Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨCTHỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 7
Bài đọc thêm số 3
Bệnh Tâm Lý
UẤT CẢM: Stress
Đại cương
Trong cuộc sống hằng ngày, con người gồm mọi trình độvăn hóa, kiến thức, tâm đời hay tâm đạo, mọi thành phần nghề nghiệp (từ nguyên thủquốc gia đến người cùng đinh, từ cư sĩ đến tu sĩ)… thường xuyên đương đầu các tình huống khó khăn, cay đắng, bi thương, đau đớn, kinh hoàng hoặc đứng trước những môi trường đe dọanghiêm trọng đến mạng sống, danh dự, sự nghiệp, tài sản và địa vị, hay chạm trán những bất hạnh, những hậu quảthảm khốc khác nhau, hoặc những đe dọađời sống vật chất như cơm ăn, nhà ở, sức khỏe, và sự sống còn, hay có những vấn đề cần tập trung tư tưởng để tìm ra đáp án, nên tâm trícon người lúc nào cũng bị căng thẳng. Uất cảm được hình thành trên những thách đố này. Lý do là con người phải vận dụng tất cả khả năng của trí tuệ, suy nghĩ tính toán, mưu lược, và phương tiện để đối phó những áp lực hay để giải quyết những tình huống nghiêm trọng đó.
Người sáng tạothuật ngữ “stress”
Hans Selye (1907-1982), nhà sinh lý học người Canada, năm 1935, tại Đại học McGill ở Montreal, ông là người đầu tiên khám phá ra ảnh hưởng của uất cảm (stress) đưa đến bệnh loét đường ruột (gastrintestinal ulcers). Qua những thí nghiệm bằng cách chích những chất hormones khác nhau vào cơ thể loài chuột, ông thấy rằng vỏ thượng thận các loài chuột bị căng lên, tuyến ức (thymus) và những tuyến bạch huyết bào (lymph) co lại, làm cho hệ thống miễn dịch không hoạt độngbình thường, đưa đến loét bao tử, tá tràng bị viêm, và loét đường ruột. Tháng 7 năm 1936, ông ấn hànhbài kinh nghiệm này với tựa đề: A Syndrome Produced by Diverse Nocuous Agents. (“Hội chứng được làm ra do những tác nhân độc khác nhau.”)
Năm 1956, ông ấn hành bản luận về Stress lấy tên là The Stress of Life.
Ngày nay, uất cảm được xem như là tác nhân đưa đến nhiều loại loét, như loét bao tử.
Sân hận làm tiết ra nhiều chất acids từ bao tử, kết quả cũng đưa đến loét bao tử hay loét tá tràng (duodenal ulcer). (Tá tràng là phần đầu của ruột non, phần cuối của bao tử, có hình chữ C, nằm bao phần đầu của tuyến tụy).
Tính phổ biến
Hiện nay, uất cảm đã trở thành khái niệm phổ thông trong dân chúng. Nó là tác nhân gây ra bệnh cho tâm và thân. Nó được giải thíchrộng rãi trong sinh hoạt bệnh tâm lý, tạo ra những hậu quả xấu khác nhau cho cơ thể.
Trong lãnh vực khoa học, uất cảm được dùng như là điềm báo trước của bệnh tâm sinh lý (Psychophysiological illnesses).
Thí dụ, một người thường có những phản ứnglo âu, sợ hãi, đau buồn, chán nản dai dẳng và ngấm ngầm do điều kiện bên ngoàitác động vào tâm thức qua thấy, nghe hiểu biết đối tượng, người này có khả năng bị bệnh uất cảm.
Nó cũng là thái độ không thể giải thích của những người thường mang chứng bệnh ảo giác do sự rối loạnthần kinh tạo ra như sợ hãi một nhân vật nào đó mà chỉ có người đó nhận ra, còn người khác thì không biết. Hoặc bất thần có những hung tin đưa đến tác động mạnh vào khu Dưới Đồi, tạo ra trạng tháisuy sụpthần kinhđột biến làm tác động thẳng đến giao cảm thần kinh (GCTK) đưa đến giảm đột ngột máu trở về tim làm cho con người ngất lịm, mặt xanh, bất tỉnh.
Đây là chứng bệnh thời đại. Hiện nay nó được phát triển mạnh nhất tại các quốc gia đã phát triển và các quốc gia đang trên đường phát triển. Lý do là hiện nay con ngườithường trực phải đối đầu với những nhu cầu sống còn vượt ngoài mức qui định bình thường như những thế kỷ về trước. Lo âu, sợ hãi, suy nghĩ tính toán thường xuyên ngấm ngầm hoạt động trong tâm.
Con người phải trang trải nhiều thứ tiền hơn những cuộc sống của vài ba thế kỷ trước đây. Thân và tâm thường trực bị căng thẳng. Làm việc tăng mức bình thường. Đua tranh, đua sức, đua đòì, và đua chen không lúc nào ngưng. Cuộc sống đã phức tạp, tâm lại càng phức tạp hơn. Vì tâm phải thường xuyênđối phó, đương đầu trước những tình huống hoặc nghiêm trọng hay khẩn trương. Từ đó những hệ thốnghoạt động bên trong cơ thể phải gia tăng mà con người không biết cách phục hồisinh lực, thư giãn thần kinh hay điều hướng tâm đến chỗ an tịnh trong đôi lúc.
Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, con người càng bị quây cuồng hay thu hút theo những tiến bộ đó. Nếu không biết chủ động trong cuộc sống—sống biết đủ—con người khó tránh những tình trạng tạo ra bệnh “stress”. Chúng tôi tạm dịch là “Uất Cảm.”)
Tác Nhân Gây Uất Cảm (stressors)
Uất cảm không tự nhiên mà có. Nó phải do các điều kiện hay trạng thái bên ngoài tác động vào nội tâm thông qua các căn mới tạo ra uất cảm.
Trong sinh hoạt của con người, có bốn loại tác nhân gây uất cảm chính yếu:
1. Tác nhân uất cảm vật lý
Đây là những trường hợp:
thay đổi thời tiết (hoặc quá nóng hay quá lạnh),
thảm cảnh của tai nạnlưu thông bằng các đường hàng không, đường bộ, tàu hỏa, đường thủy,
nơi ồn ào náo nhiệt của thành phố, khu phố hay dân cư chen chúc,
trại tập trung cải tạo,
ô nhiễm không khí,
vùng nguy hiễm,
vùng có chiến tranh, và thảm họa chiến tranh.
2. Tác nhân uất cảm sinh lý
Đây là những trường hợp mang những mặc cảm:
có thân không cân bằng, không bình thường như mọi người, có thân tàn tạ (deterioration), suy nhược, sức khỏethể chất không bình thường,
bệnh kinh niên không chữa trị được,
hằng ngàysoi gương để kiểm tra sắc mặt, tóc tai, hình dáng cơ thể, và cách ăn mặc áo quần của mọi lứa tuổi cũng là nền tảng cơ bản đưa đến uất cảm.
Trong lúc đó, có một tác nhân gây uất cảm mà ít ai nhận ra, đó là sự tỉnh táoquá mức (excessive arousal). Tỉnh táo, thực ra là vai trò quan trọng của tâm. Nó góp phần trong việc giải quyết nhiều vấn đềnghiêm trọng cũng như bình thường. Không có sự tỉnh táo, chúng ta không để ý đến điều gì xảy ra chung quanh. Chúng ta cũng không chú trọng đến các chi tiết. Tri giác, ký ức, chú ý, và xúc cảm, nói chung đều cần đến sự tỉnh táo. Nhưng nếu tập trung sự tỉnh táo vào một chủ đề quá nhiều, thần kinh trở nên căng thẳng, lo âu bắt đầu xuất hiện. Và như thế, uất cảm sẽ xảy ra.
3. Tác nhân uất cảm xã hội
Đây là những trường hợp:
mất việc làm hay thất nghiệp,
cái chết của chồng hay vợ hay mất người bạn đời,
mất người thân thương trong gia đình hay mất người bạn thân nhất trong đời;
uy tíndanh dự bị chà đạp;
mất điạ vị cầm quyền hay địa vị cầm quyền bị lung lay;
thay đổi công việc làm ăn,
tiền nhà cao,
nợ quá nhiều;
vấn đềluyến ái khó khăn,
con cái rời khỏi gia đình,
thay đổi điều kiện sinh sống,
kỷ niệm hãi hùng hay đau thương trong thời gian chiến tranh hoặc vượt biên, vượt biển,
ly dị và ly thân,
tù tội,
những kỷ niệm chấn thương nội tâm,
nhiều vấn đềphức tạp với chủ hay cơ quan làm việc,
sống lang thang, bơ vơ, và nghèo đói,
yêu cầu, nhu cầu, cơ hội, mục đích không xứng hợp (incompatible) với ý muốn hay nguyện vọng...
Những tác nhân nói trên đưa đến:
xung độtnội tâm không bao giờ ngưng, suy sụptinh thần đột ngột, dồn nén hay ức chế tình cảm, bị áp lực từ nhiều phía, bị chấn thương nội tâm, khủng hoảng tinh thần, thất vọng, lo âu.
Lo âu là tình cảm xúc động, gần với sợ hãi. Nhưng lo âu khác với sợ hãi. Vì lo âu là không căn cứ và không mục đích, còn sợ hãi là có căn cứ và có mục đích. Lo âu rất mơ hồ. Đó là chờ đợi mối nguy hiễm không rõ ràng, không lường trước được trong một tâm trạng đau khổ. Lo âu đưa đến căng thẳngthần kinh. Lo âuthường xuyên đưa đến mãn tính. Nó là mầm mống đưa đến uất cảm.
4. Tác nhân uất cảm tâm lý
Đây là những trường hợp:
xúc cảm mạnh và kéo dài, gồm hối hận (do gây điều tội lỗinghiêm trọng),
ám ảnh những kỷ niệm (haunting memories) và ác mộng (nightmares),
sân hận,
sợ hãi,
chán nản,
chán ngánnghiêm trọng,
tuổi giàsợ chết,
kể cả vui quá độ cũng đưa đến uất cảm.
Mặt khác có những mặc cảmthua kém trên các phương diện sống trong xã hội như nghèo, thiếu thốn, thiếu thông minh, tội lỗi, tuổi giàcô đơn (không có con cháu phụng dưỡng, không có xã hội giúp đỡ) cũng đưa đến uất cảm kinh niên.
Ngoài ra, có những loại cạnh tranh, ganh đua để đạt được điều gì trọng đại trong cuộc sống; bị ép buộc hay bức bách làm điều gì thường xuyên. Cá nhân những người này thường xuyên sống dưới những áp lực, hối hả, khuynh hướng hoạt độngtâm trícăng thẳngliên tục.
Tác động và tác dụng
Để đáp ứngtác nhânkích thích từ bên ngoài giác quan như sân hận, đau buồn (the grief), chán nản dây dưa hay do tưởng tượng những mối lo âu, sợ hãi ray rứt, uất cảm (stress) được tạo ra. Nó được hình thành từ tiến trình hoạt động của não bộ qua các cơ chế vỏ não, duới đồi, hệ thống tuyến nội tiết, và giao cảm thần kinh.
Kết quả của uất cảm đưa đến làm thoát ra nội tiết tố “cortisol” từ Vỏ thượng thận và “epinephrine” từ Ruột thượng thận. Những nội tiết tố này làm thay đổi nhịp tim, áp suất máu, và biến đổi hóa học trong cơ thể (metabolism).
Cortisol là một trong những hormones được tiết ra từ tuyến thượng thận thông qua cường độ hoạt động của uất cảm. Số lượng vừa phải của cortisol thì không gây tai hại cơ thể, trái lại còn làm lợi cho cơ thể vì nó tăng cườnghệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi nó được sản xuất quá mức, kéo dài từ ngày này qua ngày khác và trở thànhkinh niên, nó là chất độc cho não. Vì khi đi vào máu lên đến não, nó bó chặt lại những thụ thể (receptors) trong tế bào chất hay bào tương (cytoplasma) của nhiều tế bào não (neurons). Nó làm chết tế bào não và làm tổn thương hằng triệu tế bào não tại vùng ký ức dài hạn (Hippocampus), đưa đến mất trí nhớ. Nguyên nhân tạo ra bệnh sa súttrí tuệ trước tuổi già (bệnh Alzheimer), là do kết quả của chất độc cortisol được tăng nhiều trên vỏ não. Nó làm vỏ não của 3 vùng thùy đỉnh, thùy thái dương, và thùy chẩm bị teo lại. (Đây là vùng kiến giải tổng quát). Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như giảm lưu lượng máu cho não, đưa đến tế bào não thiếu hụt dưỡng khí.
Khi chúng tachịu đựng uất cảm đều đặn, uất cảm trở thànhkinh niên. Lúc bấy giờ não bị hư hại.
Epinephrine là chất làm tăng nhịp đập của tim, tăng độ đường trong máu, mạch máu bị thắt lại (tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh hơn), và máu bị lệch hướng đến não, tim và cơ xương.
Cùng lúc đó giao cảm thần kinh bị tác động. Nhịp tim tăng lên, thở nhanh, đường máu tăng, mạch máu ngoại biên thắt lại, tiêu hóa bị chận lại, và những tác dụng khác nhau xảy ra.
Uất cảm kinh niên đưa đến cao máu. Cao máu làm cho tim, mạch máu và thận bị hỏng. (Máu 140/90 được xem là cao).
Loại người này dễ bị mắc bệnh tim mạch (cardiovascular disease), tim có thể bị tổn thương; cuối cùng khó tránh bị chết vì đứng tim bất ngờ.
Bệnh tâm sinh lý gồm cao máu, loét, và đau đầu, không phải gây ra bởi rối loạnthể chất (physical). Sự oán giận (resentment), sân hận, lo âukích thích acid tiêu hóa làm cho nhiều phần lớp vách trong bao tử hay ruột non bị loét.
Nỗi đau buồn (grief), chán nản (depression) theo sau cái chết của người bạn đời làm giảm sự phòng vệ miễn dịch và tăng sự nguy hiểm bị stroke hay heart attack.
Stress làm giảm hệ thống miễn nhiễm.
Xúc cảm và trầm cảm được kết nối với ung thư.
Định Nghĩa
Trên mặt trạng thái,
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộtrạng tháitâm lýbiến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Uất cảm cũng được hiểu là trạng tháiphản ứng xúc cảm và căng thẳngtâm lý cao độ, hay tâm bị áp lực từ nhiều phía, hoặc con người tự dồn nén tình cảm quá mức vào một chủ đề, hay một chấn thương nội tâm gợi lại trong ký ức. Cường độ căng thẳngthần kinh thấp hay cao tùy thuộc vào mức độ phản ứng của trí năng hay của nhận thức, hoặc của cách quan niệm riêng của cá nhân.
Thí dụ 1
Chứng kiến một sự kiện làm tăng lên sự sợ hãi hay khiếp đãm, tạo ra những tình trạnglo âu, mất ngủ, buồn chán hay chán ngánnghiêm trọng, như cái chết của người thân thương nhất, sự ly dị hay ly thân, sự sanh con, sự bơ vơ nơi xứ lạ quê người, sống trong những cảnh kinh hoàng chết chóc trong thời kỳ chiến tranh...
Thí dụ 2
Thường xuyên vận dụng ý thức hay trí năng để tập trung tư tưởng vào chủ đềdụng công hay tu tập, hoặc tăng cườngsử dụngtỉnh thứcý thức hay tỉnh táoquá mức khi thực hành thiền...
Trên mặt tác dụng,
Uất cảm được xem là một thứ bệnh tâm lý, có khả năng đưa đến các loại loét nội tạng như loét bao tử, loét đường ruột, và cao hơn nữa là ung thư. Những tác nhân gây uất cảm nói trên tác động vào não bộ, đặc biệt là khu Dưới Đồi (Hypothalamus). Theo sau đó những phản ứng sinh học bên trong cơ thể được tạo ra, như các chất nước hóa học trong tuyến thượng thận và hệ giao cảm thần kinh. Cuối cùng đưa đến bệnh nội tạng và hư hại não. Chính vì thế, uất cảm được xem là tác nhân gây bệnh cho tâm và thân. Vì vậy, uất cảm cũng được định nghĩa là một loại “bệnh tâm sinh lý Psychophysiology illness”).
Với thân, con người bị các bệnh loét bao tử, loét đường ruột, huyết áp cao, bệnh tim mạch, động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, đứng tim, tai biến mạch máu não, bệnh liệt nửa chi cơ thể, tiểu đường, ung thư, hư hại não, v.v...
Với tâm đưa đến bệnh trầm cảm, bệnh mất trí nhớ, v.v...
Tóm lại, uất cảm là những trạng tháiphản ứngphức tạp của tâm trong tình trạngcăng thẳngdai dẳng về những chủ đề hay tình huống hoặc môi trường mà tất cả con người trẻ hay già, tại gia hay xuất giacần phảigiải quyết hay đối phó hoặc đương đầu. Trong tiến trình đối phó, thần kinhcăng thẳng, các sắc thái tâm được biểu lộ theo từng dữ kiệnđối phó. Cùng lúc đó, các chất nước hóa học bên trong cơ thể được tiết ra để đáp ứng theo sự phản ứng của tâm.
Những áp lựctâm lý này tạo thành bệnh tâm thể.
Đối phó với uất cảm
Trong thiền, đối phó uất cảm có nhiều cách:
1. Thư giãn tâm hay thư giãn niệm là một phần quan trọng của hồi đáp sinh học (Biofeedback). Nó là thuốc giải độc uất cảm. Tọa thiền, thư giãn: tăng cườnghệ thống miễn nhiễm, giảm huyết áp, giảm nhịp tim và tiêu thụ dưỡng khí.
2. Thở hai thì: thầm nhận biếthít vào, thầm nhận biếtthở ra.
3. Không định danh đối tượng.
4. Không dán nhãn đối tượng.
5. Chú ý trống rỗng (bare attention).
6. Thấy, nghe, xúc chạm, biết như thật.
7. Thể nhậpchân như hay an trú trong tâm Tathā.
8. Thể nhậpKhông Định.
Hội chứng uất cảm
Hội chứng uất cảm được chia làm 3 giai đoạn: (1) giai đoạn báo động, (2) giai đoạn đề kháng, (3) giai đoạn kiệt quệ.
1.Phản ứng uất cảm đầu tiên là phản ứngbáo động. Trước hết, nó tác động khu Dưới Đồi (Hypothalamus) làm tiết ra CRH (Corticotropin-realeasing hormones). CRH tác động vào 2 hệ thống:
Một là thùy trước Tuyến Yên (Pituitary) làm tiết ra ACTH (adrenocorticotropic hormone). ACTH theo máu tác động vào Vỏ Thượng thận (Adrenal Cortex) làm tiết ra chất tăng độ đường máu của thượng thận là “Glucocorticoid Hormones.”
Hai là tác động vào Hệ Thần kinh tự quản là Hệ Giao cảm thần kinh.
Khi GCTK bị tác động, nó làm cho nhịp tim tăng lên, thở nhanh, đường máu tăng, mạch máu ngoại biên thắt lại, tiêu hóa bị chận lại, và những tác dụng khác nhau xảy ra. Đó là tín hiệu thần kinh từ GCTK tác động vào Tuyến thượng thận (Ruột thượng thận). Tuyến này liền tiết ra chất Epinephrine (adrenaline) và Norepinephrine (moradrenaline). Sự phản ứngbáo động này chỉ kéo dài vài phút, tùy theotác nhân gây uất cảm (stressor) kéo dài bao lâu. Ít nhất là kéo dài vài giờ. Khi uất cảm chấm dứt, đối giao cảm thần kinh liền thay thế, và cơ thể bắt đầu được tái xây dựngtiềm lực của nó.
2.Tuy nhiên, không phải tất cả uất cảm chấm dứt ở đây. Nếu uất cảm tiếp tục, ta vào giai đoạn thứ hai. Đây là giai đoạn đề kháng. Trong giai đoạn này cơ thể con người bắt đầu sử dụnghệ thống dưới đồi - tuyến yên và vỏ thượng thận.
Trong giai đoạn đề kháng, trong sự đáp ứng của khu Dưới Đồi, phần trước của tuyến yên bắt đầu tiết ra nội tiết tố ACTH (adrenocorticotrophic hormone). ACTH hoạt động trên vỏ tuyến thượng thận, làm cho tuyến thượng thận bắt đầu tiết ra nội tiết tố Glucocorticoid, hydrocorticosone, corticosterone, và cortisol. Những chất nội tiết tố này có nhiều chức năng khác nhau. Chúng giúp cho hệ thần kinh tự quản duy trì epinephrine và norepinephrine. Chúng kích thích sự cải biến chất béo và chất đạm thành đường, và chúng xúc tiến việc cất giữ glycogen trong gan, nhờ đó cơ thể được cung cấp thêm năng lượng.
3. Giai đoạn kiệt quệ(exhaustion). Giai đoạn này chỉ phát triển khi stress lên nghiêm trọngcực điểm. Nếu uất cảm tiếp tục tăng lên hết mức, nội tiết tố cortisol được tiết ra. Cơ thể không thể kéo dài sự đối phó với tác nhân gây uất cảm và cái chết có thể xảy ra sau đó.
Cường độ xúc cảm mạnh mẽ. Hội chứng vật lý: cơ bắp căng lên, nhịp thở nhanh hơn, thần kinh bị kích động (có cảm giác ngứa như có kiến bò (tingle), bao tử nổi sóng (churns), đêm đến ngủ không được. Liệt nửa chi cơ thể. Đó là bệnh viêm tĩnh mạch (phlebitis) làm tạo ra máu nghẽn (blood clots). Nếu máu nghẽn này đến tim, bệnh nhân chết.
Những yếu tốtâm lý và vật lý tương tác một cách phức tạp để hình thành (to shape) sức khỏevật lý (physical health).
Cả hai chất Epinephrine và Norepinephrine đều kích thích tim và thắt mạch máu ở da và nội tạng. Norepinephrine tác dụng co mạch và tăng huyết áp cao hơn. Epinephrine do ruột thượng thận tiết ra làm tim đập nhanh, làm co mạch, nhưng giãn động mạch vành và động mạch cơ xương, tăng huyết áp và đường máu, ức chế cơ trơn phế quản, ruột, và giãn đồng tử.
Áp lựcxã hộiliên quan đếnvai trò của con người trong xã hộithúc đẩy họ gia tăng mức hoạt độngtâm trí, cuối cùng đưa đến bệnh động mạch vành tim (coronary heart disease).
Uất cảm làm tổn hạisức khỏe. Nó kết nối với bệnh suyển (asthma), viêm khớp (arthritis), ung thư, tiểu đường (diabetes), bệnh tim và rối loạn tâm thể (psychosomatic disorders) đưa đến loét (ulcers).
Nó làm ảnh hưởng đến nhiều chương trình, kế hoạch, và sự sáng tạo.
Xơ cứng động mạch. Đây là động mạch chủ bị đóng lại bởi sự tích lũy những phiến lipids (cholesterols). Nếu động mạch dẫn đến tim bị tắc nghẽn (become clogged), con người có thể kinh nghiệm đau (angina) và nhồi máu cơ tim (heart attack).
Uất cảm được biết đóng vai trò trong xơ cứng động mạch. Trong hệ thống giao cảm thần kinh - tuyến thượng thận làm cho dễ dàng sự thoát ra epinephrine và norepinephrine.
Cả hai chất này nếu tăng lên nhiều chúng sẽ tạo thành lipids (chất béo) đóng vào thành mạch máu.
Uất cảm vì mất người thân thương đưa đến rối loạnchức nănghệ thống tuyến nội tiết. Kết quả dễ đưa đến bệnh động mạch vành tim (coronary heart disease).
Vai trò của DƯỚI ĐỒI đối với Uất Cảm
Dưới Đồi nằm dưới Đồi Thị (Thalamus) trong nó có những trung tâmquản lý ăn, uống, thái độtình dục, ngủ và kiểm soát nhiệt độ. Nó cũng can thiệp vào những thái độ xúc cảm, như giận dữ (rage), kinh hãi (terror), và khoái lạc (pleasure).
Trong những lần uất cảm, Dưới Đồi xuất hiện để đóng vai tròtrung tâm điều hợp (coordinating) và hợp nhất (integrating) những hoạt động của hệ thần kinh.
1. Hệ thống Giao cảm thần kinh - tuyến thượng thận (trong đó, ruột tuyến thượng thận tiết ra epinephrine và norepinephrine) thì quan trọng đặc biệt khi cơ thể chiến đấu hay tháo chạy (fighting or fleeing) hoặc dấn thân vào hoạt độngđối phó. Đáp ứng tim mạch, thở, tuyến nội tiết, và những đáp ứng khác để cho cơ thể đủ năng lượngđối phó với vấn đề.
2. Hệ thống Dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận đóng vai trò khi cơ thể phải giáp mặt với uất cảm kinh niên hay không có cách gì đối phó với tác nhân gây uất cảm. Thí dụ, hằng ngày trong sở làm ta giáp mặt với người chủ khó tính, ta phải âm thầm chịu đựng những lời nói huyênh hoang khó chịu. Những lời nói huyênh hoang khó chịu này là tác nhân gây uất cảm. Trí năng sẽ có mặt để đối phó với thái độ đó của ông chủ. Lúc bấy giờ trong não, Dưới Đồi kích thích tuyến yên để tiết ra ACTH vào dòng máu, rồi trở lạikích thích vỏ thượng thận để tiết ra “steroid hormones” là nội tiết tố có nhiều chất béo. Cơ thể tăng lên sự chú ý vào thái độ của ông chủ, và giao cảm thần kinh hoạt hóa. Tốc độ tim giảm và vận động bị ức chế.
Các giai đoạn Uất Cảm
Năm 1976, nhà sinh lý học người Canada, Hans Selye cho biết rằng uất cảm xảy ra và kéo dài trong ba giai đoạn. Ông gọi là Hội Chứng Thích Nghi Tổng Quát “General Adaptation Syndrome” 1) Phản ứngbáo động (Alarm reaction), 2) Đối kháng (Resistence), và 3) Kiệt quệ (Exhaustion).
Giai đoạn 1: Phản ứngBáo động
Đây là giai đoạn đáp ứng uất cảm. Uất cảm bắt đầu khi nhận ra rằng có sự nguy hiểm hay phải chiến đấu. Xúc cảm dâng cao tác độnghệ thống giao cảm thần kinh - ruột thượng thận. “Báo động đỏ” được bật lên. Chúng tanhạy cảm và báo động. Thở nhanh, tim đập nhanh, cơ bắp căng, những sự thay đổi thể lực xảy ra. Những sự thay đổi này giúp chúng ta động viên những nguồn đối đầu để lấy lại sự tự kiểm soát. Tín hiệu thần kinh (Nerve signals) chớp lên qua hệ thống giao cảm thần kinh, và epinephrine liền tiết ra chảy vào dòng máu. Liền tức khắc, tốc độ tim và thở tăng lên, áp suất máu lên cao, máu từ da, tiêu hóa, và hệ thống bài tiết ngưng lại. Ở giai đoạn này, chúng ta phải dùng những chiến thuật đối dầu phòng vệ. Nếu không giảm uất cảm, cuối cùngchúng ta vào giai đoạn hai của sự thích nghi (adaptation).
Giai đoạn 2: Đối kháng
Những triệu chứngthể lực và những dấu hiệu khác của sự căng thẳngxuất hiện như chúng ta phải chiến đấu chống lại sự gia tăngrối loạntâm lý. Nếu những cố gắng của chúng tathành công trong việc giảm uất cảm, chúng tatrở lạitrạng tháibình thường hơn. Nhưng nếu uất cảm tăng quá độ hay kéo dài, chúng ta có thể trở nên tuyệt vọng (desperation). Nếu nó xuất hiện, những nguồn thể lực và xúc cảm kiệt quệ (depleted) và những dấu hiệu mòn mỏi hiện rõ hơn.
Giai đoạn 3: Kiệt quệ
Nếu uất cảm kéo dài quá lâu, con người có thể đến giai đoạn thứ ba là giai đoạn kiệt sức (exhaustion). Đây là giai đoạn cuối cùng. Tuyến yên và tuyến thượng thận hoạt động đến mức giới hạn của chúng và chúng mất hết năng lực để hoạt động theo chức năng của chúng. Cuối cùng, cơ thể kiệt quệ, những phản ứngbáo động trở nên vô hiệu. Do đó, uất cảm kinh niên, luôn luôn đưa đến chết.
Não bộ và thân là thực thểvật lý. Tâm gồm tinh thần và tình cảm. Cả ba đều bị chi phối bởi 4 qui luật: vô thường, xung đột, không thực chất, và duyên sinh hay tương quan nhân quả.
Chỉ có loài người mới có thương, ghét, thất vọng hay mê say, lạc quan hay bi quan, tình cảm và lý trí. Chức năng nào biểu lộ nhừng sắc thái của tâm? Chỉ có não bộ mà cơ bản trong đó là tế bào não.
Tâm và thân luôn luôn hoạt động tương tác với nhau. Tâm ảnh hưởng đến thân. Thân ảnh hưởng đến tâm.
Với Thiền, thân và tâm phải hài hòa cùng nhau. Muốn thế, người thực hành thiền phải theo những nguyên lý thích ứng do Thiền đề ra.
Hệ ThốngThần KinhNgoại Biên trong xúc cảm
Thụ thể giác quan (sensory receptors) trong ngũ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) cung cấp thông tin về ngoại trần. Thụ thể đóng ở cơ xương (the skeletal muscles) và các khớp (synapses) cung cấp thông tin về tư thế, vị trí, hướng (orientation), và động tác của cơ thể. Thụ thể ở cơ trơn (the smooth muscles) và những cơ quan bên trong (the internal organs) cung cấphồi đáp về điều gì xảy ra chính bên trong cơ thể: những cảm giác đói, khát, buồn nôn (nausea) hay những cảm giác nội tạng. Tất cả thông tin được truyền đến thần kinh Trung Ương (CNS) qua nhiều ngã hướng tâm (afferent pathways).
Trái lại, những xung lực thần kinh ly tâm (efferent) mang thông tin từ Thần kinh Trung ương đến thần kinhngoại biên (có nghĩa, chúng cho phép não có những hiệu ứng (effects) trên cơ bắp, cơ quan, và các tuyến). Những đường đi xuống này thông thường gọi là ly tâm, hay đường vận động.
Não bộ có thể dùng hai loại thông tin bên trong, như thông tin của thân và của nội tạng, trong việc xét đoán xúc cảm (emotional judgments). Thụ thể trong cơ xương và khớp (như ở mặt, tay, hay chân) phát ra những kích thích truyền vào não bởi dây thần kinh hướng tâm của cơ thể. Thụ thể trong cơ trơn và cơ quan bên trong (như bao tử và ruột) phát ra kích thích, truyền vào não qua dây thần kinh hướng tâm nội tạng. Bằng những phương tiện này não bộ tiếp nhận thông tin về những vận động cơ mặt, hoạt động bên trong nội tạng, tư thế của các chi, kiệt sức bên trong (internal distress), v.v... Từ đó, biểu lộ ra: lông mày nhíu lại, răng cắn chặt, bao tử đau, cổ lạnh.
Hệ thần kinhngoại biên chia làm hai phần chính: hệ thần kinh tự quản và hệ thần kinh cơ thể (the somatic nervous system). Hệ thần kinh cơ thể gồm những tế bào não đi đến và từ những cơ quancảm giác và vận động (như cơ xương). Hệ thần kinh tự quản gồm những tế bào não điều hòa cơ trơn, cơ tim, và các tuyến. Tự quản có nghĩa “tự quản lý” (self-governing). Hệ thần kinh tự quản tác động hay kích thích (innervates) hệ thống tim mạch, hệ thống thở, hệ thốngtiêu hóa, và hệ thống tuyến nội tiết, gồm tuyến thượng thận, tinh hoàn (the testes), và buồng trứng (ovaries). Hệ thần kinh tự quản đặc biệt quan trọng trong sự biểu lộ xúc cảm.
Nó được gọi là tự quản vì những chức năng của nó phần lớn là ngoài sự kiểm soát có ý thức. Trong khi chúng ta có thể bằng ý muốn để kiểm soát cơ xương, nhưng ý chíkiểm soát cơ trơn và cơ tim thì khó đạt được. Phần này do thần kinh tự quản phụ trách.
Tác nhân gây Uất Cảm
Tùy theo phong tục tập quán và văn hóa, (stressors) có thể xảy ra trong những trường hợp như sau:
1. Thất nghiệp. Đây là nguồn chính yếu.
2. Cái chết của người vợ hoặc chồng.
3. Mất đi người thân thương (Bereavement).
4. Ly dị và Ly thân.
5. Lo âu.
6. Sống bơ vơ.
7. Tù tội.
8. Chết của người thân thương trong gia đình.
9. Hôn nhân hay tình yêu ngang trái.
10. Bệnh kinh niên.
11. Bị ngược đãi.
12. Không đạt được điều mong đợi.
13. Chiến đấu trong chiến tranh.
14. Chấn thương nội tâm (Traumatic).
15. Tai ươngthiên nhiên (Natural catastrophes): bão lụt, động đất, hỏa hoạn, máy bay rơi.
Tóm kết
Uất cảm là một chứng bệnh thời đại của thế kỷ 20 và hiện nay trên thế giới. Dù sống trong những quốc gia chưa phát triển hay trong những quốc giatiên tiến, con người vẫn phải đối diện với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta không biết điều hòa thân và tâm của mình để thích nghi với gia đình, nơi làm việc, xã hội, và thiên nhiên, thì điều đó dễ dẫn chúng ta đến những hậu quảnghiêm trọng: bị bệnh uất cảm, và tiếp theo là những bệnh tâm thể khác…
Phương thuốc giải độc để ngăn ngừa tất cả những bệnh tâm lý và tâm thể là phương thức Thiền do Đức PhậtThích Cathiết lập. Cốt lõi của Thiền là luôn luôn sống trong cái Biết Không lời (Chánh niệm), Biết rõ ràng đầy đủ mà không dính mắc (Chánh niệmtỉnh giác), và Nhận Thức biết không lời.
Từ đấy, chúng ta sẽ kinh nghiệm: tâm hài hòa, thân hài hòa, và trí tuệ tâm linh phát huy.
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270
2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684
3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
Als ich heute Nachmittag den Vorgarten des Sunyata-Zentrums betrachtete, der mit schwarzer und fruchtbarer Erde bedeckt wurde, fühlte ich mich glücklich. Liebe Freunde, wenn der Geist unbedeckt ist, strahlt das Weisheitslicht von selbst aus!
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất giúp thanh tịnh chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, quả là lời hứa tuyệt vời của đức Thế Tôn. Với pháp môn này, đức Phật dạy hành giả trực tiếp quán thẳng vào bốn xứ thuộc thân-tâm để nhận ra thân, thọ, tâm, pháp thực chất của nó là vô thường, bất như ý, vô ngã.
La retraite de Sunyata Toulouse à Moissac, dans le sud-ouest de la France, est terminée et nous sommes retournés à nos vies quotidiennes. En revoyant les images de ces jours de paix, de sérénité et de bonheur, en compagnie d'amis méditants d'ici et d'ailleurs, mon cœur ne peut s'empêcher d'évoquer quelques attachements et souvenirs.
Wenn der Geist ein Objekt wahrnimmt, nimmt er „was gerade ist“ wahr. Wenn er aber in sich kehrt, nimmt er „die Soheit „(Tathatā/ the Suchness) wahr. Hier endet alles, es gibt keine Worte, keine Schrift, keine Namen, keine Außenwelt, kein Denken, keine Diskriminierung, keine Liebe, keinen Hass mehr. Alles ist gleichwertig. Haben die Partriarchen Recht, dass „die Erleuchtung bereits im Augenkontakt liegt“?
Thiền Chỉ, tiếng Pali là “Samatha”. Nó có một từ nữa mang nghĩa tương đồng gọi là “Samadhi”, tức là Định. “Chỉ” là dừng lại. “Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đề mục, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Chiều nay, ngắm nhìn khoảng sân rộng trước tổ đình sạch bót, một màu đen phì nhiêu, đất xốp, sẵn sàng chờ đón được gieo trồng, mình cảm thấy vui. Các bạn hiền ơi, đất tâm nếu trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu!
Also: „Alle Dharmas kehren zu einem zurück, wo ist dieses Eine?“ Es kann sein, dass alle Dharmas zu dem Geist zurückgeht.
Nun verstehen wir vielleicht, warum die Patriarchen damals gegangen sind, ohne jegliche Spur hinterlassen zu haben, als sie gegangen sind. Das Prajnaparamita-Sutra hat jedoch unendlich über die Leere, Illusion und Soheit berichtet.
It is normal, natural, and reasonable that mundane phenomena emerge, change then terminate. If we could grasp that comprehension, when something appears or disappears, we are neither cheerful nor sorrowful. Then, our mind is serene and peaceful. And we realize that everywhere is our original adobe, every phenomenon, fact, event, situation or being, carries the truths of transience, the principles of cause-responded conditions, non-selfness, and the trait of bareness… The Dharma sounds from our Lord have been roaring and echoing in the infinite universe. As a result, the planet where we are now is the Buddha’s very realm, my dearest friends.
Phải thông hiểu tới những chân lý rốt ráo: bản chất của thế gian là trống không, là như huyễn, do nhân duyên hội họp mà sinh ra, rồi sẽ thay đổi, và sẽ mất đi. Mình sẽ bớt dính mắc với những cảnh thăng trầm trong cuộc đời. Đây là trí tuệ xuất thế gian, giúp mình sống bình an trong đời.
Der Wagen „mit einem Gang“ ist die wortlose Achtsamkeit (Sati), die uns vom Anfang bis zum Ende des Kultivierungsweges begleitet. In Wirklichkeit gibt es aber keinen Weg, der uns zur Erleuchtung bringt. Denn dieses wortlose Bewusstsein gehört uns von der Geburt an. Es war und ist rein, ruhig, klar und objektiv.
Liebe Freunde, hole dieses wortlose Bewusstsein von Innen heraus. Suche es nirgendwo draußen.
Khi nó thấy cảnh, thì nó thấy “cái đang là”. Khi nó an trú trong chính nó, thì nó thấy “cái như vậy” (Tathatā/ the Suchness). Bây giờ, mọi sự đều chấm dứt, không có lời nói, không có văn tự, không có tên gọi, thế gian cũng không còn. Không suy nghĩ, không phân biệt, không thương ghét, tất cả tan biến, bình đẳng.
Có phải cổ nhân đã nói đúng “chạm mắt là bồ đề”?
Vậy thì “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” có thể là muôn pháp đều về tâm, còn nếu thắc mắc: tâm về chỗ nào? Thì ăn gậy là phải rồi.
Bây giờ mới hiểu tại sao chư Thiền Đức ngày xưa ra đi không cần lưu lại dấu vết mà hê thống kinh Bát nhã ba la mật lại viết tràng giang đại hải về Không, Huyễn và Chân Như. Có phải vì chỗ đó ngoài ngôn ngữ, còn nếu dùng ngôn ngữ thì nói hoài cũng không xong?
Also durch die Sinnesorgane nehmen wir also, „was gerade ist“, eine reale Sache wahr, das heißt, wir nehmen es wie eine reale Sache, obwohl es nicht echt ist. Ebenso ist ihre Stabilität, ihre Dauerhaftigkeit eine „Illusion“... Das Reale besteht darin, Phänomene durch die Sinnesorgane wahrzunehmen und die Illusion besteht darin, die Essenz eines Phänomens durch eine Weisheit zu verstehen.
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng pháp đến rồi đi, đó là điều tự nhiên của vạn pháp. Và sự đến đi đó, là bài học “sinh diệt, vô thường, vô ngã” giúp cho chúng ta không bị dày vò phiền não khi nghịch cảnh đến, hoặc quá đắm chìm mê say hưởng khoái lạc, khi duyên thuận lợi đến với mình, mà phải sống trong trung đạo vừa phải.
Therefore, with our senses, we feel the “what-is.” It is the “As-Is Truth,” “Yathābhūta,” which is akin to the Truth, but it is not truly stable and permanent. It is also the “As-Is Delusion,” akin to a dream... The “As-Is Truth,” is the phenomena perceived by human senses and the latter, the “As-Is Delusion,” the Nature recognized by the Prajña Wisdom.
Cảnh sanh khởi, biến đổi rồi hoại diệt của thế gian là tự nhiên, là bình thường, là hợp tình hợp lý. Nếu hiểu thật sự điều này thì khi cái gì đó sanh ra hay diệt mất, ta không vui cũng không buồn. Bây giờ tâm bình an, thanh thản, bây giờ mới thấy nơi nào cũng là ngôi nhà xưa của mình, cảnh nào cũng hiển lộ những chân lý vô thường, duyên sinh, vô ngã, bản thể trống không… Pháp âm của Phật vang rền khắp hư không, như vậy cõi này đang là cõi Phật đó, bạn hiền ơi.
Nur einfach die Augen aufmachen und das Objekt wahrnehmen, wie es ist, mit verbalem oder nonverbalem Bewusstsein, der Geist ist rein, ruhig und objektiv. Das ist der Naturgeist. Gebote, Kontemplation, Samatha, Samadhi und Weisheit sind vollständig in ihm vorhanden.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.