Mùa đông, những giờ phút cuối của một chu kỳ tương đối xuân hạ thu đông, sắp chấm dứt, để rồi một chu kỳ mới lại bắt đầu: mùa xuân hoa lại nở. Như vậy, dòng sống cứ tiếp diễn mãi không ngừng. Chúng mình cũng y như thế, đã sinh ra thì phải sẽ già, sẽ bệnh và sẽ chết. Làm sao tránh khỏi con đường một chiều này. Cho nên cái ý nghĩa của một đời người là mình phải sống như thế nào cho tốt?
Hôm nay, mùa tưởng niệm Thầy Tổ, xin khơi lại ngọn lửa sáng mà Thầy đã truyền lại cho chúng ta trong suốt 25 năm nương tựa nơi quê hương thứ hai này. Thầy có một bài kệ ngắn, mang tên “ Ngọn Đuốc Chơn Thiền”, tóm gọn nội dung con đường đi của chúng ta.
Ta tự mình thắp đuốc
Ngọn đuốc của chơn Thiền,
Không đảo điên hư vọng,
Qua Không Tánh, Chân Như,
Qua "Tathà" - "Như vậy"
Khơi dậy trí vô sư.
Bằng ngọn đuốc chơn thiền,
Của như thật tri kiến,
Nhìn vạn pháp đang là
Trong không ta, không ngã
Làm phát huy ba lực:
Bi, Trí, Dũng hiên ngang.
Ba Cửa Thành Niết Bàn,
Ta vào tâm rỗng rang.
An trụ trong vô tướng,
Phiền não hết nhiễu nhương.
Chướng duyên hết cản trở,
Giấc mơ sẽ trọn thành,
Bi, Huệ đồng phát sanh.
Đủ duyên ta thừa hành,
Đời đời Bồ Tát Đạo,
Giáo hóa khắp quần sanh.
Bài thi kệ này của Thầy Thiền Chủ đã trình bày con đường đi mà Thầy tâm nguyện là Bồ tát đạo, khế hợp với chủ trương của Đức Phật là: “tự giác- giác tha” và “đối cơ thuyết pháp” đồng thời nêu rõ 4 chủ đề quan trọng trong Phật giáo, thuộc chân đế Bát nhã là:
Và “Ba cửa Giải thoát” hay “Ba cửa thành Niết Bàn”, cũng thưộc chân đế Bát nhã:
Tuy nhiên Thầy đã chọn một pháp để dụng công là Chân như định hay thể nhập Chân Như. Hễ thành tựu chủ đề chân như thì hành giả cũng thông suốt những chủ đề khác. Nhưng làm sao thể nhập chân như? Đây là điều kiện :
Tóm lại, bài thi kệ “Ngọn đuốc Chơn Thiền” này trình bày một con đường tu tập tương đối ngắn gọn, nghiêng về Thiền Huệ. Bước đầu thực hành là pháp Như Thực (Yathābhūta). Dùng giác quan trực tiếp với đối tượng: thấy, nghe, xúc chạm, chỉ Biết hay nhận thức đúng y “cái đang là” trước giác quan của mình, tâm lúc này trung thực, khách quan, tĩnh lặng. Trí năng, ý căn, ý thức yên lặng, lậu hoặc không khởi lên được, ký ức cũng yên lặng. Chúng ta cứ thực tập hoài trong mỗi lúc mình nhớ thì giữ cái Biết thôi, tương ưng với chánh niệm và tỉnh giác. Lần hồi ta có cái tâm trong sạch, thanh thản, khách quan, và cái thấy biết Như Thực, kinh gọi là Như Thực Tri kiến / Yathābhūta ñāna dassana.
Tới đây, làm sao chuyển qua nhận thức Như vậy?
Mình phải hiểu chân như là gì? Phải hiểu ngữ nghĩa của từ:
Trong kinh sách, chân như được trình bày nhiều cách khác nhau.
Thí dụ, trong kinh Phật tự thuyết, phẩm Bồ Đề, Phật giảng:
- Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có Hư không vô biên xứ, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.
(III) (Ud 82)
(Như kinh trên, chỉ khác lời cảm hứng)
- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.
(IV) (Ud 83)
Thí dụ trong hệ thống kinh Bát nhã ba la mật đa, thuộc hệ Phát triển:
- Bạch Thế Tôn, chân như tính của vạn pháp là gì ?
Phật: - Ông nên biết chân như tính rất thâm diệu, chỉ có thể dùng như thật quán tri mà trực nhận chứ không phải dùng lời nói mà diễn tả được. Tại sao ? Vì chân như của vạn pháp vượt ra ngoài văn tự, xa lìa vòng ngôn ngữ, tất cả lời nói không thể nào mô tả được; ngoài mọi sự hí luận, tuyệt hết mọi sự phân biệt; không có bỉ, không có thử, xa lìa mọi hình tướng (appearance), tìm xét cũng không được, không còn trong vòng đối đãi, vượt ra ngoài lý luận (atakkāvacara/ beyond logic), xa lìa các chướng hoặc (free and without obstruction), không thể dùng thức (consciousness) mà biết được. Nó trụ ở chỗ vô sở trụ, vắng lặng, trong sáng; không có ngã; tìm không thể được, không lấy, không bỏ, không nhiễm, không trước, trong sạch, không bợn, tối thượng đệ nhất, tính thường bất biến, dù có Phật ra đời hay không, cái tính đó vẫn thế. Này Ông Thiên Vương, đó là pháp giới (dharmadhātu) vậy.
Chúng ta đọc kinh điển diễn tả “chân như” rất khó hiểu như vậy, gọi là ngữ nghĩa hàn lâm. Khi thực hành thể nhập chân như, ta cần đúc kết lại thành ý nghĩa cô đọng thôi, Thầy đã định nghĩa chân như là “Cái Không Tên”. Vậy chúng ta dùng nhận thức không lời quan sát thì sẽ thấy “cái không tên của cảnh” và “cái không tên của tâm”. Tức là nhận ra được chân như của tất cả pháp.
Kết lại, thể nhập chân như là khi chân như nội tại trong nhận thức biết không lời. Lúc đó, tâm hoàn toàn yên lặng, cảnh cũng yên lặng, cái thấy hoàn toàn khách quan, trống rỗng, cảnh cũng khách quan trống rỗng, cuối cùng là tâm an trụ trong chính nó.
Đây chỉ là một bài thi kệ Thầy sáng tác năm 1999, là một trong nhiều bài thi kệ của Thầy, tặng cho thiền sinh trong khóa tu học, cũng là một món quà tâm linh cống hiến cho đời.
Thiền viện, 29-12-2021
TN
CỐNG HIẾN CHO ĐỜI
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)