HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0447 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM

08 Tháng Mười Một 20221:36 CH(Xem: 995)

Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam:
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 1/4:
PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
THỜI CỔ ĐẠI  Ở VIỆT NAM

 H.L. Trần Văn Đạt
(Đạo tràng Nam Cali)

 

  • Mở đầu:

Theo nhiều tài liệu, Thiền tông được hình thành khi Đức Phật Thích Ca truyền cho Ngài Ma-ha-ca-diếp (Mahākāśyapa) làm Sơ tổ (Tâm truyền tâm) và tiếp nối truyền thừa đến vị Tổ thứ 28 cuối cùngBồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) ở Ấn Độ (Hình I.1) [1]. Thiền tông là một trường phái chính của Phật giáo, bên cạnh các trường phái chính khác phổ biến hiện nay, bao gồm Phật giáo Phát triển, Phật giáo Therevāda hay Nguyên thủy, Tịnh độ tôngMật tông. Thiền tôngPhật giáo luôn đồng hành và phát triển bên nhau theo chuyển biến tình trạng xã hội, văn hóa và chính trị trong từng quốc gia, mặc dù có vài nguồn dư luận do từ những nhận thức khác biệt nhau. Thật vậy, Thiền tông là cốt tủy của Phật giáo, như Thiền sư Thích Thanh Từ đã nói trong Lời giới thiệu sách Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 hay Thiền tông là trái tim của Phật giáo. Đạo Phật được khai sáng từ một vị Phật lịch sử nổi tiếng thế giới; đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (623-543 trước Tây lịch [TTL]). Ngài đã dùng thiền định chứng ngộ Tam minh và Lý duyên khởi, cũng như qua thiền Ngài tịch diệt về cõi Niết Bàn. Như vậy, nơi nào có giáo có thiền, Phật giáoThiền tông tuy hai mà là một thực thể kết hợp hoàn hảo.

Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TTL và trải qua 6 lần kết tập kinh điển để lưu giữ lời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca, nhưng khoảng 200 năm đầu sau khi Đức Thế tôn tịch diệt không có văn bản để lại; cho nên các nguồn tin liên hệ cần được quan tâm đặc biệt về mức độ chính xác. Kết tập lần thứ 6 cuối cùng xảy ra vào năm 1954-1956 ở thạch động Maha Pasana Guha cách thủ đô Rangoon 12 km, Miến Điện [2].

Đạo Phật bắt đầu tỏa sáng trong xứ Ấn và châu Á vào thời đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka) trị vì. Đặc biệt sau khi thống nhứt đất nước rộng lớn được đánh giá ngang hàng với Tần Thủy Hoàng, nhà vua tích cực ủng hộ Phật giáo trong nước, qua tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3 và mở rộng phổ biến tôn giáo này trong và ngoài nước, bên cạnh thiết lập các di tích lịch sử đánh dấu nhiều cột mốc địa danh quan trọng của cuộc đời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca.
Hoàng Đế A Dục đã gởi 9 phái đoàn đến nhiều nơi, trong đó có đoàn Phật giáo đi về hướng Bắc và Tây-bắc qua ngã Pakistan, Afghanistan và đường Tơ lụa để đến Trung Quốc vào năm 67 sau Tây Lịch (STL); từ đó Phật giáo lan truyền đến Triều Tiên (năm 372), Nhật Bản (năm 528) [3]Việt Nam, sau này trở nên bộ phái Đại thừa - nay gọi là bộ phái Phát triển. Hướng truyền bá đó còn gọi là Bắc truyền.
Một đoàn truyền đạo đi về phía Nam Ấn do Thái Tử Mahinda (Ma hi đà: 285-205 TTL) và tiếp theo Công Chúa Sanghamitta (Tăng già mật đa: 281-202 TTL) hướng dẫn đến đảo Tích Lan hay Sri Lanka ngày nay. Trong khi một nhóm khác (nhóm 8) do hai Đại sư Sona và Uttara cùng 5 đệ tử đi về phía đông - vùng Suvaṇṇabhūmi (Đất vàng) khoảng năm 263 TTL. Vùng này có thể bao gồm Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Cao Miên, Lào, Việt Nam (Giao Chỉ) - Champa và bán đảo Malay [3]. Hai phái bộ truyền giáo sau cùng nêu trên tiếp tục phát huy Phật giáo để sau này trở nên bộ phái Tiểu thừa - nay gọi là bộ phái Therevāda.

 

  • Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 2-3 TTL:

Khi Đức Thế tôn còn tại thế, Phật sựdụng công thiền xuất hiện và lan rộng ở miền Bắc Ấn độ và sau khi Người tịch diệt Phật giáo bắt đầu lan tỏa nhiều nơi khác trên đất Ấn và theo thời gian truyền tải khắp năm châu, nhứt là phát triển mạnh ở châu Á. Riêng ở Việt  Nam, tôn giáo này được truyền vào từ lúc nào và ở nơi đâu chưa biết chính xác, nhưng hiện nay đã có một số tài liệu Việt Nam, Trung Quốc, di tích bản địa và các bằng chứng khảo cổ học ở di chỉ Sa Huỳnh và Óc Eo… cho thấy Phật giáo dĩ nhiên gồm các hoạt động thiền sự đã có mặt trên đất Giao Chỉ (Bắc Việt) và ở nước Champa (Nam Việt Nam), có thể được truyền đến từ Ấn Độ vào thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc như sách sử ghi chép trước đây. Theo tài liệu về Ngọc phả Hùng Vương, “Trong thời Hùng Chiêu Vương trị vì, đạo Phật được  truyền vào nước ta. Từ các đời vua trước, Ngọc phả có nhắc đến đền chùa nhưng việc tế tự chỉ thấy nói đến thờ thần tiên, tổ tiên, đến vua Hùng thứ 7 mới thấy xuất hiện các từ của nhà Phật như biển Giác, Bát nhã, Niết bàn, ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở chùa...[4].

Sau đây là một số bằng chứng cho biết đạo Phật đã xuất hiện trên đất Việt cổ xưa hay nước Văn Lang khoảng 300-200 năm trước Tây lịch:

(i)     Phật giáo Nguyên thủy có thể được truyền vào Việt Nam trong thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL với sự kiện Ngọc phả Hùng Vương cho biết vào thời Hùng Vương thứ 7 tức Chiêu Vương (truyện bánh chưng, bánh giầy) trên núi Tam Đảo đã có chùa thờ Phật. Sự kiện thứ hai là Tiên Dung, con gái Vua Hùng Vương thứ 18 (~257 TTL), và chồng là Chử Đồng Tử trong truyện “Nhất Dạ Trạch” của quyển Lĩnh Nam Chích Quái, được nhà sư Phật Quang, người Thiên Trúc (Ấn Độ) truyền pháp tại núi Quỳnh Viên nằm ở cửa Nam Giới hay cửa Sót, ngày nay có tên là núi Nam Giới (Hà Tĩnh), và được nhà sư ban cho một cây gậy và một cái nón rồi nói rằng: “Linh dị và thần thông ở đây cả!. (Lĩnh Nam Chích Quái, Lịch Sử PGVN, tập 1, Lê Mạnh Thát, 1999) [3,5].

(ii)  Tại Champa có di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh, ở vương quốc Phù Nam (Chân Lạp) có di chỉ khảo cổ Óc Eo cho biết vùng bờ biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc hai nước này đã có giao dịch thương mại rộng rãi với Ấn Độ, Ba Tư, La Mã... Chiếc bia đá Võ Cảnh được các nhà nghiên cứu tìm thấy tại làng Võ Cảnh, Nha Trang có niên đại vào thế kỷ thứ 2 STL viết bằng tiếng Phạn. Trong thời gian này, nền văn minh Ấn Độtư tưởng chính là Phật giáo nên đã có mặt và truyền bá tại xứ này qua thời gian dài hàng trăm năm. Do đó, có thể suy luận rằng nhà sư Phật Quang người truyền đạo Phật cho Chử Đồng Tử có thể là người Ấn hoặc người Chăm đi từ phía nam đến Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở vùng đất Champa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay có thể đồng thời với triều đại Hùng Vương, sớm hơn miền Bắc tức Giao Chỉ ngày ấy.[5]

(iii) Dưới triều đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka: ~304-232 TTL) ở Ấn Độ, có một trong 9 đoàn hoằng pháp do hai vị A La Hán Sona và Uttara (243-144 TTL) lãnh đạo cùng 5 đệ tử đã đến vùng Suvaṇṇabhūmi có thể thuộc vương quốc Phù Nam lúc bấy giờ, gồm các nước Đông Nam Á ngày nay và bán đảo Malay; nhưng có lẽ họ đến Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương trước tiên. Thời gian ra đi của đoàn hoằng pháp này tương ứng với thời đại Hùng Vương và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương và Di tích một bảo tháp Ashoka, theo sử liệu Trung Hoa (Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên), được xây dựng ở Giao Châu, tại thành Nê Lê (có lẽ Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 km) (Sau Vua Lý Thánh Tông xây tiếp thêm bảo tháp Tường Long năm 1058) [3,5,6].

(iv) Ở Giao Chỉ, thị tứ Luy Lâu hình thành trước Tây Lịch, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có hàng trăm chùa và nhiều tăng ni, sau này có các vị đại sưthiền sư nổi tiếng, như Khâu Ni (Tướng của Hai Bà Trưng đi tu), Ma Ha Kỳ Vực[1], Mâu Bác (160-230)[2], Khương Tăng Hội (205-280), Chi Cương Lương[3] Các thương nhân Ấn Độ thường dùng đường biển đến Giao Chỉ buôn bán. Sau đó đến lượt các tăng sĩ Ấn tới đây truyền đạo Phật bằng đường biển và/hoặc do các tu sĩ Ấn Độ trong Nhóm 8 nêu trên dưới thời Hoàng đế A Dục, góp phần hình thành trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo ở phương Đông vào buổi đầu Tây Lịch, cùng với hai trung tâm Phật giáo Bành Thành (nay Từ Châu, Giang Tô) và Lạc Dương (Kinh đô Đông Hán, nay Hà Nam) của Trung Quốc.

Theo Wiki, Luy Lâu là lỵ sở địa phương của quận Giao Chỉ (111 TTL-203 STL), và cũng là thủ phủ của cả Giao Châu từ năm 111 TTL đến 106 TTL. Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam [7]. Chùa Dâu ở Bắc Ninh ngôi chùa cổ nhất VN

 

(v)   Vào thời Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa (40-43 STL) và sau khi Hai Bà tự tử ở Hát Giang, Bát Nàn Phu Nhân, một danh tướng của hai Bà, trốn thoáttrở thành một sư cô Phật giáo cùng với một số tướng khác như Khâu Ni cũng đi tu. Đây là một chứng cớ khác chứng tỏ Đạo Phật và thiền đã có mặt từ lâu ở Giao Chỉ trước Tây Lịch [3].

(vi) Vào cuối thế kỷ thứ 2 STL, nhà sư Mâu Tử, người Thương Ngô, nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc đến sinh sống và hoằng pháp ở Giao Chỉ, viết sách “Lý Hoặc Luận” gồm bộ luận lý giải những điều mê lầm của một số người không hiểu đạo Phật. Đây là quyển sách Phật giáo đầu tiên được viết bằng chữ Hán ở Giao Châu. Trong sách này (Câu hỏi 21), Mâu Tử  còn cho biết Phật giáo truyền đến Giao Châu cùng lúc với Phật giáo đến Trung Quốc (đời Hán Minh Đế, năm 67 STL). Thật ra, đạo Phật truyền đến đất Văn Lang trước Tây Lịch [8].

(vii)  Quốc sư Thông Biện dẫn lời Đại sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Quốc Tùy Cao Tổ) để trả lời câu hỏi của Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1.044-1.117) triều Lý về thời điểm Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam như sau [5]:

"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tỳ-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tổ, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ…”.

Tóm lại, những sự kiện được ghi chép như Ngọc phả Hùng Vương, Tiên Dung-Chử Đồng Tữ, tháp Ashoka, thành Nê Lê và chiếc bia đá Võ Cảnh ở Nha Trang được phát hiện, cũng như sự đi tu của một số tướng lãnh của Hai Bà Trưng vào đầu Tây lịch, sách Lý‎ hoặc Luận và lời giải thích của Quốc sư Thông Biện đã chứng minh Phật giáo có mặt ở đất nước này từ thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, đồng thời điều này cũng xác nhận sự hiện diện của các hoạt động thiền sự ở những nơi thờ Phật trong thời gian này. Cho nên, Phật giáo Việt Nam ra đời trước hết có thể đến từ phương Nam và sau đó từ phương Bắc, với di tích Luy Lâutrung tâm Phật Giáo đầu tiên lâu đời nhứt của nước.

Vì vậy, các hoạt động tu tập thiền trong Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam từ lâu trước Tây lịch cho đến khi tài liệu lịch sử trong nước và Trung Quốc cho biết vào thế kỷ thứ 3 STL có một Đại sư Việt Nam tên Khương Tăng Hội đến kinh đô Kiến Nghiệp (tên cũ của Tây Phổ ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) truyền bá đạo Phật. Vậy thân thế và sự nghiệp của vị Đại sư này như thế nào?

 

  • Sơ tổ Thiền tông Việt Nam:

Nhà sư tên Khương Tăng Hội (Kōsōkai, ~ 205-280) [9,10,11] là một dịch giả[4]thiền sư dạy pháp tu thiền Quán niệm hơi thở của Đức Phật Thích Catrung tâm văn hóa Luy Lâu, là người Giao Chỉ trong thời Tam Quốc (184-280). Ông cũng là người đã có nhiều công đức góp phần vào phát triển Thiền họcTrung Quốc dưới thời Bắc thuộc.

Tổ tiên của Sư Tăng Hội xuất thân từ nước Khương Cư (Sogdiana) ở phía Bắc Ấn Độ, nhưng đến thời cha Ông di cư đến Giao Chỉ sinh sống và lập gia đình với một người phụ nữ địa phương này. Hơn 10 tuổi, cha mẹ qua đời ông xuất gia theo đạo Phật, tiếp thu giáo dục văn học Trung Quốc, hiểu biết rộng rãi kinh điển Nho giáothông hiểu tiếng Phạn. Rất tiếc không có tài liệu cho biết Ông tu tập ở đâu và sư phụ là ai, nhưng nhiều người tin rằng Ông lập đạo tràng dạy chúng và dịch thuật ở thủ phủ Luy Lâu, có thể ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay [12]Theo Cao Tăng Truyện[5], Tăng Hội là một người uyên bácthông minh xuất chúng: “Hiểu rõ ba tạng kinh điển, đọc khắp cả sáu kinh (Nho, Lão), những sách về thiên văn và đồ vĩ phần lớn ông đều thông thạo[11]. Ông còn khéo giảng nói, giỏi văn chương nên hợp tác cùng các nhà sư bấy giờ, như Hàn Lâm ở Nam Dương, Bì Nghiệp ở Dĩnh Châu (An Huy), Trần Huệ ở Cối Kê (Chiết Giang), v.v. để phiên dịch chú giải kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 1
Thiền sư Khương Tăng Hội

 Năm 247 STL, Sư Tăng Hội đã khoảng 40 tuổi đến kinh đô Kiến Nghiệp tỉnh Giang Tô ngày nay vào đời nhà Ngô thời Tam Quốc lập am tranh, dựng tượng Phật hành đạo. Lúc bấy giờ nơi đây chưa có tăng sĩ Phật giáo. Suốt ngày Sư thắp hương lễ, bái tượng Phậttụng kinhngồi thiền, rồi ra chợ khất thực. Hiện tượng kỳ lạ này đã làm cho người địa phương chú ý cảm mến, bèn tâu lên vua Ngô là Tôn Quyền. Theo truyền thuyết, để thu phục lòng tin của chính quyền địa phương, chỉ trong 21 ngày Sư dùng pháp thần thông làm cảm ứng được xá lợi Phật (chiếc răng Phật) đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện trong một chiếc bình vào năm 248; cho nên vua Tôn Quyền vô cùng thán phụ, quy y theo, và xây dựng Kiến Sơ Tự để Ngài có nơi tu tập, truyền đạo và dịch kinh [9].

Nhờ vậy, Phật Giáo ở Kiến Nghiệp trở nên hưng thịnh. Đây cũng là con đường truyền đạo từ phương Nam vào Trung Quốc, và chính phạm bối[6] cũng được truyền vào qua con đường này. Đó là hướng Nam truyền. Vào năm 280 STL thời nhà Tấn, Thiền sư Khương Tăng Hội qua đời, được ban hiệu Siêu Hóa Thiền Sư. Các kinh điển chủ yếu do nhà Sư dịch gồm có bộ Ngô Phẩm Kinh 5 quyển, Tạp Thí Dụ Kinh 2 quyển, Lục Độ Tập Kinh 9 quyển, và chú giải một số kinh như An Ban Thủ Ý Kinh[7]Pháp Kính Kinh, Đạo Thọ Kinh, Nê Hoàn Phạm Bối, v.v.

Tư tưởng thiền của Đại sư được thể hiện qua các công trình dịch thuật, biên soạn, chú giải và viết lời tựa cho một số kinh sách. Từ đó, theo nghiên cứu của Lê thùy Dương (2016) [13], tư tưởng Thiền nhập thế của Khương Tăng Hội đã được biết qua bài Tựa “An Ban Thủ ý” kinh chú giải. Sư đã nhắc đến từ “Thiền” nhiều lần và quan niệm “Thiền” không chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn là một căn bản triết học về “tâm học” và khuyên người tu nên dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm như Đức Phật Thích Ca đã làm để chứng ngộ ba minh và lý duyên khởi. Sư viết: “Người hành giả chứng đắc được phép An Ban thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy”. Trước thời Khương Tăng Hội chắc đã có nhiều người nói đến thuật ngữ “Thiền” khi thực hành đạo Phật, nhưng chỉ đến Khương Tăng Hội mới nâng thiền lên một môn học, có phương pháp. Do đó, Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh) trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận đã mạnh dạng đề nghị “Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội[13,14]

Qua các công trình để lại của Đại sư, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong sư Tăng Hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Đại thừa và không ít từ Phật giáo Tiểu thừa. Tiểu thừa tin rằng khống chế tâm để chế ngự tham ưu, cũng như giáo lý thần thông, linh nghiệm làm xuất hiện xá lợi Phật để dâng lên vua Tôn Quyền. Với tư tưởng đại thừa, Thiền sư dấn thân trong đạo giáo, thể hiện lòng từ bi hỉ xả trong suốt cuộc đời hoằng pháp cứu nhân độ thế. Tóm lại, tư tưởng cơ bản về Thiền tông của Khương Tăng Hội là “Phật tại tâm”. Vì thế, Đại sư xem Thiền học như là môn họcphương pháp phân tích đề ra bốn cách thiền: “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn mà khử diệt” trong Lục Độ Tập Kinh về Thiền [13].

Thiền sư Tăng Hội đã tạo nên nhiều công đức vẻ vang ở kinh đô Kiến Nghiệp được lịch sử Trung Quốc ghi nhận, người địa phương thờ cúng. Ông là một Đại sư rất nổi tiếng vào những thế kỷ đầu của Tây lịch. Tôn Xước, một nhà trí thức trong hoàng gia Đông Ngô rất ngưỡng mộ tư cách của Đại sư nên viết đề lên tranh tượng Đại sư như sau [12]:

Lặng lẽ, một mình,
đó là khí chất
tâm không bận bịu
tình không vướng mắc
đêm đen soi đường
lay người thức giấc
vượt cao, đi xa
thoát ngoài cõi tục.

Cho nên, chắc chắn trước đó khi còn ở Việt Nam (Giao châu), ngoài các công trình dịch thuật, chú giải nhiều kinh điển, Đại sư từng mở đạo tràng tu tậpLuy Lâu nhiều năm và hoằng dương Phật pháp nhiều nơi để truyền đạo, dạy thiền ở đồng bằng Sông Hồng. Thiền sư đã dùng kinh bản nguyên thủy như Kinh Quán Niệm Hơi Thởkinh Tứ Niệm Xứ để dạy chúng thực hành và sống trong chánh niệm khi tu tập thiền trong tinh thần phóng khoáng của Đại thừa [10,14]. Vì vậy, Thiền sư Khương Tăng Hội rất xứng đáng là vị Sơ Tổ xây dựng bước đầu Thiền tông Việt Nam vào thế kỷ thứ 3 STL [14,15] ở thị tứ Luy Lâu bấy giờ được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo đầu tiên của Giao Chỉ được thành lập TTL.

Tuy vậy, đến nay chưa tìm thấy tài liệu, bằng chứng nào để xác định Đại sư Khương Tăng Hội khai thiền ở đâu, mở Pháp hội gì, công trình hoằng pháp cụ thể như thế nào và truyền thừa cho những ai ở Giao Chỉ trước khi đi Trung Quốc phát huy thiền học ở đó [16]. Sự khiếm khuyết này có thể là một trong biết bao hậu quả đáng buồn cho đất nước do chính sách đồng hóa khắc nghiệt, hủy diệt văn hóa dân tộc bản xứ của Bắc phương qua các cuộc xâm lăng thô bạo.

Sau đó, mãi đến thế kỷ thứ 6 và thứ 9 trong thời Bắc thuộc có hai dòng thiền từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam, đó là Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (năm 574) Vô Ngôn Thông (năm 820).

Sau khi Việt Nam giành độc lập (939-1.884), năm thiền phái khác ra đời, đó là thiền phái Thảo Đường (1.069) trong thời nhà Lý, thiền phái Trúc Lâm vào thời Nhà Trần, thiền phái Tào Động (đầu thế kỷ thứ 17) ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế (giữa thế kỷ thứ 17) ở Đàng Trong và thiền phái Liễu Quán (1.708) ở Miền Trung âm thầm hoạt động khá mạnh mẽ trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Trong số thiền phái đó, phái Trúc LâmLiễu Quán xuất phát từ trong nước mang bản chất văn hóa Phật giáo Việt Nam.

 

  • Kết luận:

Nhìn về quá khứ, Phật giáo thế giới đã trải qua biết bao thăng trầm trong hơn 2.500 năm và tôn giáo này có thể được truyền thẳng từ Ấn Độ vào đất nước Văn Lang dưới những triều đại Hùng Vương cuối cùng khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc. Trong khi đó, lịch sử Thiền tông Việt Nam hiện còn nhiều khiếm khuyết, di tích lịch sử rất khiêm nhường và tài liệu còn thiếu sót, nhất là trong thời cổ xưa khoảng vài trăm năm trước và sau Tây lịch. Dù thế, Đại sư Khương Tăng Hội, một vị thiền sư và nhà dịch giả rất nổi tiếng ở Giao Chỉ và Trung Quốc lúc bấy giờ rất xứng đáng là Sơ Tổ đầu tiên khởi xướng Thiền tông Việt Nam, dù đến nay tài liệu về Ngài còn giới hạn.

 

______________________________________ 

Tài liệu tham khảo:

  1. Biểu đồ các Thiền tông Ấn Độ (thuvienhoasen.org).
  2. Kết tập kinh điển: https://thuvienhoasen.org/a13269/kiet-tap-kinh-dien
  3. Tuệ Thiện Hồ Hồng Phước. Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/images/file/3luRj7ut1QgQAPtr/nienbieulichsu-pgvn-2-.pdf.
  4.  VTC News. 2012. Hùng Vương thứ 7, vị vua đầu tiên và duy nhất lên ngôi nhờ thi tuyển
  5. (https://vtc.vn/hung-vuong-thu-7-vi-vua-dau-tien-va-duy-nhat-len-ngoi-nho-thi-tuyen-ar607616.html).
  6. ­­­­­­Wikipedia: Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:
  7. (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam).
  8. Thành Nê-Lê: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%AA_L%C3%AA
  9. Lý Hoặc Luận:
  10.  https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Ho%E1%BA%B7c_Lu%E1%BA%ADn
  11. Wikipedia. Luy Lâu (https://vi.wikipedia.org/wiki/Luy_L%C3%A2u)
  12. Lê Mạnh Thát. 2011. Thiền sư Khương Tăng Hội. Thư Viện Hoa Sen (Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát - Phật Giáo Việt Nam – Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org)).
  13.  Khương Tăng Hội: https://en.wikipedia.org/wiki/Kang_Senghui (Khương Tăng Hội).
  14.  Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org).
  15.  Làng Mai. Sơ Tổ Thiền tông Việt NamThiền sư Khương Tăng Hội (https://langmai.org/tang-kinh-cac/bai-viet/so-to-thien-tong-viet-nam-thien-su-khuong-tang-hoi1/)
  16.  Lê thùy Dương. 2016. Khái quát tư tưởng hập thế của các dòng thiền và một số thiền sư tiêu biểu. Lịch sử - Triết học, ĐHKHXHHGNV, Đại học Quốc gia Hà Nội.  https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/53827/1/TNS08645.pdf
  17. Nguyễn Lang. 2014. Việt Nam Phật giáo Sử luận. Nxb Văn Học (langmai.org)
  18. Thích Nhất Hạnh. 2005. Chúng ta đang thờ vị Sơ Tổ Phật Giáo nào? bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức" trong Thư viện Hoa Sen (13/06/11) (https://thuvienhoasen.org/p58a11491/chung-ta-dang-tho-vi-so-to-phat-giao-nao).
  19. Trần Tuấn Mẫn. 2017. Thiền Tông Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/a28060/thien-tong-viet-nam.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tám 20237:32 CH(Xem: 977)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
21 Tháng Tám 20238:50 SA(Xem: 632)
Hoa Bông Giấy nở đầy trắng đỏ. Nhụy vàng tươi liếc ngó trời xanh. Lung linh giọt sương long lanh. Đêm qua còn đọng trên cành, lá, hoa...
21 Tháng Tám 20238:18 SA(Xem: 563)
Trước khi Phật nhập diệt Vì thương xót chúng sinh Dạy những lời tuệ giác Khuyên bảo thật chân tình.
20 Tháng Tám 20238:40 CH(Xem: 728)
Cửu Tự Linh, vô cùng linh hiển. Gặp chướng duyên, hãy niệm trong đầu. Tức thì! Tức khắc! không lâu!. Bao nhiêu phiền não như hầu tiêu tan...
16 Tháng Tám 20238:46 CH(Xem: 1303)
Tôi thực sự tin rằng VÔ THƯỜNG hiển hiện mọi nơi, trong mỗi góc cạnh của đời sống quanh ta, đâu ai ngờ rằng chỉ ngày hôm trước chúng tôi còn họp mặt vui vẻ thì hôm sau chúng tôi lại phải cùng nhau chia sẻ một nỗi lo sợ kinh hoàng như thế nào. Thế mới thấy tất cả những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc hay khổ đau nhất nhất đều mong manh như bọt nước…
14 Tháng Tám 20231:12 CH(Xem: 826)
Có nhiều lý thuyết về sự phát triển của bộ óc. Nhưng lý thuyết Ba Bộ Óc của ông Paul MacLean (1990) giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của bộ óc. Ông MacLean là một bác sĩ tâm thần. Ông quan tâm tới khoa học não bộ vì ông hiểu ra rằng muốn giúp được bệnh nhân của mình, ông cần phải hiểu bộ óc của họ làm việc như thế nào, tại sao nó không làm việc tốt, chứ không phải là vấn đề giản dị cho đúng liều lượng thuốc mà thôi.
14 Tháng Tám 202311:08 SA(Xem: 645)
Tôi không biết vẽ bằng tay. Dùng thơ thiền họa, bức này CHÂN DUNG. Kính tặng pháp hữu khắp cùng. Cùng tôi chiêm ngưởng CHÂN DUNG họa thiền.
14 Tháng Tám 202311:04 SA(Xem: 627)
Rồi đây, ai cũng phải đi. Rời khỏi thế giới thị phi ta bà. Vì đây là cõi tạm mà. Cũng là quán trọ, mà ta ngụ cùng.
07 Tháng Tám 20233:33 CH(Xem: 553)
Nụ Cười Thiền, không riêng ai cả. Mà chung tất cả, người tu thiền. Ai hiểu được, điểm nụ cười liền. Đó là lúc, Thiền Đăng bừng tỏa!
07 Tháng Tám 20233:29 CH(Xem: 522)
Sơn nhân trầm cảnh tịnh. Giữa bốn bề mông minh. Bao la và bát ngát. Vô biên với vô bờ...
31 Tháng Bảy 202311:08 SA(Xem: 721)
Tu mà hiển lộ Từ Bi. Tự nhiên ta biết ta đi đúng đường. Tình yêu trong cõi vô thường. Là tình ích kỷ ta đương chất đầy.
31 Tháng Bảy 202311:03 SA(Xem: 724)
Xin đừng mở lửa Hỏa Lò. Mỗi khi nghe tiếng nhỏ to rầy rà. Cái TA thích mở lắm nha. Hãy kềm chế nó, nói là: đừng nên!
26 Tháng Bảy 202310:10 SA(Xem: 725)
Dinh dưỡng tự nhiên là sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên không qua nấu, nướng, xào… Do vậy con người nên ăn đúng với thức ăn của con người tức là rau củ hạt và trái cây tươi sống.
24 Tháng Bảy 20234:14 CH(Xem: 836)
Ai dám nói chơi với thiền. Chợt vui cầm bút vẽ thiền chơi. “Bút chạm vườn như, hoa lá thắm. Thơ gieo tâm lặng, ý trong veo”.
24 Tháng Bảy 20234:07 CH(Xem: 913)
Ngồi chơi phải thật ngồi chơi. Ngồi mà không có một lời nói năng. Miệng khép lại hai hàm răng. Lưỡi thì thư giản để tăng không lời.
20 Tháng Bảy 202310:18 SA(Xem: 1395)
Chúc Mừng khóa BN4-2023. Chúc mừng tất cả thiền sinh Năm khóa tu học giáo trình Tánh Không Ni Sư (Triệt Như) cố gắng gieo trồng Từ bi trí tuệ Phật tông độ đời.
17 Tháng Bảy 20232:12 CH(Xem: 643)
Tọa Thiền đừng mong lâu nhiều. Tới đâu hay đó, sẽ nhiều lắm thay! Mỗi ngày một chút, tích đầy. Nhiều ngày tích tụ sẽ đầy “ba lô”.
09 Tháng Bảy 20233:53 CH(Xem: 916)
Cứ giữ Tâm “vô thưởng vô phạt”. Thấy Như Thật mọi vật chung quanh. Dù ồn ào Tâm vẫn vắng tanh. Có rộn rịp, Tâm như bàn thạch.
05 Tháng Bảy 20238:05 SA(Xem: 693)
“ Đây là cách luyện Tế Bào Não Chùm” Nơ Ron “ cùng bảo nhau rằng Ổng muốn im, mình tĩnh lặng nghe Vậy ta hãy tạo vùng tĩnh tịch ! “
25 Tháng Sáu 202310:36 SA(Xem: 881)
Không khởi niệm nói thầm trong não. Không van xin cho riêng mình nụ cười. Không cầu xin cho riêng mình hạnh phúc. Thầm biết ngay sát-na đang là. Sống rỗng lặng tự tại an nhiên. Gieo không lời trổ quả vô sanh.
25 Tháng Sáu 202310:18 SA(Xem: 653)
Nguyện lòng sẽ không sát sanh nữa. Hướng tâm về ngưỡng cửa Thiền môn. Kiếp tới không làm loài cá luôn. Để con người không bị mang nghiệp.
19 Tháng Sáu 20233:20 CH(Xem: 956)
Tinh tấn siêng năng học đạo mầu. Cho lòng thông suốt lý cao sâu. Cho thân thoát khỏi vòng tục lụy. Cho trí sáng ngời - bớt khổ đau.
19 Tháng Sáu 20233:06 CH(Xem: 774)
Hôm nay là Ngày Của Cha. Nhớ Cha, thì Cha đã ra khỏi đời! Lòng con bỗng thấy “vời vời”. Thương Cha, nhớ Mẹ biết đời nào quên!!!
14 Tháng Sáu 20239:08 SA(Xem: 793)
Mỗi chúng ta đều có khả năng tạo hạnh phúc cho chính bản thân. Hãy cố gắng lìa xa ái dục và tự tìm cho mình niềm vui giải thoát.
11 Tháng Sáu 20235:08 CH(Xem: 761)
Khi nhân duyên lần lần hội đủ. Tức khắc liền, Thấy đủ suốt thông. Nếu mong, thì biền biệt xa xăm. Không mong, sẽ trong tầm mắt Thấy!
06 Tháng Sáu 202310:57 SA(Xem: 695)
Diệt sinh trong từng bước. Tâm vô trụ nơi thân. Tứ đại giờ bỗng huyễn. Vô sanh mỉm nụ cười.
05 Tháng Sáu 20237:24 CH(Xem: 724)
Thân cát bụi chỉ là phương tiện. Chẳng khác nào thuyền bơi qua sông. Cũng có lúc thuyền bơi lòng vòng. Theo dòng nước uốn cong qua bến.
29 Tháng Năm 20233:30 CH(Xem: 776)
Muốn Tâm minh trong việc tu hành. Nhất định phải “Tham Thiền Nhập Định “. Muốn vậy phải điều Tâm thật tịnh. TỨC, phải điều cho thật mịn màng.
23 Tháng Năm 20232:09 CH(Xem: 1184)
Kỹ thuật Không Nói trở thành một công thức thực nghiệm vì dựa vào kết quả tự chứng của Thầy Thiền chủ, của Tăng Ni và các Thiền sinh. Tác dụng tối hậu của Ba-la-mật là “phương tiện chuyên chở người qua biển sinh tử đến Niết bàn, đạt được giải thoát tối hậu”. Như vậy, nếu khéo léo thực hành các Ba-la-mật qua Kỹ thuật Không Nói, người tu có khả năng đến bờ bên kia ngay trong một kiếp hay nhiều kiếp.
23 Tháng Năm 20239:30 SA(Xem: 1247)
Cám ơn những bó hoa xinh đẹp đã trao tặng đến các em như là một món quà tinh thần. Nhờ có Vô Thường mà các bông hoa có thể hồi sinh, đem lại những đoá hoa đầy hương thơm đầy màu sắc ấy ngõ hầu làm đẹp cho đời cho dù trước đó nó đã phải chịu đựng những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông.
21 Tháng Năm 20238:57 CH(Xem: 649)
Không đâu linh hiển bằng đây: Bên trong não bộ, thân này của ta. Đó là tấm thân ta-bà. Cũng là cát bụi, cũng là thịt xương!
16 Tháng Năm 20234:30 CH(Xem: 656)
Hãy nhìn thẳng vào bức tranh tôi, Chân ngã! Tự thấy chân dung... đó mới chính là Chân. Thực hành mà không có tôi hành... mới là hành Thực. Cái nhìn thấy người vẽ tranh là Thực. Chân ngã vốn Thực và Chân, chẵng cần tin.
15 Tháng Năm 20238:43 SA(Xem: 729)
Thân cát bụi trở về cát bụi. Hết duyên rồi, tàn rụi còn chi. Nội Tạng ! xin hãy hiến đi! Cứu người sống lại, còn chi thân mình!
11 Tháng Năm 202312:09 SA(Xem: 1046)
Cầu cho tất cả chúng sanh. Sống đời an lạc, bạn lành đồng tu. Thân tâm thoát khỏi ngục tù. Chánh pháp Phật dạy ngàn thu vững bền.
06 Tháng Năm 20237:19 CH(Xem: 770)
Diệu kỳ cái thú Độc Cư. Trầm trong cõi tịnh, như như, bình bình. Một mình, một cõi, nín thinh. Nín thinh đến lúc lộ hình Tâm Đăng...
03 Tháng Năm 202310:43 SA(Xem: 802)
Khởi tâm thiện bố thí một phần cơ thể trong khi mình đang còn sống và nhắc lại tâm thiện lành này trong lúc lâm chung là cận tử nghiệp thiện, thúc đẩy việc tái sinh vào các cỏi phước báu ở đời sau.
01 Tháng Năm 20238:11 SA(Xem: 731)
Bơ vơ như những nhánh cây. Mùa thu lá chết, rơi ngay, lìa cành. Nhánh cây trơ trọi một mình. Vẽ nên cảnh một bức hình bơ vơ !
30 Tháng Tư 20239:34 CH(Xem: 900)
Già ơi! Già hởi già ơi! Sống vui cho trọn tuổi đời đáng yêu. Già ơi! Xin chào mi! Già ơi! Xin chào mi! Già ơi! Xin chào mi!
24 Tháng Tư 20236:24 CH(Xem: 767)
Dẫu rằng vọng tưởng thấp cao Chân tâm tĩnh lặng trước sau "như là" Thấy đời trọn vẹn "như là" Không thêm, không bớt mới là tu tâm
18 Tháng Tư 202311:29 SA(Xem: 948)
VÔ THƯỜNG chợt đến ai biết được. Hôm qua cười nói nay liệt tê. Duyên nghiệp đeo mang giàu nghèo KHỔ. Chấp NGÃ muôn đời vẫn cứ mê.
16 Tháng Tư 20231:29 CH(Xem: 690)
Tôi đang hưởng thú cô đơn. Giữa phố thị, mà như sơn cước miền. Đó là cô đơn Tâm Thiền. Chính tôi tự tạo một miền cô đơn!
16 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 621)
Trường Sơn là dảy núi thiêng. Quanh năm, suốt tháng mây viền đầu non. Suối tuông róc rách reo dòn. Ào ào thác đổ, soi mòn rêu xanh.
16 Tháng Tư 202312:08 CH(Xem: 732)
Đừng tìm hạnh phúc trong vật chất. Đừng tìm hạnh phúc nơi người thương. Vì mình sẽ mất trong một thoáng. Ta quay về nương tựa trong Ta.
09 Tháng Tư 20235:05 CH(Xem: 1077)
Cuộc đời tựa áng mây trôi. Buồn thương chi lắm man man ưu sầu. Thôi thì đất rộng trời cao. Thong dong tự tại an vui tháng ngày!
09 Tháng Tư 20232:42 CH(Xem: 793)
Tích rằng : Mua lại bao nhiêu ? Kỳ Đà Thái Tử nói điều giỡn chơi ! Đem vàng trải hết khắp nơi Ta sẽ bán lại tức thời một khi Ngài Cấp Cô Độc tức thì Đem vàng trải khắp, một ly không chừa.
02 Tháng Tư 20237:31 SA(Xem: 817)
Đố ai thấy được thằng TÔI. Trong Tâm ta đó, nó ngồi ở đâu? Thằng TÔI có không: sắc, màu? Có hình, có dáng, có cao, có lùn?
29 Tháng Ba 20239:36 SA(Xem: 974)
Một lần đã đứng vững trước cái chết, tôi cám ơn Thiền Tánh Không đã giúp cho tôi vượt qua cái tâm sợ hãi, xin tri ân Thầy Thiền chủ đã tìm ra phương pháp tu tập thực hành rất cụ thể, tri ân Ni sư Triệt Như đã mang pháp đến cho chúng con, cũng cám ơn cô Như Chiếu rất nhiệt tình với cả nhóm và cám ơn các anh chị trong đạo tràng luôn gắn bó với tôi. Điều cuối cùng tôi xin nói là "Mỗi người chúng ta cần phải cố gắng tu tập ngay, trước khi quá muộn".
26 Tháng Ba 20237:17 CH(Xem: 823)
Dù có đi đâu Thầy vẫn bên con. Lúc đang ngồi Thiền con ở bên Thầy. Tỉnh Thức con đem vào cuộc sống. Thực hành theo mỗi bước chân đi.
26 Tháng Ba 20237:04 CH(Xem: 858)
Quán mở cửa sớm tinh sương. Nhà sư hành cước lỡ đường vào ăn. Bà già chủ quán hỏi rằng: Ba thời tâm điểm, Thầy ăn thời nào?
22 Tháng Ba 20233:22 CH(Xem: 1059)
Đây Kỳ Viên tịnh xá. Là Vườn ngài cấp cô độc. Nắng trời cao đẹp quá. Cúng dường chư Phật và chư tăng.
19 Tháng Ba 202312:41 CH(Xem: 870)
Lão mang “TÁM TÁM” trên lưng. Xin cho Lão được “tự mừng tuổi “ nghe. Lão hứa, Lão sẽ nín khe. Chỉ đọc nho nhỏ cho nghe bài này.
12 Tháng Ba 202311:52 SA(Xem: 934)
Sớm nào tôi cũng Điểm Tâm. Một viên Tĩnh Tọa, ướp sâm Không lời. Thêm sâm Không Ý, tuyệt vời. Giúp cho Não Bộ một trời tịnh yên.
11 Tháng Ba 20238:15 CH(Xem: 840)
Dã tràng em ơi, mơ gì trên biển? Trong cát vàng xây hạnh phúc bình yên. Em đâu biết sóng rì rào, êm dịu. Vẫn cuốn trôi đi hạnh phúc tròn đầy.
08 Tháng Ba 20239:21 CH(Xem: 973)
Thì ra là vậy, nếu tôi không cười, cái tiếng cười quen thuộc của đứa con gái vốn đã “ghi vào” vùng nhận thức từ bao năm qua, chưa hẳn mẹ đã nhận ra tôi... Chính tiếng cười quen thuộc đó đã gợi lên hình ảnh đứa con thân yêu.
08 Tháng Ba 202310:09 SA(Xem: 1146)
Phật ở trong tâm của mọi người. Vẫn luôn chiếu sáng, vẫn rạng ngời. Vô minh che khuất, nên ô nhiễm. Phật đành mai một. Mãi luân hồi !
05 Tháng Ba 20239:04 CH(Xem: 1017)
Thân cát bụi trả về cát bụi. Thần thức đi theo nghiệp trả vay. Hãy tu mau cho nghiệp bớt dầy. Ngày ra đi, lòng đầy thanh thản!
02 Tháng Ba 20231:18 CH(Xem: 1169)
Chị Diệu Lai đã đi về cõi không có đến, không có đi, không có sanh, không có diệt, chỉ còn để lại trong tôi lòng ngưỡng mộ một người đã âm thầm đóng góp rất nhiều cho Đạo tràng và ra đi thanh thản, an lạc của một người tu Thiền.
01 Tháng Ba 20238:13 SA(Xem: 779)
Nguyện cầu chiến tranh chấm dứt, trả lại thái bình ấm no, lòng người bớt tham lam, sân hận, si mê và biết sống đoàn kết, hài hòa, tương trợ, thương yêu nhau.
26 Tháng Hai 20233:46 CH(Xem: 925)
Men này, có chất Không Lời. Khi men đã thấm, cái “Tôi” cũng tàn. Men này là của Phật ban. Đến nay đã hơn hai ngàn rưởi năm.
25 Tháng Hai 20233:26 CH(Xem: 814)
Anh sẽ đưa em về xứ lạ. Em bàng hoàng chẳng biết nơi đâu. Vì nơi đây chẳng mang tên tuổi. Nhưng quả thật còn quá nhiệm mầu.
22 Tháng Hai 202311:15 SA(Xem: 1015)
Cho và Nhận là vòng tròn Nhân Quả. Thế gian này đâu chỉ riêng ta. Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
20 Tháng Hai 20237:50 CH(Xem: 709)
14 Tháng Hai 20232:41 CH(Xem: 1090)
Vô Thường luôn ở bên ta, Vô Thường thắm thiết như là bạn thân. Vô Thường nhắc nhở ân cần, Sát na sinh diệt xin đừng lãng quên !
11 Tháng Hai 20233:31 CH(Xem: 870)
Ta thiền cùng trăng về. Bây giờ và ở đây. An trụ trong không lời, Tuyệt vời từng phút giây.
08 Tháng Hai 202311:06 SA(Xem: 1030)
Nay mượn lời thô thiển để diễn bày,- Như dùng que củi khô để vẽ lại cánh rừng xanh.- Chỉ là chủ quan của góc nhìn cá nhân.- Xin một lần nữa, chia sẻ cùng bạn đồng hành.
06 Tháng Hai 20238:12 CH(Xem: 857)
Ý biết pháp trần là có chân tâm Quán tiền trán, cái biết không lời Niệm đến rồi đi, không phê bình Biết như vậy là có chân tâm
05 Tháng Hai 20236:18 CH(Xem: 680)
Tôi đã lầm, gieo mầm Vọng Tưởng Còn cho rằng, vui sướng Tâm này Tôi đã lầm, gieo mầm Nói Thầm Còn cho rằng, Tâm đầy phúc lạc
01 Tháng Hai 20237:38 SA(Xem: 863)
Bài Kinh "Một sự dính mắc may mắn" đã giúp con biết sống trong hiện tại và nhờ đó bớt đau khổ phiền não. Con đến với lớp Căn bản này là một "May mắn hiếm có" vì đây là một cột mốc quan trọng đã giúp thay đổi cuộc đời con.
31 Tháng Giêng 20237:50 CH(Xem: 823)
Tôi may mắn có được 1 cuộc đời ổn định về vật chất, gia đạo hài hoà, không ba chìm bảy nổi so với những người bạn của mình, nhưng ngay từ lúc còn bé tôi đã có một cảm nhận rất mơ hồ về sự phù du cuả cuộc đời khi thấy những đám ma đi qua nhà mình, hay chứng kiến sự vui buồn, sướng khổ cuả những người chung quanh mình thay đổi nhanh như gió....
31 Tháng Giêng 20239:41 SA(Xem: 838)
Con xin thành kính Tạ Ơn Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt đã đem hai từ “Không Nói” đến cho các thiền sinh, trong đó có con. Con xin ghi ơn Ni sư Triệt Như đã dắt tay đưa con vào mảnh đất thiền xanh mướt
30 Tháng Giêng 20236:55 CH(Xem: 1286)
PRECUNEUS và KÝ ỨC: Một nén hương kính Thầy - Minh Tuyền
29 Tháng Giêng 20235:42 CH(Xem: 816)
Người ơi, hãy vổ tay ca Bài ca không Nhớ, bài ca Quên đời Bài ca sắc diện sáng ngời Thong dong, tự tại một trời thênh tha
29 Tháng Giêng 20231:49 CH(Xem: 1231)
Nhạc Thiền: CHI RỒI CŨNG QUA - Nhạc: Võ Tá Hân Thơ- Thích Nhất Hạnh & Thích Tánh Tuệ -Trình bày: Như Hà- Tâm Chiếu
25 Tháng Giêng 20234:50 CH(Xem: 759)
NHỚ là chất “Dính” vô cùng, Muốn tẩy cho hết, phải dùng thuốc QUÊN, NHỚ là loại thích lênh đênh, Lềnh đềnh trong Não, thang thênh trong đầu.,
24 Tháng Giêng 20234:37 CH(Xem: 1189)
Và rồi, sẽ thấy tánh không Chân như ở chỗ tánh không đây mà ... Biết cái hiện tại, đang là ... Cố công tìm kiếm không ra được gì,
24 Tháng Giêng 20232:27 CH(Xem: 1008)
Tâm đời thường lang thang Quá khứ như mây ngàn Giăng ngang trên đầu núi Hết hợp rồi đến tan.
17 Tháng Giêng 20235:21 CH(Xem: 736)
Mười sáu năm trọn vẹn theo Thầy, theo Ni sư, tôi bắt đầu vào giai đoạn mới thực tập phần tiếp theo trên con đường tâm linh và cũng sẽ bắt đầu bằng cái Biết vào đầu xuân năm nay - Năm 2023, năm Con Mèo Quý. Thầy ơi! Xuân Biết!
17 Tháng Giêng 20238:13 SA(Xem: 791)
Đầu năm viết ĐÓA MAI VÀNG Như lời chúc TẾT ĐẠO TRÀNG khắp nơi Chúc hết thiền sinh, khắp trời Tròn năm tin tấn, mặt ngời sáng trong !!! Dù pháo Xuân nổ đùng đùng Mà Tâm vẫn tĩnh, ung dung tọa Thiền
15 Tháng Giêng 20233:34 CH(Xem: 846)
Giữa Hư Không con người ta không có gì để nắm bắt, cũng không có gì để bám víu hay để trụ vào. Hư Không. Nó là Nó. Tự nó là vậy. Và muốn biết cuộc sống giữa Hư Không như thế nào, mỗi chúng ta phải tự trải nghiệm thì mới thật sự hiểu được.
11 Tháng Giêng 20231:42 CH(Xem: 936)
Xin cầu chúc nụ cười tươi nở Năm mới về phước cỡ đủ vừa Dư ăn dư mặc còn thừa Từ tâm bố thí người chưa đủ đầy.
10 Tháng Giêng 202312:42 CH(Xem: 739)
Năm cũ có thiên tai, ngheò khổ đến thế nào, con người vẫn hy vọng năm mới sẽ hạnh phúc no ấm hơn. Bởi thế mùa Xuân đồng nghĩa với Hy vọng, Tình yêu và Hạnh phúc. Tôi yêu mùa Xuân vì mùa Xuân mang lại cho tôi tất cả những thứ ấy, mà bạc tiền hay danh vọng không bán được cho tôi.
10 Tháng Giêng 20239:14 SA(Xem: 784)
Phật pháp rộng lớn sâu thâm Thấy ra khuyết điểm cái Tâm của mình Bấy giờ, nào biết phân minh Trải qua nghịch nạn thất kinh cả đời
03 Tháng Giêng 20233:18 CH(Xem: 975)
Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bản là cần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật.
02 Tháng Giêng 20238:20 SA(Xem: 696)
Bài thơ viết ngày đầu năm “TẾT TÂY”, kính tặng tròn năm bạn bè Bao nhiêu phiền lụy “cho de” Niềm vui thì giữ, khỏe re tâm mình !!!
02 Tháng Giêng 20238:17 SA(Xem: 902)
Khi Đông qua, lại đón XUÂN về Cầu Phúc Lộc tròn đủ phủ phê Quý Mão 23, đời an lạc Xã hội thanh bình, người hết mê.
01 Tháng Giêng 20237:57 SA(Xem: 657)
29 Tháng Mười Hai 20228:29 SA(Xem: 1144)
KÍNH CHÚC: Chư tôn đức Tăng ni Tánh Không Quý Huynh đệ khắp các Đạo tràng Tánh Không Quý tác giả trên Diễn Đàn Cùng Nhau Tu học: NĂM MỚI 2023 Thân Tâm thường An Lạc
28 Tháng Mười Hai 202211:22 SA(Xem: 787)
Chào năm cũ, hân hoan mừng Xuân mới Tự dặn lòng sống tỉnh thức mỗi ngày Sống trọn vẹn trong phút giây hiện tại Đón mùa Xuân tươi thắm những nhành mai
27 Tháng Mười Hai 202210:37 CH(Xem: 726)
Ngoái nhìn lại trong Thiền Đường Tỷ, Huynh, Muội thân thương vô cùng Ngày Lễ Thầy đều cùng chung Cố dẹp mọi chuyện, để cùng về đây
27 Tháng Mười Hai 20226:07 CH(Xem: 1114)
BÀI HỌC QUÉT LÁ - Thơ: Diệu Nhân (ĐT Tánh Không Saccamento) - Lời Cổ Nhạc và Trình bày: Tâm Minh (Marc Giang) (ĐT Tánh Không Toulouse, France) -. Cổ nhạc Nam Bộ - điệu Trăng Thu Dạ Khúc
69,256