HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Thông Triệt: Luận giảng số 4: KHOA HỌC TÂM LINH

Tuesday, May 28, 20246:54 PM(View: 1300)
Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về
THIỀN và KIẾN THỨC THỜI ĐẠI
của HT Thích Thông Triệt (2014)
Luận giảng 
số 4
KHOA HỌC TÂM LINH

Bia Sách2_ThienVaKienThucThoiDai_TueNguyen for WEB 4x6

Mở đầu

Ngày nay, Thiền được xem là môn Khoa học Tâm linh. Vì mục tiêu tối hậu của Thiền là giúp người hành thiền kinh nghiệm tâm linh. Kinh nghiệm này khác hơn kinh nghiệm tôn giáo. Đó là với kinh nghiệm tâm linh:

  •  Thiền có khả năng tạo ra sự hài hòa thân tâm cá nhân, điều chỉnh bệnh tâm lý hay bệnh tâm thể mà không thông qua thuốc men từ bên ngoài đưa vào, cũng không thông qua sự nguyện cầu chư Phật Mười Phương cứu độ, hay chư vị Bồ tát, hoặc các vị thần linh như những tín ngưỡng trong tôn giáo. Nó khai thác được những “trung tâm thuốc” từ bên trong cơ thể và bên trong não bộ.
  •  Thiền khai thác được những năng lực tâm linh từ bên trong cơ chế tánh giác và Phật tánh. Nó tạo ra được những năng lực từ trường.
  •  Thiền giúp ta chuyển được nghiệp xấu thành nghiệp tốt.

 

Cho nên khi học và thực hành thiền, chúng ta cần được hướng dẫn rõ ràng về những chức năng và những hoạt động của Não bộ. Chúng ta không khinh thường Khoa học. Chúng ta đương sống trong trào lưu tiến hóa khoa học của thế kỷ 21. Chúng ta cần mượn Khoa học để đối chiếu hay chứng minh giá trị Thiền học phương Đông.

Ngày nay học Thiền khác hơn ngày xưa. Chúng taphương tiện để kết hợp với khoa học, đối chiếu với khoa học để biết rõ những chức năngtác dụng của các vùng trên vỏ não và bên trong giữa não. Ít ra nhờ những tiến bộ của Khoa học cận đại, chúng ta tạm thời biết rõ nhiều chức năng của Não bộ. Qua đó chúng ta có thể tránh những cách thực hành sai lạc gây ra bệnh cho thân, rối loạn cho tâm, không hài hòa được với môi trường chung quanh, và không khai triển được năng lực trí tuệ tâm linh. Không biết rõ những chức năng đặc biệt của Não bộ, chúng ta sẽ không bao giờ tin rằng Thiền là môn Khoa học Tâm linh. Nó có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể của ta, giúp ta chuyển hóa tâm, và tạo ra những năng lực hài hòa bên trong ta với môi trường chung quanh. Nó dựa trên sự tự lực dụng công.

Dấn thân đi vào Thiền là ta chính thức mở cuộc hành trình tâm linh. Cuộc hành trình này mang 3 ý nghĩa:

1. Ta đi vào một thế giới mới lạ mà ta chưa từng biết. Khi biết được rồi, ta sẽ kinh nghiệm trí huệ của ta thực sự khai mở. Ta “sáng hơn” trước kia về nhiều vấn đề. Ta có nhiều sáng kiến mới. Thần sắc ta cũng trong sáng. Trong ngôn ngữ Thiền gọi là “ngộ” hay “chứng ngộ,” hoặc “hoàn toàn chứng ngộ.”

2. Ta sẽ kinh nghiệm trên tự thân và tâm của mình về những trạng thái khỏe mạnh, linh hoạt, thanh thản, an vui, và hài hòa, qua 2 nguyên tắc: điều chỉnh đối với thân và chuyển hóa đối với tâm.

3. Ta chính thức tuyên chiến với quần ma vọng tưởng không bằng sự cố gắng chiến đấu chống lại chúng, mà quần ma vọng tưởng vẫn từ lần bị dẹp tan trên bãi chiến trường nội tâm của ta bằng vũ khi tuyệt vời là “Không Nói.”

 

Với kinh nghiệm của người đi trước, muốn điều chỉnh bệnh tật của thân, chuyển hóa nội tâm, thân tâm hài hòa, phát huy trí tuệ tâm linh, có tinh thần vì người khác, chúng tôi nêu lên 6 điều kiện cần thiết mà trước khi đi vào đường tâm linh, quí vị cần hội đủ: 64 KHOA HỌC TÂM LINH

  • tỉnh ngộ,
  • nhu cầu,
  • hướng đi,
  • phương tiện đi,
  • chiêu thức và kỹ thuật thực hành,
  • siêng năng thực hành đều đặn.

 

Hỏi: - Thưa Thầy cho biết tại sao tỉnh ngộđiều kiện đầu tiên ?

Đáp: - Vì trước hết chúng ta phải xử dụng trí năng để dụng công. Tỉnh ngộvai trò của trí năng. Khi trí năng tỉnh ngộ tức là nó không suy luận méo mó, từ đó ý căný thức cũng yên lặng. Vì lẽ trí năng là công cụ của ý căný thức. Khi trí năng thực sự tỉnh ngộ rồi, ý thứcý căn không có phương tiện để hoạt động.

Cho nên, khi áp dụng các chiêu thức hay kỹ thuật, chúng tôi thường vạch ra vai trò tỉnh ngộ của trí năng. Đây là để khi dụng công, chúng ta tránh không dùng ý thức hay ý căn.

Với ý căn, ta thường bươi móc quá khứ, vì chức năng của nó là suy nghĩ, tính toán. Với ý thức, ta thường dính mắc vào đối tượng để phân biệt so sánh.

Hỏi: - Xin Thầy cho biết tại sao nhu cầu là một điều kiện quan trọng cho người muốn bước vào con đường tâm linh ?

Đáp: - Bất cứ làm công việc gì, muốn đạt được kết quả tốt, điều kiện tiên quyếtchúng ta phải có nhu cầu về việc đó. Thí dụ như muốn đi học Thiền thì phải có nhu cầu về Thiền: điều chỉnh sức khỏe hay muốn an tịnh nội tâm hoặc muốn phát huy trí tuệ tâm linh, chúng ta mới bỏ ra công sức và thời gian để học và thực hành mong đạt được mục tiêu đó

Hỏi: - Xin Thầy giải thích hướng đi là gì ?

Đáp: - Thí dụ muốn đi đâu quí vị phải xác định hướng đi trước. Hướng đi cũng là nơi đến. Khi biết rõ hướng đi hay nơi đến, ta không còn sợ đi lạc hay đi lòng vòng mất thời gian. Lạc đường, chúng ta có thể quay trở lại. Còn lạc đạo, hậu quả nghiêm trọng hơn: thân có thể mang bệnh tâm thể vì tác động giao cảm thần kinh. Hơn nữa, nếu ta là người dẫn đường cho một nhóm người khác tu tập theo, thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nữa.

Hướng đi đúng trong sự thực tập Thiền là nhắm đến tác động vào 1 trong 3 tánh của Tánh Giác, hoặc cao hơn nữa là tác động vào tánh Nhận thức biết của cơ chế Phật tánh (ngày nay gọi là vùng Precuneus).

Hỏi: - Thưa Thầy trong Thiền Phật giáo, phương tiện đi là gì ?

Đáp: - Có tất cả 4 phương tiện:

1. Sử dụng trí năng tỉnh ngộ bằng đơn niệm biết có lời hay không lời cũng được.
2. Thầm nhận biết.
3. Tỉnh thức biết.
4. Nhận thức biết.
 

Phương tiện là những chủ đề dụng công với mục đích nhắm tác động đến cơ chế tánh giác để cô lập hóa vọng tâm, vọng tưởng, đồng thời kích thích các tánh trong cơ chế tánh giác. Quan trọng nhất là điều chỉnh hoạt động của khu Dưới Đồi (Hypothalamus). Chính những sắc thái tâm vọng và tâm chân được biểu lộ ra ngoài cử chỉ tay chân, đầu mặt, ánh mắt, nụ cười, buồn, vui, giận tức, lo lắng, lo âu, sầu, khổ, sợ hãi, lời lẽ, âm thanh của chúng ta đều do cơ chế Dưới Đồi.

Từ Dưới Đồi phát ra những tín hiệu thông tin truyền lên vỏ não và các hệ thống thần kinh, hệ thống tuyến nội tiết để những nơi đó đáp ứng phù hợp theo những nội dung tâm xúc cảm của ta. Vì vậy, sử dụng phương tiện đúng, áp dụng pháp đúng, mà không biết cách kết hợp với chiêu thức hay kỹ thuật, chúng ta cũng dễ rơi vào thất bại. Đó là thay vì làm cho thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng, ta sẽ làm cho thân bệnh thêm, tâm dính mắc thêm, trí tuệ ngu tối thêm. Thay vì dùng trí năng tỉnh ngộ để dụng công, ta lại dùng trí năng suy luận hay ý thức để dụng công.

Hỏi: - Thưa Thầy, chiêu thức và kỹ thuật thực hành trong Thiền là gì ?

Đáp: - Chiêu thức (gimmicks) là những cách thực hành đơn giản nhất để kinh nghiệm tâm an tịnh, đạt được trạng thái Chỉ (samatha). Còn kỹ thuật (techniques) là cách thực hành quan trọng hơn, sâu sắc hơn, đạt kết quả chấm dứt tâm ngôn, hay làm chủ sự suy nghĩ vững chắc, đạt được kinh nghiệm Định (samādhi).

Hỏi: - Xin Thầy giải thích siêng năng thực hành đều đặn là sao ?

Đáp: - Thuật ngữ trong Thiền thường nói là “miên mật thực hành.” Mỗi ngày chúng ta nên qui định thời gian thực hành và giữ đúng kỷ luật này: thí dụ sáng sớm và chiều tối trước khi đi ngủ, thực hành thiền ít nhất 15 phút và tăng dần theo thời gian.

Hỏi: - Thưa Thầy tại sao phải thực hành đều đặn để làm gì ?

Đáp: - Đây là cách huấn luyện tế bào não có một quán tính mới là quán tính yên lặng. Từ trước tới nay chúng ta luôn phát triển quán tính giao động của tế bào não bằng cách nói thầm suốt ngày đêm, ngay cả trong giấc ngủ. Vì thế, chúng ta cần kiên nhẫn thực hành đều đặn mỗi ngày để thành lập quán tính yên lặng của tâm.

Kết luận, người nào đến với Thiền mà chưa thực sự tỉnh ngộ, sẽ không thấy mình cần đến Thiền. Người đó sẽ không bao giờ đi trọn con đường Thiền. Tỉnh ngộ được xem nhưđiều kiện cần, nhu cầu được xem như mục tiêuchúng ta nhắm đến. Nó cũng là hướng đi của chúng ta. Bây giờ chúng ta cần phảiphương tiện thực hành để đi đến nơi chúng ta muốn đến. Nếu không thực hành, chúng ta sẽ không làm sao đến nơi chúng ta muốn đến được. Nhưng thực hành phải tùy theo khả năng của chúng ta và phải chọn lựa pháp đúng với nhu cầu của chúng ta.

Thí dụ, mất ngủ áp dụng cách gì, đau tim áp dụng cách gì.

Ngoài ra, sự quan trọng là thực hành đều đặn. Mỗi ngày ít nhất phải 2 thời dụng công chính thức. Mỗi thời kéo dài khoảng 15 đến 30 phút hay hơn nữa. Ngoài ra, còn nhiều dịp dụng công khác, như lái xe đến sở làm; nghỉ giải lao tại sở làm; ăn trưa tại sở; tiểu tiện, đánh răng, tắm giặt, vân vân, đều thực hành được.

Thiền là bộ môn Khoa Học thuộc về Tâm linh

1. Chủ trương thiết thực

Ngày nay, ta cần nhận rõ: Thiền là một môn khoa học thuộc về tâm linh.

Thứ nhứt, gọi là “Khoa học,” vì nó có những định nghĩa rõ ràng, những hệ thống tu tập rõ ràng, không lòng vòng, và những liên hệ trực tiếp, gián tiếp rõ ràng giữa Tâm, Pháp, Não bộ, và Thân.

Chúng tôi gọi là sự tương tác qua lại giữa Tâm, Pháp, Não bộ, và Thân. Trong đó vai trò quan trọng nhất là Tâm. Ở đây, nghĩa hẹp của Tâm là Trí Năng tỉnh ngộ.

Qua sự áp dụng các chiêu thức hay kỹ thuật thực hành, hệ thống viền não bị tác động, từ đó các chất sinh hóa học trong cơ thể, trong các tuyến nội tiết, trong hệ thần kinh tự quản tiết ra.

Khi thực hành, ta thực sự áp dụng những nguyên tắc phản xạ giác quan. Tức là dùng 1 trong 5 giác quan để dụng công. Qua phản xạ này, các tiến trình xúc chạm của giác quan sẽ kích thích vào 2 nơi:

1. Kích thích đối giao cảm thần kinh để tạo ra những phản ứng tác động dây chuyền bên trong não bộ, các tuyến nội tiết, và nội tạng.
2. Kích thích 1 trong các tánh trong cơ chế tánh giác. Trong tiến trình này, vọng tâm từ vùng tiền trán liền bị cô lập, chân tâm hiển lộ. Đồng thời hệ thống viền não liền bị tác động qua sự kích thích của cơ chế tánh giác.

 

Nội tạng ta được cân bằng hay không là do quá trình tác động dây chuyền này giữa Tâm, Pháp, Tánh giác (1 trong 3 tánh), Hệ thống viền não, Đối giao cảm thần kinh, và các Tuyến nội tiết.

Thứ hai, gọi là “Khoa học,” vì trọng tâm của Thiền là nhắm giúp con ngườinhận thức mới về hiện tượng thế gian, về nguyên lý tác động - tác dụng trong Thiền, về sự tác động dây chuyền giữa Tâm, Pháp, Não bộ, và các chất Sinh hóa học trong cơ thể... Nó không xây dựng những ảo tưởng, ảo giác cho con người, Trái lại, nó đưa con người vào thế giới hiện thực.

Thứ ba, gọi là “Khoa học,” vì khi đi vào Thiền, ta không gặp những hình thức lễ nghi tôn giáo rườm rà; không gặp những hình thức cầu nguyện, cầu xin thần linh hay cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát cứu độ... Ta chỉ thấy hình ảnh độc hành, độc bộ của người tu thiền, ngồi lim dim đôi mắt, với lưng thẳng đứng tại thiền đường mà bên trong thân tâm của người đó tràn đầy sinh lực, tràn đầy nghị lực, tràn đầy tính điềm đạm, trầm tĩnh tỏa ra, khi họ đang ứng dụng chủ đề thiền định nào đó...

Còn gọi là “Tâm linh,” vì thứ nhứt, Thiền nhắm khai thác những năng lực sáng tạo từ bên trong các tánh trong cơ chế Tánh giác, chớ không nhắm khai triển năng lực của Ý thức. Với năng lực Ý thức, ta không làm sao kiểm soát tâm ngôn, không làm sao dứt được hai bên, không làm sao đạt được Vô sanh trí, như xưa kia Phật đã thành tựu và truyền lại cho hậu thế.

Ngoài ra, với năng lực của Ý thức, nếu nó ngày càng phát huy cao độ, tự ngã không làm sao trở nên thanh tịnh, “tâm tathā” không làm sao trở thành hiện thực trong ta.

Với nhận thức này, con người có khả năng nhận ra những giá trị pháp bảo của Phật và chư Tổ để ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Làm cho đời sống hằng ngày của cá nhân trở nên hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho cộng đồng. Nói chung là cho nhân sinh. Đó là những ý nghĩa thiết thực.

Thứ hai, gọi là “Tâm linh,” vì Thiền “không chủ trương ăn cơm dưới đất, tính chuyện trên trời.” Trái lại, chủ trương “ăn cơm dưới đất, nói chuyện dưới đất.” Đó là nguyên lý tâm linh thực tiễn trong Thiền mà Đức Phật Thích Ca đã xây dựng, qua 45 năm giáo hóa của Ngài. Ngài không xây dựng ảo tưởng cho con người; trái lại, hướng dẫn con người dùng giác quan để thấy biết như thật hay để kích thích các tánh. Cao hơn nữa, Ngài dạy con người dùng nhận thức để giáp mặt thực tại, tức chân như (Tathatā).

Bằng những phương thức thực hành căn bản nói trên, Thiền giúp ta khai thác được những năng lực tâm linh vốn tiềm tàng bên trong ta. Đó là những năng lực sáng tạo, những năng lực sáng kiến mới, những biện tài vô ngại, và những năng lực từ trường của tâm bi, tâm từ, tâm hỷ, tâm xả. Với những năng lực này, cá nhân mới hy vọng không là con ốc trong guồng máy đang quay cuồng của bộ máy khổng lồ về “sinh hoạt nhân sinh.” Cá nhân sẽ kinh nghiệm thế nào là “nhân chứng.” Cá nhân cũng sẽ kinh nghiệm tâm linh yểm trợ tâm đời và tâm đạo.

2. Hài hòa là trọng điểm

 Thiền không chủ trương chạy trốn cuộc sống hiện tại; trái lại, chủ trương đi vào cuộc sống hiện tại để tạo ra những bối cảnh hài hòa từ trong cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng cho đến thiên nhiên. Cuộc sống của ta trước đây, khi chưa đi vào Thiền, nó đã không hài hòa rất nhiều. Từ rối loạn trong thân, trong nội tạng, đến rối loạn tâm lý, sinh lý; rối loạn

đình, rối loạn trong sở làm, trong sinh hoạt ngoài đời... Tất cả chúng ta, ít nhiều gì cũng đều kinh nghiệm những điều không hài hòa đó. Bây giờ đi vào Thiền, học và thực tập những pháp trong Thiền, quí vị sẽ có kinh nghiệm về những hài hòa thân tâm của mình, sau đó là gia đình hài hòa, bạn bè hài hòa. Từ đó cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa hơn: ta không trốn tránh trách nhiệm của ta với môi trường chung quanh.

Do đó, chúng tôi xếp hài hòa là trọng điểm mà Thiền nhắm đến. Nó là nhu cầu thiết thực của nguời tu thiềntinh thần khoa học, có trí tuệ sáng suốt.

Lý dothân tâm cá nhân có hài hòa, phiền não, khổ đau mới bị xua tan. Mầm mống tranh chấp, tranh giành, đấu tranh điên đảo, đố kỵ, ghen ghét, gièm pha, hận thù mới tự động bị dập tắt trong tâm đen tối của cá nhân. Cuộc sống của cá nhân mới thực sự hữu ích cho gia đình, cho xã hội, và nhân sinh.

Qua những điều kiện cơ bản đó, nền an ninh, trật tự xã hội, sự phồn vinh, và lớn mạnh trong sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng, trong sinh hoạt tôn giáo mới được xây dựng thiết thựctích cực hơn. Điều này cho thấy, trong một gia đình nào, một cộng đồng nào, một đoàn thể nào, một đạo nào mà mỗi cá nhân sống trong đó đều có thân tâm hài hòa, gia đình đó, cộng đồng đó, đoàn thể, đạo đó sẽ có kinh nghiệm an lạc thực sự, hạnh phúc thực sự, ấm êm thật sự, phồn vinh thật sự, và phụng sự nhân sinh thực sự. Trái ngược lại thì gia đình đó, đoàn thể đó, đạo đó, thường xuyên ở trong tình trạng bất an: cha mẹ, con cái, chồng vợ, dâu rễ, ông bà ít khi nào thuận thảo, ít khi nào êm ấm, ít khi nào tươi vui; nhân viên trong đoàn thể, trong xí nghiệp thường tranh chấp đưa đến đình công, bạo động; còn đạo đó lúc nào cũng tranh đấu, tranh giành, gây ra máu đổ, giết người thảm khốc, tự sát thảm khốc.

Cho nên, hài hòa là trọng điểm trong Thiền. Thiếu nó, cuộc sống của mỗi môi trường đều xáo trộn, đều dao động, đều tiềm tàng tính hơn thua, tính tranh chấp, tính tranh giành, tính đấu tranh điên đảo, dù môi trường đó là nơi thờ phượng tôn nghiêm, như Đền, Chùa, Miếu, Thánh địa...

Vì vậy, trong phương pháp hướng dẫn, chúng tôi không bao giờ đề cập mục đích tu Thiền là để thành Phật, thành A la hán, thành Bồ tát, hoặc tự tại, và giải thoát. Trái lại, chỉ xoáy trọng tâm vào hài hòa.

3. Những yếu tố hài hòa

Hài hòa là nhu cầu thiết thực mà người tu thiền nhắm đến. Nó là nền tảng căn bản của việc phát huy trí tuệ tâm linh. Nó cũng chính là mốc khởi đầu của đường vào tâm linh. Muốn đi sâu vào tâm linh, người hành thiền, trước hết phải có kinh nghiệm hài hòa, dù chỉ 1 phần chút ít. Đó là thân hài hòa với thân, tâm hài hòa với tâm. Sau cùng là thân tâm hài hòa lẫn nhau. Như Phật, trước khi độ lại đời, Ngài đã trải qua hài hòa thân tâm và phát huy trí tuệ tâm linh của Ngài trước. Phần chúng ta, tuy không làm sao theo kịp Ngài, nhưng ít ra chúng ta cũng cần nắm cốt lõi của hài hòa để chúng ta định hướng đường tu của chúng ta.

Về thân

Thân chúng ta thì có nhiều phần, nhiều bộ phận, như nội tạng, giác quan, khí huyết, thần kinh, tứ chi. Khi những bộ phận đó không hài hòa lẫn nhau, bệnh tật sẽ đến với chúng ta. Bằng những chiêu thức hay kỹ thuật thực hành trong Thiền, qua sự ứng dụng lời dạy của Phật trong Kinh, của Tổ trong Luận, chúng ta có khả năng điều chỉnh những rối loạn nội tạng và tứ chi. Chỉ vì chúng ta cân bằng được những rối loạn chức năng của các chất sinh hóa học trong các tuyến nội tiết bằng những pháp tu Chỉ, tu Định, tu Huệ, hay tu Quán, đưa đến nội tạng chúng ta hài hòa

Cho nên, Pháp tu rất quan trọng. Chính Pháp tác động vào các cơ chế trong não bộ, vào các tuyến nội tiết, vào hệ thần kinh tự quản theo sự thực hành của tâm. Tâm mê muội, dù có dùng Pháp cao siêu của Phật, cũng không cứu vãn được thân. Chỉ vì Pháp đó phải được tâm tỉnh ngộ hay trí năng tỉnh ngộ sử dụng, kết quả mới thành tựu viên mãn hài hòa. Cho nên, ý chí sắt đá, nhưng với tâm mê muội, mù quáng, không phải là điều kiện quyết định cho sự điều chỉnh bệnh tật của thân; trái lại, điều kiện quyết định chính là Pháp đúng, được tâm tỉnh ngộ hay trí năng tỉnh ngộ dùng để dụng công. Ý chí sắt đá có thể đưa đến thân tàn, như Phật đã trải qua gần 6 năm theo đuổi khổ hạnh khốc liệt... Chỉ vì tâm của Bồ Tát lúc đó hãy còn mê muội: tin tưởng mù quáng vào việc tu khổ hạnh.

Vì vậy, ở mặt này, ta không bao giờ dựa vào sự dũng mãnh của tâm mà chỉ dựa vào sự tỉnh ngộ, sự sáng suốt của tâm để tâm áp dụng đúng Pháp, đúng kỹ thuật, đúng vào đối giao cảm thần kinh, vào các cơ chế tánh giác, hoặc cao nhất là vào cơ chế tâm như, khi dụng công.

Về tâm

Tâm chúng ta cũng có nhiều nhóm, như trong ngũ uẩn thì có phần Danh là thọ, tưởng, hành, thức; trong ba sắc thái tâm thì có ý căn, ý thức, và trí năng. Tất cả những nhóm đó nếu không hài hòa lẫn nhau, chúng sẽ làm cho tâm tánh của ta bất thường: khi thương, khi ghét, khi vui, khi buồn; khi vồn vã, lúc hững hờ; khi căng thẳng, lúc mệt nhoài; khi bạn, khi thù, khi là đồng minh—môi hở răng lạnh—lúc lại là kẻ thù không đội trời chung... Chỉ vì bên trong các nhóm tâm đó luôn luôn tiềm tàng tập khí / lậu hoặc, kiết sử, tùy miên, và nghiệp chướng. Bây giờ áp dụng theo giáo lý Thiền do Phật và chư Tổ dạy, để cuối cùng, qua miên mật thực hành, ta có khả năng làm cho các nhóm tâm đó trở nên hài hòa với nhau. Khi đó ta mới có kinh nghiệm sống an vui, thanh thản, sống để làm việc hữu ích cho người khác, chỉ vì thân ta khỏe mạnh, khí lực ta dồi dào, bước đi của ta thanh thoát.

Yếu tố quan trọng

Nói chung, chính bản thân ta phải có kinh nghiệm hài hòa— trong đó yếu tố tâm hài hòa là quan trọng hơn cả. Khi các yếu tố tâm hài hòa lẫn nhau, ta sẽ kinh nghiệm thanh thản, an vui, thư thái, điềm đạm, trầm tĩnh. Ta không còn dính mắc, không còn mang những thành kiến, định kiến chủ quan với ai. Ta không kéo dài những ước mơ, những tham vọng không thiết thực. Ta không còn mang tư tưởng đố kỵ, hận thù, tư tưởng độc tài, tàn ác đối với ai. Chỉ vì nội tạng chúng ta đã thực sự cân bằng, trong đó chủ yếu là gan và thận. Phần lớn tâm xúc cảm của chúng ta khi phát ra đều tác động vào gan và thận, sau đó mới ảnh hưởng đến tim mạch, bao tử và đường ruột. Khi sân hận, nổi cáu, bực tức điều gì với ai, gan liền bị ảnh hưởng. Khi lo âu, sợ hãi điều gì, thận liền bị ảnh hưởng. Các chất sinh hóa học như norepinephrine, epinephrine, cortisol liền được tiết ra để đáp ứng phù hợp theo những trạng thái tâm lý xúc cảm đó.

Chúng tôi thường nói “Tình thương, từ bi, khoáng đạt, rộng lượng, bao dung, tha thứ, thanh thản đều dựa trên năng lực hài hòa.” Đạo đức xã hội, tinh thần xã hội được xây dựng trên năng lực hài hòa là ở điểm này. Thí dụ như tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả đâu phải tự nhiên mà có. Đây là lý do vì sao chúng tôi lấy hài hòa làm trọng điểm để thiết lập pháp tu thích hợp. Nghĩa là tất cả những pháp tu đều phải xoáy trọng tâm vào hài hòa. Chúng tôi không nói giác ngộ, giải thoát, thành Phật, thành A la hán, Bồ tát. Những tư tưởng cao siêu đó không phải là không tốt, nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi xếp những tư tưởng đó là không thiết thực. Tâm chúng ta sẽ không bao giờ an tịnh được khi trong đầu ta cứ phát ra những ước mơ xa xôi nói trên.

Chúng tôi thường cho thí dụ:

“Ai muốn ước mơ cái gì cũng được, nhưng khi đi vào sự thực hành thiền, quí vị hãy bỏ những ước mơ đó vào ngăn tủ; rồi khóa tủ lại. Không nghĩ gì đến những ước mơ đó nữa.

Bằng cách này quí vị mới thực hành thiền được. Nếu không làm như vậy, tiềm ngôn nói thầm, xây dựng vọng tưởng cứ phát ra hoài. Quí vị sẽ không bao giờ chiến thắng được vọng tưởng. Bởi vì những ước mơ đó, dù là ước mơ cao siêu, chính chúng là vọng tưởng.”

Do không nhận ra lỗi nhỏ nhặt này, nên nhiều người tu thiền lâu năm vẫn không làm chủ được vọng tưởng. Bị vọng dắt đi lang thang. Miệng thì nói “buông bỏ vọng tưởng” mà trí năng cứ vẽ ra nhiều loại vọng tưởng khác nhau; đưa đến thân tâm không bao giờ hài hòa.

4. Ý nghĩa hài hòa

Trên mặt tâm lý, hài hòa là không chống trái nhau, không đối nghịch nhau. Đồng với 2 ý trên là phù hợp lẫn nhau giữa các yếu tố được kết hợp trong khoảng không gian hay trong môi trường sinh hoạt nào đó.

Thí dụ 1:

Vườn hoa, cây cảnh, hồ nước trong khuôn viên Thiền viện được trồng và bố trí cân đối với nhau. Người lạ mới đến, thấy mát mắt. Đó là khuôn viên Thiền viện có sự hài hòa.

Ngược lại, nếu có trồng cây mà không có chăm sóc, không có tưới nước đủ để cây chịu đựng trong mùa nắng, cây sẽ còi, hoặc sẽ chết khô; hoặc cỏ mọc khắp nơi, không ai nhổ. Đó là khuôn viên Thiền viện không hài hòa.

Thí dụ 2:

Trong lớp học: có Trưởng lớp được phân công với nhiệm vụ giữ giờ, nhắc Thầy cho nghỉ giải lao; lắc chuông, đánh thức bạn bè thức dậy vào mỗi buổi sáng để tập Khí công... Thiền sinh nghe chuông lắc, biết đó là giờ gì; nhiệm vụ của họ là mau mau thức dậy để đi tập Khí công; không nướng thêm vài phút nữa... Có ban trực sinh, biết tự động lo dọn cơm nước, rửa bát; dọn dẹp sạch sẽ phòng ăn, phòng học mỗi ngày, không đợi ai nhắc... Mọi người đều làm việc vui vẻ theo tinh thần trách nhiệm của mình: không ai càm ràm với ai. Đó là ý nghĩa của hài hòa trong sinh hoạt của 1 tổ chức mà điển hình là lớp học.

Tóm lại, tác nhân đưa đến hài hòa này, chủ yếu là tinh thần trách nhiệm hay tinh thần vì người khác được đề cao. Bởi vì, nếu có sự phân công mà không có tinh thần trách nhiệm đi kèm theo thì sự phân công kia sẽ đưa đến bất hài hòa trong tổ chức.

Trên mặt sinh lý của cơ thể, hài hòa là các chức năng của nội tạng đều cân bằng với nhau. Khi nó căn bằng, những phần khác sẽ cân bằng. Khi nó rối loạn, những phần khác sẽ bị ảnh hưởng theo.

Nói chung, nền tảng của hài hòa được đặt trên: sự hòa hợp của các yếu tố hay những trạng thái tâm lý của cá nhân trong một cộng đồng nhỏ như gia đình, khóa tu học, hay đoàn thể. Mọi người, trong sinh hoạt hằng ngày đều không có gì đối nghịch nhau. Tất cả đều hòa hợp, hòa thuận, vui vẻ với nhau. Sau cùng, mọi người đều nhận thấy mình có trách nhiệm hay bổn phận đối với nhau.

5. Cụ thể hóa hài hòa

Để làm cho hài hòa trở thành hiện thực trong cá nhân, Thiền đưa ra nhiều chiêu thức, nhiều kỹ thuật thực hành với trọng tâm hướng dẫn ta những cách thực hành Pháp của Phật và của chư Tổ trong đời sống hằng ngày. Tác dụng của những cách thực tập đó là để tạo ra các hồi đáp tâm lý, hồi đáp sinh lý hữu hiệu, giúp cá nhânnhận thức mới, biết sống nương tựa lẫn nhau, không suy luận, không dán nhãn, không chụp mũ lẫn nhau... Thí dụ, hiểu biết về Tam Pháp Ấn, về Tương Quan Nhân Quả, hoặc thực tập: Chỉ Biết, hay Biết Như Thật, Biết Không Lời, Thầm nhận biết...

Với hồi đáp tâm lý là ta chuyển đổi nhận thức cũ thành nhận thức mới. Với nhận thức cũ, nội tâm ta thường dính mắc, thường mang những mặc cảm tư tôn, tự cao, tự đại, tự ngang bằng, và tự ti. Đó là những nhận thức chủ quan. Với những nhận thức này, tâm ta không làm sao có điều kiện hài hòa từ trong chính nó. Tâm ta sẽ không bao giờ đứng yên, không bao giờ trong sáng, không bao giờ vui lòng với bất cứ điều gì nó đang có. Nó như con lừa đi tìm củ cà-rốt treo trên đầu, hay như con khỉ chuyền hết cành cây này đến cành cây kia. Trên cơ sở này, ta không làm sao bằng lòng với điều ta đang có. Vì vậy, ta sẽ không làm sao có cơ hội sống an vui, thanh thản, nhẹ nhàng với mọi người chung quanh, với môi trường chung quanh. Tâm ta lúc nào cũng dao động.

Trong lúc đó, với nhận thức mới, ta nhận ra chân tánh hiện tượng thế gianvô thường, xung đột, không thực chất tính. Nhân cách con người luôn luôn bị 3 qui luật đó chi phối. Ta sẽ bớt phiền não, bớt khổ đau khi mọi vật đến và đi khỏi tay ta. Hôm qua ta là người giàu sang, hôm nay ta sạt nghiệp. Hôm qua ta có công ăn việc làm, hôm nay ta bị sa thải. Hôm qua ta có đầy đủ thân nhân, hôm nay thân nhân của ta đã bị chôn vùi dưới cơn bão, hay trận động đất. Ta biết đó là qui luật vô thường, qui luật xung đột, và không thực chất tính của thế giới hiện tượng.

Qua pháp học và pháp hành của Phật, ta có hồi đáp tâm lý: Ta tỉnh ngộ. Ta có nhận thức mới. Qua nhận thức mới, tâm ta ổn định, thanh thản, không dính mắc, hồi đáp sinh học sẽ xảy ra bên trong cơ thể ta. Qua nguyên tắc tác động này, ta mới có khả năng điều chỉnh hay chữa dứt bệnh tâm thể của ta.

Ngày nay, khi học Thiền, chúng ta cần biết rõ về những khái niệm hồi đáp này. Đó là hễ có nhân thì có quả. Có làm đúng thì hưởng quả tốt. Làm sai thì hưởng quả xấu. Ta không bắt chước những người thiếu tự tin là ưa đổ thừa nghiệp.

Hồi Đáp Sinh Học trong Thiền giúp ta có kiến thức về những nguyên tắc tác động-tác dụng khi ta áp dụng các chủ đề do Phật dạy. Nguyên lý hài hòa được xây dựng trên cơ sở hồi đáp đó.

Ta sẽ không sợ thực hành sai lạc, khi ta nắm vững lý luận khoa học về hồi đáp sinh học trong Thiền.

6. Thiền không tiêu cực

Thiền không chủ trương trốn lánh cuộc đời mà chủ trương đi vào đời. Thiền không xây dựng những ảo cảnh xa xôi, không khích lệ con người từ bỏ trách nhiệm của mình đối với gia đìnhxã hội. Trái lại, khích lệ con người chu toàn trách nhiệm, chu toàn bổn phận của mình khi mình chưa đủ sức buông bỏ việc đời, việc đạo.

Để hỗ trợ những bổn phận, những trách nhiệm đó được tốt hơn, Thiền có khả năng giúp ta đạt được điều đó, nếu ta nhận ra rằng nó thực sự có khả năng giúp ta hoàn thành những mục tiêu mà ta đang nhắm đến hiện nay.

Thí dụ, thân ta đang đau ốm kinh niên như cao máu, mất ngủ, tiểu đường, hen suyễn, loét bao tử, Thiền dạy ta những cách thực tập qua các phương thức Quán, Chỉ, Định, Huệ để điều chỉnh cho thân được khỏe mạnh. Tùy theo khả năng, ta có thể áp dụng phương tiện nào cũng được. Thiền không dạy ta cầu nguyện, trì chú, tụng kinh để cho thân được khỏe mạnh... Thiền cũng không khích lệ ta “ngồi đó để ôm những thứ bệnh kia; rồi xem nó là bạn. Cho đến khi nó bành trướng tột đỉnh...” Trong Thiền không có tư tưởng tiêu cực này.

7. Năng lực tâm linh

Do đó, với ý nghĩa khoa học tâm linh, Thiền rất rõ ràng. Thiền vạch ra cho ta thấy rằng, chính ta vốn có những năng lực làm cho cơ thể ta được khỏe mạnh; tâm ta được an vui, thanh thản; thân tâm ta được hài hòa; trí tuệ sáng tạo của ta được phát huy. Những năng lực này vốn tiềm tàng trong hằng trăm tỷ tế bào não, trong các định khu vỏ não, trong hệ thống tuyến nội tiết, và trong hệ thần kinh tự quản. Nếu biết cách ứng dụng các phương thức trong Thiền, ta sẽ khai thác được những năng lực đó để tự mình chữa bệnh thân và bệnh tâm của mình, phục hồi ký ức. Cao hơn nữa, ta có khả năng khai thác tiềm năng giác ngộ từ bên trong não bộ của ta.

Qua đó, ta sẽ nhận ra rằng nguyên tắc chuyển nghiệp, thoát khổ, giác ngộ, giải thoát, và nguyên tắc nhân chứng vốn được đặt trên cơ sở năng lực tâm linh trong Thiền.

8. Tâm linh là gì ?

Tâm linh là tâm vượt lên trên tâm đời và tâm đạo. Trong tâm linh không chứa bợn nhơ của lậu hoặc /tập khí, kiết sử, tùy miên. Nó hoàn toàn trong sạch. Nó được Phật so sánh như hồ nước trong. Nó xuất phát từ cơ chế tánh giác. Nó mang tính sáng tạo và tiềm tàng năng lực từ bi, trí tuệ giác ngộ, tức Phật tánh. Nó không do cái “Ta” làm chủ thể như tâm đời và tâm đạo; trái lại, do Tánh giác và cao nhất là Phật tánh. Phật giáo Phát Triển giả lập là “Chân ngã” hay “Tự ngã thanh tịnh.” Thiền tông giả lập là “Ông Chủ.”

Trong nó không có tranh chấp, đấu tranh điên đảo như tâm đời và tâm đạo; không có ôm ấp những quyền lợi vật chấtquyền lợi tinh thần để tạo ra những xung đột, những bất hòa, những âm mưu thâm độc để hạ bệ lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, thanh trừng lẫn nhau; không có hướng đến thần linh, không có mê tín, dị đoan; không có đạp lên nhau để sống; không có tôn sùng thần tượng cá nhân, không có bè phái, phân chia đẳng cấp, giai cấp; không có khát ái, tham vọng, ích kỷ, không có cá nhân chủ nghĩa, không có thành kiến, định kiến, thiên kiến chủ quan như tâm đời và tâm đạo. Sau cùng, tâm linh không đưa đến chiến tranh như tâm đời và tâm đạo. Trái lại, nó đưa đến hòa hợp, hòa thuận, thân ái, tình thương, xây dựng, và phụng sự.

Trong lúc tâm linh được đặt trên nền tảng tánh giác và Phật tánh, thì tâm đời và tâm đạo được đặt trên nền tảng ý căn, ý thứctrí năng... Với 3 sắc thái tâm này, con người kinh nghiệm an lạc thì ít mà phiền não, khổ đau, nước mắt và thù hận thì nhiều. Khoan dung, tha thứ, rộng lượng, thông cảm với nhau thì ít, mà sắt máu, thẳng tay trừng trị, trừng phạt, thanh trừng, không chút nhân nhượng thì nhiều. Nương nhau để sống thì ít, đạp lên nhau để sống thì nhiều. Tỉnh ngộ thì ít mê lầm, mê chấp thì nhiều. Từ, bi, hỷ, xả thì ít; dán nhãn, chụp mũ lẫn nhau thì nhiều. Thành thật thì ít; xảo trá, gian lận thì nhiều. Chơn thật thì ít; ngụy tạo, ngụy danh thì nhiều.

9. Mục tiêu

Bằng 1 trong 4 phương tiện Quán, Chỉ, Định, Huệ, mục tiêu của Thiền là hướng dẫn người thực hành áp dụng những chiêu thức hay kỹ thuật để tạo ra những tác dụng:

  • Một là, kích thích các tuyến nội tiết, giúp điều chỉnh hay chữa trị bệnh tâm thể, và làm thay đổi nhân cách của ta tốt hơn, như:
  • Hệ thống serotonin trong Tuyến Tùng và cuống não. Chất này có những khả năng:
  • điều chỉnh ngủ thức, lo âu suy nhược thần kinh, và thần kinh căng thẳng (Stress);
  • sức khỏe dồi dào và hăng say làm việc;
  • kiên nhẫn; không chán nản.

 

Hệ thống melatonin trong Tuyến Tùng, trong hạt nhân Cận não thất (Paraventricular nucleus) của Dưới Đồi và trên cuống não. Chất này có những khả năng:

  • trị mất ngủ kinh niên (điều chỉnh chu kỳ ngủ thức);
  • ngăn ngừa ung thư ngực và bướu não;
  • hạ huyết áp; điều hòa tim mạch;
  • ngừa tai biến mạch máu não (stroke);
  • ngừa đứng tim (heart attack);
  • kiểm soát màu da (skin pigmentations) và ngăn ngừa độc tố trong máu;
  • chữa mắt bị cataract;
  • hồi phục ký ức;
  • kích thích hệ miễn nhiễm.

Hệ thống acetylcholine trong cuống não và đầu dây tận cùng của Đối giao cảm thần kinh. Chất này có những khả năng:

  • điều chỉnh bệnh cao máu, bệnh cao máu mỡ;
  • điều chỉnh bệnh mất ký ức;
  • giúp trí năng bén nhạy;
  • cơ thể linh hoạt; tăng cường hoạt động tim mạch;
  • cân bằng hai chất norepinephrine và epinephrine.

 

Dopamine trong cuống não giúp ta kinh nghiệm hỷ lạc. Nó cũng giúp ta chữa bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Đây là bệnh ảo giác về nghe và thấy do 2 vùng thuộc thùy chẩm và thùy thái dương bên trong giữa não nhiều glutamate mà thiếu dopamine.

 Hai là, cân bằng hormones trong cơ thể, nói chung và trong nội tạng, nói riêng.

 Ba là, khai thác năng lực sáng tạo trong cơ chế tánh giác: Tánh thấy, Tánh nghe, Tánh xúc chạm, và cơ chế Phật tánh: Tánh nhận thức. Chính những năng lực sáng tạo này là những năng lực tâm linh trong Thiền. Năng lực tâm linh đó được phát huy thông qua các tiến trình ngộ đạo hay chứng ngộ.

Khi các chất sinh hoá học có lợi ích cho cơ thể được tiết ra, lúc bấy giờ ta mới kinh nghiệm được thế nào là hài hòa thân tâm, hay thế nào là cân bằng hormones trong cơ thể.

Sau cùng, khi năng lực tâm linh được khai thác từ các tánh trong cơ chế tánh giác và Phật tánh, lúc đó ta sẽ kinh nghiệm giá trị của Thiền đối với đời sống con người rõ ràng hơn

  •  Ta sẽ kinh nghiệm sống an vui, thanh thản thật sự. Vì thân tâm của ta đã hài hòa thật sự:
  •  Thân ta khỏe mạnh là do nội tạng của ta đã cân bằng các chất sinh hoá học. Trong đó quan trọng nhất là Gan và Thận.
  •  Tâm ta từ dính mắc nhiều đến bớt dính mắc, và sau cùng là không còn dính mắc. Hoặc khi biết có dính mắc, ta biết cách chận đứng ngay sự dính mắc đó nhẹ nhàng.
  •  Với mọi người chung quanh, ta không còn mang tính đố kỵ, gièm pha, dán nhãn, chụp mũ, càm ràm. Ta không còn tính nói xấu, nói lén người vắng mặt. Ta thích tìm lỗi nhỏ nhặt của mình để sửa hơn là thích tìm lỗi người để phê phán.
  •  Đầu óc hay thần kinh ta không còn căng thẳng vì những bất toại nguyện trong cuộc đời. Hoặc khi có căng thẳng, ta biết cách chận đứng liền tức khắc bằng những phương pháp Thở trong Thiền.
  • Tâm trí ta không còn xáo trộn, không còn lăng xăng, dính mắc. Những lo âu, sợ hãi bị xua tan. Thành kiến, định kiến, thiên kiến chủ quan từ lần “mỏng đi.” Ta thường an trú trong chánh niệm tỉnh giác.
  •  Cơ thể ta không còn mang những chứng bệnh kinh niên như mất ngủ, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng. Ta có khả năng ngăn ngừa ung thư và chữa dứt bệnh di truyền.
  • Trí tuệ tâm linh của ta sẽ được phát huy từ lần qua những phương thức thực hành trong các chủ đề của Quán, Chỉ, Định, Huệ.
  •  Và sau cùng là ta có khả năng phục vụ gia đìnhxã hội tốt hơn:
  •  Ta không xì ke, ma túy; không đam mê bài bạc; không đam mê trụy lạc; không tham gia băng đảng;
  • không làm nghề không lương thiện; không bỏ bê gia đình; không mê tín, dị đoan.
  •  Ta có tinh thần tự lực cao: không bi quan, không lạc quan; trái lại lúc nào cũng an vui vì huệ và định đã được triển khai.
  •  Ta không buông trôi trách nhiệm hay bổn phận của ta trong gia đình, trong sở làm, hay trong hội đoàn. Vì khi trí tuệ tâm linh của ta đã được khai mở, thể chất của ta sẽ được khỏe mạnh qua sự cân bằng các hệ thống chất nước hóa học trong nội tạng và cơ thể, ý thức trách nhiệm của ta sẽ lên cao tự động.
  • Tinh thần ta không bại hoại: không mê tín, không bi quan yếm thế, không ngồi chờ ngày chết khi mình còn đang khỏe mạnh và đang sống để làm việc.
  •  Ta hoàn toàn đổi mới nhận thức. Ta tin tưởng pháp của Phật. Chỉ vì ta đã kinh nghiệm được hỷ lạc thực sự qua các phương thức thực hành trong Quán, Chỉ, Định, Huệ.

10. Gương sáng

Đối với những người lớn tuổi, qua những phương thức sinh hoạt Thiền nói trên, ta sẽ trở nên gương sáng đối với con em của ta. Ta không sợ con em của ta hư hỏng: khó dạy, sống theo băng đảng, bụi đời; ngoan cố, ngu si, chậm lụt; đe dọa nền an ninhtrật tự xã hội. Vì qua quá trình dụng công tu tập, bản thân ta sẽ tạo ra được 1 trong 3 năng lượng:

Thứ nhứt là năng lượng hài hòa.
Đối xử với con em, ta không cau có, không khó tính, không càm ràm, không nói lời sai sự thật, không nói lời nặng nhẹ với con em ta. Ta biểu lộ được tâm từ bi và trí tuệ với con em ta. Qua đó, ta sẽ cảm hóa được chúng. Chúng sẽ dễ dàng nghe lời chỉ dạy của ta để trở nên đứa con ngoan, hiếu thảo, có tinh thần xã hội, tinh thần tự lực, và ý chí kiên nhẫn. KHOA HỌC TÂM LINH 83
 
Thứ hai là năng lượng gương mẫu.
Qua nếp sinh hoạt hằng ngày như tọa thiền theo giờ giấc qui định, tham dự sinh hoạt hằng tháng tại đạo tràng, hoặc tham dự các khóa tu học, và qua thái độ đối xử của ta với thân nhân trong gia đình, đối với bè bạn trong sở làm, chúng ta sẽ gây ảnh hưởng tốt cho con em chúng ta. Khi có trí hiểu biết (từ 7 tuổi trở lên) chúng có khả năng bắt chước ta tọa thiền, hoặc yêu cầu ta giải thích cho chúng biết về những lợi ích thiết thực của việc thực hành thiền. Đây là gương sáng mà ta có thể gây ảnh hưởng tốt cho con em chúng ta. Trong tương lai, mầm non của hạt giống bồ đề sẽ không sợ bị tuyệt chủng. Đó là con em chúng ta có thể tiếp tục đi theo truyền thống tu tập thiết thực do Phật Thích Ca truyền dạy, khi chúng ta hết duyên trong kiếp này.

Thứ ba là năng lượng từ trường tâm bi.
Nếu dụng công miên mật trong thời gian dài và có kinh nghiệm định sâu, ta sẽ có kinh nghiệm về từ trường tâm bi. Qua từ trường này, ta sẽ gây ảnh hưởng tốt đến con em của ta. Do đó, ta không sợ hạt giống bồ đề sẽ bị tuyệt chủng trong giòng họ ta, sau khi ta từ bỏ cõi đời này. Tức là con em chúng ta sẽ bắt chước bố mẹ chúng để tu tập Thiền với mục tiêu khai triển năng lượng tâm linh như bố mẹ chúng đã trải qua.

Thứ tư: chuyển hóa di tử (Genes)
Khi một người thực hành Thiền có kinh nghiệm định sâu, vị đó có khả năng tạo ra những nhân mới từ bên trong hạt nhân (Nucleus) và hạch nhân (Nucleolus) của tế bào não của mình qua cách chuyển hóa hạt nhân và hạch nhân trên mỗi tế bào não (neurons). Lý do là những hạt nhân (nucleus) và hạch nhân (nucleolus) đó sẽ bị hoạt hóa, khi chúng ta dừng niệm vững chắc. Trong quá trình này, những vi tế tập khí/ lậu hoặc vốn tiềm tàng trong phần sâu thẩm của hạt nhân là “DNA” và hạch nhân là “RNA” từ trong mỗi tế bào não sẽ bị đào thải hay bị loại ra. Mặt khác, ta cũng có khả năng tự chữa được những bệnh di truyền, hoặc bệnh thâm căn cố đế mà ta đương mắc phải, nhưng chưa chữa hết. Những chất liệu di truyền “DNA” vốn nằm trong hạt nhân (Nucleus) và “RNA” trong hạch nhân (Nucleolus) của mỗi tế bào não.
Trường hợp này phải học lên các lớp Bát Nhã qua cách thực hành các chủ đề trừu tượng như KhôngChân Như, chúng ta mới có khả năng kinh nghiệm định sâu. Còn ở lớp Căn Bản, quí vị chỉ có khả năng dừng niệm chút ít thôi. Thí dụ như qua các chủ đề chỉ biết.
Chúng tôi thường dùng từ bình dân cho dễ hiểu là “siết bù lon con tán” trong bộ máy của chiếc xe già cỗi của chúng ta. Chiếc xe của chúng ta đã quá cũ rồi. Chỗ nào cũng lỏng hết, không còn vững chắc như hồi thanh niên, bây giờ chúng ta phải “dùng kềm để siết lại những con ốc đó.” Kềm của chúng ta là những tiến trình Định.

Bằng phương thức Định, chúng ta sẽ hoạt hóa neurons, tế bào não, để chũa bệnh và đào thải những vi tế tập khí/ lậu hoặc.

Nguyên tắc chuyển nghiệp hay nhân chứng của Thiền vốn nằm trong phương thức Định. Qua Định, ta sẽ chuyển hóa neurons, DNA* và RNA** trong neurons.

11. Đóng góp tích cực

Qua những thái độ gương mẫu nêu trên, chính ta đã tích cực đóng góp khả năng của ta vào việc xây dựng một nền an ninhtrật tự xã hội. Trong đó là tinh thần vì người khác, là từ bitrí tuệ. Vì con em chúng ta sẽ trở nên những thành viên mang nhiều năng lượng xây dựngphục vụ cho sinh hoạt gia đìnhxã hội.

------------------------------------------

* DNA = Deoxyribonucleic acid

** RNA = Ribonucleic acid

Nơi nào con em chúng ta sinh sống, nơi đó đều có sự hài hòa, sự phục vụ. Tinh thần vì người khác luôn luôn được biểu lộ. Từ bitrí tuệ luôn luôn được phát huy. Chỉ vì con em chúng ta đã huân tập truyền thống tâm linh từ Phật Thích Ca qua quá trình chúng sinh sống với ta từ nhỏ đến khi chúng trưởng thành.

Điều này cho thấy, công dân tốt không phải chỉ vì nhờ nền giáo dục của quốc gia, mà cơ bản chính là do truyền thống sinh hoạt của gia đình tạo nên. Điển hình là sinh hoạt của cha mẹ. Đặc biệt trong đó, chúng ta cần lưu ýtruyền thống di tử (genes) của cha mẹ.

Não bộ và thể chất của chúng ta ngày nay là kết quả của những tiến trình tiến hóa từ hằng triệu năm qua. Như vậy, với một người đã thấm nhập tinh thần thiền trong 4 oai nghi qua những kinh nghiệm tu tập theo lời dạy của Phật Thích Ca, người đó sẽ có những “chủng tử” mới.

Mấu chốt giác ngộgiải thoát

Muốn kinh nghiệm tâm linh phát huy như thế nào, chúng ta cần nhận ra ý niệm “ tathā.” Đây là mấu chốt căn bảntính cách quyết định kinh nghiệm phát huy tâm linh trong Thiền. Chính ý niệm “tathā” đó là đầu mối đưa đến sự thành đạo của Phật. Về sau, ý niệm này được các nhà Phật giáo Phát triển xếp là chỗ “không thể nói được,” “không thể suy nghĩ được,” và “không thể nghĩ bàn.”

Còn chúng tôi xếp “tathā” và“tathatā” là tác nhân xúc tác để làm bật lên tiềm năng giác ngộ. Phần này chúng tôi sẽ giảng và hướng dẫn cách thực tập sau này.

Hậu quả của chuỗi dài quá khứ

Trước khi dấn thân theo Thiền, hầu hết chúng ta đã trải qua thời gian dài gần nữa thế kỷ hoặc hơn nửa thế kỷ sống theo dục lạc thế gian. Lo âu, sợ hãi, kinh hoàng, sầu khổ cũng không ít. Nhưng tất cả đều bám chặt vào thân này để hưởng lạc theo những mức độ điều kiện và khả năng của mình. Vì còn sống trong đời, tất cả đều có nhiệm vụ riêng biệt phù hợp theo môi trường sống của mình, nên lúc đó tất cả đều tha hồ hưởng lạc, tha hồ bay bướm. Ăn nhậu và đua chen, tranh giànhganh đua luôn luôn là những điệp khúc xảy ra hằng ngày trong cuộc sống thế tục trước đây.

Chúng ta, có thể trước đây chưa thực sự tỉnh ngộ, giác quan còn dính mắc nhiều vào các hương vị của dục lạc, của danh vọng, địa vị, và quyền lợi. Tập khí hay lậu hoặc được dịp huân tập thêm nhiều thứ dục lạc và nhiều thứ tâm xúc cảm chạy theo danh và lợi. Trí năng thường xuyên giáp mặt những vấn đề gai gốc cần giải quyết trong cuộc sống hằng ngày hay trong những vai trò mà ta phụ trách. Ta phải đối phó, đương đầu với những tình huống kinh hoàng, khó xử, ngang trái. Qua đó, ta khó tránh khỏi những tình trạng căng thẳng thần kinh cao độ. Khi tâm càng xúc cảm, các chất nước hóa học bên trong giao cảm thần kinh và bên trong các tuyến nội tiết sẽ càng được tiết ra nhiều hơn để đáp ứng phù hợp theo những mức độ căng thẳng xúc cảm. Khi thần kinh càng thường xuyên căng thẳng, ta càng khó tránh những thứ bệnh tâm thể, như cao máu, rối loạn tim mạch, loét bao tử, tiểu đường, mất ngủ kinh niên... Đây là hậu quả của chuỗi dài quá khứ.

Bây giờ tuy đã tỉnh ngộ, ta quyết tâm dấn thân theo Thiền, khép mình an cư trong 3 tháng như Tăng niThiền viện, hay trong 1 tháng hoặc vài tuần như quí vị từng an cư, nhưng với thời gian ngắn này cơ thể làm sao trở lại bình thường ngay được 100 phần trăm ? Chỉ vì những thứ bệnh kinh niên đã xảy ra trước đây trong cơ thể chúng ta, ta không thể một sớm, một chiều dùng Thiền Định hay Thiền Huệ mà chữa khỏi ngay được.

Lý do sâu sắc là cho đến nay, qua những chủ đề dụng công thuộc Bát Nhã, trí huệ siêu vượt chưa thực sự tự phát từ bên trong ta. Cơ bản nhất là ta chưa hoàn toàn chuyển đổi được nhận thức cũ. Đưa đến tâm ta chưa có thể chấm dứt xung đột với chính nó. Ngoài ra, ta cũng chưa có kinh nghiệm sâu. Trong một thời Thiền, tầm và tứ còn xen kẽ khởi lên hoặc từng chập hay khởi lên liên tục.

Với những lý do này, ta khó có thể điều chỉnh được bệnh tật bên trong cơ thể. Nội tạng, tim mạch, khí huyết không thể quân bình. Đây là điều tất nhiên. Nó là kết quả của chuỗi dài quá khứ trong cuộc sống thế tục của ta. Ta đã lăn lộn trong đời quá lâu. Có người trên nửa thế kỷ, có người gần một thế kỷ. Có người trên 40 năm. Bây giờ mới tỉnh ngộ, biết quay về Chánh Pháp. Tâm tuy có chuyển chút ít, nhưng thân thì còn mang nhiều thứ bệnh kinh niên. Đó là hậu quả của chuỗi dài quá khứ mà thân và tâm đã chìm ngập trong dục lạc thế gian.

Thân và tâm cần hài hòa

Ngày nay cơ thể chúng ta như chiếc xe đã cũ. Bề ngoài xem như khỏe mạnh, bên trong thì bù lon, con tán đã lỏng hết, đã rơ hết. Các khớp xương không còn dính chặt với cơ bắp và dây thần kinh. Nội tạng không còn hoạt động như hồi còn trẻ. Người không bị bệnh này, cũng bị bệnh kia. Bây giờ thực hành thiền muốn có kết quả tốt là duy trì sự khỏe mạnh cơ thể, quí vị phải kết hợp với Thở theo Khí Công, điều hòa ăn uống, và bổ sung thêm uống thuốc cây cỏ để hỗ trợ việc điều chỉnh tim mạch, điều chỉnh nội tạng, hay tăng cường hệ thống miễn nhiễm. Thân có khỏe mạnh, tâm mới an ổn để dụng công tu tiếp. Thân nay đau, mai ốm, ý chí cũng không còn hăng hái để tu tập. Đây là nguyên tắc tương tác qua lại giữa thân và tâm, giữa tâm và thân. Thân và tâm cả hai đều phải hài hòa. Sự hài hòa này là thành quả cơ bản của việc dụng công theo những phương thức của Thiền. Thân và tâm, tâm và thân cần phải hài hòa với nhau. Cả hai không hài hòa với nhau, việc dụng công của ta sẽ bị trở ngại. Chúng ta cần lưu ý điểm này.

Bảo vệ thân, chuyển hóa tâm

Chỉ trừ khi nào dụng công đến chỗ hoàn toàn làm chủ sự suy nghĩ, hay kinh nghiệm nhận thức biết không lời vững chắc lúc đó mới không lo bảo vệ thân nữa. Thân tự nó sẽ được khỏe mạnh. Bệnh tâm thể từ lần được dứt trừ. Lúc đó chúng ta tọa thiền để khai triển năng lực tâm linh bằng nhận thức biết không lời cộng thêm chủ đề. Tập khí/ lậu hoặc sẽ bị đào thải; bệnh tâm thể sẽ được tự chữa. Lý do là trục tánh giác-dưới đồi-đối giao cảm-cuống não-tuyến nội tiết tương tác lẫn nhau để tiết ra các chất nước hóa học làm lợi cho cơ thể như dopamine, acetylcholine, serotonin, melatonin, insulin.

Còn bây giờ, trước mắt, chúng ta phải lo bảo vệ thân. Tức là dùng thêm phương tiện Khí Công. Ta thở để điều hòa khí huyết và tạo ra hệ thống miễn dịch hay tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cho thân được khỏe mạnh và điều chỉnh bệnh tật đã có từ trước. Thân yếu, chẳng những bất lợi cho việc sử dụng sức khỏe để dụng công lâu dài hay để làm việc có lợi ích cho người khác, mà nó còn gây ảnh hưởng không hăng say, không tinh tấn, không kiên trì của tâm. Thân mệt nhọc, uể oải làm cho tâm dễ chán nản, dễ bực bội, và thoái chuyển. Đây gọi là dùng Khí Công để hỗ trợ Thiền trong giai đoạn đầu. Cho đến khi nào ta thực sự kinh nghiệm được định vững chắc hay thực sự chuyển đổi nhận thức, trí năng thực sự tỉnh ngộ, thì ta không cần mượn cách thở theo Khí Công nữa.

Đối với ta bây giờ, thân chính nó là phương tiện duy nhất giúp ta đi đến nơi cuối cùng của Đường Thiền. Nó mà liệt nửa chi hay nằm bệnh triền miên, ý chí dù có sắt đá, tâm dù có dũng mãnh cũng không làm sao thực hành thiền được. Sự nghiệp tu thiền của ta xem như bế tắc. Vì tâm có an đâu mà tu ! Thân có ngồi, có đi, có đứng được đâu mà tu ! Do đó, chúng ta cần thấy rằng, tâm tuy là chủ, nhưng nó luôn luôn bị ảnh hưởng bởi thân ! Thân có khỏe, tâm mới yên chí, tỉnh táo, và sáng suốt để tu tập. Ngược lại, tâm có an, thân mới được thoải mái để ngồi tu. Thân và tâm, tâm và thân đều tương tác qua lại. Cả hai gây ảnh hưởng lẫn nhau. Tâm có khả năng gây bệnh cho thân và giúp cho thân được khỏe mạnh. Còn thân thì có khả năng gây chướng ngại tinh thần cho tâm, nhưng ngược lại nó cũng có khả năng giúp cho tâm được thoải mái, an lạc, khi nó khỏe mạnh. Uể oải và ngủ gục là do thân yếu sức, mệt nhọc. Do đó đưa đến tâm thiếu tỉnh thức để tọa thiền.

Hướng nhắm

Nói chung, với người thực hành thiền, khả năng tu tập đến nơi cuối cùng, luôn luôn dựa trên nguyên tắc thân-tâm hài hòa. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất. Pháp dù có cao siêu, kỹ thuật dù có tinh xảo mà thân và tâm không hài hòa, đường tu cũng đi đến nơi bế tắc. Trên hướng dụng công của chúng ta, đây là điều mà chúng ta cần nhận rõ: thân và tâm cần được cân bằng. Trong đó vai trò then chốt là sự khỏe mạnh của thân và sự tỉnh ngộ của tâm. Tâm mà không tỉnh ngộ, trước sau gì cũng đưa đến bệnh hoạn cho thân. Còn thân mà không khỏe mạnh, trước sau gì cũng đưa đến sự bệ rạc cho tâm. Dũng khí của tâm tuy rất cần mà thân không có sức khỏe, tâm cũng không làm sao cụ thể hóa dũng khí đó được lâu dài. Ngược lại, thân dù có khỏe mạnh mà tâm không sẵn sàng dấn thân vào đường Thiền, thân cũng không làm sao duy trì được tình trạng khỏe mạnh lâu dài. Thân như nhiên liệu, tâm như ngọn đèn. Ngọn đèn tâm được chiếu sáng nhờ nhiên liệu của thân. Nhiên liệu thân tàn, đèn tâm tắt. Tử thức ra đi khỏi thân !

Trước hết chúng ta cần nhắm mục tiêu bảo vệ thân, phục hồi sức khỏe cho thân. Tâm tạm thời xem như có định hướng mới. Trí năng xem nhưtỉnh ngộ, xem như chúng ta đã tạm gác chuyện thế gian đàng sau. Chúng ta đã có quyết tâm tu.

Đối với quí vị xuất gia, hướng nhắm của quí vị là thoát khổ, giác ngộgiải thoát. Đây là mục tiêu tích cựccụ thể. Nhưng muốn cụ thể hóa những mục tiêu đó, quí vị phải trải qua học và thực hành các chủ đề thích hợp với những mục tiêu kể trên. Trong đó, phục hồi hay bảo vệ sức khỏe cho thân là điều cần thiết trước mắt. Điều cần thiết thứ hai là cụ thể hóa những pháp học cơ bản trong sinh hoạt Thiền viện. Oai nghi, tế hạnh cần thông và cần thể hiện cho đúng trong vai trò tăng sinh. Giữ đúng nghi thức theo qui định trong Thanh qui Thiền viện. Giờ nào, việc đó. Điều cần thiết thứ ba là thông suốt pháp học và pháp hành. Thông pháp học để chuyển đổi nhận thức. Thông pháp hành để thực hành đến nơi đến chốn. Trong Bát Nhã, Bản Đồ Nhận Thứcphương tiện nồng cốt để chúng ta thực hiện mục tiêu thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. Thiếu phương tiện này, ta khó có thể đi đến nơi.

Còn đối với cư sĩ thì không cần nghĩ đến giải thoát mà chỉ cần làm sao hạn chế khổ và có trí tuệ. Đối với cư sĩ, phần lớn Khổ là do thân đau ốm, bệnh tật kinh niên và tâm rối loạn triền miên gây ra. Vì vậy mục tiêu cơ bản của cư sĩ là làm sao cho thân khỏe, tâm an là được. Ngoài ra, nếu có thêm kinh nghiệm giác ngộ thì càng tốt. Chớ còn giải thoát thì chưa nhắm đến được. Vì cư sĩ không đủ điều kiện để đi vào con đường giải thoát như tu sĩ. Muốn bắt chước theo tu sĩ thì khó lắm. Phải cắt đứt tất cả nhân duyên thế gian, tri kiến thế gian và phải tinh tấn tu tập, miên mật tu tập. Cho nên quí vị cư sĩ chỉ cần có thân khỏe, tâm an, và có thêm chút ít kinh nghiệm tâm linh qua các pháp thực hành trong hệ thống Bát Nhã là được. Chỉ vì quí vị còn nhiều ràng buộc với gia đìnhxã hội. Tình cảm thương con, thương cháu chưa cắt đứt được. Có người con còn nhỏ, cháu còn nhỏ. Chúng nó cần sự che chở, bảo hộ của cha mẹ hay ông bà. Có người còn cần đi làm để trả nợ nhà cửa, xe cộ, và tiền bảo hiễm sức khỏe. Có người còn vướng mắc những quan hệ ân nghĩa trong sinh hoạt giao tế xã hội. Cho nên, cư sĩ không thể cắt một cái rụp tất cả nhân duyên thế giantri kiến thế gian như tu sĩ. Tuy nhiên, nếu muốn thực tập chuyên tu như tu sĩ, cũng được. Quí vị có thể tập ăn chay trường, tập tọa thiền đều đặn tại nhà vào những giờ qui định. Không tự mình dễ dãi với mình. Hạn chế bớt những giao tiếp bên ngoài. Đám tiệc, đình đám, hội hè nên hạn chế bớt. Du hí, du lịch, du ngoạn đây đó cũng nên từ lần cắt đứt. Sách, báo, truyền hình, truyền thanh nên từ lần cắt đứt. Có như thế ta mới tránh khỏi huân tập thêm tập khí/lậu hoặc cho tâm. Ta mới có cơ hội chiến thắng những ham thích của tự ngã. Nếu được như vậy, sự dụng công của ta mới có kết quả.

Riêng tại nhà, quí vị lập một cái thất riêng để lo dụng công theo các pháp trong Thiền Căn Bản, hay các pháp trong các lớp Trung cấp Bát Nhã, thí dụ như: pháp Như thật, pháp Tứ đế, pháp Vô ngã, pháp Lý duyên khởi, pháp Duyên sinh, pháp Không, pháp Chân Như, pháp Huyễn... Ngoài ra, hằng tháng quí vị có thể dành riêng 1, 2 ngày vào cuối tuần đến đạo tràng hay thiền viện nhập thất.

Nếu làm được như vậy, Ô Tâm Linh của quí vị mới cụ thể hóa được. Hướng nhắm của quí vị mới có thể trở thành cụ thể. Còn nếu không được như vậy, quí vị khó có thể thành công trên đường thiền.

Vai trò của thân

Nhân đây, chúng tôi cũng lưu ý quí vị: tinh thần tu họcthực hành của chúng tatinh thần bồ tát. Muốn có điều kiện tu tập tốt thì thân này là phương tiện duy nhất giúp tâm đạt được điều đó. Nó cũng là phương tiện giúp tâm đến nơi thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. Sau cùng, nó là phương tiện giúp tâm có khả năng độ lại người khác. Nó mà ngã quỵ, tâm dù có quyết chí miên mật ngồi thiền, ta cũng không làm sao ngồi được. Tâm dù có phát lên những đại nguyện, như dẹp tan phiền não, đời đời thừa hành Bồ tát đạo, độ lại chúng sanh, vân vân, ta cũng không làm sao hoàn thành được một chút nào của đại nguyện đó. Cho nên, muốn đến nơi tối hậu hay muốn kinh nghiệm được những gì Thiền nói, quí vị chớ khinh thường vai trò của thân. Nó là chiếc xe đưa ta đến nơi ta muốn đến. Nó là chiếc tàu để tâm vượt qua biển luân hồi sinh tử. Ta thực hiện được đại nguyên hay không, phần lớn đều dựa trên sự khỏe mạnh của thân và sự an lạc của tâm.

Phải chiến thắng những thèm muốn

Nếu cứ nghĩ rằng ăn uống cho thỏa mãn vị giác, tới đâu thì tới, thì sự ăn uống này là không sáng suốt ! Nếu không muốn nói là do tập khí/lậu hoặc tác động. Người tu phải nhận ra điểm này. Ta ăn uống là để giúp nhiên liệu cho tàu thân được chạy điều hòa, chạy lâu dài, và cuối cùng là đưa ta đến bờ bên kia, tức tới nơi giải thoát tối hậu. Chớ không phải dùng ăn uống để thỏa mãn vị giác. Vị giác càng được thỏa mãn, tập khí càng huân tập thêm trong tâm. Đam mê, ghiền nghiện được đặt trên cơ sở khoái thích, thỏa mãn này.

Có nhiều người nói: “Uống rượu; mình cứ thấy như thật thôi ! Đừng nói nó là rượu. Mình uống rượu như uống nước vậy !”

Rượu mà xem như nước thì mức độ ghiền của mình lên đến đâu ? Sự tác hại sẽ như thế nào đến thần kinh và bao tử ? Cho nên, nếu quan niệm uống rượu như uống nước thì nghiệp không làm sao chuyển. Như thế ta không làm sao dùng Thiền để tu đến nơi tối hậu. Cho nên, ta phải biết thắng những thèm khát thức ăn, thức uống đó. Ta nhận ra rằng thức ăn, thức uống là những vị thuốc có khả năng giúp cơ thể khỏe mạnh để tâm được an lạc, lo tu tập.

Khi cơ thể bị đau ốm, ăn uống phải biết kiêng cử. Đây là đúng. Nhưng kiêng cử thái quá trở thành sai. Đây là tướng trở thành tánh. Ta cần đặt đúng trọng tâm trong việc ăn uống. Ta cần có nhận thức mới về ăn uống. Ta cần có hướng nhắm mới. Đó là xem thân là phương tiện để tâm sử dụng tu tậpđộ sinh. Muốn đi theo Con Đường Bồ Tát mà thân nay đau, mai ốm, tâm nay dính chuyện này, mai dính chuyện kia thì làm sao có định, có huệ, có những phương tiện thiện xảo để độ sinh ? Vì lý do này ta cần chiến thắng những thèm khát của ăn uống. Nhưng cũng không nên kiêng cử thái quá. Cũng không chấp nhận ăn uống bừa bãi. Phải có tinh thần khoa học trong việc ăn uống.

Ta cần chuyển đổi nhận thức trong ăn uống

Thân người rất quý

Có thân người, có não bộ mới tu tập đến nơi thoát khổ, giác ngộgiải thoát tối hậu. Phật trước khi thành Phật, Ngài cũng phải nhờ vào thân tứ đại của Ngài để tu tập. Tất cả chư Tổ cũng đều y như vậy. Cho nên, ta không khinh thường thân này. Nó thực sự là phương tiện để ta sử dụng. Muốn qua khỏi biển sinh tử, ta phải nhờ vào nó. Muốn phát huy trí tuệ tâm linh, ta cũng phải nhờ nó. Nếu nó bị bệnh, tâm dù muốn miên mật dụng công cũng không được. Ngược lại, nó càng bệnh, tâm càng bị ảnh hưởng bởi những chứng bệnh do thân gây ra. Cho nên thân người rất quý. Ngược lại, nếu xem nó là phương tiện để ta thỏa mãn những dục lạc thế gian, thì nó là phương tiện đưa ta đến luân hồi sinh tử triền miên.

Trong Tứ đế, trình bày về Sự Thật của Khổ, Phật kể cái khổ thứ 13 là do chấp thân ngũ uẩn là thật. Vì xem thân này là thật nên ý niệm “tôi,” “của tôi,” “tôi là,” “tôi phải là,” “tôi sẽ là” liền có mặt. Qua đó, ngã kiến, ngã ái, ngã chấp, ngã dục sẽ theo sau.

Tự độ, độ tha

Với quan niệm mới, ta cần nhận ra thân này là phương tiện duy nhất giúp ta tu tập, giúp ta có cơ hội hoàn thành mục tiêu theo Con Đường Bồ Tát. Đó là độ mình trước rồi sau đó độ lại người khác. Mình chưa có kinh nghiệm gì trên đường tu hay có kinh nghiệm chỉ một phần nhỏ ở Thiền Căn Bản thôi, thì không nên đứng ra hướng dẫn người khác tu. Đó là tinh thần bi và trí được thể hiện song song của Con Đường Bồ Tát. Vì vậy, ta cần có cơ thể khỏe mạnh để chuyên tâm lo tu họcthực hành trước. Ta cần huấn luyện thân và tâm mình trước để có kinh nghiệm các pháp của Phật hay của Tổ, dù chỉ chút ít thôi. Đây là ta tự trang bị hành trang cho mình trước, dù hành trang đó chỉ là những phần căn bản trong Thiền học. Mình chưa có chút ít kinh nghiệm tu tập gì về Thiền mà đứng ra hướng dẫn người khác thực hành thiền thì đây là điều không thích hợp với tinh thần bi và trí của Bồ tát đạo. Thương người với tâm từ bi là đúng. Nhưng cụ thể hóa tâm từ bi đó, ta phải có trí tuệ. Chính trí tuệ này mới giúp ta cụ thể hóa tâm bi được trọn vẹn. Bi mà thiếu trí thì bi đó chỉ là lòng thương hại người khác mà ta không có đủ khả năng giúp người khác vượt qua phiền não, khổ đau. Nó không thiết thực. Nó không phải là tinh thần bi trong Bồ tát đạo. Cho nên, muốn độ người khác, ít ra trên mặt nào đó của giáo lý Thiền, chính ta phải có chút ít kinh nghiệm tu tập. Ta có trải qua, ta mới chỉ lại người khác được rõ ràng. Không trải qua, ta dễ dàng bối rối hay trả lời chung chung, khi có người khác hỏi ta về điều mà họ đương gặp khó khăn trong việc dụng công.

Trong việc thực hành thiền, ta phải rành, phải thông thạo lối vào, lối ra như thế nào; rồi sau đó nếu đứng ra hướng dẫn người khác, ta không sợ sai lạc. Chỉ vì ta đã trải qua những chặng đường đó. Ta biết thực hành như thế nào là sai, như thế nào là đúng; như thế nào là đi đến nơi, như thế nào là dậm chân một chỗ; như thế nào là đì thân, đì tâm; như thế nào là thư giãn tâm, thư giãn niệm. Những chặng đó đã ghi trong Bản Đồ Nhận Thức của ta rồi. Ta hiểu biết rõ ràng. Ta lãnh hội đầy đủ vì những vấn đề đã được cất trong ký ức của ta. Ta đã kinh nghiệm thực sự trên thân và tâm của ta. Do đó, lý thuyết hướng dẫn thiền cho người khác mà ta thực hiệnlý thuyết mà ta đã trải qua kinh nghiệm rồi thiết lập. Nó không phải là mớ lý luận nói mò, đoán mò. Nó dựa trên chứng nghiệm. Với sự chứng nghiệm đó, tinh thần độ tha này mới khế hợp với tinh thần độ tha theo Bồ tát đạo.

Sư tương tác quan trọng

Ngoài ra, có vấn đề quan trọng trong việc thực hành thiền, chúng tôi nhắc lại để quí vị ghi nhớ. Đó là khi thực hành thiền, tâm luôn luôn tác động vào não bộ. Nếu nó tác động đúng, sau thời thiền ta sẽ khỏe khoắn, thanh thản. Nếu đo huyết áp, ta sẽ thấy bình thường hay từ cao hạ xuống thấp. Nếu nó tác động sai, sau thời thiền, ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng nhọc. Nếu đo huyết áp, ta sẽ thấy lên cao. 

Cho nên, chúng ta cần phải thận trọng. Cũng pháp của Phật đó, pháp của Tổ đó mà nếu mình áp dụng sai kỹ thuật, kết quả sẽ đưa đến bệnh tật hay rối loạn thần kinh thôi. Chỉ vì khi thực hành thiền, tâm luôn luôn tác động vào não bộ. Nếu nó tác động đúng chỗ, đúng nơi thì thân được khỏe, tâm được an lạc, thanh thản. Còn nó tác động sai thì đưa đến thân bị bệnh, tâm rối loạn, và trí tuệ không phát sinh. Đây là sự tương tác quan trọng trong Thiền.

Sự tương tác này được thành lập dựa trên sự kết hợp giữa 5 nhóm:

Pháp+Tâm+Não bộ+Tuyến nội tiết+Các chất nước hoá học.

Pháp là lời dạy của Phật và chư Tổ được ghi lại trong Kinh và trong Luận. Tâm là phương tiện thực hành. Tức là khi ứng dụng Pháp, ta phải sử dụng tâm. Tâm này bao gồm ý căný thức phân biệt. Trong ý cănsuy nghĩ, tính toán, có lý luận, xét đoán, có trí năng, vùng giải mã ngôn ngữ, và vùng nói thầm trong não. Trong ý thức có sự phân biệt hai bên và tính phúc trình.

Riêng về Não bộ thì có các phần: Vỏ não+Bán cầu não trái+Bán cầu não phải+Tánh giác+Hệ thống viền não+Cuống não+Các chất nước hóa học.

Khi những phần này tương tác với nhau, các chất nước hóa học sẽ được tiết ra. Cơ thể khỏe mạnh hay không là do các chất nước hóa học đó. Chúng tôi thường gọi nguyên tắc này là Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền.

Ngày nay việc thực hành Thiền phải được thiết lập rõ ràng, vì Thiền là môn Khoa Học Tâm Linh. Chúng tôi mượn sự khám phá của khoa học về não bộ để đối chiếu với lời dạy của Phật và của Tổ, khi thực hành thiền.

Chúng tôi thường nói: “Tây phương nói được, chỉ được mà làm không được. Đông phương nói được, làm được mà chỉ không được.” Bây giờ chúng tôi cố gắng mượn những khám phá mới của khoa học về não bộ để chứng minh giá trị Thiền học Đông phương.

Điểm khác nhau giữa giảng Pháp và dạy Thiền

Hơn nữa, đây không phải là ta không nhận ra huyễn tánh, huyễn tướng của thế giới hiện tượng. Nhưng thật sự ta không dùng lý luận Huyễn để ức chế tâm lý ta hay của người khác. Trái lại, ta nhận ra rằng người khác vì chưa giải phóng được nhận thức cũ (nhiều lớp kiết sử hay dây trói buộc của truyền thống thế gian còn đang quấn chặt tư tưởng họ) nên ta lăn xã vào đời để hoàn thành hạnh nguyện độ sinh theo tinh thần Bồ tát đạo. Rồi bằng chính kinh nghiệm thực hành thiền và bằng chính sự nhận ra tinh ba giáo lý của Phật mà ta đã trải qua học và thực hành, ta hướng dẫn trở lại người khác. Sự hướng dẫn này mới có giá trị. Nó thiết thực. Nó cụ thể. Nó có tác dụng. Nó mở rộng tầm nhìn của người chưa hiểu lời dạy của Phật được ghi lại trong kinh. Nó giúp người khác thực sự có kinh nghiệm điều chỉnh bệnh tật của thân, chuyển hóa dính mắc của tâm, và mở rộng trí tuệ tâm linh.

Đây là điểm khác nhau giữa thầy dạy Thiền và thầy giảng Pháp. Giảng Pháp thì dựa trên kiến thức, trên học vấn hay trên nhiều năm theo học ở nhà trường và có cấp bằng tốt nghiệp Phật học (hoặc Cử Nhân hay Tiến Sĩ Phật học) để đi làm giảng sư. Ta có khả năng trở thành bậc Đa văn. Tức là bậc học rộng, nhớ dai kinh, luận. Nó không cần kinh nghiệm trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của cá nhân biểu lộ như thế nào. Mà chỉ cần cá nhân nhớ dai, có sáng kiến, có óc tổng hợp kinh, luận của các hệ Phật giáo, có khả năng trình bày, rồi ghi lại thành hệ thống những điều ta đã học hay những điều ta khám phá những nét đặc sắc của kinh, luận đã được Phật giảng và Tổ luận. Đa văn dựa trên nguyên tắc này. Học giả dựa trên nguyên tắc này. Luận án dựa trên nguyên tắc này.

Còn giảng Thiền thì phải dựa trên kinh nghiệm Định và kinh nghiệm Huệ tự phát của cá nhân. Cá nhân tự mình “nếm được vị của Pháp.” Còn giảng Pháp không thể “nếm được vị đó” như thế nào trên thân, tâm và trí tuệ tâm linh của ta. Do đó, sáng đạo dựa trên nguyên tắc này. Chứng đạo dựa trên nguyên tắc này. Bằng cấp Phật học không thể chứng minh được điều mà người sáng đạo đã chứng nghiệm.

Đây là điểm khác nhau rõ rệt giữa thầy Giảng Pháp và thầy Giảng Thiền.

Nguyên tắc tự lực

Nói chung, cả hai kinh nghiệm Định và Huệ, nhà trường không thể cung cấp cho ta. Qua sự dụng công, chính ta tự chứng nghiệm lấy. Thầy có giỏi mấy cũng không giúp ta kinh nghiệm được. Chính ta phải tự ứng dụng những kỹ thuật nào đó trong Thiền, ta mới kinh nghiệm được. Chính vì chỗ này, Thiền mới đề cao nguyên tắc tự lực. Tự lực là tự mình dùng sức của mình để ứng dụng các chủ đề do Phật dạy trong kinh, do Tổ nói trong luận. Ta không thể nhờ ai bất kỳ giúp sức. Chính ta phải tự mình nỗ lực dụng công, sau đó ta mới kinh nghiệm định hay điều chỉnh bệnh tâm thể được. Giống như hồi còn đi học, muốn thi đậu, ta phải nắm vững nội dung những điều đã học. Đến kỳ thi, ta tự mình dùng sức nhớ dai hay trí khôn của riêng mình để giải đáp các đề tài của bài thi. Ta không thể cầu Phật giúp cho mình thi đậu. Cũng như khi bệnh, ta phải mua thuốc do bác sĩ cho toa và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ta không thể uống bùa hay cầu Phật cho mình hết bệnh được. Đó là ý nghĩa của sự tự lực trong Thiền.

Nhờ trải qua kinh nghiệm học và thực hành trong nhiều năm, ta biết cách thực hành như thế nào để cụ thể hóa lời Phật dạy, lời Tổ dạy mà không mất nhiều thời gian dụng công.

Vai trò nhận thức Biết không lời

Làm sao cho tự ngã trở nên thanh tịnh thì nghiệp chính nó sẽ được tự chuyển hóa. Tâm chính nó sẽ tự chuyển hóa. Huệ chính nó sẽ tự phát huy. Bệnh tâm thể chính nó sẽ tự điều chỉnh. Đây là nguyên lý hồi đáp sinh học trong Thiền. Bao lâu tự ngã chưa thanh tịnh, bấy lâu tiềm năng giác ngộ chưa có điều kiện bật lên. Vì khi 2 vùng tiền trán còn thường xuyên dao động, ý hành, ngôn hành thường xuyên khởi lên thì toàn bộ cơ chế tánh giác không thể có mặt được. Đây là điều quí vị cần lưu ý.

Nếu miên mật thực tập kỹ thuật “Không Nói,” chúng ta sẽ làm chủ tâm ngôn vững chắc. Tầm và Tứ sẽ bị kiểm soát. Ngay đó, chúng ta liền có nhận thức môi trường chung quanh rõ ràng mà tâm ngôn vắng lặng. Đây là nhận thức Biết không lời.

Ý niệm “Ta” sẽ không còn xuất hiện. Lúc bấy giờ vùng nhận thức biết sẽ hoạt động. Cho nên bao lâu chúng ta chưa kinh nghiệm nhận thức Biết không lời, bấy lâu “Cái Ta” và “Cái Của Ta” vẫn tồn tại. Tự ngã chưa trở nên thanh tịnh tuyệt đối được. Khi có kinh nghiệm nhận thức Biết không lời vững chắc, ta liền kinh nghiệm tự ngã thanh tịnh tuyệt đối.

Chúng tôi thường nói: “Nhận thức Biết không lời là phương tiện độc đáo để ta mở cửa Bát Nhã.” Nó là chìa khóa để mở các từng định siêu việt hay trừu tượng trong hệ thống Bát Nhã. Lý do là khi có nhận thức Biết không lời rồi, ta mới đủ khả năng ứng dụng các chủ đề trừu tượng, siêu vượt như Chân Như, Không, Vô Tướng, Vô Nguyện...

Kết luận

Tóm lại, song song với việc thực hành Thiền, chúng ta cần phải tập thêm Khí công để hỗ trợ việc dụng công theo Thiền. Cho đến khi nào chúng ta đã có kinh nghiệm định vững chắc, nhận rõ chân tánh hiện tượng thế gian, nhận thức hoàn toàn chuyển đổi, và trí huệ được phát huy từ lần, lúc bấy giờ chúng ta mới mong nếm được hương vị của chiếc bánh Thiền.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Monday, September 9, 20241:38 PM(View: 163)
Dans l'immensité de la mer, Il existe une petite île. Au lieu de s'y réfugier, Nous nous accrochons aux écumes...
Thursday, September 5, 20247:55 PM(View: 213)
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Wednesday, August 28, 202410:43 AM(View: 365)
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
Wednesday, August 21, 20248:40 AM(View: 485)
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
Monday, August 19, 202411:57 AM(View: 471)
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270 2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684 3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Thursday, August 15, 20247:28 PM(View: 401)
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 525)
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Sunday, August 4, 202410:43 AM(View: 856)
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Tuesday, July 23, 20245:00 PM(View: 873)
VIDEO& SLIDES: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: TỔNG KẾT NHỮNG CÁCH TẬP THIỀN ngày 13 THÁNG 7, 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG Nam Cali
Sunday, July 21, 202411:46 AM(View: 540)
Zum Schluss: Was ist es? Meine Antwort lautet vorläufig: Es ist die Natur.“ Es ist es".
Tuesday, July 16, 20247:58 PM(View: 798)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Viện Tánh Không ngày 6 tháng 7, 2024 với chủ đề: NGHỆ THUẬT SỐNG GIỮA THẾ GIAN
Monday, July 15, 20244:07 PM(View: 543)
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Tuesday, July 9, 20248:40 PM(View: 693)
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Saturday, July 6, 20243:07 PM(View: 664)
Ni sư Triệt Như Audio: Bài 237 - TỔNG KẾT VỀ DHAMMA 5-5-2024 TOULOUSE song ngữ
Friday, July 5, 20247:25 AM(View: 1103)
Kết lại, tất cả, nó là cái gì? Mình xin tạm trả lời “Nó là thiên nhiên. Nó là Như Vậy”.
Thursday, July 4, 20241:13 PM(View: 567)
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Monday, July 1, 202410:03 AM(View: 940)
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Monday, June 24, 20242:07 PM(View: 808)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Monday, June 24, 202411:03 AM(View: 684)
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Monday, June 24, 202410:12 AM(View: 928)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 231 - ANUPASSANA - VIPASSANA - Traduit en français par Nhất Hòa et Marc Giang
Monday, June 24, 20249:45 AM(View: 991)
Vénérable Bhikkhuni Triệt Như Audio: N° 230 LES ÉTAPES DE PRATIQUE DE LA MÉDITATION Traduit en Français par Marc Giang et Nhất Hòa
Tuesday, June 18, 20242:30 PM(View: 1290)
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Wednesday, June 12, 20249:35 AM(View: 966)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 8 tháng 6, 2024 với chủ đề: PHÁP
Tuesday, June 11, 202411:40 AM(View: 1448)
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
Monday, June 10, 20241:27 PM(View: 922)
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
Sunday, June 9, 20249:11 PM(View: 685)
Als ich heute Nachmittag den Vorgarten des Sunyata-Zentrums betrachtete, der mit schwarzer und fruchtbarer Erde bedeckt wurde, fühlte ich mich glücklich. Liebe Freunde, wenn der Geist unbedeckt ist, strahlt das Weisheitslicht von selbst aus!
Saturday, June 8, 20249:28 PM(View: 920)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT: LA VERTU, LA STABILISATION DU MENTAL, LA SAGESSE - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 919)
LE PROCESSUS DE PRATIQUE PAR L'AUDITION ET LA VISION - Traduit en Français par Nhất Hòa et Marc Giang
Saturday, June 8, 20249:25 PM(View: 929)
LA VOIE DE PERFECTIONNEMENT DES BHIKKHUS AU TEMPS DU BOUDDHA - Traduit en Français par Nhất Hòa et Tâm Minh.
Wednesday, June 5, 20245:06 PM(View: 861)
Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất giúp thanh tịnh chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, quả là lời hứa tuyệt vời của đức Thế Tôn. Với pháp môn này, đức Phật dạy hành giả trực tiếp quán thẳng vào bốn xứ thuộc thân-tâm để nhận ra thân, thọ, tâm, pháp thực chất của nó là vô thường, bất như ý, vô ngã.
Monday, May 20, 202410:22 AM(View: 875)
La retraite de Sunyata Toulouse à Moissac, dans le sud-ouest de la France, est terminée et nous sommes retournés à nos vies quotidiennes. En revoyant les images de ces jours de paix, de sérénité et de bonheur, en compagnie d'amis méditants d'ici et d'ailleurs, mon cœur ne peut s'empêcher d'évoquer quelques attachements et souvenirs.
Monday, May 20, 202410:11 AM(View: 1072)
Wenn der Geist ein Objekt wahrnimmt, nimmt er „was gerade ist“ wahr. Wenn er aber in sich kehrt, nimmt er „die Soheit „(Tathatā/ the Suchness) wahr. Hier endet alles, es gibt keine Worte, keine Schrift, keine Namen, keine Außenwelt, kein Denken, keine Diskriminierung, keine Liebe, keinen Hass mehr. Alles ist gleichwertig. Haben die Partriarchen Recht, dass „die Erleuchtung bereits im Augenkontakt liegt“?
Monday, May 13, 20245:16 PM(View: 934)
Thiền Chỉ, tiếng Pali là “Samatha”. Nó có một từ nữa mang nghĩa tương đồng gọi là “Samadhi”, tức là Định. “Chỉ” là dừng lại. “Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đề mục, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Thursday, May 9, 20244:00 PM(View: 1362)
Chiều nay, ngắm nhìn khoảng sân rộng trước tổ đình sạch bót, một màu đen phì nhiêu, đất xốp, sẵn sàng chờ đón được gieo trồng, mình cảm thấy vui. Các bạn hiền ơi, đất tâm nếu trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu!
Wednesday, May 8, 20247:45 AM(View: 741)
Also: „Alle Dharmas kehren zu einem zurück, wo ist dieses Eine?“ Es kann sein, dass alle Dharmas zu dem Geist zurückgeht. Nun verstehen wir vielleicht, warum die Patriarchen damals gegangen sind, ohne jegliche Spur hinterlassen zu haben, als sie gegangen sind. Das Prajnaparamita-Sutra hat jedoch unendlich über die Leere, Illusion und Soheit berichtet.
Friday, May 3, 20246:55 PM(View: 860)
It is normal, natural, and reasonable that mundane phenomena emerge, change then terminate. If we could grasp that comprehension, when something appears or disappears, we are neither cheerful nor sorrowful. Then, our mind is serene and peaceful. And we realize that everywhere is our original adobe, every phenomenon, fact, event, situation or being, carries the truths of transience, the principles of cause-responded conditions, non-selfness, and the trait of bareness… The Dharma sounds from our Lord have been roaring and echoing in the infinite universe. As a result, the planet where we are now is the Buddha’s very realm, my dearest friends.
Thursday, May 2, 20243:30 PM(View: 1516)
Phải thông hiểu tới những chân lý rốt ráo: bản chất của thế gian là trống không, là như huyễn, do nhân duyên hội họp mà sinh ra, rồi sẽ thay đổi, và sẽ mất đi. Mình sẽ bớt dính mắc với những cảnh thăng trầm trong cuộc đời. Đây là trí tuệ xuất thế gian, giúp mình sống bình an trong đời.
Wednesday, May 1, 20246:56 AM(View: 976)
Der Wagen „mit einem Gang“ ist die wortlose Achtsamkeit (Sati), die uns vom Anfang bis zum Ende des Kultivierungsweges begleitet. In Wirklichkeit gibt es aber keinen Weg, der uns zur Erleuchtung bringt. Denn dieses wortlose Bewusstsein gehört uns von der Geburt an. Es war und ist rein, ruhig, klar und objektiv. Liebe Freunde, hole dieses wortlose Bewusstsein von Innen heraus. Suche es nirgendwo draußen.
Friday, April 26, 202411:42 AM(View: 1347)
Khi nó thấy cảnh, thì nó thấy “cái đang là”. Khi nó an trú trong chính nó, thì nó thấy “cái như vậy” (Tathatā/ the Suchness). Bây giờ, mọi sự đều chấm dứt, không có lời nói, không có văn tự, không có tên gọi, thế gian cũng không còn. Không suy nghĩ, không phân biệt, không thương ghét, tất cả tan biến, bình đẳng. Có phải cổ nhân đã nói đúng “chạm mắt là bồ đề”?
Sunday, April 21, 20242:20 PM(View: 1996)
Vậy thì “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” có thể là muôn pháp đều về tâm, còn nếu thắc mắc: tâm về chỗ nào? Thì ăn gậy là phải rồi. Bây giờ mới hiểu tại sao chư Thiền Đức ngày xưa ra đi không cần lưu lại dấu vết mà hê thống kinh Bát nhã ba la mật lại viết tràng giang đại hải về Không, Huyễn và Chân Như. Có phải vì chỗ đó ngoài ngôn ngữ, còn nếu dùng ngôn ngữ thì nói hoài cũng không xong?
Saturday, April 20, 20246:38 AM(View: 1064)
Also durch die Sinnesorgane nehmen wir also, „was gerade ist“, eine reale Sache wahr, das heißt, wir nehmen es wie eine reale Sache, obwohl es nicht echt ist. Ebenso ist ihre Stabilität, ihre Dauerhaftigkeit eine „Illusion“... Das Reale besteht darin, Phänomene durch die Sinnesorgane wahrzunehmen und die Illusion besteht darin, die Essenz eines Phänomens durch eine Weisheit zu verstehen.
Wednesday, April 17, 20242:27 PM(View: 1100)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng pháp đến rồi đi, đó là điều tự nhiên của vạn pháp. Và sự đến đi đó, là bài học “sinh diệt, vô thường, vô ngã” giúp cho chúng ta không bị dày vò phiền não khi nghịch cảnh đến, hoặc quá đắm chìm mê say hưởng khoái lạc, khi duyên thuận lợi đến với mình, mà phải sống trong trung đạo vừa phải.
Tuesday, April 16, 202411:33 AM(View: 1107)
Therefore, with our senses, we feel the “what-is.” It is the “As-Is Truth,” “Yathābhūta,” which is akin to the Truth, but it is not truly stable and permanent. It is also the “As-Is Delusion,” akin to a dream... The “As-Is Truth,” is the phenomena perceived by human senses and the latter, the “As-Is Delusion,” the Nature recognized by the Prajña Wisdom.
69,256