HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP039: NGƯỜI CHA

01 Tháng Mười Hai 202111:03 SA(Xem: 4150)
Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 39

NGƯỜI CHA
39 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN

Xưa nay, cuộc đời thường nhắc nhở, ca tụng người mẹ, như là vòng tay trìu mến ấp ủ con, nhất là con gái, thường gần gũi với mẹ nhiều hơn, từ khi thơ dại cho tới lúc trưởng thành, hay tỉ tê tâm sự, có những vụn vặt ánh mắt nụ cười bắt gặp bên đường từ nhà tới lớp học, rồi các khó khăn phức tạp trong đời sống. Mẹ, vẫn được đời tặng cho mỹ danh là “mẹ hiền”, còn cha thì là “nghiêm phụ”. Người cha thường nghiêm trang, cứng cỏi hơn, ít nói, không biểu lộ tình cảm, nên có lẽ con thường thương mẹ mà sợ cha. Mình nói theo thông thường, mà cũng là cái thấy chủ quan của mình nữa. Để hôm nay kể cho các bạn nghe một ấn tượng trong tâm mình, mãi tới bây giờ, chắc cũng 60 năm rồi vẫn còn nhớ.

Lúc đó, khoảng năm đầu lên đại học, trường đại học Văn khoa vẫn còn ở gần chợ Bến thành, gần đường Lê Thánh Tôn ngày xưa, đi bộ ra dạo phố Lê Lợi có 5 phút thôi. Cuối năm học, trường có tổ chức một đêm dạ hội văn nghệ ngoài trời, trong khuôn viên sân trường. Lần đầu trong đời, biết có một đêm vui, trong lòng nao nức, mong cho tới ngày ấy. Nhưng không dám xin phép cha mẹ, cứ suy nghĩ tìm cách làm sao để được phép cha mẹ đây. Còn vài ngày nữa thôi, mình phải ráng lựa lúc chỉ có mẹ ở nhà, thấy mẹ vui, mới dám năn nỉ:

-       Con sắp nghỉ bãi trường rồi, hè này mình có đi tắm biển không? Vài ngày nữa, trường con có một buổi văn nghệ, hai chị em con muốn đi lắm.

-       Ờ, dẫn em con theo.

Lòng mừng khắp khởi, mình e dè nói:

-       Mà ban đêm, từ 6 giờ tới 10 giờ, nhưng con sẽ về sớm, 9 giờ con về.

Thấy mẹ làm thinh, mình năn nỉ:

-       Có mấy người bạn sẽ tới đón rồi tối đưa tụi con về tới nhà. Đi xe nhà.

-       Con xin ba con đi.

-       Má xin ba giùm con đi, con không dám nói đâu. Nhớ nha má. Con mua vé rồi.

Hôm sau, hỏi nhỏ mẹ:

-       Má xin chưa? Ba chịu không?

Mẹ cười. Như vậy là được rồi. Mừng quá.

Đêm văn nghệ thiệt vui, ai cũng mặc đẹp, như dự dạ tiệc vậy, thiệt ra không có tiệc gì, mà chỉ là bạn bè gặp nhau, khoe tươi, khoe đẹp thôi, tha hồ chụp hình. Ra về, gần tới nhà, chỉ nghĩ ba mẹ ở nhà, khuya rồi, chắc cả nhà ngủ hết. Đường vắng người, không có xe ồn ào như Sài gòn bây giờ đâu. Hai chị em, im lặng xuống xe, đóng cửa xe nhẹ nhẹ, vẫy tay chào bạn. Cánh cổng chỉ khép, ba má biết mình sẽ về nên chưa khóa, mình nhẹ tay vòng cái sợi dây xích khóa lại. Hai chị em đi lần ra cửa phía sau nhà, không dám đi cửa trước, gần phòng ba sợ gây tiếng động. Bước lên mấy bậc thang nhè nhẹ mở khoá cửa, tay cầm đôi giày, đi chân trần bước vô nhà. Hai chị em len lén đi, không gây tiếng động, biết cả nhà ngủ hết rồi, im phăng phắc. Thấy phòng khách còn đèn sáng, ủa, ba đang nằm trên ghế bố kìa. Mình đứng sững, không nói tiếng nào, trái tim đập liên hồi. Ba mình đứng lên, từ từ quay lại thấy hai chị em, ba không nói gì, quay lại lấy cây “song hòng” từ từ gài cánh cửa lớn lại, rồi từ từ đi vô phòng, không nói gì. Mình cũng không nói được tiếng nào, hai chị em im lặng đi nhẹ về phòng mình. Đêm đó, không biết có ngủ ngon không, chắc còn nằm mơ thấy ca hát tiếp, chắc có mừng vì ba không rầy tiếng nào.

Chuyện chỉ có vậy thôi, không biết sao tới bây giờ vẫn còn nhớ, cái ấn tượng đứng sững trước mặt ba đêm đó, mặt mình ra sao, mà ba không rầy la tiếng nào. Sau này có lúc tưởng tượng lại cảnh đó, chắc là ba thấy hai đứa con gái nhỏ nay đâu còn nhỏ nữa. Nên ba thông cảm một chút. Ăn mặc đẹp hơn mọi ngày đi học, tay lại cầm hai chiếc giày, đi nhón nhón vô nhà như ăn trộm vậy,     mặt còn vui hí hởn, mà bốn con mắt mở ra tròn vo ngó ba. Bây giờ nhớ lại, chỉ thấy thương ba. Con thì mới hé mắt thấy cuộc đời, bạn bè ai cũng xinh xắn, vui vẻ tươi cười, cha mẹ thì thao thức không ngủ, chờ đợi con về nhà mới an tâm.

 

Vừa khi mình bước vào tu học thì cha mẹ không còn, tưởng như giao đứa con gái cho Tam Bảo rồi, cha mẹ an tâm ra đi vậy. Tuy nhiên, mấy năm đầu vẫn còn hay ra nước mắt, bị ai chèn ép là tủi thân mồ côi. Lần lần hiểu giáo lý, hiểu tâm con người, mình bớt xúc cảm vì chuyện của người khác.

Nhớ hồi mới học khóa căn bản với thầy, cũng 25 năm rồi, mình có một lần kể lại chuyện một hôm đang ăn cơm chung với mấy người bạn cùng nhập thất chỗ của thầy, ai đó vặn nhạc độc tấu đàn tranh, lắng nghe theo âm thanh bổng trầm, cúi đầu xuống chén cơm giấu nước mắt đang rơi xuống chén cơm. Vậy mà thầy ngồi đàng kia lại thấy, thầy cười lên:- Rớt rồi con ơi!

Lúc đó, mình cũng hơn 50 rồi mà sao còn khờ quá. Thấy thầy lúc nào cũng vui vẻ tươi cười, không bao giờ thấy cau mày. Có một lần, mình hỏi thầy:

-       Thưa thầy, bộ thầy không bao giờ...khóc ha thầy?

Thầy ngó mình vài giây, mới nói:

-       Ờ. Thiệt vậy, lúc thầy được về Nam, rồi về Thường Chiếu, gặp Sư Ông, thầy quì xuống ôm chân Sư Ông, gục đầu xuống khóc hức hức, mà sao cũng không có nước mắt !

Chắc là mình khờ thiệt. Sau năm 2007, thầy cho phép thầy Không Chiếu và Triệt Như ra hướng dẫn các đạo tràng. Thầy Không Chiếu chỉ thích tới các đạo tràng gần thôi, thành ra mình phải tới các đạo tràng xa, xa tít mù khơi, qua núi qua biển, mênh mông trời đất. Những năm đầu, mỗi khi vừa đặt chân tới một đạo tràng nào là mình điện thoại về thiền viện ngay tường trình cho thầy biết đã tới nơi an toàn. Mình biết thầy vẫn sợ mình đi lạc, thầy căn dặn thiền sinh lấy vé máy bay phải bay trực tiếp, không ghé đâu hết. Thầy biết mình không giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, thiệt ra chỉ là cái vốn ít ỏi trong mấy năm trung học thôi, lên đại học không học ngoại ngữ nữa, tiếng Đức lại càng dốt, từ nhỏ cũng chưa từng xông pha với đời. Nên khi tới nơibáo cáo cho thầy an tâm. Khi về lại Cali, mình thường nhờ thiền sinh đón về thiền viện. Thỉnh thoảng sau này, khi thầy còn khỏe, cô D. đang ở thiền viện, thì cô đi rước, có khi thầy cũng đi theo xe ngắm cảnh phố phường. Về sau, chân yếu, thầy không đi xa nữa. Mỗi khi đi xa về, luôn luôn mình tường trình chi tiết những chuyện vui vui trong các đạo tràng, nên thầy tuy ở xa, vẫn biết tình hình tu học của mỗi đạo tràng. Sau này, thầy yếu hơn, phải dùng cái walker khi đi đứng và phải có người theo gần. Cô D. phải nghỉ làm và ở luôn tại thiền viện lo việc ăn uống thuốc thang cho thầy. Lúc này, mình thường nhờ các em thiền sinh đưa và đón phi trường.

Một lần, mình từ xa về, gặp em thiền sinh đón, lên xe rồi, mình điện thoại về thiền viện báo tin với mấy sư cô:

-       Em ra khỏi phi trường rồi, về tới thiền viện khoảng 1 tiếng rưỡi nữa sẽ tới, nếu không kẹt xe. Mấy cô nhớ đừng có khóa cổng nha. Em không có leo rào như thầy Không Chiếu được!

Chuyện như vầy, hồi đó hai cổng đều là tự động, ở ngoài muốn vào phải kêu điện thoại vô thiền viện, trong thiền viện bấm nút mở cổng mới được. Nhằm khi giờ ngồi thiền, quý thầy cô vô chánh điện hết, thầy Không Chiếu đi đâu đó, tới cổng kêu hoài không ai nghe, nghe kể, thầy leo qua cánh cổng sắt vô nhà luôn.

Có khi miền đồi núi, không có sóng, cell phone khó xài được, cũng rất bất tiện.

Hôm đó, xe mình vừa về tới cổng thiền viện, nhìn vào trong vườn, xa xa thấy thấp thoáng bóng cái áo vàng, trên bực thềm cao, dưới gốc cây tiêu. Xe chạy chầm chậm tiến vào, nhìn kỷ, a, thầy kìa. Thầy đang ngồi, một mình, trên bực thềm cao, mặt hướng thẳng ra cổng, nên khi còn ở ngoài cổng, mình đã trông thấy thấp thoáng màu vàng. Xe ngừng trong sân, mình chạy vào, mừng thầy:

-       Thưa thầy, con mới về, đi đường không có kẹt xe. Thầy khỏe không? Thầy ra đây ngồi phơi nắng ha.

Mình nói tíu tít, sợ là sẽ rơi nước mắt, khi thấy thầy cười. Thầy chỉ yên lặng cười. Lúc này thầy ít nói lắm. Em thiền sinh tiến tới mừng thầy, em quỳ xuống hai tay ôm đầu gối thầy:

-       Thưa thầy, con đây.

Thầy đưa tay mặt ra, em thiền sinh hai tay ôm tay thầy:

-       Thưa thầy, thầy khỏe không?

Thầy yên lặng cười, vẫn nắm chặt tay em thiền sinh, không buông.
Lúc sau này, mắt thầy đã yếu rồi, nhìn không rõ nữa, thiền sinh nào tới chào, thầy cũng đưa tay ra, sau đó nắm hoài không buông, ai cũng chạnh lòng
 

Đó. Nhắc lại một chút chuyện ngày xưa, chỉ có vậy thôi, mà không biết sao cho tới bây giờ, mỗi khi ngồi trong phòng làm việc, mỏi mắt nhìn ra cổng xa xa, tầm mắt ngang qua góc sân, trong tâm mình vẫn mường tượng thấy bóng chiếc áo vàng ngồi bất động trên ghế trước sân nhà. Rồi lại thấy ba mình nằm trên chiếc ghế bố trong phòng khách thao thức giữa đêm khuya, chờ đứa con gái đi chơi về.

Người cha cao thượng của thế gian, ở đâu đó, ngài có mỏi mắt chờ đợi những đứa con lưu lạc chưa trở về nhà?

 

Thiền viện, 22- 11- 2021

TN       

  

 Line 2
Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 39
NGƯỜI CHA

audio-icon_thumbnail(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)


Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Mười Hai 20215:17 CH
Khách
con cám ơn Cô bài viết này trong mùa tưởng niệm Thầy
sáng sớm đọc bài cô viết...
nhớ Thầy...
nước mắt chảy thành dòng.
73 tuổi, tưởng mình đã lớn...
2 năm không còn Thầy, tưởng mình đã nguôi...
Thầy đâu chỉ cho mình: rõ Pháp Phật,
mà còn thêm nữa:
tình thương cao ngất của người Cha.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 20247:58 CH(Xem: 1267)
Hình Ảnh Tưởng Niệm Ân Sư Tại Thiền Viện Chân Như
30 Tháng Mười Hai 20207:12 CH(Xem: 3087)
ngày 4 tháng 1, 2020 - VIDEO Lễ Di Quan từ Thiền Viện Chân Như và Lễ Trà Tỳ tại nhà quàn Vĩnh Cữu (Houston TX)
14 Tháng Giêng 20206:59 SA(Xem: 4828)
Hình ảnh Tang Lễ Thầy Thiền Chủ - Ngày 1 tháng 1: Lễ Nhập quan và Thọ tang - Ngày 3 tháng 1: Lễ tưởng niệm Tại Thiền Viện Chân Như - Ngày 4 tháng 1: Lễ Di quan và Trà Tỳ
01 Tháng Tư 20208:52 CH(Xem: 4197)
TƯỞNG NIỆM của Hòa thượng THÍCH PHƯỚC TỊNH trong buổi lể trà tỳ Hòa Thượng THÍCH THÔNG TRIỆT
12 Tháng Giêng 20207:39 CH(Xem: 5619)
Bài TƯỞNG NIỆM THẦY Ni Sư Thích Nữ Triệt Như đọc ngày 3 tháng 1,2020 tại Thiền Viện Chân Như vói 3 bức thư cuối cùng thầy gửi trước khi ra đi
31 Tháng Mười Hai 20197:20 CH(Xem: 3894)
Thầy vẫn là tấm gương sáng, là ngọn đại đăng soi đường dẫn lối cho chúng con trên bước đường tu tập.
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 933)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
30 Tháng Mười Hai 202111:25 SA(Xem: 1714)
Nhân ngày lễ húy kỵ lần 2 của Thầy, chúng ta cùng nhau ôn lại những di sản chung mà Thầy đã cho chúng ta với lòng tri ân vô hạn. Chúng ta cần phải tự cố gắng hơn nữa, tự tu, tự giác để cùng nhau thực hiện hoài bão của Thầy tức là “Thiền Đi Vào Đời Sống”.
29 Tháng Mười Hai 20216:42 CH(Xem: 2637)
Bài viết này con ghi lại kỹ niệm giữa hai Thầy trò và những gì con đã nhận ra và thực hành có kết quả qua kỹ thuật Không Nói Thầy đã dạy cho chúng con. Không Đăng thành tâm cảm niệm ân đức sâu dày của Thầy.
29 Tháng Mười Hai 20217:56 SA(Xem: 3709)
HÌNH ẢNH Lễ Húy Kỵ lần thứ 2 Hòa Thượng Thiền Chủ THÍCH THÔNG TRIỆT - 27 Tháng 12, 2021 Tại TỔ ĐÌNH THIỀN VIỆN TÁNH KHÔNG
08 Tháng Mười Hai 20217:55 CH(Xem: 2173)
Karaoke: Cổ Nhạc XE THẦY MỘT SỐ Marc Giang Phổ thơ THIỀN TẬP của Như Nguyên ( ĐT Tanh Không Sydney, Autralia) Điệu Khốc Hoàng Thiên - Cải Lương Nam Bộ Nhạc: Trừ Quang - Văn Dần - Ngọc Tuấn Trình Bày: Marc Giang (ĐT Tánh Không Toulouse, France)
08 Tháng Mười Hai 20216:35 CH(Xem: 1573)
Tôi đã khóc Mẹ, khóc Cha Hôm nay là lần thứ ba, khóc Thầy Biết rằng Vô Thường là đây Mà sao đối diện lòng đầy Khổ Đau
08 Tháng Mười Hai 20219:22 SA(Xem: 4059)
Kính thưa Thầy, dù nói bao nhiêu cũng không đủ diễn tả cái trí như núi và cái tâm như biển của một thiền sư.
18 Tháng Tư 202111:11 SA(Xem: 2882)
Thơ : Thiền sư Thông Triệt (làm tại trại cải tạo Hà Tây, mùa xuân 1982) Đàn kìm : Nghệ sĩ Quốc Tú (https://www.youtube.com/watch?v=V5vQQHpCx₈) Soạn lời cổ nhạc và trình bày : Marc Giang (TK Toulouse, France).
26 Tháng Giêng 20217:00 CH(Xem: 3880)
Hôm nay, ngồi trước di ảnh Thầy, con xin kính dâng lên giác linh Thầy một bài viết kể về chuyện xưa, khi con mới đến gặp Thầy ở Thiền Viện lần đầu tiên. Một câu chuyện thật dễ thương và đầy cảm xúc mỗi khi con nhớ lại
20 Tháng Giêng 20215:52 CH(Xem: 6064)
TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU GIỮA ĐẠI HỌC TÜBINGEN (GERMANY) VÀ HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG (USA) TỪ 2007 ĐẾN 2013 VỀ ĐỀ TÀI “ TƯƠNG QUAN THỰC NGHIỆM GIỮA THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH KHU NÃO BỘ
31 Tháng Mười Hai 202010:30 SA(Xem: 2535)
Kính bạch Thầy, Nếu được nói thêm về Thầy, con sẽ xin thưa: Thầy là một bậc Trí Tuệ và Từ Bi!
31 Tháng Mười Hai 20207:28 SA(Xem: 2181)
“Cảm ơn Thầy đã cho chúng con nghe được tiếng hống của sư tử”. Thầy đã không còn với chúng ta, nhưng tiếng hống vẫn còn vang dội núi rừng. Có người nghe chăng ?
28 Tháng Mười Hai 20207:52 CH(Xem: 2200)
Từ Thầy cất bước thâu thần Thời gian thấm thoát đã tròn một năm
28 Tháng Mười Hai 20201:59 CH(Xem: 2163)
Thắp nén hương con tưởng nhớ Thầy Âm vang lời giảng vẫn còn đây Vô ngôn, đường dẫn vào viên ngộ, Tỉnh thức, đèn soi thoát huyễn say.
28 Tháng Mười Hai 20201:51 CH(Xem: 2417)
Con là thiền sinh Như Lưu thuộc đạo tràng Thiền Tánh Không Adelaide, Úc Châu, ngày hôm nay, nhân buổi lễ tưởng niệm một năm ngày Hòa Thượng Ân Sư Thích Thông Triệt viên tịch, con xin có đôi lời phát biểu để tưởng niệm Thầy và cũng để đóng góp vào công việc tu tập của chúng ta qua gương sống đạo của Thầy.
28 Tháng Mười Hai 202012:57 CH(Xem: 2141)
Chúng con, hội Thiền Tánh Không Paris xin có đôi lời bộc bạch kính dâng hương linh Thầy, Ni Sư cùng Tăng đoàn việc tu tập theo Thiền Phật giáo qua những lời giảng dạy của Thầy và Ni Sư trước đây và chúng con đã làm được trong năm 2020, một năm với nhiều biến cố trong cơn dịch bịnh Covid 19.
28 Tháng Mười Hai 202012:38 CH(Xem: 4284)
Ni Sư Triệt Như - Slide show hình ảnh Thầy.
28 Tháng Mười Hai 202012:20 CH(Xem: 2186)
Trần gian nguyện lực dừng chân Nhân duyên đã mãn... Qui tây nhẹ nhàng Thầy về Phật quốc Niết-Bàn Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba ...
28 Tháng Mười Hai 202011:50 SA(Xem: 2244)
Con là Thuần Trí Tịnh, hôm nay là ngày lễ giỗ đầu tiên của Thầy, ghi nhớ tròn một năm Thầy đã trở về cõi Phật.
28 Tháng Mười Hai 202011:05 SA(Xem: 2184)
Đạo tràng Stuttgart Germany TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ: HÌNH ẢNH CỦA THẦY TỪ 2002
28 Tháng Mười Hai 20208:31 SA(Xem: 4381)
Chúng con nguyện dấn bước đi tiếp con đường mà chư Phật đã đi, chư Tổ cũng đã đi, và Thầy đã để ra biết bao công sức, cầm tay chúng con mà dắt đi từng bước chập chững vào con đường Thiền này.
24 Tháng Mười Hai 20207:00 CH(Xem: 3785)
Nhớ Thầy, chúng con nhớ đến hoài bảo phục vụ nhân sinh qua pháp môn Thiền của Thầy.
24 Tháng Mười Hai 20201:07 CH(Xem: 3707)
22 Tháng Mười Hai 20205:05 CH(Xem: 2101)
Thưa Thầy, con viết những kỷ niệm về Thầy nhân ngày giỗ Thầy như một lời Tri ân của con, một thiền sinh may mắn có duyên lành được học Pháp của Phật qua bài soạn của Thầy và Ni Sư Triệt Như thuyết giảng
18 Tháng Mười Hai 202012:24 CH(Xem: 2270)
Thầy ơi ! Thầy đã đi rồi Thiên thu bất tận ,héo hon nụ cười. Thầy là ngọn đuốc soi đường Giữa đêm tăm tối mịt mù khói sương
18 Tháng Mười Hai 202012:11 CH(Xem: 1954)
Lung linh Dư Ảnh Thầy tôi Như đang ẩn hiện ở nơi Tổ Đình Thầy tôi đâu có vân trình Rời khỏi thế giới vô minh ta bà !
18 Tháng Mười Hai 202011:52 SA(Xem: 2163)
Cho con xin lạy Thầy, ân nghĩa Thầy khắc tạc tâm can . Cho con xin lạy Thầy, dù sư phụ đã lìa thế gian .
16 Tháng Mười Hai 20207:51 SA(Xem: 2236)
Thiền đường xưa còn đây Thầy nay mãi xa rồi Bài Pháp xưa nghe lại Nhận hiểu ý VÔ THƯỜNG
14 Tháng Mười Hai 20209:00 SA(Xem: 2208)
Quì thắp nén hương lòng Tạ ơn Thầy muôn một Huệ mạng thầy trao cho Chúng con luôn ghi tạc.
01 Tháng Mười Hai 20202:29 CH(Xem: 2749)
Một mai Thầy đi xa Các con luôn ghi nhớ Lời Thầy dặn thiết tha Hãy tự mình thắp đuốc Ngọn đuốc của Chân Thiền
04 Tháng Ba 20206:55 SA(Xem: 7935)
Hòa thượng Thích Thông Triệt, Thiền chủ pháp môn Thiền Tánh Không, đã mất ngày 27-12-2019 tại Mỹ, thọ 90 tuổi. Thầy để lại một dòng thiền đặc sắc trong thời hiện đại.
01 Tháng Giêng 20207:15 SA(Xem: 6954)
Thứ bảy 28 tháng 12, 2019 - 10am Lễ TƯỞNG NIỆM Hòa Thượng Ân Sư Thượng THÔNG Hạ TRIỆT tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali do Hòa Thượng THÍCH PHƯỚC TỊNH Chủ Trì Lễ Phật
27 Tháng Mười Hai 20199:32 CH(Xem: 15019)
Thiếu Thời - Thực hành không đúng cách - Ngộ đạo lần đầu - Kết quả pháp tu đúng - Thiền và khoa học - Chụp hình não bộ - Phục vụ nhân sinh qua Thiền
27 Tháng Mười Hai 20197:59 CH(Xem: 6244)
Hoà thượng tôn sư thượng THÔNG hạ TRIỆT, đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 12 giờ 04 phút sáng ngày thứ Sáu 27 tháng 12 năm 2019
69,256