe.

Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng. Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.

Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu tôi được một ngày sáng mắt”! Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi mắt.

Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và nhìn cố định không nét. Thủy tinh thể diều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh hưởng chất lượng cuộc sống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma). Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người già bị mù. Chín phần mười các trường hợp cườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…

Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức, không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường ngay.

Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mạn tinh tiến triển âm thầm, chỉ thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần. Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.

Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi.Từ 65 tuổi trở đi có hơn một phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao tiếp tốt hơntham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là tàn phế nữa.

Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!

“Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì vậy nó dễ bị hư hỏng sớm. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột ngay chính bản thân mìnhbóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả. "Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến sức khỏe của mình…” Viện sĩ Misculine 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ, tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ. Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!

 
cảm ơn Tác Giả có bài viết hay
nguồn: https://www.dohongngoc.com/web/huom-huom/gia-oi-chao-ban/bi%E1%BA%BFt-%C6%A1n-minh/

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Tuesday, January 14, 202511:11 AM(View: 122)
Hình ảnh cô bé áo nâu, tóc Demi Garson đứng nơi cổng thiền viện với nụ cười trên môi, vẫy tay chào làm chậm lại bước người đi. Dáng vóc nhanh nhẹn, chân chạy, tay vung, bao sân ngày nào, nay nhẹ bước bên Suối nguồn hạnh phúc, tô điểm cho thiền viện một sắc màu mùa Xuân / Cảm ơn em Như Vân
Tuesday, January 14, 202511:20 AM(View: 78)
VIDEO / Tâm Chiếu: KHÔNG PHÓNG DẬT / Đạo tràng Houston Lớp Tối April 03 2024
Sunday, January 12, 20259:08 AM(View: 116)
“Chánh Niệm Về Sự Vào-Ra” không bác bỏ vai trò của hơi thở; trái lại, nó nhìn nhận hơi thở là cánh cửa, mở lối vào sự quan sát toàn diện thân-tâm .../ Lối dịch mới này khiến chúng ta tiếp cận Kinh Ānāpānasati với góc nhìn trọn vẹn, thống nhất với Tứ Niệm Xứ (Kinh MN 10) và khuyến khích hành giả đi sâu vào con đường văn – tư – tu, đặt nền tảng vững chắc cho giải thoát khổ đau.
Thursday, January 9, 20258:42 PM(View: 186)
Cuồng phong bão lửa thiêu tất cả / Thậm chí mạng người cũng mất đi / Vô thường chợt đến, thành cát bụi / Ta đến rồi đi chẳng đem gì.
Wednesday, January 8, 202510:29 AM(View: 153)
Như bao năm, người Mỹ chào đón năm mới 2025 bằng Lễ Hội Hoa Hồng lần thứ 136 ở thành phố Pasadena, California ngày đầu năm, thứ tư, mồng một tháng giêng 2025, đúng 8 giờ sáng, giờ miền tây.
Wednesday, January 8, 20258:32 AM(View: 118)
Ngày tôi đi dòng đời qua nhẹ lắm. Mỗi kiếp người thấp thoáng tựa phù du. Dĩ vãng, ân tình, hạnh phúc năm xưa. Xin gửi lại luân hồi đường vô ngã...
Monday, January 6, 20259:29 AM(View: 136)
Sau cơn giông tối qua, bên phải thiền viện, một cành thông lớn đã nằm rạp trên mặt đất. Vì chưa lìa gốc nên hương thơm và sự tươi mát vẫn còn đó, chia xẻ cho những thảm cỏ xanh, bụi nấm biết bầu trời xanh bao la bất tận với làn mây trắng lững lờ trôi, những ánh sao trong màn đêm, những ánh nắng mặt trời gay gắt, những trận bão giông tràn về . Như vị Bồ Tát nguyện xuống trần gian vậy. - Nhìn cảnh nhớ Thầy.
Monday, January 6, 20259:17 AM(View: 167)
Monday, January 6, 20257:34 AM(View: 53)
Luân hồi sinh tử: đổi tôi! / Đó là định luật, chính tôi cỏng nè! / Thôi thì măc kệ nó nghe! / Mặc kệ hình dạng cập kè đổi thay!!!
Thursday, January 2, 20257:38 PM(View: 168)
Đúng sai tùy góc nhìn / Người khôn cứ lặng thinh / Kẻ dại mồm to tiếng / Chỉ tổn hơi sức mình...
Tuesday, December 31, 20248:17 AM(View: 144)
Bài thơ sức khoẻ răng đe / Xin đừng xem thường lắm nhe, thưa người / Trẻ, Già! Xin đừng “dễ ngươi” / Càng già! sức khoẻ có tươi bao giờ!!!
Tuesday, December 24, 20248:15 AM(View: 263)
Đông ơi! lại đến nữa rồi / Thầy tôi nay đã xa xôi mấy mùa / Ngoài kia lạnh buốt thê lương / Lá vàng rơi rụng, ngập đường lối đi
Sunday, December 22, 202411:18 AM(View: 154)
Sunday, December 22, 202410:56 AM(View: 160)
Sunday, December 22, 20247:43 AM(View: 162)
Thiền hành nhẹ gót thênh thang / Áo lam phất phới, áo vàng, áo nâu / Bây giờ Thầy tôi ở đâu ? / Thầy về chốn cũ, đứng hầu Thích Ca!
Friday, December 20, 20245:47 PM(View: 416)
Bắt đầu từ lúc đó, với sự hiểu biết về vai trò của Fascia, cộng thêm với cái đau là một chủ đề, những bài tập khí công đã được tập chu đáo hơn. Từ đó một cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết lý thú về "sự liên hệ giữa Fascia-Khí Công-Thiền“ bắt đầu được mở ra.
Friday, December 20, 20247:51 AM(View: 182)
Ngồi trong lớp con nhìn Thầy chăm chú / Sắc mặt hồng, đôi mắt sáng như sao / Từng tuổi ấy nhiệt quyết vẫn dâng trào / Tâm từ bi chuyển tiết đông thành xuân ấm.
Wednesday, December 18, 20241:00 PM(View: 390)
Bạn có thấy rằng mọi thứ bạn cần để chấm dứt khổ đau đã luôn ở đó, chờ đợi bạn nhìn thấy và tin tưởng không? Đã đến lúc buông bỏ khát khao, nhận ra sự đầy đủ trong hiện tại và quyết tâm bước đi trên con đường giải thoát mà chính bạn tự mở lối.
Wednesday, December 18, 202412:47 PM(View: 200)
“Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả.
Wednesday, December 18, 202412:37 PM(View: 179)
Mùa thu lá đỏ / Vũ trụ xoay vần / Kiếp người mong manh / Nào ai có tỏ?
Wednesday, December 18, 202412:12 PM(View: 182)
Wednesday, December 18, 202412:03 PM(View: 194)
Tuesday, December 17, 20248:35 AM(View: 167)
Con xin được nói mấy lời / Để cho con được khỏe người, hả hơi ! / TRỜI cao nhìn xuống mĩm cười / Cứ nói, cho Tâm của người thảnh thơi.
Wednesday, December 11, 202412:49 PM(View: 185)
Wednesday, December 11, 202412:38 PM(View: 198)
Wednesday, December 11, 202412:09 PM(View: 224)
Monday, December 9, 202412:00 PM(View: 250)
Wednesday, December 4, 20249:00 AM(View: 328)
Sống chậm sẽ giúp ta yêu thương nhiều hơn, yêu cảnh vật, yêu con người xung quanh và từ đó giúp ta yêu thương hơn cuộc sống này. Sống chậm sẽ khiến ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống và cảm nhận được những yêu thương mà mỗi người xung quanh trao tặng.
Sunday, December 1, 20248:08 AM(View: 232)
Lễ TẠ ƠN vừa qua đây / Vôi vàng trở lại đúng ngày TẠ ƠN / Ta mang biết bao nhiêu ƠN!
Thursday, November 28, 20247:11 AM(View: 484)
Bao năm Thầy đã ra đi / Di ảnh trông giống như y Thầy ngồi / Sen tòa giảng Pháp liên hồi / Lời Thầy khuyên dạy: não thôi nói thầm...
Tuesday, November 26, 20249:06 AM(View: 262)
Monday, November 25, 202411:14 AM(View: 284)
Ảnh Nghệ Thuật / Photo by Hoàng Tiến (D.T Texas)
Monday, November 25, 202410:51 AM(View: 251)
Nếu ai hỏi / Cớ sao làm con Phật? / Em mỉm cười nhẹ gật cúi đầu thôi / Phật trong ta sâu sắc muôn vàn / Chẳng kể lễ, lặng im không nói / Tri sáng ngời rõ biết tuyệt vời! / Chân tánh đó ngàn đời bất diệt!
Monday, November 25, 20248:39 AM(View: 581)
Để Biết Ơn và Tri Ân. Nhân mùa Thanksgiving 2024- trước tiên con xin thành kính tri ân đến ba ngôi Tam Bảo : Phật - Pháp - Tăng / Kế đến con xin tri ân Vô thường ... / tri ân đến những nghịch duyên đưa đẩy
Monday, November 25, 20247:50 AM(View: 228)
Tôn Hành Giả, khi tròn xong công quả / Vòng Kim Cô bỗng chốc hóa thành không / Người tìm Đạo, một khi đã dừng lại / Sẽ nhìn thấy ngay, cái đang tìm.
Wednesday, November 20, 20245:40 PM(View: 490)
Tạ ơn Người phương cách nào tìm kiếm / Cho đủ đầy ơn nghĩa của Mẹ Cha / Hòa thuận anh em, hiếu thảo song Từ / Sống đời phạm hạnh đáp đền Mẹ Cha.
Wednesday, November 20, 20249:39 AM(View: 359)
Thưa quý bạn / chúng ta đã có trong thư viện THƠ THIỀN, NHẠC THIỀN, giờ có thêm thư mục mới: TRANH THIỀN / Nếu bạn thích chụp ảnh, thích vẽ tranh, thích design, thích sáng tạo ảnh bằng Ai, hãy hướng tâm đến Thiền / Hãy gửi về Ban Biên Tập các tác phẩm, của mình để chia sẻ cái Thấy của mình với bạn đồng tu. / Mỡ đầu mục TRANH THIỀN xin giới thiệu tác phẩm BYE, SEE YOU SOON của chị Tâm Như đạo tràng Texas
Sunday, November 17, 20247:11 PM(View: 268)
Ngồi thiền trong tĩnh lặng. Biết hơi thở vào ra. Niềm an lạc dâng tràn. Xin tạ ơn Phật tổ. Lòng tri ân sâu dầy...
Sunday, November 17, 20243:50 PM(View: 395)
Vậy là nếu ta …Ai là người niệm Phật … Ai là người niệm Phật… Ai là người niệm Phật… thì cái khoảng cách khi mình không nói gì hết, mình như thế nào? Mình có nhận ra tâm mình lúc đó hoàn toàn yên lặng trống rỗng? Cái khoảng cách ấy là cái "gap" là cái Niệm Chân Như là cái Niệm Biết rõ ràng của Chân Tâm.
Sunday, November 17, 20243:42 PM(View: 388)
Thực hành Quán Niệm Hơi Thở là nhận biết (awareness) sự vận chuyển không khí ra vào của sự thở , đồng thời nhận biết những cảm giác (ngứa ngáy, khó chịu…), sự an tịnh… đang xảy ra trên thân cùng lúc với sự thở. Lời kinh thật rõ ràng, giúp hành giả biết rõ cách thực hành. Tiếp theo là thọ, tâm và pháp thêm 12 điều nữa, gợi ý cho hành giả là ngoài hơi thở, mọi cảm thọ, mọi biểu hiện của nhận biết hiện về trong tâm, ta phải luôn rõ biết.
Sunday, November 17, 20247:42 AM(View: 202)
THỞ , là sự sống con người / Là nguồn năng lực cho đời thế gian / Sanh Linh Vạn Vật hiện đang / Cùng nhau hít thở, nhẹ nhàng, êm ru...
Saturday, November 16, 20245:37 PM(View: 437)
Từ-Bi Trí-Tuệ tu cho đạt / Thương người như Bồ Tát độ sinh / Tài Đức rèn luyện cho mình / Thiên đường tại thế, chúng sinh hưởng nhờ.
Monday, November 11, 20247:57 AM(View: 348)
Lúc đó nhẹ gót, lặng câm / Buớc vào cửa mở, tâm trần thảnh thơi / NGỌN ĐÈN MÌNH sẽ tự khơi / Rực rô, chói lọi khắp nơi trong ngoài!!!
Wednesday, November 6, 20244:00 PM(View: 754)
Nói cách khác, tất cả là hãy thực hành lời Phật và chư Tổ dạy để gieo trồng những hạt giống Bồ Đề tốt lành cho đời này và đời sau. Nhờ vậy phút lâm chung sẽ nhẹ nhàng, ra đi thanh thản và được vãng sanh hay tái sanh rất nhanh
Wednesday, November 6, 202410:11 AM(View: 663)
Nước đã cấu thành 60% phần thân vật lý của bạn, hãy rèn luyện chính mình cho các phẩm chất cao quý nào của nước cấu thành tâm linh và tánh tình của bạn.
Monday, November 4, 20248:37 AM(View: 346)
Dưới chân núi, mắt ta mở rộng / Nhìn đỉnh cao, gió lộng mây bay / Ta như vừa nhắp chén men say / Trong không gian, của trời Hy Mã
Monday, November 4, 20248:07 AM(View: 289)
Ai nghe tiếng khóc oa oa / Đó là tiếng trẻ vừa ra chào đời / Sơ sinh, chưa nói nên lời / Nên dùng tiếng khóc, nói đời”khổ đau” !
Tuesday, October 29, 20247:43 AM(View: 448)
Là U80, khi ĐI biết mình đang đi, cẩn thận để tránh bị té ngã; khi ĂN biết mình đang nhai, đang nuốt, chậm rãi để khỏi bị nghẹn; khi NẰM khi NGỒI đều rõ biết; tâm lúc nào cũng ở bên thân, đó là ta đang thực hành tứ niệm xứ ở mọi lúc, mọi nơi.
Sunday, October 27, 20249:10 AM(View: 251)
Thiệt tình, ai cũng thành Ma / Sau đó thành gì, tùy ta tu hành
Sunday, October 27, 20248:53 AM(View: 433)
Gạo này là của đất trời / Do công lao tác, của người nông dân / Làm người trong cõi hồng trần / Hạt gạo nuôi sống tấm thân bụi này
Monday, October 21, 20244:12 PM(View: 553)
Thế gian nầy địa ngục hay thiên đàng / Cũng do Nhân Quả con Người gieo tạo / Đừng ngụy biện với lý luận gian xảo / TRẢI LÒNG THƯƠNG, để thế giới an bình.
Monday, October 21, 20243:56 PM(View: 290)
Qua bao năm, say kinh mê kệ / Thấy được rồi, mắt lệ rưng rưng / Ngọn đèn Tâm, bỗng bựt sáng trưng / Trong một chốc, thấy từng hang hốc
Monday, October 21, 20243:35 PM(View: 289)
Đất động rồi đất sẽ yên / Tâm ta nếu động, triền miên khổ sầu / Nghĩ xem đất động bao lâu / Chưa hơn một phút, đền, lầu...... tiêu tan
Monday, October 21, 20247:50 AM(View: 371)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 15 ngày 14/10/2024: Kinh PHÁP MÔN CĂN BẢN gồm VIDEO, SLIDES, KINH VĂN tại Đạo tràng Nam Cali
Wednesday, October 16, 20241:08 PM(View: 414)
Người thực hành tứ niệm xứ có 10 lợi ich là:
Wednesday, October 16, 202412:35 PM(View: 345)
Bệnh Tâm trị bằng thuốc chi? / Xin chỉ, để tôi trị bệnh của mình! / Bênh Tâm là bệnh chúng sinh / Mang từ lũy kiếp, mà mình không hay!
Tuesday, October 15, 20247:06 PM(View: 316)
Còn gì nữa mà “lần chần”? / Tôi ơi! hãy quyết, đừng chần chờ nha / Tôi xin nhắc tôi đó nha / Thời gian có đợi chờ ta bao giờ?
Tuesday, October 8, 20243:19 PM(View: 632)
Nghi ngờ chỉ lợi đầu tiên / Cho ta cảnh giác, bớt phiền người gian / Lâu ngày tâm ý ẩn tàng / Quanh ta tất cả đều toàn kẻ sai.
Sunday, October 6, 202412:12 PM(View: 418)
Đạo tràng Nam Cali - Chương Trình CÙNG NHAU TU HỌC - Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 14 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Sunday, October 6, 202412:09 PM(View: 360)
Rừng Kinh biển Kệ khôn dò / Nếu không diễn giải, thì mò khó ra / Rừng Kinh biển Kệ bao la / Mênh mông bát ngát như là đại dương.
Sunday, October 6, 20248:11 AM(View: 388)
Tay nâng tách nóng nước trà / Hơi ngun ngút tỏa như là khói sương / Niệm tâm thấy cảnh vô thường / Khói sương sinh diệt, Có thường hay không ?
Saturday, September 28, 20246:42 PM(View: 489)
Chúng ta cứ TĨNH, LẶNG, CĂM / Ôm câu Không Nói, thì Tâm lộ mầm / Cứ hành một cách âm thầm / Đó là những món “Chay Tâm” diệu kỳ.
Saturday, September 28, 20245:06 PM(View: 371)
Ngày xưa Phật gọi: KINH HÀNH / Đó là những bước THIỀN HÀNH hôm nay
Friday, September 27, 20244:57 PM(View: 714)
Thế giới vô thường cần phước đức / Chúng sanh khổ nạn cầu bình an / Tùy duyên tinh tấn lo tu học / Hồi hướng phước lành đến thế gian.
Tuesday, September 24, 202410:15 AM(View: 726)
Hành trang Thầy đã cung cấp cho chúng ta thật đầy đủ. Giờ ta tự do chọn lựa , tu theo Hiện Tại Lạc Trú của tục đế hay Thể Nhập Chân Như của chân đế , tùy mỗi hành giả .
Monday, September 23, 20243:33 PM(View: 386)
Sông còn lúc lỡ lúc bồi / Đời người rồi cũng có hồi hợp tan / Đường đi nhìn lại ngút ngàn / Nẽo về đã thấy rõ ràng rồi đây!
Monday, September 23, 20247:55 AM(View: 506)
Cương quyết chọc thủng tấm màng đen / Để xem bên kia có những gì / Mà thân cát bụi không bền bĩ / Nay đau! Mai mạnh! Mốt đi luôn!
Wednesday, September 18, 20243:28 PM(View: 914)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 13 LÝ DUYÊN KHỞI phần 2: Từ Vô Minh đến Lục Nhập ngày 9/9/2024 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Tuesday, September 17, 20248:28 AM(View: 414)
Thênh thang ta hướng về miền / Quê hương xưa cũ, một miền an như / Tâm luôn, ôm giữ, khư khư / Một tiếng KHÔNG NÓI, một câu KHÔNG LỜI!!!
Tuesday, September 17, 20248:14 AM(View: 329)
ĐỜI và ĐẠO khác nhau vậy đó / Chẳng khác nào một thỏi “nam châm” / Hai đầu “thỏi”, tuy có xa xăm / Nếu đúng duyên, hai đầu sẽ gặp!!!
Tuesday, September 10, 20249:42 AM(View: 915)
Phật bảo người Bất Thiện như TRĂNG cuối tháng, / ánh sáng mất dần cho đến không còn xuất hiện. / Phật bảo người Thiện ví như TRĂNG đầu tháng / Ngày đêm càng lúc càng sáng / Cho đến khi TRĂNG tròn đầy
Saturday, September 7, 20249:10 AM(View: 452)
Thân tứ đại buông cương, giục gió / Ngựa vô thường bươn bả vó câu / Bỏ đi danh lợi, công hầu / Cố qua khỏi cánh rừng sâu hồng trần
Saturday, September 7, 20248:52 AM(View: 383)
Một đêm gió mát trăng thanh / Có người múa kiếm loang nhanh tuyệt vời / Ánh kiếm loang loáng sáng ngời / Xong! tra vào vỏ, người ngồi trầm ngâm!
Monday, September 2, 20243:28 PM(View: 417)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP buổi sinh hoạt đạo tràng 24/8/2024 gồm VIDEO, SLIDES và bài kinh TỔNG THUYẾT VÀ BIỆT THUYẾT
Monday, September 2, 202411:56 AM(View: 495)
Có ai biết được gữa khuya / Nữa đêm về sáng, bốn bìa đông tây / Cảm nhận sự im lặng này! / TĨNH LẶNG! CÔ TỊCH! Đông đầy TRỐNG KHÔNG!
Monday, September 2, 202411:10 AM(View: 418)
Vào cửa THIỀN, nếu còn DANH NHÃN / Thầy tôi dạy chiêu thức diệt ngay / Nếu DANH NHÃN, ló ra chỗ này / Đùng chiêu thức, diệt ngay tức khắc
Sunday, August 25, 202410:28 AM(View: 524)
Kính chia sẻ với quý anh chị CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP BÀI 12: ngày 19 tháng 8, 2024: Tuệ Huy trình bày chủ đề: Tổng Quan về LÝ DUYÊN KHỞI và PHÁP DUYÊN SANH - VIDEO / - SLIDES bài giảng / - và bài kinh liên quan đến bài học.
Sunday, August 25, 202410:08 AM(View: 490)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi (Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình được duy trì sự tồn tại của chính nó bởi các lực tương duyên và đối nghịch. Samsara nghĩa đen là vòng nước xoáy được sử dụng để nói đến tiến trình sanh tử luân hồi vô lượng kiếp của một chúng sanh.
Sunday, August 25, 20249:47 AM(View: 416)
Hổ nhớ rừng! còn ta nhớ nước! / Trong củi lồng, Hổ ngước nhìn cây / Chốn lao lung đã được bao ngày? / Mà Hổ thấy chồn chân, xót dạ?
Sunday, August 25, 20249:13 AM(View: 385)
Nhân sinh trong cõi thế gian / Tơ tằm bao kiếp dọc ngang nhả hoài / Lăn trôi nào phải riêng ai / Mà chung tất cả mọi loài, người ơi!
Wednesday, August 21, 202410:35 AM(View: 849)
Ngày Rằm tháng Bảy VU LAN/ Làm con hiếu thảo Đạo Vàng lo tu/ MỤC LIÊN cứu Mẹ ngục tù/ Thoát vòng Ngạ Quỷ, Liên Đài siêu thăng.
Sunday, August 18, 20243:12 PM(View: 693)
Tuần này đại lễ Vu lan, tôi lên chùa lạy Phật, cầu nguyện cho mẹ cha, nhận một bông hồng đỏ mà sao thương nhớ mẹ!. Vì má vẫn mãi trong con. Có mất đâu mà cài hoa màu trắng….
Sunday, August 18, 202412:21 PM(View: 480)
Dạ khúc, đây có phải tiếng dội / Tận nguồn tâm, một cõi không lời / Vang dội về từ khắp nơi nơi / Và cảm nhận, đây là Dạ Khúc ! /
Wednesday, August 14, 202410:53 AM(View: 501)
Tình yêu mình dành cho một người, cuối cùng thật ra chỉ là tình yêu mình dành cho chính mình. Sự thật này, rất khó chấp nhận, nhưng sẽ giúp mình giảm niềm đau, khi không được, hoặc đã mất, người yêu.
Tuesday, August 6, 20243:15 PM(View: 655)
Tu là một tiến trình từ đơn giản đến khó hơn, cái biết ban đầu chưa có vững chắc, lần lần trui rèn cho vững chắc và rõ ràng hơn.
Sunday, August 4, 20244:58 PM(View: 442)
Sẽ có lúc như trái cây chín Tỏa hương thơm khắp chốn, muôn phương Là: “HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG” Dù xa ngàn dặm, tứ phương cũng tìm
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 520)
Thiền sinh cùng pháp hữu ơi! / Nhớ ăn chay TÂM, cho vơi nghiệp trần / Thời gian như cái quạt trần / Quay xuôi, chớ nó chưa từng ngược đâu! /
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 518)
Cuội nói thêm: Xin thưa : tôi không phải người Chỉ là “ bóng” giống ! dưới Đời đặt tên Hạ Giới mơ mộng cõi Trên Thấy mây “giông giống”, đặt tên đủ hình !
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 433)
Chỉ có Thiền, mới được thôi Vì Thiền dạy ta xa rời trụy lạc Nếu quyết tâm, ta sẽ đạt Thân già nua, mà nét mặt vui ca
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 510)
Lặng nhìn những giọt tử sinh Từng giọt rơi, chảy vào mình bệnh nhân Đây là linh dược cõi trần Theo dòng huyết quàn trong thân ta-bà
Tuesday, July 30, 20243:55 PM(View: 459)
Mỗi giờ, mỗi tháng, mỗi ngày Cái già từng phút đến đây với mình Mãi lo “o bế” thân mình Đến khi nhìn thấy, giật mình ! Già ơi !
Sunday, July 28, 202410:36 AM(View: 615)
Khi nào con thấy đạn bay Giữ tâm tĩnh lặng, chở đầy “CÁI KHÔNG” Khi nào thấy đạn lữa hồng Nỡ một NỤ CƯỜI, lữa hồng thành băng
Monday, July 22, 20242:31 PM(View: 990)
Thực sự Trúc Lâm Yên Tử chỉ là một giáo đoàn Phật Giáo nhập thế, đoàn ngũ hóa tu sĩ và quần chúng, khuyến khích tu THẬP THIỆN, do Trần nhân Tông sáng lập, tồn tại được hơn 30 năm dưới sự điều khiển của 3 vị gọi là Trúc Lâm TAM TỔ.
Saturday, July 20, 20245:51 PM(View: 468)
Chủ nhân tờ giấy “Tuyệt Trần” Nay đẹp hơn gấp bao lần giai nhân HẰNG đêm khói Thiền quẩn quanh NHƯ đang “tôi luyện”, tâm sanh bồ đề
Saturday, July 20, 20244:58 PM(View: 445)
Tôi là thi sĩ ? Không đâu! Đọc kinh, thấy quá nhiệm mầu, tâm an! Nguồn thơ tự nhiên tuông tràn Theo ngòi viết mực, lên trang học trò
69,256