HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD046: Tuệ Tâm : NGỘ

13 Tháng Mười Hai 20226:50 SA(Xem: 775)

NGỘ 

DD046 Tuệ Tâm  NGỘ

            Ngộ là một từ rất phổ thông phát ra từ cửa miệng người đời, nên nó có rất nhiều nghĩa trong cuộc sống đời thường. Ngộ là gặp (hội ngộ, tái ngộ, ngộ diện), lầm lẫn (ngộ nhận), hốt nhiên gặp phải (ngộ nạn, ngộ độc), đẹp (cô ấy trông ngộ), điên (chó ngộ) … Trong đạo thì ngộ là sự thức tỉnh bên trong không bằng con đường của tri thức hay siêu hình mà bằng con đường tâm linh. Theo thiền sư Suzuki, ngộ là tâm thông, tâm hoa nở, đổi cung đàn. Như vậy, bình dân nhất, ngộ là sự nhận biết một cách mới mẻ về một vấn đề gì, sau đó đời ta thay đổi.

            Chúng ta thường đến với Phật Pháp qua một biến cố quan trọng trong đời như hạnh phúc đổ vỡ, bệnh hoạn và thông thường nhất là khi có người thân qua đời. Qua lễ cầu siêu, cầu an, chúng ta làm quen với kinh sách, đời ta thay đổi, ta đi chùa, tụng kinh, nghe pháp, ta được nghe rất nhiều về ngộ như giác ngộ, đại ngộ, đốn ngộ v.v.

            Sau đây là một vài nhận xét của cá nhân tôi về ngộ. Nhận xét này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót.

            Trước hết, qua lịch sử Phật giáo, ta thử xem đức Phật đã ngộ như thế nào? Cuộc đời của Phật là một tiến trình của ngộ từ thấp đến cao. Sau khi dạo qua bốn cửa thành, Ngài ngộ ra “đời là sự nối tiếp của sinh, lão, bệnh, tử” nên Ngài quyết định đi tìm giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử. Trên đường tìm đạo, ngài ngộ nhiều lần. Khởi đầu tu học với hai vị thầy nổi tiếng thời đó là Àlàra Kàlàma – ngài đạt được trạng thái Vô sở hữu xứ và Uddaka Ràmaputta – ngài đạt được trạng thái Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ngộ rằng chưa được giải thoát. Ngài quay ra tu khổ hạnh với nhóm Năm anh em Ông Kiều Trần Như; rồi tu khổ hạnh khốc liệt trong Khổ hạnh lâm, tới độ gần chết. Biết việc hành xác không đưa tới giải thoát, ngài bỏ cực đoan trở về Trung đạo, ăn uống để giữ thân thể khoẻ mạnh làm phương tiện tu học. Nhờ kinh nghiệm Thở khi còn nhỏ, Ngài thực hành ngồi dưới gốc cây, hít thở, và biết mình hít vào thở ra trong từng giây phút, thở đều đặn, Ngài nhận biết thân tâm an lạc. Ngài thực hành pháp đó trong bảy tuần lễ dưới gốc cây bồ-đề, Ngài đại ngộ đạt được Chánh đẳng chánh giác.

            Trong thời Phật tại thế, qua kinh sách, ta thấy chỉ cần nghe một thời Pháp của Phật, rất nhiều người đã chứng quả. Như trường hợp ngài Đại Ca Diếp (Phật có 4 đệ tử họ Ca Diếp: Ngài Đại Ca Diếp, 3 anh em ông Ca Diếp thờ thần Lửa, Ưu lâu tần loa Ca Diếp, Na-Đề Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp). Trong một buổi đăng tòa, Phật giơ cao cành hoa, chúng hội ngơ ngác, chỉ mình Ngày Đại Ca Diếp mĩm cười, Phật bảo, “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay trao cho Ma ha Ca Diếp. Ngài Ma ha Ca Diếp là Tổ thứ nhất của Thiền Tông.

            Sau Phật nhập diệt hơn 100 năm, giáo đoàn chia thành Thượng-Toạ-Bộ và Đại Chúng Bộ và sau đó phân chia ra thêm nhiều bộ phái khác. Vẫn đối cơ thuyết pháp, kinh sách được san định, Phật Tổ từ bi dùmg nhiều phương tiện thiện xảo để tuỳ căn cơ đưa chúng sanh đến gần Phật pháp.

* Ai sợ nghèo khó, có Kinh A Di Đà, giới thiệu quốc độ có đầy vàng, bạc, san hô, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não.

            * Ai muốn trường thọ, có Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lương Thọ Trang Nghiêm Bình Đẳng Giác (gọi tắt là Kinh Vô lượng Thọ.) Nói về Quốc-độ, nơi đó chúng sinh có tuổi thọ ngàn năm

* Ai muốn sám hối tội lỗi có các Sám pháp: Thủy Sám, Lương Hoàng Sám

* Với những Bà la môn nhiều lý luận, nho sĩ, đạo sĩ nhiều kiêu hãnh và những bậc trí thức khác thì có Kim Cang, Pháp HoaHoa Nghiêm … để thoả mãn những đòi hỏi về tri thức của họ.

 

Bây giờ ta thử xem Kinh Điển đã giúp gì cho các thiện nam tử, thiện nữ nhân “đổi cung đàn”.

Kinh A Di Đà: Kinh nói về sự an lànhquốc độ nơi làm toàn bằng bảy báu (vàng, bạc, san hô, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não), ngoài những diễn tả đó ta còn đọc được những đoạn như sau:

- Xá lợi Phất bất khả dĩ, thiểu thiện căn, phước-đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc.

- Xá lợi Phất nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu nhược nhất nhật, nhược nhi nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược tất nhật nhất tâm bất loạn kỳ nhân lâm mạng chung thời tâm bất điên đảo tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc.

Như vậy, Kinh A Di Đà dạy chúng ta dùng lục tự Di Đà: “Nam Mô A Di Đà Phật” giữ cho đầu óc không còn tiếng thì thầm, suy nghĩ (vọng tưởng) đạt được nhất tâm bất loạn, Phật A Di Đàthánh chúng sẽ rước về Cực Lạc Quốc Độ.

Kinh Vô Lương Thọ: Kinh nói về quốc độ an lành, không có điều ác, nói về 48 đại nguyện của bồ tát Pháp Tạng trước khi thành Phật hiệu A Di Đà. Phẩm Hai, Kinh nói về phẩm hạnh của quả vị Phật có đoạn:

- Siêu vượt Thanh-văn và Bích-Chi Phật nhập pháp môn Không, Vô tướng, Vô nguyện, khéo bày phương tiện hiểu rõ Ba Thừa. Như vậy, muốn đạt được quả Phật phải vào được Cửa Không, Vô Tướng, Vô Nguyện.

Phẩm Chín lại thêm:

- Phật bảo A-Nan, tỳ kheo Pháp-Tạng tu hạnh bồ tát, tích công dồn đức, vô lượng, vô biên đối tất cả pháp đều được tự tại ở chỗ “Hay Biết” đều không phải do ngôn ngữ phân biệt.

- Phẩm Ba mươi bảy nói:

Như các ông đặng rộng trồng gốc đức, trí tâm chuyên nhất, trai giới thanh tịnh một ngày đêm thì thù thắng hơn nước Vô Lượng Thọ làm thiện trăm năm. Tại vì sao thế? Bởi cõi Phật kia chứa đầy đức thiện chẳng tơ hào ác. Cõi này tu thiện mười ngày mười đêm thì thù thắng hơn cõi Phật phương khác làm thiện ngàn năm.

Qua hai bộ Kinh được tín đồ Phật giáo trì tụng nhiều nhất, tôi “ngộ” ra rằng:

- Kinh A Di Đà dạy chúng ta dùng lục tự Di Đà “Nam Mô A Di Đà Phật” làm Tầm tắt Tứ (những suy nghĩ xao động trong đầu), sẽ được nhất tâm. Khi đi Kinh hành, chỉ nhớ Lục tự Di Đà, lúc bàn chân nhấc lên và chạm đất, thì đó chính là “mỗi bước chân đi, mỗi bước vào Tịnh độ.”

- Thâm sâu hơn, Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta, theo chân Phật A Di Đà, khi còn là bồ tát Pháp Tạng tu theo phương phápđối với tất cả các pháp thường được tự tại ở chỗ ‘Hay Biết’ đều không phải do ngôn ngữ phân biệt”. Nghĩa là trong mọi sinh hoạt bồ tát Pháp Tạng “không dừng ngôn ngữ” mà “thầm nhận biết” tất cả mọi việc, sau đó, đạt đượcKhông, Vô tướng Vô nguyện định” tới quả vị Phật. Theo chân Phật A Di Đà, đạt tới đây – Mở mắt ra thì Ta thấy: “Thang thanh túy trúc tận thị chân như. Uất uất huỳnh hoa vô phi bát nhã.” Đó chính là “mỗi cái nhìn, thấy rõ pháp thân.” Muốn được như vậy, Phật khuyên chúng ta nên Tu ngay bây giờ, tại cõi ta bà này! (Phẩm 37)

Với những bậc thông minh lanh lợi, Phật pháp có cả rừng Kinh, Luận để thoả mãn óc tìm tòi của họ (như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Già … Kinh Vi Diệu Pháp…) Học có thể chia chẻ vấn đề làm tư làm tám … và cùng các Tổ như Tổ Thế Thân, Tổ Vô Trướcthảo luận qua vài A-tăng-kỳ kiếp … Để rồi, một ngày nào đó như ngài Vĩnh Gia Huyền Giác chợt ngộ:

Ta sớm bao năm chuyên học vấn

Từng viết sớ sao tìm Kinh Luận

Phân biệt danh tướng mãi không thôi!

Vào biển đêm cát tự chuốc hận

Quả đáng bị Như Lai khiển trách

Châu báu của Người có ích gì!

(Chứng Đạo Ca)

 

Còn người chân chất thật thà như cư sĩ quê mùa ở Lĩnh Nam, Huệ Năng, nghe câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngộ, bỏ nghề đốn củi, lần mò đến Hoàng Mai, tìm cho ra Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn để xin được làm đệ tửtu học, Ngài Huệ Năng đã trở thành vị Tổ thứ sáu của Thiền Tông Đông Độ.

 

Bây giờ, chúng ta thử nhắc lại vài câu chuyện của các thiền giả trong quá khứ, xem thử các ngài Ngộ ra sao:

(1) Ngài Bá Trượng (Hoài Hải) cùng Thầy là Mã Tổ (Đạo Nhất) đang đi trên đường, bỗng thấy bầy vịt trời bay ngang.

Mã Tổ: Gì thế?

Bá Trượng: Thưa Thầy, bầy vịt trời!

Mã Tổ: Đâu?

Bá Trượng: Thưa Thầy, bay mất rồi!

Mã Tổ liền nắm chót mũi của Bá Trượng vặn thật mạnh …

Mã Tổ: Có bao giờ bay mất được!

Bá Trượng Ngộ!

 

(2) Một hôm, ngài Qui Sơn (Linh Hựu) hầu thầy là Bá Trượng.

Bá Trượng: Ai?

Qui Sơn: Dạ, Linh Hựu

Bá Trượng: Vào khươi bếp xem có lửa không?

Qui Sơn: Dạ, không có lửa!

Bá Trượng dời chỗ ngồi, đến khươi sâu vào trong đống tro, lấy một chút than đỏ đưa lên.

Bá Trượng: Cái gì đây?

Qui Sơn Ngộ!

 

(3) Hương Nghiêm (Trí Nhàn) là đệ tử của Bá Trượng. Bá Trượng mất, sang tiếp tục học với Qui Sơn.

Qui Sơn: Tham học với thầy, sư đệ thông minh lanh lợi, vậy khi chưa sanh, bản lại diện mục của sư đệ ra sao?

Hương Nghiêm không trả lời được, về thất đem tất cả Kinh sách ra nghiên cứu, không tìm được câu trả lời, trở ra khẩn khoản xin chỉ giáo.

Qui Sơn: Nếu tôi nói cho sư đệ biết, sau này sư đệ sẽ chửi tôi!

Nghĩ sư huynh không tốt với mình, Hương Nghiêm bỏ đi, cất cốc bên mộ quốc sư Huệ-Trung sống qua ngày. Một hôm, đang quét lá, viên sỏi văng vào gốc tre nghe tiếng “cốc”, Hương Nghiêm ngộ! Ông cúi đầu xuống quay đầu về núi Qui đảnh lễ.

 

(4) Lâm Tế (Nghĩa Huyền) ba lần bị Hoàng Bá đánh khi hỏi pháp, buồn lòng bỏ qua xin học với thiền sư Đại Ngu.

Đại Ngu: Ông từ đâu đến?

Lâm Tế: Thưa từ ngài Hoàng Bá đến!

Đại Ngu: Hoàng Bá có nói gì không?

Lâm Tế: Nghĩa Huyền tôi đảnh lễ hòa thượng hỏi về đại ý của Phật pháp thì bị hòa thượng đánh, ba lần hỏi, ba lần bị đánh, không biết tôi có lỗi gì?

Đại Ngu: Hoàng Bá có lng đại bi như lão bà sao không biết mà còn hỏi lỗi phải nỗi gì?

Lâm Tế chợt ngộ và lẩm bẩm “Phật pháp của Hoàng Bá không có gì nhiều!”

Vậy Ngộ cái gì? Lâm Tế nhận ra cái gì mà lẩm bẩm “Phật pháp của Hoàng Bá không có gì nhiều!”

 

Từ những câu chuyện trên ta thấy, các hành giả, qua giác quan, trong lúc bất ngờ nhất, chợt nhận ra “cái biết không lời” thường hằng của mình. Nó trong ta (khi trí năng chưa sẵn sàng), nó tự nhận biếtphản ứng ngay khi sự việc xảy đến.

Sau đây là một vài mẫu chuyện khác giúp ta nhận rõ về nó.

 

(5) Cuộc nói chuyện giữa Qui Sơn và học trò là Ngưỡng Sơn trong buổi hái trà.

Qui Sơn: Cả ngày chỉ nghe tiếng ông mà không thấy hình ông, vậy ông thử hiện hình cho ta xem?

Ngưỡng Sơn liền rung cây trà.

Qui Sơn: Ông chỉ được dụng mà không được thể

Ngưỡng Sơn: Thưa còn hòa thượng thì sao?

Qui Sơn im lặng.

Ngưỡng Sơn: Hoà thượng được thể mà không được dụng.

Qui Sơn: Ta tha cho ông hai mươi hèo.

 

(6) Sùng Tín thờ Đạo Ngộ đã lâu mà không được chỉ dạy, sư bèn thưa.

Sùng Tín: Con từ khi vào đến nay, chưa được Thầy chỉ dạy gì về tâm yếu cả!

Đạo Ngộ: Ta chưa từng chỉ cho ông?!

Sùng Tín: Bạch Thầy đã chỉ dạy cho con lúc nào?

Đạo Ngộ: Ông bưng cơm thì ta tiếp, ông dâng trà thì ta nhận, ông xá lui thì ta gật đầu, có lúc nào mà ta không chỉ dạy cho ông đâu?

Sùng Tín cúi đầu ngẫm nghĩ.

Đạo Ngộ: Nhận thì ngay đó liền nhận, suy nghĩ liền sai.

Ngay đó Sùng Tín ngộ.

 

Cuộc nói chuyện giữa thầy trò Qui Sơn – Ngưỡng Sơn chỉ rõ, bình thường “cái Biết” trong ta thầm lặng (Qui Sơn im lặng), khi cần nó sẽ hiện hình (Ngưỡng Sơn rung cây trà). Ngài Đạo Ngộ tiến xa hơn một bước chỉ cho Sùng Tìn biết rằng Tu là đi-đứng-nằm-ngồi, phải sống với “cái Biết” đó bằng cách thầm nhận biết khi ta làm mọi việc.

 

Bây giờ, ta thử xem bộ Kinhgiới học Phật trí thức thường nhắc đến là Kinh Kim Cang, có chỉ dẫn đơn giản nào giúp chúng ta tu tập không?

 

Ngay phần đầu Kinh viết:

“Lúc ấy gần đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y, mang bát vào thành Xá Vệ khất thực, rửa chân, rồi Ngài trải tòa ngồi.

Bấy giờ, Ngài Tu Bồ Đề, ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi, trật vai áo bên mặt, quỳ gối mặt, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Hiếm có thay Đức Thế Tôn! Đức Như Lai khéo hộ niệm (bảo vệ) các vị Bồ tát, khéo phó chúc (dạy dỗ) các vị Bồ tát.”

Ngài Tu Bồ Đề muốn chỉ cho chúng ta thấy gì khi ngài tán thán Đức Thế Tôn?

Tinh ý, chúng ta sẽ thấy: Qua Thân giáo, Đức Phật dạy rằng, muốn được như Đức Thế Tôn, hãy sống như Đức Thế Tôn! Gia tài của Đức Thế Tôn muốn để lại cho chúng ta là hãy làm mọi việc trong tỉnh thức biếtmọi nơi, mọi lúc. Đơn giản chỉ có thế!

Đức Phật qua rất nhiều tiểu ngộ, đã đạt được đại ngộ, khi Ngài khám phá ra cái ATAKKÀVACARA vĩnh hằng. Các thiền sư cũng ngộ ra cái biết thầm lặng đó, rồi sống với nó hằng ngàythành đạt.

Chúng ta thật may mắn được Phật cho kinh nghiệm của năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già. Các Tổ chịu dùm chúng ta những cái đánh, tiếng hét, những gian khổ khác khi tìm Thầy học đạo. Thầy chúng ta chịu gần mười năm tù ngục để bình dân hoá được ý nghĩa của ATAKKÀVACARA, của bất khả tư, của bất khả nghì, của bất khả tư nghìbiết không lời, là thầm nhận biết không lời đơn giản nhất là “Không Nói” làm chìa khoá cho chúng ta thực tập.

Phương phápKhông Nói” của Thiền Tánh Không khế hợp với những gì Phật và Tổ đã dạy và thực hành. Tôi ngộ ra rằng, chúng ta hãy theo đúng con đường tỉnh thức biết không lời Phật và Tổ đã đi. Bây giờ là phần của chúng tamiệt mài thực tập hay không?!

 Tuệ Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Ba 20241:02 CH(Xem: 153)
Đời người như chiếc lá. Theo phong ba lìa cành. Rơi vào lòng đất lạnh. Xong rồi, cuộc tử sinh...
06 Tháng Ba 20249:44 SA(Xem: 622)
Làm việc tốt và chỉ nhắm đến bào mòn cái Ta và đoạn trừ cái Tham. Và sau cùng, tu Phước mà thiếu tu Huệ, thiếu thực tập thiền định theo thánh giáo Như Lai, thì mãi mãi chìm đắm trong sanh tử.
05 Tháng Ba 20247:23 CH(Xem: 140)
Kiến thức này có ích lợi khi đọc vào tạng kinh Nikaya vì Đức Phật là bậc thầy về việc sử dụng các ẩn dụ để dạy cho chúng ta hiểu các khái niệm rất khó nắm bắt ví dụ như Samsara và Nibbana.
05 Tháng Ba 20245:45 CH(Xem: 160)
Tự động cải thiện ảnh của bạn bằng AI. (Trí thông minh nhân tạo) Đơn giản chỉ cần tải lên và trải nghiệm kết quả ngay lập tức
04 Tháng Ba 202411:09 SA(Xem: 120)
Tôi chỉ là người “Ở ĐỢ” Trong thân tạm bợ cõi đời Dẹp Tâm còn lắm nỗi trôi Mỗi giây, mỗi phút không ngơi
29 Tháng Hai 20241:39 CH(Xem: 144)
Tất cả đều do Nhân Duyên mà sanh khởi lên, Chúng sẽ mau chóng dễ dàng cũng do Nhân Duyên mà đoạn diệt. Tất cả phơi bày thật rõ ràng như thế như thế: Cái gì có bản chất sanh ra, cái đó có bản chất đoạn diệt! Nhưng Xả này tồn tại. Đây là pháp môn vô thượng căn tu tập.
26 Tháng Hai 20249:07 CH(Xem: 140)
Tâm phàm phu chứa đầy dấu HỎI ( ? ) Cùng dấu THAN ! Nhưng không dấu THÔI ( ./ ) Nên bao kiếp vẫn còn nổi trôi Trong “Lục Đạo”, luân hồi sinh tử.
18 Tháng Hai 20248:48 CH(Xem: 489)
Chùa đông người vang vọng tiếng cầu kinh Chợ Tết Hội Xuân, trăm hoa khoe sắc Bol-sa diễn hành, điểm tô muôn mặt Mừng Xuân đón Tết về, đượm thắm tình.
15 Tháng Hai 20244:58 CH(Xem: 429)
Thiền trong Xuân hay Xuân trong Thiền. Tết đến, Xuân về... Rồi lại đi! Còn lại trong ta những ảnh hình... Năm nào cũng chỉ sống như thế, Biết đến bao giờ thoát được ra?
13 Tháng Hai 20241:03 CH(Xem: 191)
PHÁT LÒNG TỪ BI Làm sao phát lòng TỪ BI ? Để Từ Bi dẫn ta đi hết đường Xin hãy luôn luôn, thường thường Nhìn thú bị giết! Máu đương chang hòa! Trước cảnh giết! Thú thét la! Từ bi sẽ phát, nếu mà xót thương
13 Tháng Hai 20241:03 CH(Xem: 172)
NGHINH XUÂN, Mai vàng khoe sắc trổ, ĐÓN TẾT, rực rỡ đóa Hồng Đào, Nhân gian pháo nổ đón chào, THIỀN VIỆN nghi ngút ngạt ngào khói hương.
08 Tháng Hai 20241:13 CH(Xem: 279)
Như một truyền thống: Kính mời Chư Tôn Thiền Đức,Thân mời quý Cô Bác, quý anh chị Thiền Sinh cùng Gia Đình và tất cả Thân Hữu cùng về THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG 13071 Brookhurst St., Suite 197 - Garden Grove, CA 92843 10 giờ sáng ngày chủ nhật mùng 2 TẾT (nhằm 11 tháng 2, 2024) chúng ta cùng nhau LỄ PHẬT, chúng ta cùng nhau MỪNG XUÂN MỚI. Hoặc quý vị có thể tham dự trên ZOOM theo LINK
07 Tháng Hai 20249:56 SA(Xem: 343)
"Ý Như Vạn Sự" Là tác Ý sâu để nhận ra cái tánh Như của Vạn Sự. Là cho lối sống tùy duyên thuận pháp, thõng tay vào chợ giữa giòng đời, Là cho phép vạn sự tự vận hành theo nguyên lý của chính nó, Là vô ngã vì không có chủ ý mong muốn vạn sự theo ý của chính mình.
07 Tháng Hai 20249:19 SA(Xem: 213)
Có bạn, tôi đi giửa cuộc đời vững chải, thong dong, không bị gió đời đánh gục. Có bạn, tôi thêm sức mạnh đối diện cùng bệnh khổ. Có bạn vào giờ phút cuối đời, khi không có ai ngay cả những người tôi thương yêu nhất, không còn gì kể cả những gì tôi quý giá nhất, chỉ còn lại bạn cùng tôi đi qua cửa tử. Sẽ không có ai hết. Trừ bạn, bạn hiền của tôi.
06 Tháng Hai 20249:53 SA(Xem: 238)
Mùa xuân là khởi đầu, là hy vọng. Lời chúc đầu xuân đến với bạn vào những thời khắc chuyển giao một năm mới đều là những lời tốt đẹp. Chúc thành công, may mắn. Chúc mọi sự an lành. Chúc ước mơ thành hiện thực. Chúc phú quý đại lợi. Chúc an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc " Vạn sự như ý ".
05 Tháng Hai 202410:51 SA(Xem: 164)
Xuân về mến chúc bạn hiền Sống đời An Lạc -như nhiên hài hòa Tâm hồn thanh thản thong dong Thương đời ,mến đạo -chung lòng dựng xây
05 Tháng Hai 202410:47 SA(Xem: 149)
Xuân về trong chốn Thiền môn Thiền sinh khắp chốn đồng bôn tập về Cùng nâng ly rượu Bồ Đề Cùng nhau tất cả hướng về Ân Sư
30 Tháng Giêng 20246:36 CH(Xem: 258)
Tết nay xin chúc bình an Xuân về đem lại muôn ngàn niềm vui Mọi người chia xẻ ngọt bùi Hài hòa cuộc sống, lau chùi tâm linh.
25 Tháng Giêng 20242:24 CH(Xem: 399)
Đừng kéo lê cuộc đời mình với những tính toán, âu lo. Hãy tự cho mình một cơ hội có một không hai trong đời: Thiền, bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc, vì chắc chắn bạn sẽ có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được…
22 Tháng Giêng 202412:18 CH(Xem: 193)
Mỗi ngày “ bỏ ống”, vài mươi phút Đứng đi tích trữ, vài mươi giây Tâm ta sẽ chứa đầy AN TỊNH Cứ vậy, ta sẽ được bạc nghìn !
22 Tháng Giêng 202412:11 CH(Xem: 1205)
Sát sinh hại vật làm vui thú Nghiệp duyên quả báo, sẽ không lường !
15 Tháng Giêng 20248:50 SA(Xem: 696)
Mừng Xuân đón Tết Giáp Thìn Niềm vui đầy ắp trong tim mọi người Trẻ thơ luôn nở nụ cười Hương Xuân tỏa khắp đất trời tĩnh im
14 Tháng Giêng 20249:17 SA(Xem: 239)
Người từ cát bụi tới đây Về đâu ai biết ? mai này hóa thân!
09 Tháng Giêng 20247:20 CH(Xem: 355)
Chữ định là samādhi, được định nghĩa là citta ekkagatta. Citta này có nghĩa là tâm. Ekkagatta này tách ra làm đôi có chữ ekka nghĩa là “một” còn gatta thì giống như động từ “to go” trong tiếng Anh có nghĩa là đi tới. Như vậy ekkagatta nghĩa là cái tâm của chúng ta nó đi tới cái trạng thái chỉ có “một”. Tuy nhiên, cái yếu tố một của citta ekkagatta này chỉ là yếu tố cần thôi chứ chưa có phải đủ của định trong Phật giáo.
08 Tháng Giêng 20244:39 CH(Xem: 281)
Ni Sư về Thiền Viện Chân Như Cho chúng con chiêu thức tuyệt vời Nhắm mắt nhìn, tâm thấy trống rỗng Mỡ mắt nhìn ra thấy rỗng không
07 Tháng Giêng 20248:19 SA(Xem: 235)
Cung kính lạy Ngài HUỆ NĂNG Xin chứng minh, cho Thiền Đăng con ngời!!! Kính đê đầu bái lạy Người Kính xin Ngài độ suốt đời Tánh Không
01 Tháng Giêng 202412:28 CH(Xem: 261)
Mùa Xuân này, buồn lắm người ơi Tổ Đình tôi thiếu vắng một Người Một vị Thầy! muôn đời khả kính Thầy tôi đó ! nay có còn đâu !
01 Tháng Giêng 202411:20 SA(Xem: 460)
CHÚC cho mọi người vui đón Xuân MỪNG năm mới đến dịp cuối tuần NĂM nay vui Tết, xin kính chúc MỚI đẹp muôn điều đến với Xuân
26 Tháng Mười Hai 202310:36 SA(Xem: 364)
Có gì đâu vướng mắc Ta bà Nhớ lời thầy dạy-sáng ngời trong tâm "Qua dòng nước, bàn chân không dính nước" "Sống trong đời - Định huệ chẳng rời ta"
26 Tháng Mười Hai 202310:31 SA(Xem: 687)
ĐỜI KHỔ, chuyện khủng kinh sao tả Thân VÔ THƯỜNG kể cả vạn sinh Chỉ có CĂN NHÀ TÂM LINH Tự ta tu học, CHÍNH MÌNH ngộ ra!
24 Tháng Mười Hai 20232:18 CH(Xem: 231)
“ Dòng xúc cảm viết đầy trang giấy Ngồi nhớ Thầy, từ bấy đến nay Giữa lòng Tổ Đình đong đầy Cuộc đời pháp lữ của Thầy độ nhân “
20 Tháng Mười Hai 20237:49 SA(Xem: 298)
Kho tàng là Phật tánh trong mỗi chúng sanh, là khả năng giác ngộ. Khi thật sự giác ngộ rồi, thì không ai còn chạy đi tìm cầu hạnh phúc ở bên ngoài. Kho tàng là Tánh Giác trong mỗi con người, là khả năng thành Phật. Mà một khi đã thành Phật thì vượt thoát mọi đau khổ, buồn vui.
18 Tháng Mười Hai 202312:08 CH(Xem: 377)
Tình nghĩa hai Thầy trò đã vượt Qua lằn ranh giới của đời thường Mới khiến những lời thơ của con Bật lên thành tiếng khóc thương Thầy !!!
13 Tháng Mười Hai 202310:32 SA(Xem: 634)
Sau khi chứng ngộ Đức Phật đã đi bộ đến khu Vườn Nai để giảng cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như những bài pháp đầu tiên, trong đó có bài kinh Vô Ngã Tướng. Trong bài kinh này, Đức Phật phân tích các thành phần ngũ uẩn của một người gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức và chứng minh rằng chúng đều vô thường, khổ và do đó không thích hợp để đồng nhất với một "ngã" (attan). Trong khi nghe bài kinh này, tâm của nhóm năm vị được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ.
11 Tháng Mười Hai 20238:17 SA(Xem: 274)
“Ơn Thầy báo mộng năm xưa Thuốc trong mình đó, sao mua ngoài nầy”
10 Tháng Mười Hai 20234:48 CH(Xem: 546)
Một pháp Thiền cho thời hiện đại Có những điểm đặc sắc nói trên, nhưng thực ra dòng Thiền Tánh Không chính là sự khai triển hiện đại của truyền thống Thiền nguyên thủy của Phật giáo. Thiền sinh tu tập pháp “không lời” bằng những cách quen thuộc như “không nói thầm trong não”, “không định danh đối tượng”, “không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”
06 Tháng Mười Hai 20232:33 CH(Xem: 443)
Thầy mình, một vị Thiền Sư Tánh Không hiển lộ, tướng như mây trời. Kinh ! Người không nói một lời Mà như đã nói vạn lời Tâm Kinh.
06 Tháng Mười Hai 20239:49 SA(Xem: 333)
Lần đầu tiên con được duyên lành về thăm xứ Phật. Được đặt chân tới Ấn Độ nơi mà con hằng ao ước một lần trong đời con có thể viếng thăm.
05 Tháng Mười Hai 202312:51 CH(Xem: 989)
Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày sum họp gia đình và cũng là ngày bắt đầu mùa lễ hội rộn ràng kết thúc năm cũ sắp qua và chào đón năm mới sắp đến ở Hoa Kỳ.
05 Tháng Mười Hai 202311:46 SA(Xem: 993)
Theo lịch sinh hoạt của Đạo tràng Nam Cali thì hôm nay là một ngày nhập thất chuyên tu tại Tổ đình Tánh Không. Tuy nhiên ngày hôm nay đặc biệt có thêm buổi lễ quy y cho hai bạn đồng tu là Lê Văn Hoàng và Trương Thùy Thanh Trúc. Hai bạn này là những thành viên mới của Đạo tràng Nam Cali.
03 Tháng Mười Hai 20238:28 SA(Xem: 310)
Tuy chưa một lần hội ngộ Tiếng vang Thầy lồng lộng giữa hư không Một ngọn lau gầy còm cỏi Ngã xuống, chấn động cả thiên thu
28 Tháng Mười Một 20239:53 SA(Xem: 353)
Nín thinh, không lộ nét đau. Miệng điểm nụ cười ngọt ngào lắm thay! Một câu nói, nay mới hay: “Thân đau, Tâm chẳng đau” đây chính là!
27 Tháng Mười Một 202310:44 CH(Xem: 538)
Đại duyên đã đến với NHƯ VÂN. Ly gia cắt ái, giải thoát cần. Tâm Quan tỉnh ngộ, đời biển khổ. Tánh Không cội phúc, trọn Tứ Ân.
27 Tháng Mười Một 202312:38 CH(Xem: 476)
Hành trình này rất ích lợi cho sư tu tập vì cảm thấy gần gũi Đức Phật hơn vì Ngài cũng là một người bình thường tuy là Hoàng tử mà đã bỏ hết để trải nghiệm nhiều cách tu trước khi Đại giác ngộ.
27 Tháng Mười Một 202312:31 CH(Xem: 505)
Chuyến đi hành hương nầy 50 người mà con chưa quen 46 người....và con thật vui được gặp những bạn mới rất dễ thương, thanh tú, dễ chịu làm cho cuộc hành trình rất vui vẻ. Con xin cảm ơn Cô đã không ngại tổ chức chuyến đi nầy để mở mắt chúng con trên con đường tu
27 Tháng Mười Một 202312:21 CH(Xem: 324)
Những ngày đầu đến đây, trên đường mắt thấy tai nghe những cảnh đời khốn khó, ngạc nhiên là tiếng niệm Phật và chuông cũng phát ra từ đây! Con thầm nghĩ, nếu mình đến đây để cầu xin, van vái thì mình và họ chẳng khác gì nhau đâu, có khác là khác về hình tướng bên ngoài mà thôi.
27 Tháng Mười Một 202312:13 CH(Xem: 350)
Mười hai ngày hành hương đã qua đi nhanh chóng. Bây giờ, ngồi ở nhà, con có cảm tưởng như đã trải qua một giấc mơ. Cũng may nhờ những hình ảnh trong điện thoại, nên biết chắc mình không mơ. Giấc mơ hành hương đất Phật đã đủ duyên nên thành tựu.
27 Tháng Mười Một 202312:06 CH(Xem: 361)
Từng thánh tích con đi qua gợi nhớ lại cuộc đời người cha của con. Người đã từ bỏ tất cả, chấp nhận gian khổ để tự mình tìm kiếm con đường giải thoát. Ngài giác ngộ, giáo hóa chúng sinh.
20 Tháng Mười Một 20239:11 SA(Xem: 380)
Hôm nay Giổ Thầy, nhớ lại Chẳng thấy bụi phấn của ai bay bay Mắt như “ ươn ướt” “ cay cay”! Tâm ta đang đong tràn đầy nhung nhớ !!!
20 Tháng Mười Một 20238:29 SA(Xem: 483)
OHBM: là chữ viết tắt của Organization for Human Brain Mapping. Năm nay là năm thứ 16, mỗi năm họ tổ chức đại hội tại một quốc gia khác nhau. Số người tham dự rất đông, khoảng trên 3000 người đủ mặt từ các nước, đa số là người trẻ, trong đó đăc biệt chỉ có một thầy tu.
12 Tháng Mười Một 202310:41 SA(Xem: 668)
CON LÀ LẠC - TỊNH Kính dâng TẤM LÒNG đệ tử nhớ ơn THẦY mình !
05 Tháng Mười Một 20238:10 SA(Xem: 370)
Hôm nay đây, được nhân duyên đải Gặp vị Thầy soi sáng Tâm trần Thầy còn chỉ biết bao nhiêu lần Đường nào đi, và nơi nào đến !
02 Tháng Mười Một 20239:55 SA(Xem: 437)
chỉ trong 9 ngày qua đã có 17,823 lượt xem, 248 like và rất nhiều comment của huynh đệ khắp nơi thương quý Thầy
01 Tháng Mười Một 20234:23 CH(Xem: 670)
Lời ngõ: Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba khoảng 236 năm sau khi Phật nhập diệt, Ngài Mục Kiền Liên Tu Đế (Moggaputta Tissa) đã định nghĩa Định là Nhất tâm (citta ekkagatta). Định nghĩa này khiến cho việc thực hành Thiền định về sau bị sai lệch và nhầm lẫn với các loại thiền ngoại đạo. Bài viết này được phiên tả lại từ bài giảng của Tuệ Huy trong buổi sinh hoạt Đạo tràng của Nam Cali.
01 Tháng Mười Một 20233:50 CH(Xem: 351)
Trâu tôi, là Trâu Điên Không hiền, mà quá dữ Nhưng cũng phải chịu thua Theo cách chăn trâu này!!!
30 Tháng Mười 20238:18 SA(Xem: 560)
Người thực hành tứ niệm xứ là người: 1. Đang thực hành con đường độc nhất đưa tới sự thanh tịnh, trí tuệ, và giải thoát cho chính mình. 2. Là người biết kiểm soát những thứ có thể kiểm soát (tức là thân, thọ, tâm pháp) và biết không cần kiểm soát những thứ không thể kiểm soát (tức là sắc thanh hương vị xúc pháp)
26 Tháng Mười 20237:10 CH(Xem: 656)
Hôm nay thắp nén hương Tâm Khóc người tiểu đệ, lòng thương miên trường Nay đệ đã thoát vô thường Nguyện hương linh sớm về nương Phật Đài
24 Tháng Mười 202312:19 CH(Xem: 870)
Thu về lá rụng Cây rồi nghỉ đông Đời người mùa thu Biết đổ về đâu.
23 Tháng Mười 20238:55 SA(Xem: 429)
Ý như là một vị Đại Tướng Đang điều quân, gữa chốn sa trường NÓI, chỉ là những tên lính thường Luôn thi hành theo những mệnh lệnh
22 Tháng Mười 20235:49 CH(Xem: 445)
Nhân duyên lành nhiều đời kiếp của Huynh Hiện tại Tánh Không tu học nhiệt tình Chánh niệm, Tánh Giác Huynh nhận thức Biết Đạo tràng Ca-li nguyện tiễn Sư Huynh.
17 Tháng Mười 20237:28 CH(Xem: 456)
Ngày nay, chúng ta được nghe Chánh pháp, được diện kiến các Chánh tăng ni, được thực hành cùng các bạn đồng tu, được sống hòa hợp trong Đạo tràng để cùng nhau tinh tấn. Chúng ta phải biết trân quí những điều này, phải cố gắng tu tập, đừng để uổng phí mỗi phút giây, bởi vì chúng ta đang có được những điều hạnh phúc nhất.
17 Tháng Mười 202311:25 SA(Xem: 629)
NHÌN sóng vỗ ì ầm bờ cát. Tỏa bọt bèo chiều nhạt nắng xa. Ánh dương như tiếc chiều tà. Biển khơi gió lộng bài ca vô thường...
17 Tháng Mười 202311:18 SA(Xem: 363)
Đường trường, chạy bộ, một cuộc đưa. Trên lối Tâm Linh, dưới mái chùa. Thiền sinh, là người đua, chạy bộ. Quyết tâm, bền chí, một cuộc đua...
17 Tháng Mười 202311:17 SA(Xem: 370)
Không đâu linh hiển bằng đây. Bên trong Não Bộ, thân này của ta. Đó là tấm thân ta bà. Cũng là cát bụi, cũng là thịt xương!
11 Tháng Mười 202310:21 SA(Xem: 761)
Chú ý trống rỗng là kỹ thuật thuộc Thiền Định và Thiền Huệ. Kỹ thuật này nghe lạ tai trong Thiền, nhưng có nhiều tác dụng rất sâu sắc. Cơ bản là nó chận đứng nghiệp xấu, không huân tập hạnh xấu, sống phù hợp theo giáo huấn của Phật, và làm cho tâm cá nhân thoát ra khỏi những điều kiện mà cá nhân đã bị điều kiện hóa trước đây.
09 Tháng Mười 20232:18 CH(Xem: 467)
Lão HUỲNH nay đã già rồi. Bỗng nhiên nhớ lại một thời Huy Lynh*. Lão nhìn vào kính tử sinh. Thấy Không Lạc bước đăng trình về quê...
04 Tháng Mười 20236:20 CH(Xem: 516)
Thế là từ nay Tôi đã là một người con của Phật và tôi có pháp danh mới là Tâm Minh. Tôi sẽ cố gắng nguyện Quy Y Tam Bảo, và nguyện thọ trì ngũ giới mà trong buổi lễ Quy Y Ni Sư đã ban cho.
03 Tháng Mười 202310:25 SA(Xem: 559)
Tử Thần, hiện đang ở đâu? Phải chăng hiện đang trong đầu chúng ta! Dưới nhiều hình thức, như là : GIẬN HỜN, TỨC BỰC..... cùng là TỴ GANH....
27 Tháng Chín 202310:32 SA(Xem: 1042)
Nhất tâm nghĩa là chỉ có một tâm. Nhưng thế nào là nhất tâm đúng với ý nghĩa định trong Thiền Phật giáo? Đó là sự hiện hữu của tánh giác. Vì tánh giác là biểu tượng của tâm không hai: không chủ thể và không khách thể.
24 Tháng Chín 202310:31 SA(Xem: 476)
Sau đêm ấy, trong mơ. Một giấc mơ kỳ diệu!. Như ẩn dụ, Thầy biểu: Tự bào chế linh đơn!
21 Tháng Chín 20239:50 SA(Xem: 836)
Thiền là lối sống tỉnh thức với cái biết trong sạch và sự yên tĩnh bên trong. Với cái biết trong sạch đó, tâm được thoát khỏi sự tham đắm khổ não, và trải nghiệm một trạng thái bình an thật sự. Trong thiền, sự thực hành buông bỏ diễn ra trong nhiều giai đoạn, từng bước, từng bước một. Mục tiêu của thiền là trở về với sự tĩnh lặng vốn có, với cái biết trong sáng của chân tâm.
12 Tháng Chín 202311:26 SA(Xem: 775)
Niệm Phật như nước Cam Lồ. Rửa sạch tất cả bợn dơ tâm mình. Niêm Phật, phải niệm thật tình. Niệm mà không nghĩ cho mình phước thêm...
12 Tháng Chín 202311:22 SA(Xem: 634)
Làm sao biết đuợc ta tu đúng. Để tiếp tục những bước ung dung. Để quyết tâm, đi cho đến cùng. Trên con đường tâm linh đã chọn?
04 Tháng Chín 20239:53 SA(Xem: 562)
Hơi thở là mạng sống, là Pháp môn, là nền tảng trí tuệ, là niềm yêu thích khi nhớ về.
03 Tháng Chín 202312:35 CH(Xem: 554)
Kỳ diệu thay, đèn đêm không thắp. Mà rực rỡ như ánh trăng rằm. Khắp Cỗ Thành, yên tịnh, lặng câm. Sự tĩnh lặng, làm sao tả được!
30 Tháng Tám 20239:50 SA(Xem: 763)
Còn hơi thở thì còn tu tập; Còn tu tập, thì khả năng phát huy trí tuệ, và cơ hội giải thoát còn. Hãy thở và biết mình đang thở.
26 Tháng Tám 20232:28 CH(Xem: 669)
Tôi ơi! sao không hạ thủ công phu. Để sau sát na, sẽ được huy hoàng. Mà cứ tà tà, để le lói mãi. Rồi sẽ tiếc rẽ cho một đời tu!
26 Tháng Tám 20232:23 CH(Xem: 518)
Chất xúc tác, như là diêm quẹt. Đến duyên rồi, lửa xẹt bừng tâm. Tận đáy, biển, sông, hố, hố, đầm... Cũng thấy rõ, đâu là viên ngọc!
23 Tháng Tám 20239:27 SA(Xem: 877)
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần tự hỏi "Có con đường nào dẫn ta đến bình an, hạnh phúc?", cũng đã từng loay hoay tìm cho mình một con đường tâm linh. Ở tuổi chiều tà bóng xế, khi cơm ăn áo mặc không còn là nỗi lo lớn lao nữa, thì con người ta có khuynh hướng tìm cho mình một con đường "hướng thượng".
21 Tháng Tám 20237:32 CH(Xem: 888)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
21 Tháng Tám 20238:50 SA(Xem: 578)
Hoa Bông Giấy nở đầy trắng đỏ. Nhụy vàng tươi liếc ngó trời xanh. Lung linh giọt sương long lanh. Đêm qua còn đọng trên cành, lá, hoa...
21 Tháng Tám 20238:18 SA(Xem: 496)
Trước khi Phật nhập diệt Vì thương xót chúng sinh Dạy những lời tuệ giác Khuyên bảo thật chân tình.
20 Tháng Tám 20238:40 CH(Xem: 671)
Cửu Tự Linh, vô cùng linh hiển. Gặp chướng duyên, hãy niệm trong đầu. Tức thì! Tức khắc! không lâu!. Bao nhiêu phiền não như hầu tiêu tan...
16 Tháng Tám 20238:46 CH(Xem: 1200)
Tôi thực sự tin rằng VÔ THƯỜNG hiển hiện mọi nơi, trong mỗi góc cạnh của đời sống quanh ta, đâu ai ngờ rằng chỉ ngày hôm trước chúng tôi còn họp mặt vui vẻ thì hôm sau chúng tôi lại phải cùng nhau chia sẻ một nỗi lo sợ kinh hoàng như thế nào. Thế mới thấy tất cả những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc hay khổ đau nhất nhất đều mong manh như bọt nước…
14 Tháng Tám 20231:12 CH(Xem: 750)
Có nhiều lý thuyết về sự phát triển của bộ óc. Nhưng lý thuyết Ba Bộ Óc của ông Paul MacLean (1990) giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của bộ óc. Ông MacLean là một bác sĩ tâm thần. Ông quan tâm tới khoa học não bộ vì ông hiểu ra rằng muốn giúp được bệnh nhân của mình, ông cần phải hiểu bộ óc của họ làm việc như thế nào, tại sao nó không làm việc tốt, chứ không phải là vấn đề giản dị cho đúng liều lượng thuốc mà thôi.
14 Tháng Tám 202311:08 SA(Xem: 573)
Tôi không biết vẽ bằng tay. Dùng thơ thiền họa, bức này CHÂN DUNG. Kính tặng pháp hữu khắp cùng. Cùng tôi chiêm ngưởng CHÂN DUNG họa thiền.
14 Tháng Tám 202311:04 SA(Xem: 558)
Rồi đây, ai cũng phải đi. Rời khỏi thế giới thị phi ta bà. Vì đây là cõi tạm mà. Cũng là quán trọ, mà ta ngụ cùng.
07 Tháng Tám 20233:33 CH(Xem: 490)
Nụ Cười Thiền, không riêng ai cả. Mà chung tất cả, người tu thiền. Ai hiểu được, điểm nụ cười liền. Đó là lúc, Thiền Đăng bừng tỏa!
07 Tháng Tám 20233:29 CH(Xem: 461)
Sơn nhân trầm cảnh tịnh. Giữa bốn bề mông minh. Bao la và bát ngát. Vô biên với vô bờ...
31 Tháng Bảy 202311:08 SA(Xem: 657)
Tu mà hiển lộ Từ Bi. Tự nhiên ta biết ta đi đúng đường. Tình yêu trong cõi vô thường. Là tình ích kỷ ta đương chất đầy.
31 Tháng Bảy 202311:03 SA(Xem: 640)
Xin đừng mở lửa Hỏa Lò. Mỗi khi nghe tiếng nhỏ to rầy rà. Cái TA thích mở lắm nha. Hãy kềm chế nó, nói là: đừng nên!
26 Tháng Bảy 202310:10 SA(Xem: 656)
Dinh dưỡng tự nhiên là sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên không qua nấu, nướng, xào… Do vậy con người nên ăn đúng với thức ăn của con người tức là rau củ hạt và trái cây tươi sống.
24 Tháng Bảy 20234:14 CH(Xem: 778)
Ai dám nói chơi với thiền. Chợt vui cầm bút vẽ thiền chơi. “Bút chạm vườn như, hoa lá thắm. Thơ gieo tâm lặng, ý trong veo”.
24 Tháng Bảy 20234:07 CH(Xem: 854)
Ngồi chơi phải thật ngồi chơi. Ngồi mà không có một lời nói năng. Miệng khép lại hai hàm răng. Lưỡi thì thư giản để tăng không lời.
20 Tháng Bảy 202310:18 SA(Xem: 1330)
Chúc Mừng khóa BN4-2023. Chúc mừng tất cả thiền sinh Năm khóa tu học giáo trình Tánh Không Ni Sư (Triệt Như) cố gắng gieo trồng Từ bi trí tuệ Phật tông độ đời.
17 Tháng Bảy 20232:12 CH(Xem: 589)
Tọa Thiền đừng mong lâu nhiều. Tới đâu hay đó, sẽ nhiều lắm thay! Mỗi ngày một chút, tích đầy. Nhiều ngày tích tụ sẽ đầy “ba lô”.
69,256