Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về
THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
của HT Thích Thông Triệt (2014)
Luận giảng số 8
Research works from Dr. Michael Erb
on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt
Nghiên cứu của Tiến sĩ Michael Erb
về việc thành lập bản đồ não bộ của Thiền sư Thích Thông Triệt
The last measurements of Master Reverend Thích Thông Triệt were performed on 8th and 9th of June 2013. Here I report some of the results from these experiments, combining functional magnetic resonance imaging (f-MRI) with simultaneous high density electroencephalography (EEG, 256 channels).
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
Figure 1: Magnetic Resonance Imaging (MRI, top) and high density electroencephalography (EEG). As there were still problems with the evaluation of the combined EEG (Figure, bottom), I concentrate in the following on the fMRI results.
Hình 1: Ảnh cộng hưởng từ (MRI, hình trên) và điện não đồ mật độ cao EEG. Vì sự đánh giá về kỹ thuật kết hợp với EEG (hình 1, hình dưới) vẫn còn có vấn đề, tôi chú trọng vào kết quả f-MRI như dưới đây.
Figure 2: Residual artifacts in the EEG data
In the different tasks, two types of paradigms have been used, the block design with altering between two different conditions (e.g. a meditation condition and a control condition of “day-to-day thinking”) and runs with continuous task over the whole measurement period. According to this, we used different data evaluation methods showing the difference between activation levels (t-maps) or difference between network connectivity (ECM, Lohmann 2010) based on correlation analysis.
Hình 2: Những vấn đề (bad contact) ở trong dữ liệu EEG
Trong những thí nghiệm khác nhau, hai mô thức thí nghiệm được dùng, mô thức khối (block design) thay đổi luân phiên giữa hai điều kiện khác nhau (ví dụ như điều kiện thiền Định và điều kiện chuẩn "nói thầm") và sự thu thập dữ kiện được thực hiện liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm. Căn cứ trên đó, chúng tôi dùng phương pháp đánh giá dữ kiện khác nhau để tìm ra sự khác biệt giữa các mức độ hoạt động (bản đồ-t) hoặc sự khác biệt giữa mạng lưới liên kết (Eigenvector Centrality Mapping - ECM, Lohmann 2010) dựa trên sự phân tích tính tương quan.
12.1 Different levels of breathing meditation.
Meditation means to recognize the nature of mind, the pure awareness on top of which the thoughts arise like waves on the ocean. To reach this state, the Buddha has introduced a method, which consists of observing the own breathing. In the first stage, one has to say silently (inner speech) “I know that I breathe in, I know that I breathe out.” In the second stage, the inner speech is omitted and a thought of tacit awareness is practiced. The third stage leads to a thought of awakening awareness.
12.1 Mức độ khác nhau của pháp thiền thở.
Thiền có nghĩa là nhận ra bản tánh của tâm, đó là cái Biết Thuần tịnh (pure awareness) trên đó vọng niệm khởi lên như sóng trên mặt biển. Để đạt được trạng thái này, Đức Phật đã giới thiệu một phương pháp bao gồm sự quán sát hơi thở của mình. Trong giai đoạn 1, hành giả thực tập Nói Thầm (nói trong đầu, inner speech,) "Tôi biết tôi hít vào, tôi biết tôi thở ra." Trong giai đoạn 2, buông bỏ lời nói thầm đó và thực hành Thầm Nhận Biết (tacit awareness). Giai đoạn 3 dẫn đến Tỉnh Thức Biết (awakening awareness).
In this experiment, Master Thích Thông Triệt was asked to practice stage 1 in the first 2 minutes of a 10 minutes fMRI measurement, followed by 4 minutes of stage 2 and 4 minutes of stage 3. In order to find out in which way the cooperation between the four relay stations of the brain was changed, we calculated the mean time course of the fMRI signal in the four Regions Of Interest (ROIs, Figure 3): reticular formation (Formatio ret), thalamus (Thal), hypothalamus (Hypothal), and precuneus (Prec).
Trong thử nghiệm này, Thiền sư Thích Thông Triệt thực hành giai đoạn 1 trong 2 phút đầu tiên của 10 phút đo đạt trên máy f-MRI, tiếp theo là 4 phút của giai đoạn 2, và 4 phút của giai đoạn 3. Để tìm ra sự hổ tương tác động giữa bốn trạm tiếp vận của não bộ thay đổi như thế nào, chúng tôi tính toán quá trình thời gian trung bình của tín hiệu f-MRI trong bốn khu vực quan tâm này (ROIs, hình 3): Cơ Cấu Mạng Lưới (Formatio ret), Đồi Thị (Thal), Dưới Đồi (Hypothal), và Precuneus (Prec).
- Thalamus and Hypothalamus (No. 3),
- Precuneus (No. 2, 4 ).
Hình 3: Vị trí của 4 Trạm tiếp vận trong não bộ:
- Cơ Cấu Mạng Lưới (hình 1),
- Đồi Thị và Dưới Đồi (hình 3), và
- Precuneus (hình 2, 4).
Analysis in the three stages (blue, green, red) resulted in the following correlation values between the ROIs (Figure 4).
Phân tích sự tương quan giữa các vùng quan tâm (ROIs) qua 3 trạng thái thiền (thở với lời nói thầm: xanh dương; thở với thầm nhận biết: xanh lục; thở với tỉnh thức biết: đỏ).
Figure 4: Correlation between the four relay stations of the brain (Precuneus, Thalamus, Hypothalamus, and Reticular Formation) in the three stages of breathing meditation.
Hình 4: Tương quan giữa 4 trạm tiếp vận của não bộ (Precuneus, Đồi Thị, Dưới Đồi, và Cơ Cấu Mạng Lưới) trong 3 giai đoạn thiền thở.
The correlation between the precuneus and the thalamus was reduced in the third state (“awakening awareness“). In contrast to this, the correlation between the precuneus and the hypothalamus was increased.
In the second stage, breathing with "tacit awareness”, the activity in the precuneus was changing in opposite direction compared to the activity in the reticular formation (negative correlation) whereas in the third stage the correlation was again positive.
Trong giai đoạn 3 (Tỉnh Thức Biết) sư tương quan giữa Precuneus và Đồi Thị giảm xuống, ngược lại, sự tương quan giữa Precuneus và Dưới Đồi tăng lên.
Trong giai đoạn 2, thở với "Thầm Nhận Biết", hoạt động ở Precuneus thay đổi theo chiều ngược lại, theo chiều hướng âm (negative correlation) so với hoạt động ở Cơ Cấu Mạng Lưới trong khi ở giai đoạn 3, sự tương quan theo chiều dương.
The correlation between the thalamus and the hypothalamus was high only in the first stage (breathing with inner speech) and disappeared in the third stage (“awakening awareness”).
Looking on the correlation between the thalamus and the reticular formation, we found a high positive value in the first stage (breathing with inner speech), a reduced value in the second stage, and again a high value in the third stage. The same pattern was found in the correlation between the hypothalamus and the reticular formation.
Sư tương quan giữa Đồi Thị và vùng Dưới Đồi chỉ cao trong giai đoạn đầu (thở với Lời Nói Thầm trong đầu) và biến mất trong giai đoạn thứ ba (Tỉnh Thức Biết).
Nhìn vào sự tương quan giữa Đồi Thị và Cơ Cấu Mạng Lưới, chúng tôi tìm thấy hệ số tương quan cao trong giai đoạn 1 (Thở với Lời Nói Thầm), rồi giảm trong giai đoạn 2, và lại tăng lên cao trong giai đoạn 3. Sự tương quan giữa Dưới Đồi và Cơ Cấu Mạng Lưới cũng tương tự như vậy.
So the first stage is dominate by a strong correlation between thalamus and the reticular formation (0.65) and a little less correlation between the hypothalamus and the reticular formation (0.41) and between the hypothalamus and the thalamus (0.31). The correlation between the precuneus and the other relay stations is decreasing from the thalamus (0.33), the hypothalamus (0.17) to the reticular formation (0.1).
Như vậy giai đoạn đầu (Nói Thầm) sự tương quan giữa Đồi Thị và Cơ Cấu Mạng Lưới rất cao (0,65) và thấp hơn giữa Dưới Đồi và Cơ Cấu Mạng Lưới (0,41) và giữa Dưới Đồi và Đồi Thị (0,31). Sự tương quan giữa Precuneus và các trạm tiếp vận khác giảm xuống từ Đồi thị (0.33), Dưới Đồi (0.17) đến Cơ Cấu Mạng Lưới (0.1).
The decreasing of the correlation between the precuneus and the other relay stations was even stronger in the second stage (0.35, 0.14, and -1.2). The correlations between the reticular formation and the thalamus (0.19) respectively the hypothalamus (0.12) were much lower than in stage 1. In addition, the correlation between the hypothalamus and the thalamus (0.07) was considerable reduced.
Sự tương quan giữa Precuneus và các trạm tiếp vận khác còn giảm xuống nhiều hơn trong giai đoạn thứ hai (0.35, 0.14, và
-1.2). Sự tương quan giữa Cơ Cấu Mạng Lưới và Đồi Thị (0.19) và Dưới Đồi (0,12), thấp hơn nhiều so với giai đoạn 1. Ngoài ra, sự tương quan giữa Dưới Đồi và Đồi Thị (0.07) giảm xuống đáng kể.
In the third state, the correlation between the precuneus and the other relay stations was more or less equal (0.20, 0.24, and 0.24). The correlations between the reticular formation and the thalamus (0.34) respectively the hypothalamus (0.44) were again increased compared to stage 2. The correlation between the hypothalamus and the thalamus (-0.01) completely disappeared.
Trong trạng thái thứ ba (Tỉnh Thức Biết), sự tương quan giữa Precuneus và các trạm tiếp vận ít nhiều tương đối bình đẳng (0.20, 0.24, và 0.24). Sự tương quan giữa Cơ Cấu Mạng Lưới và Đồi Thị (0.34) và Dưới Đồi (0.44) tăng lên so với giai đoạn 2 (thầm nhận biết). Ngoài ra, sự tương quan giữa Dưới Đồi và Đồi Thị hoàn toàn biến mất (-0.01).
12.2 Bare Cognitive Awareness
In the next measurement session, Master Thích Thông Triệt was asked to practice “Bare Cognitive Awareness” (Nhận Thức Biết Trống Rỗng), the next level of meditation for 10 minutes. We used the calculation of eigenvector centrality maps (ECM) as described in Lohmann et. al. (2010) to analyze this session and compared it to the mean over all sessions. Eigenvector centrality attributes a value to each voxel in the brain such that a voxel receives a large value if it is strongly correlated with many other nodes that are themselves central within the network.
12.2 Nhận Thức Biết Trống Rỗng
Trong lần đo thí nghiệm tiếp theo, thiền sư Thích Thông Triệt thực hành "Nhận Thức Biết Trống Rỗng,” mức độ thiền tiếp theo cao hơn trong 10 phút. Chúng tôi dùng phép tính Bản Đồ Trung Tâm Tính Eigenvector (Eigenvector Centrality Maps, ECM) được mô tả bởi Lohmann et. al. (2010) để phân tích và so sánh thí nghiệm này với trị số trung bình của các thí nghiệm. ECM xác định ra một trị số cho mỗi voxel trong não. Một voxel mang một trị số lớn nếu nó tương quan mạnh với nhiều điểm khác ở giữa mạng lưới.
This method does not require a parceling into ROIs but can be calculated on a voxel-wise level.
The highest increase of connectivity in “Cognitive Awareness” compared to the mean of all other sessions (shown in red in Figure 5) was found in the left Heschl's gyrus (BA 41, BA 42, BA 22). Decreased connectivity (shown in green or blue in Figure 5) was found in the left superior temporal gyrus (BA 22/BA 39).
Phương pháp này không đòi hỏi một phân chia các vùng quan tâm (ROIs) nhưng có thể được tính ở mức độ voxel (voxel-wise).
Sự tăng gia kết nối cao nhất ở "Nhận Thức Biết" so với mức trung bình của tất cả các thí nghiệm khác (màu đỏ trong hình 5) được tìm thấy trong các nếp gấp trái Heschl (BA 41, BA 42, BA 22). Sự giảm kết nối (thể hiện trong màu xanh lục hoặc màu xanh da trời trong hình 5) được tìm thấy trong các nếp gấp trên bên trái thuộc thùy thái dương (BA 22/BA 39).
Figure 5: Different network connection in the session “Cognitive Awareness” Upper row: Brain surface from left and back; Middle row: sagittal and coronal plane in the left Heschl's gyrus (BA 41, BA 42, BA 22); Lower row: sagittal and coronal plane in the left superior temporal gyrus (BA 22/BA 39). Increased connectivity (ECM) in “Cognitive Awareness” compared to the mean of all sessions is shown in red, decreased connectivity is shown in green or blue.
Hình 5: Mạng lưới kết nối (network connection) khác nhau trong thí nghiệm "Nhận Thức Trống Rỗng." Hàng trên: Bề mặt não trái và phía sau; Hàng giữa: mặt cắt dọc và ngang qua nếp gấp trái Heschl (BA 41, BA 42, BA 22); Hàng dưới: mặt cắt dọc và ngang qua nếp gấp trên phiá trái thùy thái dương (BA 22/BA 39). Sự kết nối tăng lên (ECM) trong lúc "Nhận Thức Trống Rỗng" so với số lượng trung bình của tất cả thí nghiệm khác thể hiện qua màu đỏ, và sự giảm thiểu kết nối được thể hiện qua màu xanh lá cây hoặc màu xanh da trời.
Figure 6: Schematic position of the Heschl's gyri (BA 41, BA 42, BA 22), left middle temporal gyrus (BA 22), and left angular gyrus (BA 39).
Hình 6: Đồ hình vị trí các nếp gấp Heschl (BA 41, BA 42, BA 22), nếp gấp giữa bên trái thùy thái dương (BA 22), và nếp gấp góc (angular gyrus) trái (BA 39).
12.3 Nature of Cognition
In the following session, Master Thích Thông Triệt was asked to alter between normal day-to-day discursive thinking (baseline condition) and the practice of “Nature of Cognition” corresponding to the “Bare Cognitive Awareness”, the bare cognition of things without reflexing and reasoning. The total duration of this run was 12 minutes with 2 min. baseline – 3 min. meditation – 2 min. baseline – 3 min. meditation – 2 min. baseline. With this paradigm one can calculate the difference of the activation levels between the two conditions (t-maps). Regions with a significant increase of the activation level in the meditation condition compared to the baseline condition are shown in red. In contrast to this, regions with significant decrease of the activation level in the meditation condition compared to the baseline condition are shown in green or blue.
12.3 Tánh Nhận Thức
Trong phần thí nghiệm kế tiếp, thiền sư Thích Thông Triệt thay đổi giữa Nói Thầm (tiêu chuẩn, baseline) và thực hành "Tánh Nhận Thức" tương ứng với "Nhận Thức Biết Trống Rỗng," nhận thức đơn thuần không suy nghĩ và lý luận. Thời gian tổng cộng của thí nghiệm này kéo dài 12 phút với 2 phút làm chuẩn (baseline), 3 phút thiền, 2 phút chuẩn, 3 phút thiền, 2 phút chuẩn. Với mô thức này ta có thể tính toán sự khác biệt của các mức độ hoạt động giữa hai điều kiện (bản đồ-t). Vùng não bộ nào có sự gia tăng đáng kể trong trạng thái thiền so với trạng thái chuẩn hiện lên màu đỏ. Ngược lại, vùng nào giảm thiểu hoạt động đáng kể trong lúc thiền so với mức tiêu chuẩn hiện ra màu xanh lá cây hoặc màu xanh dương.
In this session we found the highest activation in the triangular part of the left inferior frontal gyrus corresponding to the Brodmann area 46 (BA 46). This region plays a role in sustaining attention and working memory and is involved in exhibiting self-control. The highest deactivation was found in the orbital part of the left middle frontal gyrus which belongs to Brodmann area 10 (BA 10). This region is involved in strategic processes, in memory recall and various executive functions.
Trong phần thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy sự hoạt động cao nhất ở phần tam giác của nếp gấp dưới bên trái của vùng tiền trán tương ứng với vùng Brodmann 46 (BA 46). Vùng này đóng một vai trò trong việc duy trì sự chú ý, ký ức vận hành, và sự tự kiểm soát (self-control). Sự ngưng hoạt động cao nhất được tìm thấy ở phần orbital (orbital part) của nếp gấp giữa bên trái tiền trán thuộc vùng Brodmann 10 (BA 10). Vùng này tham dự vào tiến trình thành lập kế hoạch, gợi lại ký ức, và nhiều chức năng điều hành khác.
Figure 7: Different activation levels between “Nature of Cognition” and baseline condition (day-to-day thinking). Upper row: Brain surface from front and left; Middle row: coronal and sagittal plane in the triangular part of the left inferior frontal gyrus (BA 46); Lower row: coronal and sagittal plane in the orbital part of the left middle frontal gyrus (BA 10). Increased activation in “Nature of Cognition” compared to “day-to-day thinking” is shown in red, decreased activation is shown in green or blue.
Hình 7: Mức độ hoạt động khác nhau giữa "Tánh Nhận Thức" và điều kiện chuẩn baseline (suy nghĩ thường ngày). Hàng trên: Bề mặt não từ phía trước và bên trái; Hàng giữa: Mặt cắt ngang và dọc vùng tam giác (triangular part) của nếp gấp tiền trán dưới (BA 46); Hàng dưới: Mặt cắt ngang và dọc ở phần orbital (orbital part) của nếp gấp giữa bên trái tiền trán (BA 10). Sự tăng gia hoạt động ở "Tánh Nhận Thức" so với “nói thầm thường ngày" được thể hiện qua màu đỏ, sự giảm thiểu hoạt động được thể hiện qua màu xanh lá cây hay xanh dương.
Figure 8: Schematic position of Brodmann Area 46
Hình 8: Đồ hình vị trí của vùng Brodmann 46
Figure 9: Schematic position of Brodmann Area 10
Hình 9: Đồ hình vị trí vùng Brodmann 10
12.4 Different levels of thinking
In a further session, we used again the block design to distinguish between different levels of thinking. To be more sensitive, we used a block length of 30 seconds and altered between four conditions: “Count”, “Intellect”, ”Mind base”, and ”Consciousness”. The control condition “Count” was counting from 1 to 10 with inner speech (“Đếm Thầm số 1 – 10”, o). The first activation condition “Intellect” was discursive thinking about objects, interpretation or their relation to other things, and making plans for the future (“Trí Năng”, I). The second activation condition “Mind base” was to ruminate, to speculate, and to remember objects and their relation to one self (“Ý Căn”, M). The third activation condition “Consciousness” was to differentiate, to compare, and to evaluate objects and their relation to the context and environment (“Ý Thức”, C). The four conditions were presented on the display in the order o-I-M-C-o-M-I-C-o-M- C-I-o-C-I-M-o-I-C-M-o. So each condition occurred 5 times in the whole measurement of 10 minutes and 30 seconds.
12.4 Những mức độ khác nhau của sự suy nghĩ
Trong một lần đo khác, chúng tôi dùng thiết kế khối (block design) để phân biệt các mức độ khác nhau của sự suy nghĩ. Để cho sự đo đạt bén nhạy, chúng tôi dùng thời gian là 30 giây cho mỗi khối thí nghiệm, và thay đổi luân phiên giữa bốn điều kiện: "Đếm số," "Trí Năng," "Ý Căn," và "Ý Thức." Điều kiện chuẩn "Đếm số" được đếm thầm từ 1 đến 10 (Đếm Thầm, o). Điều kiện hoạt động đầu tiên của"Trí Năng" là đối thoại thầm lặng về các đối tượng, về sự giải thích hay về sự tương quan của chúng với những đối tượng khác, và lập kế hoạch tương lai (Trí Năng, I). Điều kiện hoạt động thứ hai của "Ý Căn" là nghiền ngẫm, suy đoán và nhớ lại các đối tượng và sự liên hệ của chúng đối với mình (Ý Căn, M). Điều kiện hoạt động thứ ba của "Ý thức" là phân biệt, so sánh, và đánh giá các đối tượng và sự liên quan của chúng với hoàn cảnh và môi trường (Ý Thức, C). Bốn điều kiện được trình bày trên màn hình theo thứ tự o-I-M-C-o-M-I-Co- M-C-I-o-C-I-M-o-I-C-M-o. Như vậy mỗi điều kiện được xảy ra 5 lần trong toàn bộ đo đạt kéo dài 10 phút và 30 giây.
Figure 10: Different activation levels between “Consciousness” and baseline condition (“Count from 1 to 10”). Upper row: Brain surface from front and right; Middle row: coronal and sagittal plane in the orbital part of the right middle frontal gyrus (BA 10); Lower row: coronal and sagittal plane in the right rolandic operculum (BA 43). Increased activation in “Consciousness” compared to “Count” is shown in red, decreased activation is shown in green or blue.
Hình 10: Mức độ hoạt động khác nhau giữa "Ý thức" và điều kiện chuẩn ("Đếm từ 1 đến 10"). Hàng trên: Bề mặt não bộ từ phía trước và bên phải; Hàng giữa: Mặt cắt ngang và dọc ở phần orbital (orbital part) ở nếp gấp giữa bên phải tiền trán (BA 10); Hàng dưới: Mặt cắt ngang và dọc ở vùng rolandic operculum bên mặt (BA 43). Sự tăng gia hoạt động của "Ý Thức" so với "Đếm Thầm" hiện màu đỏ, sự giảm thiểu hoạt động hiện màu xanh lá cây hoặc xanh dương.
For the condition “Intellect” we found increased activation in the orbital part of the left middle frontal gyrus (BA 10), the same region which was decreased in the “Nature of Cognition” condition described before and seems to be connected to the day-to-day thinking. For the condition “Consciousness” we found increased activation on the other side, in the orbital part of the right middle frontal gyrus (BA 10) and in the right rolandic operculum (BA 43).
Đối với điều kiện "Trí Năng," chúng tôi nhận thấy sự gia tặng hoạt động ở phần orbital (orbital part) của nếp gấp giữa bên trái tiền trán (BA 10), hoạt động ở vùng này giảm xuống trong điều kiện "Tánh Nhận Thức" đã được mô tả trước đây và dường như có liên kết với sự suy nghĩ thường ngày. Trong điều kiện với "Ý Thức," chúng tôi nhận thấy sự tăng gia hoạt động ở phần orbital (orbital part) của nếp gấp giữa bên mặt tiền trán (BA 10) phía bên kia bán cầu não, và ở vùng rolandic operculum bên phải (BA 43).
Figure 11: Schematic position of Brodmann Area 43
Hình 11: Đồ hình vị trí của vùng Brodmann 43
Conclusion
In the three states of breathing meditation, we found considerable changes in the correlation structure between the four relay stations of the human brain. In the first two states (inner speech and tacit awareness), the correlation between the precuneus and the other relay stations decreased corresponding to the hierarchy level, highest correlation with the thalamus, lower correlation with the hypothalamus, and smallest (or even negative) correlation with the reticular formation. In contrast to this, the third stage (awakening awareness) resulted in equal correlation with all three structures.
Network structure also changed in the “Bare Cognitive Awareness” Meditation session showing higher eigenvector centrality of the left Heschl's gyrus, the primary auditory cortex, and lower eigenvector centrality of the posterior part of the left superior temporal gyrus and the left angular gyrus, structures involved in semantic language processing.
The meditation session with “Nature of Cognition” altered with day-to-day discursive thinking we could show a decrease of activity in the left BA 10, which is mainly engaged in verbal reasoning and planning, and an increase in the left BA 46, which is related to attention and self-control.
The investigation of the different levels of thinking showed a shift of activation in the middle frontal gyrus (BA 10) from the left side (as in the day-to-day thinking condition) to the corresponding structure on the right side engaged in context processing.
Kết luận
Trong ba trạng thái của thiền thở, chúng tôi nhận thấy có những thay đổi đáng kể trong sự tương quan giữa bốn trạm tiếp vận của bộ não con người. Trong hai trạng thái đầu tiên (Nói Thầm trong não và Thầm Nhận Biết), sự tương quan giữa Precuneus và các Trạm Tiếp Vận Khác giảm xuống theo thứ tự, cao nhất với Đồi Thị, thấp hơn với Dưới Đồi, và nhỏ nhất (hoặc ngay cả đến số âm) với Cơ Cấu Mạng Lưới. Ngược lại, trạng thái thứ ba (Tỉnh Thức Biết) có sự tương quan như nhau với tất cả 3 cấu trúc.
Cấu trúc mạng lưới cũng thay đổi ở giai đoạn thiền "Nhận Thức Biết Trống Rỗng" cho thấy trung tâm tính eigenvector của nếp gấp trái Heschl, vùng vỏ não chính của tánh Nghe cao hơn, và trung tâm tính eigenvector của phần sau của nếp gấp trên bên trái thái dương và nếp gấp góc (angular gyrus) trái, cấu trúc liên quan đến việc xử lý ngôn ngữ ngữ nghĩa, thấp hơn.
Trong lần thiền với "Tánh Nhận Thức" không suy nghĩ, chúng tôi nhận thấy sự sụt giảm hoạt động ở vùng BA 10 bên trái, đây là vùng chính yếu tham dự vào việc lý luận bằng lời nói và lập kế hoạch, và hoạt động gia tăng ở vùng BA 46 bên trái, là vùng liên quan đến sự chú ý và tự kiểm soát (self- control).
Nghiên cứu về mức độ suy nghĩ khác nhau, cho thấy hoạt động ở nếp gấp trán giữa (BA 10) từ phía bên trái (như trong điều kiện suy nghĩ thường ngày) xê dịch từ bên trái đến cấu trúc tương ứng ở phía đối diện bên phải liên quan trong các việc xử lý nói trên.
Acknowledgements
We thank all supporters from Śūnyatā Meditation Association who helped to realize these measurements.
Special thanks to Ashish Kaul Sahib and Bankim Chander for the assistance with applying the 256 channel EEG system and performing the measurements. We also thank Prof. Dr. Klaus Scheffler from the Department of Biomedical Magnetic Resonance, University Hospital Tübingen, Germany for providing the opportunity to use time and the equipment to perform this study.
Lời cảm ơn
Chúng tôi cảm ơn tất cả những người trợ giúp từ Hội Thiền Tánh Không đã giúp đỡ thực hiện các thí nghiệm này.
Đặc biệt cảm ơn ông Ashish Kaul Sahib và ông Bankim Chander đã hổ trợ việc áp dụng hệ thống EEG 256 channels, và thực hiện các việc đo đạt. Chúng tôi cũng cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Klaus Scheffler từ Phân khoa Y Khoa Sinh Học Cộng Hưởng Từ, Bệnh viện Đại học Tübingen, Đức quốc đã cung cấp cho chứng tôi cơ hội sử dụng thời gian và thiết bị để thực hiện công cuộc nghiên cứu này.
References
Lohmann G, Margulies DS, Horstmann A, Pleger B, Lepsien J, Goldhahn D, Schloegl H, Stumvoll M, Villringer A, Turner R.: Eigenvector centrality mapping for analyzing connectivity patterns in fMRI data of the human brain. PLoS One. 2010 Apr 27;5(4):e10232. doi:
10.1371/journal.pone.0010232.
The schematic pictures of the brain regions were taken from http://en.wikipedia.org/wiki/ and http://gehirnlernen.de
Tham khảo
Lohmann G, Margulies DS, Horstmann A, Pleger B, Lepsien J, Goldhahn D, Schloegl H, Stumvoll M, Villringer A, Turner R.: Eigenvector centrality mapping for analyzing connectivity patterns in fMRI data of the human brain. PLoS One. 2010 Apr 27;5(4):e10232. doi:
10.1371/journal.pone.0010232.
The schematic pictures of the brain regions were taken from http://en.wikipedia.org/wiki/ and http://gehirnlernen.de
About the author of this article
Michael Erb (michael.erb@med.uni-tuebingen.de) studied physics at the Universities of Karlsruhe and Tübingen, Germany, and graduated in 1985. He pursued his Ph.D. Studies on artificial neural networks at the Max Planck Institute for Biological Cybernetic in Tübingen from 1986– 1990. After a research visit at the Institute for Brain Research, University of Düsseldorf, he was a research fellow at the Institute for Neurophysics, University of Marburg, Germany.
From 1995-2011, he has been a research fellow at the Department of Neuroradiology, University of Tübingen, performing fMRI studies on several topics. Since 2011, he is a research fellow at the Department of Biomedical Magnetic Resonance, University of Tübingen and since 2012 guest scientist at the Max Planck Institute for Biological Cybernetic in Tübingen. He is involved in building MR compatible stimulation devices and programming MR pulse sequences and analysis software.
Về tác giả của văn kiện này
Michael Erb (michael.erb @ med.uni-tuebingen.de) học vật lý học tại trường Đại học Karlsruhe và Tübingen, Đức Quốc, tốt nghiệp vào năm 1985. Ông tiếp tục cấp Tiến sĩ theo đuổi việc nghiên cứu về mạng lưới thần kinh nhân tạo tại Viện Sinh Học về Cybernetic Max Planck tại Tübingen từ 1986 - 1990. Sau lần được mời nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Não bộ, Đại học Düsseldorf, ông là một nghiên cứu sinh tại Viện Vật Lý Thần Kinh, Đại học Marburg, Đức.
Từ 1995-2011, ông là một nghiên cứu sinh tại Viện Thần Kinh Bức Xạ Học, Đại học Tübingen, điều khiển máy fMRI cho nhiều đề tài nghiên cứu. Từ năm 2011, ông là một nghiên cứu sinh tại Khoa Y Khoa Sinh Học Cộng Hưởng Từ (Biomedical Magnetic Resonance), Đại học Tübingen và từ năm 2012 là khoa học gia khách tại Viện Điều Khiển Học Sinh Học Max Planck tại Tübingen. Ông tham gia vào việc thiết lập những thiết bị tương hợp và lập trình pulse sequence cho máy MR và nhu liệu dùng cho việc phân tích.
TÀI LIỆU XEM THÊM:
VIDEO:
Giới Thiệu Đại Học Tubingen và Dr. Michael Erb
https://youtu.be/-FqDP24_sdg
VIDEO:
Chụp Hinh Não Bộ Của: Hòa Thượng Thích Thông Triệt Năm 2013 tại Đại Học Y Khoa Tubingen, Đức Quốc
https://youtu.be/oV3TdXg4GgE
CLICK vào hình để xem lớn hơn