HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 2016

05 Tháng Giêng 20171:00 CH(Xem: 19107)

HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016

TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Tuệ Chiếu

Giới thiệu

Đây là lần thứ 7 cũng là lần đầu tiên Ni Sư Triệt Như hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tích. Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2000. Lần thứ hai vào tháng 11 năm 2004, lần thứ ba vào tháng 11 năm 2006, lần thứ 4 vào tháng 11 năm 2007, lần thứ năm vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 2010 và lần thứ sáu vào tháng 1 năm 2011 đều do Thầy Thiền chủ hướng dẫn.

Chuyến hành hương viếng thăm Phật tích năm nay có 2 mục đích:

1. Ni Sư tạo điều kiện thuận lợi để:

  • hướng dẫn thiền sinh tại các Đạo tràng Thụy sĩ, Pháp, Canada, Úc, Mỹ thực tập các chủ đề đã học từ lớp Căn bản đến các lớp Trung cấp Bát Nhã tại Bồ đề Đạo Tràng;
  • hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tíchchiêm bái các thánh tích để củng cố thêm ý chí hướng đến tâm linh.

2. Giúp thiền sinh nhận rõ giá trị Phật pháp đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tự lực thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

Hành trình hành hương:

Khởi hành từ phi trường Los Angeles lúc 9:26AM ngày 31 tháng 10 năm 2016. Sau 15 giờ 22 phút thì đến phi trường quốc tế Chek Lap Kok tại Hong Kong. Dừng lại đây 1 giờ để đổi chuyến bay và mất thêm 6 giờ 9 phút mới đến Dehli. Đặt chân đến phi trường Indira Gandhi tại Dehli lúc 8:26PM ngày 1 tháng 11 năm 2016. Vì phải chờ đoàn từ Canada nên mãi đến 11:30PM mới về đến khách sạn.

(Click vào hình để xem rõ hơn)

Đoàn hành hương đến phi trường Delhi
Figure 1: Đoàn hành hương đến phi trường Delhi

Đoàn hành hương kỳ này gồm tất cả 67 thiền sinh đến từ các Đạo tràng Thụy sĩ, Pháp, Canada, Úc và Hoa kỳ. Đoàn hành hương được chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm 33 người do Anh Tuệ Vinh làm trưởng nhóm và nhóm 2 gồm 34 người do anh Quang Thông làm trưởng nhóm.

Sáng ngày 2 tháng 11, sau khi ăn sáng xong thì đoàn hành hương được đưa đi viếng Khải Hoàn Môn của Ấn độ (Indian Gate) nơi ghi nhớ 82000 người lính Ấn độ đã hy sinh trong các cuộc chiến từ năm 1914 đến 1921.

Figure 2: Khải Hoàn Môn (India Gate)
Figure 2: Khải Hoàn Môn (India Gate)

Tại Dehli lúc này đang bị khói mù vây kín do vụ nỗ kho làm pháo bông trong vài tuần trước, mùi pháo vẫn còn khắp nơi. Thành phố này bị ô nhiễm trầm trọng do chuyên sản xuất pháo bông. Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là ngày lễ hội Dewali nên pháo bông được sử dụng khắp đường phố về đêm. Giao thông bị trì trệ do các đoàn diễn hành đi trong thành phố.

Sau đó, các thiền sinh được đưa đến chiêm bái xá lợi của Đức Phật được trưng bày tại bảo tàng viện quốc gia. Nơi đây Ni sư Triệt Như đã cùng tất cả các Thiền sinh ngồi tọa thiền. Phải chăng từ trường im lặng lan tỏa khắp phòng khiến cho khách tham quan cũng lặng lẽ theo.

Figure 3: Tọa thiền tại nơi trưng bày xá lợi Phật
Figure 3: Tọa thiền tại nơi trưng bày xá lợi Phật

Figure 4: Tọa thiền tại nơi trưng bày xá lợi Phật
Figure 4: Tọa thiền tại nơi trưng bày xá lợi Phật

Figure 5: Xá lợi Phật được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Delhi
Figure 5: Xá lợi Phật được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Delhi
Figure 6: Hình lưu niệm tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Delhi
Figure 6: Hình lưu niệm tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Delhi

Sau khi ăn trưa, đoàn được đưa đi tham quan các đền thờ trong thành phố như chùa Liên hoa (lotus temple) của đạo Baha’i. Đền thờ nỗi tiếng của người Ấn độ giáo là Akshardham được xây bằng đá cẩm thạch từ Ý và đá cát màu hồng từ vùng sa mạc ở Tây Bắc của Ấn độ. Đền gồm có 234 trụ và 9 tháp. Trong đây có nhiều kiến trúc nỗi bật như sảnh giá trị (hall of values), đài phun nước theo nhạc (musical fountain), vườn cỏ có hình hoa sen.v.v.

Figure 7: Chùa Liên Hoa (Lotus Temple)
Figure 7: Chùa Liên Hoa (Lotus Temple)

Figure 8: Đền thờ Akshardham
Figure 8: Đền thờ Akshardham

Ngày 3 tháng 11, đoàn hành hương rời thủ đô Delhi đi thăm viếng lăng Taj Mahal tại thành phố Agra. Lăng này được Unesco công nhận là một di sản văn hóa thế giới vào năm 1983. Lăng này được xây dựng liên tục trong 22 năm (1632 – 1653). Đây là một công trình mang tính tổng hợp của Ba Tư, Thổ Nhi Kỳ và Ấn Độ. Lăng này do vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu Mumtaz Mahal mất ở tuổi 40.

Figure 9: Lăng Taj Mahal
Figure 9: Lăng Taj Mahal

Figure 10: Mộ của vua Shah và hoàng hậu Mumtaz
Figure 10: Mộ của vua Shah và hoàng hậu Mumtaz

Ngày 5 tháng 11, là một ngày hoàn toàn trên xe bus đi từ Agra đến Sravasti (Sanskrit), tiếng Pāli là Savatthi. Vào thời Đức Phật thì Savatthi tức là Xá Vệ là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala) dưới quyền cai trị của vua Ba Tư Nặc (Pasenadi). Nơi đây, các thiền sinh có dịp thăm viếng Kỳ Viên Tinh Xá do Ngài Cấp Cô ĐộcThái tử Kỳ Đà cúng dường cho Đức Phật, hương thất nơi Đức Phật cư ngụ, cây bồ đề của Ngài Anan, giếng nước hình bát giác nơi Đức Phật hay dùng, và các nền đá của các Tinh xá cũ. Nơi đây, Ni Sưgiới thiệu đến vị thánh tăng Sivali là vị Sa môn đại phúc nên ai thân cận Ngài đều hưởng phúc lợi. Cách Tinh Xá không xa có 2 tháp: Pakki Kuti là nơi Đức Phật giáo hóa cho tướng cướp Vô Não và Kacchi Kuti là nơi ghi dấu nơi cư ngụ của Ngài Cấp Cô Độc. Trên đường đi, đoàn có ghé viếng thăm Tăng Già Thi (Sankasya) là nơi Đức Phật trở về sau ba tháng lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẫu hậu Ma Dachư Thiên. Buổi chiều, đoàn tiếp tục hành trình sang xứ Nepal.

Figure 11: Gò đá nơi Kỳ Viên tinh xá
Figure 11: Gò đá nơi Kỳ Viên tinh xá

Figure 12: Tọa thiền nơi Kỳ Viên tinh xá
Figure 12: Tọa thiền nơi Kỳ Viên tinh xá
Figure 13: Tọa thiền nơi Kỳ Viên tinh xá
Figure 13: Tọa thiền nơi Kỳ Viên tinh xá

Sáng ngày 6 tháng 11, đoàn hành hương đi thăm viếng thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) bên Nepal, cách biên giới khoảng 70km. Cửa thành phía Tây chỉ còn sót lại nền gạch cũ cùng với tấm bảng xác định vị trí của các nhà khảo cổ. Đối mặt sau của cổng thành phía Tây khoảng hơn một cây số là cửa thành phía Đông, nơi mà nửa đêm rạng ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, thái tử Tất Đạt Đa đã âm thầm rời bỏ kinh thành đi tìm đạo giải thoátHướng Tây Nam là vườn cây Ni Câu Đà (Nigrodha) thuộc làng Kudan, nơi vua Tịnh Phạn hội ngộ với Đức Phật sau 13 năm trời xa cách. Tháp cổ nơi ghi dấu Ngài La Hầu La làm lễ xuất gia.

Figure 14: Cửa thành phía Đông
Figure 14: Cửa thành phía Đông
Figure 15: Tháp cổ ghi dấu nơi Ngài La Hầu La xuất gia
Figure 15: Tháp cổ ghi dấu nơi Ngài La Hầu La xuất gia
Figure 16: Nơi vua Tịnh Phạn hội ngộ với Đức Phật sau 13 năm trời xa cách
Figure 16: Nơi vua Tịnh Phạn hội ngộ với Đức Phật sau 13 năm trời xa cách

Nigalihawa là tên một ngôi làng nhỏ. Đây là nơi ghi dấu chỗ ra đời của Đức Phật quá khứ Câu Na Hàm Mâu Ni, (P: Konagamana; Skt.: Kanakamuni). Kanakamuni là Đức Phật thứ năm trong bảy vị cổ Phật (thất Phật). Vào năm 1899, người ta đào thấy ở đây một trụ đá bị gãy đôi của vua A Dục, phần trên dài gần năm thước và phần dưới dài gần một thước, nằm trên mặt đất. Phần trên của trụ đá có ghi hàng chữ Tây Tạng, với câu chú: “Om Mani Padme Hum” (Án Ma Ni Bát Di Hồng) và trên dòng chữ này có khắc hình hai con công. Phần nửa trụ đá dưới có khắc hàng chữ Brahmi (tiếng Ấn Độ thời cổ), ghi lại chuyến đến thăm Ca Tỳ La Vệ của vua A Dục (Asoka).

Figure 17: Nơi ghi dấu chỗ ra đời của đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Figure 17: Nơi ghi dấu chỗ ra đời của Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Dòng chữ: "Om Mani Padme Hum"
Figure 18: Dòng chữ: "Om Mani Padme Hum"


Ngày 7 tháng 11, đoàn hành hương viếng thăm Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là nơi đản sinh của Đức Phật. Các thánh tích gồm nền gạch của đền, nơi Phật đản sinh, hồ nước nơi hoàng hậu Ma Da tắm cho Đức Phật và trụ đá của vua A Dục. Đoàn hành hương làm lễ, tọa thiền tại nền gạch dưới cội Bồ Đềđi thiền hành chung quanh hồ. Sau đó, đoàn đi viếng thăm chùa Bồ Đề Phật Quốc của Thầy Huyền Diệu.

Figure 18: Lâm Tỳ Ni - Nơi đức Phật đản sinh
Figure 19: Lâm Tỳ Ni - Nơi Đức Phật đản sinh

Figure 19: Cột trụ của vua A Dục tại Lâm Tỳ Ni
Figure 20: Cột trụ của vua A Dục tại Lâm Tỳ Ni

Figure 20: Thiền hành quanh hồ nước tại Lâm Tỳ Ni
Figure 21: Thiền hành quanh hồ nước tại Lâm Tỳ Ni
Figure 21: Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lâm Tỳ Ni
Figure 22: Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Tỳ Ni

Figure 22: Chùa một cột trong Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lâm Tỳ Ni
Figure 23: Chùa một cột trong Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Tỳ Ni

Ngày hôm sau 8 tháng 11, đoàn tiếp tục đi đến Câu Thi Na (Kushinagar). Vào thời Đức Phật, Kushinagar (Kusinara) là kinh đô của nước Mala. Bây giờ Kushinagar là một ngôi làng thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, rất gần biên giới với Nepal. Di tích nơi Phật nhập diệt chỉ mới được tìm thấy vào năm 1876. Người ta cũng tìm thấy nơi đây một tượng Phật nằm bằng đá dài 6,1m. Kiến trúc tháp và đền, mà ta thấy ngày nay, là do sự phục dựng vào năm 1956. Bên trong đền là tượng Phật nhập diệt, nằm nghiêng bên phải, đầu về hướng bắc. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc chữ đánh dấu vào thế kỉ thứ năm sau công nguyên. Tượng vốn bằng đồng, nhưng người hành hương lần lượt thếp vàng lên trên. Đoàn hành hương cũng ghé thăm nơi làm lễ trà tỳ cho Đức Phật.

Figure 23: Câu Thi Na - Nơi Phật nhập diệt
Figure 24: Câu Thi Na - Nơi Phật nhập diệt
Tượng Phật nằm khi nhập diệt
Figure 25: Tượng Phật nằm khi nhập diệt
Figure 24: Hình chụp tại hai cây Sala
Figure 26: Hình chụp tại hai cây Sala

Figure 25: Gò đá ghi dấu nơi làm Lễ Trà tỳ cho đức Phật
Figure 27: Gò đá ghi dấu nơi làm Lễ Trà Tỳ cho Đức Phật

Trên đường trở về, chúng tôi cũng được hướng dẫn đi xem một trong tám bảo tháp đầu tiên lưu giữ Xá Lợi Phật của dòng Lichhavis ở Tỳ Xá Ly (Vaishali). Tháp này đã được khám phá vào năm 1958. Cổ vậtXá Lợi được chuyển vào viện bảo tàng quốc gia. Sau đó đoàn rời Nepal và trở về lại Ấn độ. Đến Bồ Đề Đạo Tràng lúc khoảng 5:30 chiều.

Figure 26: Nơi lưu giữ Xá Lợi Phật của dòng Lichhavis khi xưa
Figure 28: Nơi lưu giữ Xá Lợi Phật của dòng Lichhavis khi xưa

Figure 27: Nơi chôn dấu  Xá Lợi Phật của dòng Lichhavis khi xưa
Figure 29: Nơi chôn dấu Xá Lợi Phật của dòng Lichhavis khi xưa

Trong bốn điểm thánh tích (Tứ động tâm, four places that produce enthusiasm), Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là điểm đặc biệt có nhiều người đến chiêm bái nhất. Lúc nào nơi đây cũng đông nghẹt người. Có cả tu sĩ lẫn cư sĩtín đồ khắp nơi trên thế giới. Ta thấy đủ sắc màu của các tông phái Phật giáo ở đây. Kể cả những ngày không có lễ hội, Bồ Đề Đạo Tràng cũng không bao giờ yên tĩnh. Ngày nào cũng có các tu sĩ dùng loa đọc tụng hay trì chú. Âm thanh kinh tụng hay trì chú qua loa sang sảng khiến mọi người và sinh vật xung quanh đều có thể nghe rõ. Tháp Đại Giác (Mahabodhi) là công trình kiến trúc đánh dấu nơi Đức Phật đã ngồi thiềnđạt được đại giác ngộ. Bodhgaya là linh địa duy nhất để một vị Đại Phật xuất hiện. Tương truyền cây Bồ Đề bắt đầu mọc tại đây khi Đức Phật ra đời. Khi chưa có một vị Phật xuất hiện thì Bodhgaya là một nơi bằng phẳng với cát sạch, nơi đây không có một loài cây nào mọc được. Kể cả Sakka (Trời Đế Thích) cũng không thể đi qua vùng không gian phía trên của Bodhgaya. Khoảng hai trăm năm mươi năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, vua Asoka đến thăm nơi Đức Phật thành đạo và đã cho xây Đại Tháp ở đây. Vào năm 2002, Đại tháp Mahabodhi cao 50 mét kiến tạo bởi nhiều loại đá quí, được Unesco xếp vào các công trình di sản của thế giới.

Figure 28: Đại tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 30: Đại tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng

Figure 29: Tọa thiền trước chánh điện tại Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 31: Tọa thiền trước chánh điện tại Bồ Đề Đạo Tràng

Figure 30: Tượng Phật trong Đại tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 32: Tượng Phật trong Đại tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng

Figure 31: Tượng Quan Thế Âm trước Đại tháp
Figure 33: Tượng Quan Thế Âm trước Đại tháp

Figure 32: Kim Cương Tòa tại Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 34: Kim Cương Tòa tại Bồ Đề Đạo Tràng

Cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (mặt phía tây của tháp) chỉ là một nhánh chiết từ cây Bồ Đề tại Tích Lan. Cây Bồ Đề tại Tích Lan có tên gọi là Sri Mahabodhi tree do con gái vua Asoka thưở xưa đem đến Tích Lan từ cành chiết bên phải của cây gốc. Cây Bồ ĐềKim Cương Tòa là 1 trong bảy thánh tích được đánh dấu theo 7 tuần lễ sau khi Đức Phật chứng đạo. Tuần lễ thứ nhất đánh dấu Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát.

Figure 33: Cây bồ đề tại Đề Đạo Tràng
Figure 35: Cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng

Tuần lễ thứ nhì, để tỏ lòng tri ân sâu xa đối với cây Bồ Đề đã che mưa và nắng cho Ngài suốt thời gian tọa thiền để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cây Bồ Đề trọn một tuần không nháy mắt.

Figure 34: Nơi ghi dấu đức Phật đứng nhìn cây Bồ Đề
Figure 36: Nơi ghi dấu Đức Phật đứng nhìn cây Bồ Đề

Figure 35: Hình chụp chung nơi  đức Phật đứng nhìn cây Bồ Đề
Figure 37: Hình chụp chung nơi Đức Phật đứng nhìn cây Bồ Đề

Tuần lễ thứ ba, vì Đức Phật không rời nơi trú ngụ mà vẫn còn quanh quẩn ở cội Bồ Đề nên chư Thiên lúc bấy giờ còn nghi ngờ, không biết Ngài đã đắc quả Phật chưa. Đức Phật đọc được tư tưởng ấy, dùng oai lực thần thông tạo một “đường kinh hành quý báu” (ratana cankamana) và đi lên đi xuống thiền hành suốt trọn tuần.

Figure 36: Nơi ghi dấu đức Phật đi kinh hành
Figure 38: Nơi ghi dấu Đức Phật đi kinh hành

Figure 37: Nơi đức Phật đi kinh hành
Figure 39: Nơi Đức Phật đi kinh hành

Trong tuần lễ thứ tư, Đức Phật ngự trong “bảo cung” (ratanaghara, trong ý nghĩa “cái phòng quý báu”) để nhận ra Lý Tương Quan Nhân Quả (Patthana), tâm và thân Ngài trở nên hoàn toàn tinh khiết và do đó phát ra một vầng hào quang sáu màu là: xanh dương (nila), vàng (pita), đỏ (lohita), trắng (odata), cam (manjettha) và thứ sáu là năm màu pha lẫn (pabhassara). Sau này cờ Phật giáo sử dụng các màu này.

Figure 38: Nhà không mái nơi đức Phật ngự trong tuần lễ thứ tư
Figure 40: Nhà không mái nơi Đức Phật ngự trong tuần lễ thứ tư

Trong tuần thứ năm, Đức Phật ngồi dưới cội Ajapala trứ danh, chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát (vimutti sukha). Vào cuối tuần, khi Ngài xuất ra khỏi trạng thái siêu thế ấy có một vị Bà-la-môn ngã mạn (huhumka jakita) đến gần chào hỏi theo lễ nghi rồi nói:

- Tôn giả Gotama, cho đến khi nào là Bà la môn, và những pháp nào tác thành Bà la môn?

Phật trả lời bằng một bài kệ đại ý nói rằng được gọi là Bà la môn thì vị đó loại trừ các ác pháp, không kiêu căng, nội tâm không nhơ bẩn ; khéo chế ngự cái Ta ; thông suốt kinh Vệ đà, sống có đầy đủ Phạm hạnh, nói đúng pháp ; bất cứ ở nơi nào cũng không có tâm kiêu mạn thì xứng đáng là Bà la môn.

(Kinh Tiểu bộ (Udāna 3), trang 138-139)

Nơi đây vua A Dục dựng lên một tháp. Tháp này đối diện Đại Tháp, cách cội Bồ đề khoảng 65 m

Cũng dưới cội cây này, 2 tuần lễ sau đó, Đức Phật được Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu giảng pháp, sau khi Đức Phật không muốn đi giảng pháp mà Ngài vừa đạt được hoàn toàn chứng ngộ. Vì Đức Phật nhận thấy pháp mà Ngài chứng ngộ nó ngoài phạm vi lý luận.

Figure 39: Nơi đức Phật trả lời thế nào là một vị Bà La Môn
Figure 41: Nơi Đức Phật trả lời thế nào là một vị Bà La Môn

Trong tuần thứ sáu, từ cây Ajapala Đức Phật sang qua hồ Mucalinda và ngự tại đây một tuần lễ để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to kéo đến. Trời sẫm tối dưới lớp mây đen nghịt và gió lạnh thổi suốt nhiều ngày.

Vào lúc ấy Mucalinda, mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật. Đến cuối ngày thứ bảy, thấy trời quang mây tạnh trở lại, Mucalinda tháo mình trở ra và bỏ hình rắn, hiện thành một thanh niên, chấp tay đứng trước mặt Đức Phật. Đức Phật đọc bài kệ như sau:

“Đối với hạng người tri túc, đối với người đã nghe và đã thấy chân lý thì sống ẩn dậthạnh phúc. Trên thế gian, người có tâm lành, có thiện chí, người biết tự kiềm chế, thu thúc lục căn đối với tất cả chúng sanhhạnh phúc. Không luyến ái người, vượt lên khỏi dục vọnghạnh phúc. Phá tan được thành kiến ‘ngã chấp’ quả thậthạnh phúc tối thượng.”

Figure 40: Nơi đức Phật gặp rắn thần Mucalinda
Figure 42: Nơi Đức Phật gặp rắn thần Mucalinda

Figure 41: Tượng đức Phật và rắn thần Mucalinda
Figure 43: Tượng Đức Phật và rắn thần Mucalinda

Vào tuần thứ bảy, Đức Phật bước sang cội cây Rajayatana. Nơi đây có ghi lại Bia Tháp : hai thương buôn người Burma (Miến điện) tên Tapussa và Bhallika trên đường đi về quê, họ đi ngang qua nơi Đức Phật đang ngồi và qui y với Phật.

Đây là lần đầu tiên đánh dấu sự qui y Nhị Bảo cho hàng cư sĩ. Đó là qui y Phật và qui y Pháp. (Bhuddam Saranam Gacchhāmi, Dhammam Saranam Gachhāmi).

Hai cư sĩ này cúng dường bánh có trộn mật ong cho Phật. Sau đó Phật tặng 2 cư sĩ này vài sợi tóc. Họ mang về Miến Điện.

Hiện nay tại Miến Điện, chùa Shevadagon ở Ngưỡng Quang vẫn còn tôn thờ tóc này để chiêm bái

Sau đó từ cội cây Rajāyatana, Đức Phật đến cội cây Ajapāla. Ngồi trên đá, Đức Phật chiêm nghiệm lại về Pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Ngài không muốn đi giảng. Sau đó Phạm Thiên Sahampati xuất hiện, thỉnh cầu Phật.

Figure 42: Nơi đức Phật gặp 2 thương buôn Miến Điện
Figure 44: Nơi Đức Phật gặp 2 thương buôn Miến Điện

Từ ngày 9 đến ngày 16 tháng 11 là thời gian lưu trú và tu tập tại Bồ Đề Đạo Tràng. Mỗi ngày đều đặn 3 thời Thiền lúc 5 giờ sáng, 9 giờ sáng và 3 giờ chiều; mỗi thời là 1 tiếng. Ngoài ra, các Thiền sinh có thể ngồi thiền thêm hay đi thăm các thánh tích tại đây tùy ý.

Figure 43: Tọa Thiền trong Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 45: Tọa Thiền trong Bồ Đề Đạo Tràng

Figure 44: Hình chụp chung trong Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 46: Hình chụp chung trong Bồ Đề Đạo Tràng

Figure 45: Nhóm Nam Cali
Figure 47: Nhóm Nam Cali

Figure 46: Nhóm Houston
Figure 48: Nhóm Houston

Figure 47: Hình chụp chung trong Bồ Đề Đạo Tràng
Figure 49: Hình chụp chung trong Bồ Đề Đạo Tràng

Ngày 11 tháng 11, Ni Sư làm lễ xuất gia đoản kỳ cho 3 thiền sinh và lễ quy y cho 11 thiền sinh tại vườn thiền trong khuôn viên của Bồ Đề Đạo Tràng.

Figure 48: Lễ quy y cho các thiền sinh tại Vườn Thiền
Figure 50: Lễ quy y cho các thiền sinh tại Vườn Thiền

Figure 49: Lễ quy y và xuất gia đoản kỳ cho các thiền sinh tại Vườn Thiền
Figure 51: Lễ quy yxuất gia đoản kỳ cho các thiền sinh tại Vườn Thiền

Figure 50: Hình lưu niệm tại Vườn Thiền
Figure 52: Hình lưu niệm tại Vườn Thiền

Ngày 13 tháng 11, đoàn hành hương viếng thăm Khổ Hạnh Lâm, nơi Đức Phật tu 6 năm khổ hạnh sau đó thăm làng Sujata, chiêm báinhiễu tháp Sujata – nơi mà Đức Phật sau khi rời Khổ Hạnh Lâm, Ngài kiệt sức và được cô Sujata dâng bát cháo sữa. Thăm viếng gò đá gạch nơi cư ngụ của cô Sujata.

Figure 51: Tượng Phật trong thời tu khổ hạnh
Figure 53: Tượng Phật trong lúc tu khổ hạnh

Figure 52: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm
Figure 54: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm

Figure 53: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm
Figure 55: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm

Figure 54: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm
Figure 56: Hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm

Figure 55: Hình lưu niệm tại nơi Cô Sujata dâng bát sữa
Figure 57: Hình lưu niệm tại nơi Cô Sujata dâng bát sữa

Ngày 14 tháng 11, đoàn hành hương viếng thăm núi Linh Thứu. Linh Thứu Sơn (Gridhrakuta) là một ngọn đồi nhỏ (cao chừng 80 mét) trong nhiều ngọn đồi tại vùng này. Đức Phật ở tại nhiều nơi trong thành Vương xá (trong khoảng 12 năm) nhưng Ngài lưu trú nhiều nhất tại Linh Thứu và giảng nhiều kinh tại đây. Gần đỉnh của Linh Thứu có nhiều hang đá mà khi xưa các đại đệ tử của Phật gồm Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Ananda lưu trú và thiền định. Cáp treo đi lên ngọn Bảo Sơn (sát với ngọn linh Thứu) có ngôi chùa do người Nhật xây. Trên đường về từ Linh Thứu sơn, chúng tôi ghé thăm nhà tù đã giam vua Bimbisara và nền đá di tích bệnh viện của Jivaka (ngự y của vua Bimbisara). Trên đường trở về, đoàn hành hương ghé thăm suối nước nóng mà Đức Phậtnói nhiều lần về suối này trong khi thuyết pháp. Có lẽ thỉnh thoảng Đức Phật cũng có đến tắm tại suối này. Xưa kia có một ngôi chùa gọi là Tapodàràma gần suối này. Nay không còn nữa mà chỉ thấy toàn là đền thờ Ấn giáo, được lập ngay trên các vòi nước và hồ tắm. Nước nóng chảy từ trong núi ra được chuyển thành nhiều vòi để cung cấp cho nhiều hồ tắm. Một hồ nước khá nóng để cho những người tắm có thể ngâm mình lâu hơn. Thường nguời Ấn hay dựng lên các ngôi đền Ấn giáo gần các thánh tích của Phật giáo cũng như suối nước này nhắm lôi cuốn lòng tin của nhiều người.

Figure 56: Đỉnh núi Linh Thứu
Figure 58: Đỉnh núi Linh Thứu

Figure 57: Mỏm đá có hình mỏ chim kên kên
Figure 59: Mỏm đá có hình mỏ chim kên kên

Figure 58: Trên đỉnh Linh Thứu
Figure 60: Trên đỉnh Linh Thứu
Figure 59: Tụng Kinh Bát Nhã trên đỉnh Linh Thứu
Figure 61: Tụng Kinh Bát Nhã trên đỉnh Linh Thứu

Figure 60:Tọa Thiền trên đỉnh Linh Thứu
Figure 62: Tọa Thiền trên đỉnh Linh Thứu
Figure 61: Hình lưu niệm trên đỉnh Linh Thứu
Figure 63: Hình lưu niệm trên đỉnh Linh Thứu

Figure 62: Hồ nước nóng gần nơi đức Phật tắm khi xưa
Figure 64: Hồ nước nóng gần nơi Đức Phật tắm khi xưa

Ngày 15 tháng 11, đoàn hành hương viếng thăm đại học Nalanda. Nalanda là tên của một trường đại học xưa cổ tại tiểu bang Bihar, India. Nalanda nằm cách thủ phủ Patna của Bihar 55 dặm về phía đông nam, là trung tâm giáo dục của Phật giáo vào năm 427 đến 1197 sau công nguyên. Nó được coi là đại học lớn đầu tiên trong lịch sử. Năm 1193 Nalanda bị phá hủy bởi đoàn quân Thổ Nhĩ Kỳ do tướng Bakhtiya Khilji cầm đầu. Các học giả coi đây là thời điểm mốc đánh dấu chính thức sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ. Sử gia BaTư Minhaj trong tài liệu the Tabaquat-l-Nasiri mô tả rằng có đến hằng ngàn tu sĩ Phật giáo đã bị thiêu sống và hàng ngàn người khác bị chặt đầu, khi Khilji nổ lực nhổ tận gốc Phật giáo để ươm trồng Đạo Hồi giáo (Islam) tại đây bằng sức mạnh thanh kiếm! Các thư viện kinh sách đã cháy trong nhiều tháng. Khói đã làm tối đen các ngọn đồi thấp chung quanh Nalanda.

Vào cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ Alexandar Cunningham tìm ra dấu tích Nalanda tại ngôi làng Baragaon. Các cuộc khai quật sau đó được các nhà khảo cổ Ấn Độ tiến hành vào đầu thế kỷ 20 khoảng 1915-1937 và gần đây nhất là giữa những năm 1974-1982. Bây giờ tất cả còn lại chỉ là một nền gạch và các mảng tường phế tích.

Cũng trong ngày này, đoàn được đưa đi thăm viếng các chùa lân cận với Bồ Đề Đạo Tràng gồm chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, chùa Miến Điện, Nhật Bản và Thái Lan.

Figure 63: Cổng vào Nalanda
Figure 65: Cổng vào Nalanda

Figure 64: Nền gạch của Đại học Nalanda khi xưa
Figure 66: Nền gạch của Đại học Nalanda khi xưa

Figure 65: Tường đá của Đại học Nalanda khi xưa
Figure 67: Tường đá của Đại học Nalanda khi xưa

Figure 66: Hình lưu niệm tại chùa Tây Tạng
Figure 68: Hình lưu niệm tại chùa Tây Tạng

Figure 67: Tượng Phật của chùa Nhật bản
Figure 69: Tượng Phật ở chùa Nhật bản

Figure 68: Tượng 10 đại đệ tử của đức Phật
Figure 70: Tượng 10 đại đệ tử của Đức Phật

Figure 69: Cửa tam quan của Việt Nam Phật Quốc Tự
Figure 71: Cổng tam quan của Việt Nam Phật Quốc Tự

Figure 70: Hình lưu niệm trước Việt Nam Phật Quốc Tự
Figure 72: Hình lưu niệm trước Việt Nam Phật Quốc Tự

Figure 71:Hình lưu niệm trước Việt Nam Phật Quốc Tự
Figure 73: Hình lưu niệm trước Việt Nam Phật Quốc Tự

Ngày 17 tháng 11, đoàn hành hương đi phát chẫn cho 250 gia đình nghèo tại làng của người hướng dẫn hành hương.

Figure 72: Mền để phát chẫn
Figure 74: Mền để phát chẫn

Figure 73:  Phát chẫn mến và bột nếp cho người địa phương
Figure 75: Phát chẫn mền và bột nếp cho người địa phương

Sau đó, đoàn đi viếng thăm tu viện Tergar của người Tây Tạng. Nơi đây đoàn hành hươngthiện duyên sáp nhập với đoàn Phật tử hành hương do Thầy Pháp Hòa hướng dẫn đến cúng dường, tiếp kiến và bắt tay Ngài Karmapa thứ 17 (Đại Bảo Pháp Vương) của giòng thiền Karma Kagyu.

Figure 74: Đoàn Phật tử Việt Nam dâng lễ cúng dường
Figure 76: Đoàn Phật tử Việt Nam dâng lễ cúng dường

Figure 75: Ngài Karmapa thăm hỏi Tăng Ni
Figure 77: Ngài Karmapa thăm hỏi Tăng Ni
Figure 76: Ngài Karmapa bắt tay từng người
Figure 78: Ngài Karmapa bắt tay từng người

Figure 77: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar
Figure 79: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar

Figure 78: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar với Thầy Pháp Hòa
Figure 80: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar với Thầy Pháp Hòa

Figure 79: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar với Thầy Pháp Hòa
Figure 81: Hình lưu niệm tại tu viện Tergar với Thầy Pháp Hòa

Cuối ngày, Ni Sư phát quà lưu niệm cho tất cả các Thiền sinh và tạo duyên để mỗi Thiền sinh tự phát biểu cảm nghĩ cũng như kết quả tu tập trong suốt 17 ngày qua.

Figure 80: Quà lưu niệm do Ni Sư ban tặng
Figure 82: Quà lưu niệm do Ni Sư ban tặng

Figure 81: Ni Sư đúc kết về chuyến hành hương sau 17 ngày
Figure 83: Ni Sư đúc kết về chuyến hành hương sau 17 ngày

Ngày 18 tháng 11, đoàn hành hương thăm viếng Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển bánh xe pháp; nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như. Sarnath ở bên cạnh và chỉ cách Varanasi 12 km về phía đông bắc. Hai ngàn năm trăm năm trước, nơi đây là một rừng cây xanh tươi, phong cảnh rất đẹp, có rất nhiều nai. Trong kinh Pali, Sarnath được gọi là Migadaya (Vườn Nai, Lộc Uyển) và là nơi có rất nhiều đạo sĩ (pali: isi) nổi tiếng nên Sarnath còn được gọi là Isipatana (nơi chư thiên rơi xuống, chư thiên đọa xứ).

Vườn nai tại Lộc Uyển
Figure 84: Vườn nai tại Lộc Uyển
Figure 82: Lộc Uyển - Nơi Phật chuyển pháp luân
Figure 85: Lộc Uyển - Nơi Phật chuyển pháp luân

Figure 83: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển
Figure 86: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển

Figure 84: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển
Figure 87: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển

Figure 85: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển
Figure 88: Hình lưu niệm tại Lộc Uyển

Ngày 19 tháng 11, đoàn đi đến Ba la nại (Varanasi). Ba La Nại "thành phố vĩnh cửu" là một trong những thành phố lớn của tiểu bang Uttar Pradesh thuộc miền trung bắc Ấn Độ với số dân hơn một triệu người. Thành phố này cũng nổi tiếng vì nền văn minh tâm linh của vùng này hơn 2500 năm qua.  Với người dân Ấn thì đây là một nơi lý tưởng cho sự ra đi vào lúc cuối cuộc đời, họ tin nơi này là cửa ngỏ duy nhất để được thác sinh lên cõi trời.

Sông Hằng đẹp nhất vào lúc bình minh. Chúng tôi ngắm bình minh trên sông Hằng vào lúc rạng sáng. Trời tháng 11 có nhiều sương mù và hơi lạnh. Vào giờ này cũng đã có rất nhiều du khách ra ngắm mặt trời vừa ló dạng trên sông. Các xuồng lần lượt rời cổng trạm chạy dọc theo bờ. Chỉ riêng đoạn sông này có đến mấy cổng trạm. Hôm nay chỉ nhìn thấy một chỗ có thiêu xác, lửa bập bùng và khói tỏa ra trắng xóa một góc sông. Rời Ba La Nại, đoàn hành hương đến sân bay để bay trở về Delhi.

Figure 86: Ba La Nại - Thành phố vĩnh cửu của người Ấn độ
Figure 89: Ba La Nại - Thành phố vĩnh cửu của người Ấn độ

Figure 87: Đi xuồng trên sông Hằng
Figure 90: Đi xuồng trên sông Hằng

Figure 88: Đi xuồng trên sông Hằng lúc bình minh
Figure 91: Đi xuồng trên sông Hằng lúc bình minh

Figure 89: Một nơi thiêu xác trên bờ sông Hằng
Figure 92: Một nơi thiêu xác trên bờ sông Hằng

Figure 90: Bình minh trên sông Hằng
Figure 93: Bình minh trên sông Hằng

Sáng ngày 20 tháng 11, đoàn hành hương đi tham quan lăng mộ của Thánh Gandhi trước khi rời Ấn độkết thúc chuyến hành hương gồm 20 ngày.

Figure 91: Lăng mộ của Thánh Gandhi
Figure 94: Lăng mộ của Thánh Gandhi

Figure 92: Hình lưu niệm nơi lăng mộ của Thánh Gandhi
Figure 95: Hình lưu niệm nơi lăng mộ của Thánh Gandhi

Đối với đạo Phật, hành hương giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Phật tử, nó nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt của người Phật tử với Tam Bảo. Ý tưởng một chuyến hành hương về xứ Phật cũng xuất phát do chính Đức Phật nói ra trong kinh Đại Bát Niết Bàn, khuyên răn những đệ tử thành kính nên một lần thăm viếng bốn nơi quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời Ngài. Hành hương xứ Phật cũng là dịp để chúng ta tìm hiểuchiêm nghiệm sâu hơn về cuộc đời Đức Phật và những giá trị cao cả Ngài để lại. Thiền sinh cũng nhận rõ giá trị Phật pháp đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tự lực thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

Figure 93: Hành trình hành hương năm 2016
Figure 96: Hành trình hành hương năm 2016
Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Giêng 20177:28 SA
Khách
Cảm ơn Sư Huynh Tuệ Chiếu đã tốn nhiều công sức viết bài tường trình chuyến Hành Hương về Xứ Phật lần thứ bảy nầy thật đầy đủ nhưng rất chi tiết . Thật lợi lạc cho mọi người con Phật . Tri ân Sư Huynh nhiều .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1777)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1976)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 1912)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2228)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1720)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2002)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 1982)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1441)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1333)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1782)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1041)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1530)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1290)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1547)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1097)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1170)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1237)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1488)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1134)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1553)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1204)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1526)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1323)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1179)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1727)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
69,256