ƯỚC MƠ ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT
Chương Trình Chụp Hình Não Bộ Ở Đại Học Tübingen
Trong khóa Thiền Căn Bản đầu tiên tổ chức cho người Đức học 3 ngày, từ 02.06.2005 đến 04.06.2005, ở AWO Böblingen có tất cả 12 thiền sinh người Đức tham dự. Trong số các thiền sinh có một cặp vợ chồng người Đức: ông bà Vogtmeyer đến từ Erlangen. Ông Vogtmeyer làm việc ở hãng Siemens, bố của ông ấy là giáo sư của trường Đại học Kỹ Thuật Munchen, đã từng dạy rất nhiều sinh viên Việt Nam, qua mối thiện cảm này ông đã ghi danh khoá học Thiền của Thầy. Trong khóa tu học, ông ấy rất thích thú về việc Thầy dùng máy EEG để đo các thiền sinh khi vào định thì sóng não hiện lên như thế nào. Ông ấy có ý kiến là Thầy nên thực hiện chương trình chụp hình não bộ của Thầy để xác minh vị trí các tánh mà Thầy giảng ở đâu trên vỏ não.
Ông ấy đã liên lạc với một người em là bác sĩ về não bộ ở Mỹ về việc này. Người em cho biết chương trình tìm hiểu về não bộ đã có quá nhiều ở Mỹ, nên việc này rất tiếc không thực hiện được. Đây là nhân duyên đầu tiên gợi ý để chương trình chụp hình não bộ của Thầy được tiếp tục thực hiện.
Phải mãi đến năm 2006 qua sự liên lạc của hai thiền sinh là chị Minh Tuyền Phạm ngọc Thịnh và anh Quang Trí Phạm văn Phú với Đại học Tübingen, chương trình chụp hình não bộ mới thực sự được thành hình. Chị Minh Tuyền trước đây là sinh viên ngành Nha của Đại Học Y Khoa Tübingen và hiện vẫn còn liên lạc với Đại Học nên một người bạn học Đức đã mách cho chị ấy biết nên liên lạc với Phân khoa Thần kinh bức xạ học về việc này.
Qua cuộc tiếp xúc với Tiến sĩ giáo sư Michael Erb thuộc phân khoa Thần kinh bức xạ học, ông ấy đã liên lạc thêm với ông tiến sĩ Ranganatha Sitaram thuộc phòng Tâm lý y học, và hai ông đã cùng nhau thực hiện chương trình chụp hình não bộ của Thầy.
Để làm sáng tỏ cho việc tìm hiểu về các Tánh trong não bộ, Thầy đã dẫn giải cho hai ông Dr. Erb và Dr. Sitaram biết về Kinh Bāhiya mà cách đây trên 2500 năm, Đức Phật đã nói về các Tánh này. Tánh Thấy và Tánh Nghe đã được các nhà khoa học gia khám phá ra từ năm 1992, riêng Tánh Xúc Chạm và Tánh Nhận Thức Biết chưa được xác định ở đâu.
Trong việc tìm hiểu về Tâm của con người trên lãnh vực khoa học, người ta đã bỏ cuộc từ lâu trong việc tìm kiếm ra một nơi trong não bộ làm chủ các cảm xúc và hành động của con người.
Thầy là người đầu tiên muốn chứng minh qua sự tu tập theo lời dạy của Đức Phật: chúng ta có thể tự làm chủ tâm ngôn của mình, đồng thời lúc đó 3 Tánh thuộc cơ chế Tánh Giác sẽ hoạt động.
Đây là một tư tưởng mới chưa được ai đề cập đến trong việc thực hành Thiền từ trước tới nay.
Chúng tôi cảm nhận được tấm lòng từ bi của Thầy muốn chứng minh cho các thiền sinh của mình thấy được những gì Thầy dạy là đúng.
Chúng tôi còn nhớ trong một buổi nói chuyện của ông Dr. Erb với 7 hội Thiền bạn người Đức ỏ AWO Böblingen vào tháng 6 năm 2008, bà Dr. Erb đã nói với chúng tôi là bà ấy không biết ông Dr. Erb đã tìm hiểu về não bộ của Thầy như thế nào, nhưng qua phong thái, thần sắc, và từ trường của Thầy, bà có thể cả quyết Thiền đã mang lại một niềm an lạc thực sự cho Thầy.
Một phương pháp chụp hình não bộ các Tánh đã được hai ông nghiên cứu và đề nghị để thử nghiệm với hai thiền sinh của Đạo Tràng Thiền Tánh Không Stuttgart, anh Quang Nguyên Tô đình Hải và chị Minh Vân Nguyễn thị Vân vào tháng 12 năm 2006.
Trong một thời gian là 12 phút, thiền sinh nằm ở trong máy MRI khi nghe và nhìn thấy tín hiệu ở trên màn ảnh sẽ thực hành 2 phút vọng niệm, và sau đó 3 phút thực hành thiền tùy theo chủ đề của các Tánh trong cuộc thử nghiệm (xin xem phương pháp chụp Tánh Nghe ghi ở dưới).
Sư khó khăn của phương pháp đo là hành giả phải có khả năng thực hành trong một thời gian rất ngắn, từ vọng tưởng qua thiền và sự khác biệt giữa hai trạng thái càng lớn đưa đến một kết quả rõ rệt hơn cho cuộc thử nghiệm.
Riêng với Thầy, khó khăn đầu tiên gặp phải trong khi chụp là Thầy phải làm sao để có vọng tưởng được nhiều trong 2 phút chụp với chủ đề Phải suy nghĩ. Tôi nghĩ riêng các thiền sinh của Thầy không gặp khó khăn này.
Đa số các chương trình chụp hình não bộ của Thầy được thực hiện trong thời gian Thầy qua Đức dạy học. Chương trình dạy học quá nhiều, ngoài ra Thầy đã phải soạn thêm bài vào buổi tối, đã làm cho sức khoẻ của Thầy không được thuận tiện cho việc chụp hình trong vòng 3 đến 4 tiếng liên tiếp trong máy MRI.
Mãi đến tháng 01 năm 2010, qua lời đề nghị của ông Dr. Erb, Thầy đã qua Đức trong một tuần lễ riêng chỉ cho việc chụp hình não bộ và quả thật, kết quả lần này rất là tốt.
Trong kỳ chụp hình này, lần đầu tiên Thầy đã đề nghị chụp các vùng mà Thầy đã dự tính muốn biết từ lâu.
Ngoài các Tánh như mấy năm trước, Thầy đề nghị chụp các vùng tiền trán như: Ý Căn, Ý Thức và Trí Năng, để thấy sự liên hệ đến các vùng Broca, Wernicke, vùng nói thầm và đối thoại thầm lặng. Ông Dr. Erb không ngờ là Thầy có thể kích thích riêng cho từng vùng này trong não bộ hoạt động. Chúng tôi cũng mong chờ kết quả của cuộc thử nghiệm này. Ngoài ra cũng chụp các phương pháp thực hành khác: Nghe Như Thật, Thấy Như Thật.
Một sáng kiến mới lạ là chụp hình não bộ của Thầy trong khi Thầy thực hành 4 từng Thiền của Đức Phật, kết quả của chương trình này rất rõ ràng. Ông Dr. Michael Erb và ông Dr. Ranganatha Sitaram đã quyết định trình bày kết quả 4 từng Thiền này của Thầy trong Đại Hội Não Bộ thế giới vào tháng 6- 2010 ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Chương trình chụp hình não bộ giai đoạn 1
Dưới đây là tổng kết chương trình chụp hình hoạt động não bộ của Thầy, Tăng đoàn, và thiền sinh từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2010.
- Ngày 15.12.2006, chụp hình hai thiền sinh Quang Nguyên và Minh Vân.
- Từ ngày 05.06.2007 đến 19.06.2007, chụp hình Thầy Thiền Chủ, Thầy Không Phổ, Sư Cô Triệt Như, Sư Cô Tường Liên và chị Minh Huệ.
- Ngày 13.05.2008, chụp hình Thầy Thiền Chủ, Sư Cô Triệt Như.
- Ngày 26.05.2009 chụp hình hai thiền sinh Quang Nguyên và Quang Chiếu.
- Ngày 11.06.2009, chụp hình Thầy Thiền Chủ.
- Ngày 22.12.2009, chụp hình thiền sinh Quang Chiếu với phương pháp đo mới.
- Ngày 16.01.2010 và 17.01.2010, chụp hình Thầy Thiền Chủ.
Sau 5 năm trời thử nghiệm, hai ông Dr. Michael Erb và Dr. Ranganatha Sitaram sẽ đại diện Đại Học Tübingen tham dự Đại Hội các khoa học gia thế giới về não bộ (OHBM) được tổ chức ở Barcelona, Spain từ ngày 6 đến ngày 11.06.2010.
Hai ông sẽ triển lãm và trình bày các kết quả về việc tìm hiểu não bộ của Thầy và thiền sinh Thiền Tánh Không qua các kỹ thuật thực hành thiền.
Đây là một niềm khích lệ lớn lao đến với Thầy cũng như cho tất cả các thiền sinh của Đạo Tràng Thiền Tánh Không Stuttgart đã phụ giúp trong chương trình chụp hình hoạt động não bộ.
Lời cuối của bài viết về chương trình chụp hình não bộ ở Stuttgart là lời chân thành cảm tạ đến ông Dr. Michael Erb và ông Dr. Ranganatha Sitaram. Hai ông đã bỏ rất nhiều thì giờ cho chương trình chụp hình não bộ được tiến triển tốt đẹp trong suốt 5 năm vừa qua. Đa số các chương trình chụp hình được tổ chức vào cuối tuần hay ngày lễ để có nhiều thì giờ cho máy MRI, hai ông đã không quản ngại trong việc này.
Mặc dù kết quả của những lần chụp hình nhiều khi không được như ý muốn, tuy nhiên hai ông đã kiên nhẫn và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong chương trình này. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại một nhận định mới trong việc tìm hiểu về Thiền và Khoa Học Não Bộ.
Chúng tôi cầu chúc các kết quả của chương trình chụp hình não bộ với Thiền Tánh Không sẽ giúp Đại Học Tübingen các dữ kiện mới hơn trong việc tìm hiểu về não bộ của con người và trên lãnh vực tâm linh, các thiền sinh sẽ tin tưởng và tinh tấn hơn trong việc thực hành các phương pháp Thiền của Thầy Thiền Chủ chỉ dạy.
(Mệnh lệnh Baseline/ Meditation sẽ được nghe và thấy trên màn ảnh nhỏ trong máy MRI)
Chương Trình Chụp Hình Não Bộ năm 2013
Chương trình chụp hình não bộ giai đoạn 2 (2013)
Thứ Bảy 08.06.2013
Bắt đầu lúc 9 giờ sáng, phái đoàn của Đại Học Tübingen gồm 4 người do ông Dr. Erb cho biết, về phía mình nhiều lắm là 4 người tham dự, gồm Thầy, Thuần Tuệ (là 2 người chụp hình não bộ chính), Cô Dung là thị giả của Thầy và anh Tuệ Nguyên là người quay phim .
Chương trình đo được chia ra như sau:
Đây là chương trình đầu tiên cho mỗi lần đo để biết rõ hơn về cấu trúc cơ thể học não bộ của Thầy như thế nào. Chương trình này kéo dài 5 phút.
2. CHỤP HÌNH VÙNG PRECUNEUS và 3 TRẠM TIẾP VẬN, 42 phút
Để tìm hiểu về hai chương trình trên có 5 phương pháp chụp hình liên tiếp như sau:
- Tín hiệu Relax hiện trên màn ảnh. Thầy ở trong trạng thái thư dãn 10 phút, ít suy nghĩ, đây là điều kiện căn bản để so sánh với các lần đo kế tiếp sau này.
- Tín hiệu Meditation hiện trên màn ảnh. Thầy thực hành phương pháp thở của Đức Phật (Định Niệm hít vào thở ra: Ānapānasati Samādhi) liên tiếp trong 10 phút, gồm 3 bước:
- Thở Có lời. – Trong bước này, Thầy áp dụng phương pháp “thở có lời.” Đó là vừa hít vào và vừa thở ra đều nói thầm câu “Tôi biết tôi hít vào, tôi biết tôi thở ra.” Đây là bước khởi đầu của tiến trình vào Định. Phật gọi trạng thái này là “Định có Tầm có Tứ,” trong thời gian 2 phút.
Chú ý:
Khi bắt đầu áp dụng pháp Định niệm hít vào thở ra, xung lực thần kinh (nerve impulses) từ Cầu não (Pons) thuộc Cơ Cấu Mạng Lưới (Reticular formation) liền tác động thẳng vào Trạm tiếp vận thứ ba (the third Relay Station), tức vùng Hypothalamus. Đồng thời từ nơi Cầu não (Pons) cũng liền truyền xung lực thần kinh trực tiếp đến Trạm Tiếp vận thứ tư là Precuneus. Trong Khoa học Thần kinh, (Neuroscience), Thầy đã xếp vùng Precuneus là vùng tự nhận thức biết (Self Cognitive Awareness). Trong Thiền Phật giáo (Buddhist Meditation), Thầy đã xếp vùng Precuneus tương xứng với “tâm Tathā,” còn với Thiền tông, Thầy xếp Precuneus tương xứng với Phật tánh.
- Thở Không lời. – Trong bước này, Thầy hít vào thở ra bằng “niệm thầm nhận biết” (a thought of tacit awareness) trong thời gian 4 phút. Trong tiến trình này nếu thật sự kinh nghiệm thầm nhận biết, Phật gọi trạng thái đó là “Định không Tầm không Tứ.”
- Thở bằng “niệm tỉnh thức biết” (a thought of awakening awareness). Trong bước này, Thầy áp dụng thở bằng niệm tỉnh thức biết rõ ràng mà trong não vẫn không có lời nói thầm khởi lên, trong thời gian 4 phút. Chú ý: trong 3 tiến trình hít vào thở ra nói trên được Phật giảng dạy trong kinh Định Niệm Hít Vào Thở Ra (Ānapānasati samādhi).
Khi bắt đầu áp dụng pháp Định niệm hít vào thở ra, thì xung lực thần kinh (nerve impulses) từ trạm tiếp vận thứ nhất liền truyền thẳng đến Hypothalamus là trạm tiếp vận thứ ba. Đồng thời từ nơi cầu não cũng liền truyền trực tiếp đến trạm tiếp vận thứ tư là Precuneus.
- Tín hiệu Cognitive Awareness hiện trên màn ảnh. Thầy vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp Thở theo Đức Phật. Rồi bằng chủ đề Nhận Thức trống rỗng, Thầy liên tiếp hít vào thở ra thêm 10 phút nữa để tiến vào Định sâu. Cuối cùng trạng thái Tịnh tức xảy ra. Phật gọi trạng thái này là Định bất động.
- Tín hiệu báo hiện trên màn ảnh với chữ Baseline và Meditation. Thầy thực hành Tánh Nhận Thức Biết với tiến trình 2 phút suy nghĩ, 3 phút thiền, 2 phút suy nghĩ, 3 phút thiền, 2 phút suy nghĩ, tổng cộng 12 phút. Yên lặng tất cả 3 hành không động – Vùng Dưới đồi và vùng ngôn ngữ (gồm: Wernicke, Broca, Vùng nói thầm, vùng đối thoại thầm lặng) sẽ hiện màu xanh, riêng vùng Precuneus ở bán cầu não trái sẽ hiện lên màu đỏ.
- Tín hiệu báo hiện trên màn ảnh với chữ Baseline và Meditation. Thầy thực hành lần lượt 3 Tánh: Thấy, Nghe và Xúc chạm, mỗi Tánh với tiến trình 2 phút suy nghĩ, 3 phút thiền, 2 phút suy nghĩ, 3 phút thiền, 2 phút suy nghĩ, tổng cộng 12 phút.
2. Thực hành Tánh Nghe: bằng cách nghe âm thanh mà không lặp lại nội dung của âm thanh đó ở trong não. Liền lúc đó, tánh nghe ở thùy thái dương hiện lên màu đỏ. Đặc biệt nhất, liền lúc đó tiểu não hiện lên màu xanh.
3. Thực hành Tánh Xúc chạm: bằng phương pháp chỉ biết hoặc biết mà không gọi tên đối tượng, hay chú ý trống rỗng. Bằng cách thở hoặc qua phương pháp cào tay hay phương pháp thư giãn lưỡi trong thời gian 5 phút, vùng xúc chạm tại thùy đỉnh hiện lên màu đỏ.
Các vùng Cơ Cấu Mạng Lưới, Đồi thị, Dưới Đồi và Trước Nêm được xác nhận hoạt động chung với nhau nếu các vùng có cùng cường độ với nhau. Khó khăn là qua kết quả này chưa xác định được hướng đi của 4 trạm tiếp vận từ 1 đến 4 có đúng như Thầy nói hay không mà phải chụp thêm thần kinh não bộ của Thầy bằng phương pháp DTI thì mới khẳng định được.
3. CHỤP HÌNH BA VÙNG HỒI ĐAI, 30 phút
Chương trình kéo dài 20 phút.
5. CHỤP HÌNH TẦM VÀ TỨ, 10 phút 30 giây
Chụp các vùng Ý thức, Ý Căn, và Trí Năng.
Mỗi lần bắt đầu có tín hiệu hiện trên màn ảnh
- Đếm số thầm trong đầu kéo dài 30 giây.
- Trí Năng kéo dài 30 giây (Thấy hình, nghe âm thanh rồi suy luận).
- Ý Căn kéo dài 30 giây (Thấy hình, nghe âm thanh liền khởi ý nhớ nghĩ).
- Ý Thức kéo dài 30 giây (Thấy hình, nghe âm thanh mà không so sánh phân biệt thì vùng này không có mặt).
Thực tập tổng cộng 5 lần kéo dài 10 phút 30 giây.
6. VÙNG NÓI THẦM, ĐỐI THOẠI THẦM LẶNG VÀ BROCA, 8 phút
Mỗi lần bắt đầu có tín hiệu hiện trên màn ảnh
- Đếm số thầm trong đầu kéo dài 30 giây.
- Thực tập vùng Nói Thầm kéo dài 30 giây.
- Thực tập vùng Đối Thoại Thầm Lặng kéo dài 30 giây.
Thực tập tổng cộng 5 lần kéo dài 8 phút.
7. CHỤP HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI GIAO CẢM THẦN KINH VÀ GIAO CẢM THẦN KINH, 10 phút
Tín hiệu báo hiện trên màn ảnh với chữ Yoga Meditation và Buddhist Meditation.
Thấy nghe, hay áp dụng phương pháp thở theo Yoga (tập trung, chú ý hay theo dõi) thì Giao Cảm Thần Kinh hoạt động.
Áp dụng phương pháp thở theo Thiền Phật giáo thì đối giao cảm thần kinh hoạt động.
Thực tập thở theo Yoga và thở theo Thiền Phật Giáo xen kẽ nhau kéo dài 30 giây, tổng cộng 2 lần mỗi lần 5 phút.