HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thích Nữ Hằng Như: VÔ TẦM VÔ TỨ ĐỊNH

08 Tháng Mười Một 20214:08 CH(Xem: 2763)

TẦM VÔ TỨ ĐỊNH

(P: Avitakka avicāra samādhi)

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
blank

---------------------------------------

I. DẪN NHẬP

Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.

Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông. Tầng Định này được thiết lập trên cơ sở không quán tưởng, không suy nghĩ, nói chung là trong vô ngôn hay không lời. Nếu thành tựu Định này vững chắc, Tánh giác sẽ có mặt trong bốn oai nghi. Hành giả nào muốn đi đến cuối cùng của Thiền Phật Giáo đều phải kinh nghiệm được tầng Định này.

Trên đường tu Định có nhiều cách tu tập. Dù phương cách có khác nhau  nhưng chung quy cũng đưa đến chỗ tâm “vắng lặng không lời”. Muốn thực hành không sai lệch,  trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của “Định” là gì? Chức năng nào đảm nhận vai trò đó? Đồng thời chúng ta cũng cần phải hiểu cụm từ “Định Vô Tầm Vô Tứ” là Định ra làm sao?

Thuật ngữĐịnh” là từ ngữ chuyên môn trong Thiền. Nó được đức Phật dùng để chỉ tâm yên lặng. Sự yên lặng đó đức Phật mô tảtrạng thái tâm thuần nhất, tức là trong tâm của chúng ta chỉ hiện hữu một trạng thái biết không lời. Nếu biết mà có lời, thì tâm đang có vọng tưởng. Còn về từ ngữVô Tầm Vô Tứ” được đức Phật dùng để mô tả trạng thái ngôn hành không động. Như vậy Định Vô Tầm Vô Tứ là tầng định bắt buộc chúng ta phải dụng công làm cho tiếng nói trong đầu phải chấm dứt.

  

II. Ý NGHĨA “VÔ TẦM VÔ TỨ ĐỊNH” LÀ GÌ?

- Định tiếng Pãli và Sankrist là “Samādhi”, người Trung Hoa dịch theo âm là “tam muội”. Về  ngữ căn “Sam-ā-dhi” có nghĩa là “gom chung lại với nhau” (to put together) hay “tập trung” (concentrate).

- Trong Trung Bộ Kinh số 30 (Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây)  có ghi: “… Tỷ-kheo diệt tầm và diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm”. Như vậy định là “Nhất tâm” (cittass’ekaggatā). Đây là trạng thái tâm đồng nhất với đối tượng bên ngoài giác quan, nơi đó không có ý thức hiện hữu mà chỉ có “đơn niệm biết”.

- Trung Bộ Kinh số 36 (Đại Kinh Saccaka), Định được xem là trạng thái tâm thuần nhất” (cetaso-ekodhi-bhãva) . Trong đó nội tâm thiền gia không còn Tầm Tứ.

 - Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Tổ Huệ Năng định nghĩa “Nội tâm bất loạn Định”. Một vị cao tăng đắc đạo khác là ngài Hàn Sơn người Trung Hoa, đời nhà Đường trong bài thơ viết trên vách núi Thiên Thai cho rằng  Định là “tám gió thổi không động” (bát phong xuy bất động). Tám gió đó là: Lợi (lợi lộc hay thắng lợi); Suy (sự suy đồi, suy sụp, thua lổ); Hủy (phỉ báng, hạ nhục, ô nhục); Dự (lời ca tụng, tán dương); Xưng (đề cao, khen ngợi); Cơ (chê bai, nói xấu); Khổ (bất toại nguyện, đau khổ); Lạc (vui vẻ, an lạc).

- Thời nay, vị Tổ sư dòng Thiền Chân Không-Thường Chiếu là Hòa Thượng Trúc Lâm tại Việt Nam cũng dạy: “Vọng tưởng dừng, là Định” nghĩa là trong đầu yên lặng, không còn suy nghĩ  lung tung, thì đó là trạng thái Định.

Căn cứ vào các dữ kiện trên, chúng ta biết rằng muốn đạt được trạng thái Định, người thực hành phải đạt được trạng tháiBiết không lời” là cái Biết của Tánh Giác. Vì nếu “Biết có lời” cho dù là lời đúng, nhưng đó là cái Biết của Tưởng, của Thức nên tâm vẫn còn động  chưa phải là “tâm thuần nhất”. Do đó, khi hành giả ở trong trạng thái Định mà tâm ngôn vẫn khởi lên, đức Phật gọi đó là “Định Có Tâm Có Tứ”. Còn tâm ngôn yên lặng, đức Phật gọi đó là trạng tháiĐịnh Không Tầm Không Tứ”. Tâm ngôn ở đây chính là Tầm Tứ, là sự suy nghĩ, là những lời thầm thì qua lại trong não.

- Không Tầm Không Tứ Định: Xuất nguyên từ tiếng Pãli là “Avitakka Avicāra Samādhi” có nghĩa là “Định không lý luận xét đoán, cũng không tư duy biện luận” nghĩa là tâm hoàn toàn yên lặng.  Về ý nghĩa của hai từ Vitakka và Vicāra được hiểu như sau:

- Vitakka: Người Tàu dịch là Tầm. Nguyên gốc chữ này có nghĩa: “suy tư, suy nghĩ,  ngẫm nghĩ, lý luận, lý lẽ…”.  Trên phương diện thực hành thiền, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa cốt lõi của những từ ngữ này chính  là “tâm ngôn” (mental chatter), hay “sự nói thầm” (muttering) trong não.

- Vicãra: Trước kia Tàu dịch là Quán, ngày nay người ta dịch là Tứ. Nguyên gốc Vicãra có nghĩa là: “sự dò xét, quán sát, tư duy, biện luận, cân nhắc…” Trên phương diện thực hành thiền, ý nghĩa cốt lõi của dò xét, quán sát, tư duy biện luận… chính là “sự đối thoại thầm lặng” tức suy nghĩ dây dưa hết chuyện này đến chuyện khác trong não.

Cả hai Tầm và Tứ thuộc về cái Biết của Ý thứcÝ căn. Chúng là tâm sở thuộc phạm vi Sơ Thiền. Có nghĩa là khi thực hành thiền, ở bước đầu chúng ta cần sử dụng Tầm và Tứ để tư duy, tìm hiểu về pháp học và pháp hành. Sau đó, ta cần quán sát đối tượng để nhận ra thực chất của pháp học. Trong trường hợp này, tác dụng của Tầm và Tứ giúp chúng ta chuyển đổi nhận thức, có cái nhìn mới về cuộc đời, không còn mê lầm, mê chấp, về hiện tượng thế gian. Từ đó, chúng ta dần dần buông bỏ những trói buộc ngoại duyên.

Thí dụ, Phật dạy “vạn phápvô thường”. Muốn hiểu rõ thực chất ý nghĩa của vạn phápvô thường, ta phải suy tư, ngẫm nghĩ, tức sử dụng Tầm để tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ Vô thường là gì. Sau đó, ta sử dụng Tứ là quán sát hay dò xét về đối tượng, để xác minh tính chất vô thường của đối tượng đó.

Cụ thể, ta có thể chọn quán sát tiến trình phát triển của nụ hoa. Ban đầu, nụ hoa nở thành một đóa hoa xinh đẹp, màu sắc tươi thắm, hương thơm ngào ngạt. Hoa chỉ đẹp trong vài ngày ngắn ngủi, sau đó đổi màu, rồi héo úa tàn tạ, từng nhánh hoa rơi rụng xuống mặt đất. Qua vài cơn gió thổi những nhánh hoa tàn úa đó bay đi mất.  Cuối cùng đóa hoa trên cành không còn nữa.  Quán sát tiến trình phát triển của nụ hoa như vậy, chúng ta thấy được ngay từ lúc khởi đầu hoa mới nở, thời gian hoa tồn tại, hư hao, rơi rụng và biến mất. Chúng ta kinh nghiệm được tính chất vô thường của đóa hoa. Từ đó, chúng ta có thể liên tưởng đến cảnh vật xung quanh, theo thời gian đều không thoát khỏi qui luật vô thường biến dịch, giống như tình trạng “sinh diệt” của đóa hoa, đúng như lời Phật dạy.

Để hiểu thêm về luật vô thường, chúng ta có thể quán sát tiến trình hình thành một con người. Ban đầu còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi ra đời, theo thời gian lớn lên.

Về thân: Khi thân thể phát triển đầy đủ, đứa nhỏ bé xíu ngày nào, dần lớn lên trở thành một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, tóc đen, mắt sáng… Theo thời gian người đó biến đổi thành người trung niên, rồi…  già nua, tóc bạc, răng rụng, da nhăn, má hóp, lưng còng và bệnh tật.

Về tâm: Trong cuộc đời của mình, người đó kinh nghiệm bao nhiêu lần những vui buồn, phiền não, sợ hãi, lo âu, giận hờn, tranh chấp…

Cuối cùng:thọ mệnh hay yểu mệnh, không ai thoát khỏi sự chết và biến mất ở thế gian này. Qua sự quán sát đó, chúng ta thông suốt ý nghĩa vô thường trên tất cả mọi loài mọi vật, dù hữu tình hay vô tình đều thay đổi theo thời gian. Không có hiện tượng nào là trường cửu hay bất diệt.

Như vậy Tầm và Tứ lúc ban đầuphương tiện cần thiết giúp ta có nhận thức đúng đắn về thực chất của hiện tượng thế gian. Tuy nhiên, muốn an trú trong Định, chúng ta phải buông  phương tiện Tầm và Tứ. Bởi vì nếu ta cứ suy nghĩ, cứ quán xét lý luận thì sóng não ta không bao giờ yên lặng, triều tâm lúc nào cũng dao động nên Chỉ và Định vắng mặt.

- Vô Tầm/Không Tầm (Avitakka): Là “Không lý luận xét đoán”. Nghĩa phía sau thuật ngữ này là “không nói thầm”. Muốn đạt đượcVô Tầm”, ta phải đạt được “sự không nói thầm trong não”. Đây là cách thực tập tiến thẳng vào ý nghĩa cốt lõi của thuật ngữ.

- Vô Tứ/Không Tứ (Avicāra): Nghĩa là “Không tư duy, không biện luận”. Nghĩa phía sau thuật ngữ này là “không đối thoại thầm lặng”. Muốn đạt đượcVô Tứ”, ta phải thành tựu cách “không tự nói qua nói lại thầm lặng” bên trong não bộ.

Tóm lại, “Vô Tầm Vô Tứ Định” là tâm yên lặng,  không có sự nói thầm cũng không có sự đối thoại thầm lặng bên trong não. Nó có nghĩa là “Định không lời” hay “Định không khái niệm”. Vậy muốn đạt được Vô Tầm Vô Tứ Định, ta phải đạt được trạng tháivô ngôn vững chắc”.

 

III. LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC “ĐỊNH KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ” ?

Như định nghĩa ở trên “Không Tầm Không Tứ Định” là trạng thái tâm hoàn toàn yên lặng, không suy nghĩ, không khái niệm.

Dưới đây là gợi ý một số các chiêu thức và kỹ thuật thực hành rút ra từ những bài học trong kinh điển cũng như kinh nghiệm của các bậc Thầy chỉ dạy nhằm huấn luyện tế bào não có quán tính dao động từ từ làm quen với sự yên lặng.

 

1)  Thu thúc lục căn (hay Ý thức không đối tượng): Khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; hành giả cố ý đóng cửa sáu căn không cho ý thức nhảy ra suy nghĩ, phân biệt, so sánh nọ kia. Xem như các giác quan của hành giả hiện hữu trong tiến trình thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết mà “cái ta ý thức” không có mặt trong tiến trình đó. Nói dễ hiểu là khi mắt nhìn thấy đối tượng, biết. Tai nghe âm thanh, biết. Thân xúc chạm, biết… nhưng ngay lúc đó trong đầu “không có lời nói thầm hay suy nghĩ gì về đối tượng đó” thuật ngữ gọi cái biết này là “Biết không lời”. Thực tập miên mật nhiều ngày, khi cái Biết không lời vững chắc, hành giả sẽ kinh nghiệmĐịnh Vô Tầm Vô Tứ”.

 

 2) Pháp “không định danh” hay “không gọi tên đối tượng”: Định danh đối tượng ở đây bao gồm ý nghĩa đặt điều dán nhãn, khen chê đối tượng. Còn tại sao gặp đối tượng (biết) mà không gọi tên? Đó là vì nếu gọi tên hay định danh đối tượng là chúng ta tiếp tay để cho Ý thức hoạt động. Chúng ta biết rằng chức năng của Ý thứcphân biệt, so sánh hai bên, thuật ngữ gọi là “tâm nhị nguyên” nên khi chúng ta vừa tiếp xúc đối tượng thì Ý thức liền giúp ta nhận định đối tượng theo quán tính chủ quan của nó là tốt hay xấu, thiện hay ác, ưa hay không ưa v.v… Chúng ta dụng công pháp “không định danh đối tượng” hoặc “không gọi tên đối tượng” để ngăn chận không cho tâm ngôn khởi lên.

 

3) Pháp “Chú ý trống rỗng”:  Bằng mắt, nhìn tất cả đối tượng, thấy biết,  mà trong tâm chúng ta không nói thầm về đối tượng. Từ “trống rỗngtương ưng với “không gọi tên”. Không gọi tên đối tượng thì trong tâm yên lặng. Thực hành hoài, đến lúc có đối tượng hay không có đối tượng trước mắt chỉ cần “khởi ý trống rỗng” thì tức khắc trong đầu chúng ta yên lặng, trống rỗng.  An trú trong “trạng thái trống rỗng” tức trạng thái tâm không có sự hiện hữu của Tầm Tứ. Tầm Tứ yên lặng bao lâu thì hành giảkinh nghiệmĐịnh Vô Tầm Vô Tứ” bấy lâu.

 

4) Chiêu thức “Nghe tiếng chuông”: Thu sẵn âm thanh tiếng chuông vào máy MP3. Khoảng cách của mỗi tiếng chuông vang lên là mười tiếng đếm (1, 2, 3…. 10). Khi tọa thiền mở máy nghe. Nghe âm thanh, chỉ biết nghe, không thắc mắc trong đầu tiếng lớn hay tiếng nhỏ, âm thanh trong hay đục, không theo dõi âm thanh lơi hay chậm. Nghe tiếng chuông, trong đầu không suy nghĩ, không nói thầm gì hết. Tâm yên lặng. Nghe như vậy kích thích Tánh Nghe. Khi buông tiếng chuông không nghe nữa mà tâm hành giả không khởi niệm, thì lúc đó hành giả đang ở trong trạng thái  “Định Không Tầm Không Tứ.”

 

5) Chánh niệm tỉnh giác: Sinh hoạt hằng ngày chúng ta thực tập giữ niệm Biết Không Lời. Làm việc gì “thầm nhận biết” mình đang làm việc đó, không để tâm nghĩ đến những việc khác. Thí dụ: Khi đi, mình biết là chân mình đang bước đi. Khi ngồi, mình biết mình đang ngồi. Khi quét nhà, biết mình đang quét nhà. Khi ăn cơm, biết mình đang ăn cơm v.v.. Ngoài ra, khi giác quan tiếp xúc đối tượng, mình chú ý giữ niệm Biếtđang là” về đối tượng. Thực tập lâu ngày, năng lượng của Chánh niệm giúp mình giữ được bĩnh tĩnh, không bối rối, sợ hãi khi gặp chuyện không hay xảy đến cho mình, hoặc không quá sôi nổi sung sướng khi chuyện vui bất ngờ ùa đến. Ngoài ra, hằng ngày thường xuyên sống với Chánh niệm, khi tọa thiền, hành giả sẽ dễ vào Định vì Tầm Tứ quen yên lặng.

 

 6) Pháp THỞ :

i) Bước thứ nhất (Đơn Niệm Biết Có Lời): Ý Căn khởi niệm tập trung theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra liên tục trong tiến trình thực hành để giúp tâm không tán loạn. Hành giả thực tập:

            - Hít vào dài, nói thầm: “ tôi biết… tôi hít vào dài”

                        - Thở ra dài, nói thầm: “tôi biết… tôi thở ra dài”

                        - Hít vào ngắn, nói thầm: “tôi biết… tôi hít vào ngắn”

                        - Thở ra ngắn, nói thầm: “tôi biết… tôi thở ra ngắn”

“Tôi biết…” là cái biết của Ý thức do tự ngã làm chủ. Tự ngã “khởi niệm tập trung là sắc thái của Tầm và chú ý quan sát là sắc thái của Tứ” tức có nói thầm trong não. Ở bước này, xem như hành giả thực tập Thiền Chỉ, tâm hành giả yên lặng không còn tán loạn, thuật ngữ gọi là “Định Có Tầm Có Tứ”.

ii) Bước thứ hai: Thầm lặng Biết “sự vào và ra của hơi thở”

            Bước này, hành giả chấm dứt không khởi niệm theo dõi hơi thở  nữa.  

- Hành giả để hơi thở vào hơi thở ra tự nhiên, chỉ “thầm nhận biết” hay “lặng lẽ biết” hơi thở vào, ra, thô, tế, dài, ngắn, sâu, cạn … Thầm nhận biết những cảm thọ trên thân qua các bước thực hành hít thở vào ra. Đây là “biết như thật” về sự vào, ra của hơi thở. Trong đó, không có chủ thể Ta/Tôi đóng vai trò, chỉ có niệm biết rõ ràng mà thôi! Áp dụng đúng như thế tâm được yên lặng, đạt được “Định có nội dung là BIẾT”. Biết này là “Biết không lời” tức biết không thông qua suy nghĩ, suy luận của tâm phàm phu.. Trong kinh gọi là  Sati-Samãdhi (Định niệm). Chữ Sati trong trường hợp này có nghĩa là sự “nhận biết” (awareness) là đặc tính của Tánh giác. Biết không lời vững chắc, sẽ kinh nghiệm được Định Không Tầm Không Tứ.

Cách thực tập:

        - (Khi hít vào) thầm biết đang hít vào. – (Khi thở ra) thầm biết đang thở ra.

Hành giả giữtrạng thái Thầm Nhận Biết sự vào và ra của hơi thở”. Bằng cách này quán tính Tầm và Tứ không thể khởi lên, vì hành giả không còn xử dụng Ý Căn mà chỉ xử dụng Biết không lời của Tánh giác. Do đó không có một niệm nào khác bất chợt xen vào trong tiến trình Định-niệm. Khi Định-niệm thường trực có mặt, đương nhiên Tầm và Tứ vắng mặt. Hành giả thành tựuĐịnh Không Tầm Không Tứnội tâm hoàn toàn yên tĩnh.

 

7) Kỹ thuật “KHÔNG NÓI” (*): Không Nói ở đây có nghĩa là không suy nghĩ, không nói thầm trong não. Tại sao lại sử dụng hai từ “KHÔNG NÓI” để thực tập? Đó là vì ý nghĩa của hai từ này tương ưng với “không lời”, mà trạng thái tâm không lời, đồng nghĩa với trạng thái tâm yên lặng, trạng thái tâm yên lặng, cũng có thể hiểu là trạng thái tâm trống rỗng. Tu tập Thiền Định là thực tập để Tâm Phàm Phu trở về trạng thái yên lặng tự nhiên.

Kỹ thuật KHÔNG NÓI là một tiến trình dụng công nhiều giai đoạn thực tập. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu từ Giai đoạn I, là giai đoạn bắt đầu với dụng ý dùng Tầm tắt Tứ, rồi qua Giai đoạn II, dùng Ý tắt Tầm, đạt được Định Không Tầm Không Tứ.

- GIAI ĐOẠN MỘT: Dùng đơn niệm Biết (một nội dung là Không Nói để thực tập)

- Bước 1: Nói ra thành lời 2 từ “KHÔNG NÓI” để kích thích Tánh Nghe.

- Cách thực tập:

i) Nói ra lời: Nói nhừa nhựa, vừa đủ tai mình nghe “.. KHÔNG… NÓI…”…… “…KHÔNG… NÓI…” ……. “…KHÔNG… NÓI…”. Khoảng cách giữa 2 niệm biết  chừng  10 tiếng đếm. Về sau có thể kéo dài hơn 30 tiếng đếm. Thực tập vài ngày. Sau đó nói thầm.

ii) Nói thầm: “…KHÔNG… NÓI..” ….. “…KHÔNG…NÓI…”…… như trên.

Đây là tự mình nói ra hai từ “KHÔNG NÓI”. Hai từ này được xem như Tầm. Trong tâm mình mỗi lần chỉ khởi lên một niệm, nên khi niệm KHÔNG NÓI có mặt, thì niệm khác không thể khởi lên cùng một lúc. Dụng ý dùng hai từ KHÔNG NÓI là để chận những suy nghĩ (Tứ), không cho chúng khởi lên trong lúc hành giả ngừng nói.

Ban đầu khoảng cách của hai cụm từ “KHÔNG NÓI” hơi khít nhau. Về sau thì khoảng cách lơi ra để tâm làm quen với sự yên lặng. Thực tập mỗi ngày, kéo dài một tuần hoặc lâu hơn.

Ghi chú: Điều quan trọng là lúc nói, hay lúc im lặng không nói, hành giả đều có cái biết. Cái biết này là “Biết Có Lời” vì còn sử dụng Trí năng tỉnh ngộ để dụng công. Khi nói Không Nói, hành giảBiết mình đang nói hai từ “Không Nói”, khi ngưng, hành giảBiết mình đang không nói hai từ “Không Nói” tức đang im lặng. Trong khoảng thời gian im lặng này nếu vọng tưởng không khởi lên, thì kéo dài thời gian im lặng dài chừng nào tốt chừng nấy. Chỗ tâm yên lặng này chỉ có “niệm Biết”, xem như hành giả kinh nghiệm “Định Có Tầm Không Tứ”.

- Bước 2: Đi Thiền Hành, dùng đơn niệm biết nói ra thành lời “KHÔNG NÓI” để kích thích Tánh Xúc Chạm.

Cách thực tập:

 i) Bước đi khoan thai, áp dụng đúng theo kỹ thuật thiền hành. Chân trái chạm xuống đất nói ra lời “KHÔNG”, chân phải chạm xuống đất nói “NÓI”. Tập chừng một ngày. Sau đó nói thầm.

ii) Chân trái chạm xuống đất, nói thầm “KHÔNG”, Chân phải chạm xuống đất nói thầm “NÓI”.

- Bước 3: Mắt nhìn hai chữ “KHÔNG NÓI” viết sẵn để trước mặt. Đọc ra lời 2 từ “KHÔNG NÓI”, sau đó đọc thầm, để kích thích vào Tánh Thấy. Thực tập bước này ít nhất là một tuần.

- Bước 4: Nói ra lời, sau đó nói thầm trong não, câu : “Thầm nhận biết…  KHÔNG NÓI” kết quả đưa đến kích thích “Tánh Nhận Thức Biết”.

Cách thực tập: Trước tiên, hạ thấp giọng xuống, tiếp theo thong thả nói ra hai nhóm lời (group of words) với giọng nói nhừa nhựa, vừa đủ tai nghe.

Nói ra lời nhóm thứ nhất:  “T…h…ầ…m….. N…h…ậ…n…… B…i…ế…t…..” rồi nói tiếp nhóm thứ hai: “K…h…ô…n…g…………. N…ó…i….” ngưng một chút rồi lặp lại. Khi câu nói đã quen thuộc nơi cửa miệng. Hành giả chuyển qua nói thầm trong não câu này, suốt thời thiền. Thực tập khoảng một tuần hoặc hơn. Mục đích là để cất giữ câu này vào trong  Tánh Nhận thức.

 

GIAI ĐOẠN II: Biết Không Lời - Dùng Ý tắt Tầm

          Sau một tháng thực tập Giai đoạn I vững chắc.  Hành giả có thể bước qua giai đoạn II. Giai đoạn này không còn nói ra lời, hay nói thầm hai từ “KHÔNG NÓI”nữa. 

Từ “KHÔNG NÓI” đã nội tại vào trong Nhận Thức Cô Đọng của hành giảtrở thành “Mã Số Không Nói”.  Mã số Không Nói bây giờ trở thành mệnh lệnh. Khi ý nghĩ “KHÔNG NÓI” vừa phát ra, các tế bào não tự động yên lặng, cũng giống như khi chúng ta lái xe ngoài đường phố gặp bảng “Stop” hay “đèn đỏ”, là chân của chúng tathói quen tự động đạp thắng cho xe ngừng liền không cần suy nghĩ gì cả.

Cách thực hành:

- Khi tọa thiền, hành giảthầm khởi ý KHÔNG NÓI” rồi tắt Ý, “trạng thái Không Nói” xuất hiện ngay tức khắc trong tâm hành giả. Hành giả an trú trong “trạng thái biết không lời” đó (tức trạng thái tâm yên lặng, không còn Tầm và Tứ). Trạng thái Biết Không Lời vững chắc, hành giả kinh nghiệm ĐỊNH KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ.

Để giúp trạng thái Định mỗi lúc một vững chắc hơn, thỉnh thoảng hành giả nên “gợi Ý Thầm Nhận Biết Không Lời” hay “Thầm Nhận Biết Trống Rỗng” rồi buông Ý.  Nếu quên niệm Biết, hành giả sẽ rơi vào hôn trầm mất Định. Đạt được tầng Định này hành giả cảm thấy hỷ lạc xuất hiện lúc đầu ít, sau nhiều. Hành giả biết nhưng không dính mắc với hỷ lạc, chỉ giữ vững Trạng thái Biết Không Lời cho đến hết thời  thiền.

 

IV. LÀM SAO BIẾT THIỀN ĐÚNG HAY THIỀN SAI?

Trong lúc thực hành Thiền có những điều kiện cần phải theo như:

1) Không tập trung:  Tập trung hoài vào một điểm trước mặt sẽ khiến bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. (Tập trung đối tượng là xử dụng Ý thức)

2) Không tự kỷ ám thị: Tự cho mình đã chứng đắc một cảnh giới nào đó trong lúc tọa thiền sẽ không bao giờ có kết quả thật sự. (Xử dụng Ý Căn)

3) Không tưởng tượng : Không tưởng tượng gì hết trong thời thiền. (Tưởng tượng  là đang xử dụng Trí Năng) .

4) Không nỗ lực quá sức: Công phu miên mật đều đặn nhưng không cố gắng quá sức.

Chú ý, tập trung, đè nén, tưởng tượng hoặc nỗ lực quá sức … khiến cho sóng não rối loạn. Những tín hiệu căng thẳng này, thường xuyên tác động vào Giao Cảm Thần Kinh tiết ra nội tiết tố Norepinephrine, Epinephrine… để đáp ứng nhu cầu căng thẳng của cơ thể. Hai chất này tiết ra nhiều và lâu ngày khiến cho hành giả mắc những căn bệnh về tâm thể (**) rồi đổ thừa “tu Thiền bị tẩu hỏa nhập ma”!

Thiền là phải Thư Giãn. Cho nên khi ngồi xuống bắt đầu buổi tọa thiền, hành giả cần thư giãn cả thân và tâm. Thư giãn thân là buông lỏng các cơ bắp, các thần kinh đầu, mặt, tay, chân, lưng v.v… Thư giãn tâm là buông tất cả niệm, không suy nghĩ, lo lắng hay cầu mong bất cứ điều gì trước khi khởi ý về chủ đề tu tập mình đã chọn. Điểm quan trọng cần thiết khác là khi tọa thiền phải giữ cột xương sống thẳng với cột xương cổ. Cuối xương sống (nơi xương cụt) và xương mông, lúc ngồi tạo thành một góc 90 độ. Cách ngồi như thế, tim, phổi, thận v.v… bên trong cơ thể giữ nguyên vị trí của chúng, hành giả không bị đau lưng, nhói tim, tức ngực, khó thở trong thời thiền.

Muốn biết mình thiền đúng hay sai. Hành giả có thể tự kiểm điểm bản thân sau mỗi thời thiền 10-15 phút bằng cách: Nếu mang chứng bệnh cao huyết áp hay tiểu đường, trước khi tọa thiền tự đo trước. Sau khi thiền đo lại nếu thấy huyết áp hạ, chỉ số đường xuống là thiền đúng.  Sau khi xả thiền, cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, sáng suốt, có khi lâng lâng, dễ chịu, hơi thở điều hòa, đó là thiền đúng. Cảm thấy phấn khởi, trong lòng vui vẻ, hăng hái làm việc không mệt, đó là thiền đúng. Ngược lại trong lúc tọa thiền, mồ hôi toát ra mà trong người cảm thấy nóng hay lạnh quá, đó là thiền sai (vì nỗ lực quá sức). Sau khi xả thiền cảm thấy nhức đầu, huyết áp gia tăng, bần thần khó chịu cả ngày, đó là thiền sai.

Tóm lại để biết mình tu sai hay đúng? Sau một thời gian tu tập, quan sát kết quả trên Thân, Tâm và Trí Huệ tâm linh của mình. Tu đúng là càng ngày mình càng nhận ra thân thể khỏe mạnh, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, thần sắc trong sáng. Tâm bớt dính mắc, bớt phiền muộn, ít giận hờn, thường thanh thản, an vui, bao dung, tha thứ. Về Trí huệ tâm linh thì nhận ra mỗi ngày mình tiến triển nhiều hơn. Chẳng hạn như trước kia mình đọc kinh không mấy hiểu. Bây giờ đọc kinh sách mau hiểu hơn. Sống ngoài đời gặp những chuyện bất trắc mình giải quyết hài hòa, thông minh, nhanh lẹ, có lợi cho mình mà không hại người khác v.v…

 

 V. KẾT LUẬN

Bước đầu thực hành Thiền, điều quan trọng trước tiênhiểu rõ nội dung ý nghĩa của chủ đề cũng như những thuật ngữ được dùng trong kỹ thuật dụng công. Nếu hiểu sai cốt lõi thuật ngữ, hiểu sai cách thực hành, thì sự dụng công  sẽ đưa đến kết quả sai. Tiếp đến là chọn chiêu thức hay kỹ thuật thực hành thẳng vào mục tiêu chứ không đi loanh quanh lạc đề. Chúng ta cũng cần nhớ lời Phật dạy là các phương thức thực hành chỉ là phương tiện, là chiếc bè chở người qua sông. Muốn lên bờ thì phải buông phương tiện đó đi.

Chủ đề bài viết này là “Định Vô Tầm Vô Tứ” có nghĩa là tu tập để đạt được trạng thái tâm yên lặng. Muốn kinh nghiệm Định này, hành giả phải dứt niệm nói thầm triền miên trong não.

Ở đây xin nói thêm một chút về kỹ thuật “KHÔNG NÓI”. Không Nói là pháp thực tập có hơi mới mẻ so với các phương thức cổ điển, do cố Thiền Sư dòng Thiền Tánh KhôngHòa Thượng Thích Thông Triệt truyền dạy hơn 25 năm qua, đã mang lợi lạc cho nhiều tăng nithiền sinh khắp nơi.  Nghiên cứu kỹ thì kỹ thuật “KHÔNG NÓI” cũng không khác gì với các phương cáchđức Phật đã đưa ra. Đó là làm sao để đạt được tâm yên lặng.  

Thực tập pháp “KHÔNG NÓI” hành giả cũng phải ứng dụng vai trò quan trọng của Trí Năng tỉnh ngộ, tức là tự ngã phát ra ý nghĩ “KHÔNG NÓI”.  Ý nghĩ “KHÔNG NÓI” truyền thẳng vào vùng Wernicke, rồi từ đó truyền qua vùng Broca. Broca là trung tâm khuếch tán 2 từ “KHÔNG NÓI” đến những nơi tiếp nhận khác trong bộ não. Trước hết là vùng ký ức vận hành được xem là vùng ký ức ngắn hạn, rồi đến vùng ký ức xúc cảm (Amygdala), cuối cùng đến vùng ký ức dài hạn. Lúc bấy giờ toàn bộ não sẽ dần dần trở nên yên lặng mà không thông qua pháp nào hết. (**)

Tu tập không có gì khó, chỉ khó ở chỗ là hành giả có chịu dụng công miên mật về chủ đề “KHÔNG NÓI” tức là “không nói thầm trong não” một cách tích cực để cho tế bào não quen dần im lặngkhông gọi tên, không nói thầmkhi giác quan tiếp xúc đối tượng.  Đó là cách chúng ta huấn luyện tế bào não vùng phát ra lời Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng chuyển sang quán tính yên lặng.

Sau cùng, chúng ta nhận ra rằng, giữa hai sắc thái tâm cách nhau một khoảng “nói thầm” hay “không nói thầm”. Nếu chúng ta nói thầm hay nói ra lời thì chúng ta đang ở trong Tâm Phàm Phu. Còn nếu chúng ta đối duyên xúc cảnh, nhìn thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết trong không lời thì chúng ta lọt vào tâm bậc Thánh, an trú trong ĐỊNH VÔ TẦM VÔ TỨ.

              

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

       THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm Thiền thất; 06/11/2021)

Tài liệu:

- Kinh Trung Bộ số 30 (Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây), số 36 (Đại Kinh Saccaka):”… Tỷ-kheo diệt Tầm diệt Tứ chứng và trú thiền thứ hai…..”

- Tương Ưng Bộ Kinh V,  Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra.

- (*) Giáo trình hoằng pháp của Cố Thiền Sư Thích Thông Triệt: “Bảy bước an trú trong tâm Tathā” với kỹ thuật “Không Nói” (19/4/2014)

- (**) E-book: “Trên Đường Về Nhà” chương “Thiền dưới ánh sáng khoa học” (thuvienhoasen.org); Tác giả: Thích Nữ Hằng Như; Ananda Viet Foundation phát hành 2020.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 1858)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
01 Tháng Tư 20239:35 SA(Xem: 1423)
Wir befinden uns mitten in einem wirbelnden Wasserstrudel, würden wir darin stehen bleiben, würden wir von dem absorbiert werden und wir werden ertrinken. Wenn wir uns bewegen würden, würden wir uns auch nur in diesem wirbelnden Strudel herum drehen. Aber wie können wir denn diesem Lebenskreis entkommen?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 1790)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 1904)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
24 Tháng Ba 202310:18 SA(Xem: 1133)
Tài sản mà đức Phật nói đây không phải là tiền bạc, vòng vàng, châu báu, mà là tài sản về tinh thần, như niềm tin bậc giác ngộ, đạo đức, trí tuệ là những thứ tài sản không bao giờ bị đánh cắp, chiếm đoạt, trừ phi chính người sở hữu tài sản tâm linh đó tự mình phá hủy chúng. Các tài sản quý báu đó có tên gọi là: Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Tuệ tài.
22 Tháng Ba 20234:26 CH(Xem: 1494)
Không phải hễ ngộ là chấm dứt hết lậu hoặc! Vì vậy, tuy hạt ngọc đã có sẵn, nhưng ta phải nỗ lực dụng công. Vô ngôn chính là phương thức làm cho Phật tánh bật ra vậy.
18 Tháng Ba 20239:58 SA(Xem: 1375)
Wir müssen in der Lage sein, zu erkennen, wann wir den Bedingungen folgen sollen und wann wir eventuell andere Bedingungen schaffen sollen, um im Einklang mit dem Universum leben zu können, denn wir sind die Schöpfer unseres Lebens, für jetzt und für die Zukunft.
15 Tháng Ba 202311:03 CH(Xem: 1835)
Thực tập phương thức làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi (phải-trái) của thế gian.
13 Tháng Ba 202311:02 SA(Xem: 1082)
Những ai hủy phạm giới pháp mà lòng không biết tàm quý, không biết ăn năn, hối hận, không biết sám hối, không chịu từ bỏ tật xấu ác quay về với con đường thiện lương đạo đức, thì hiện tại dù họ đang sống trên đời, nhưng sống trong thống khổ, vì phải chịu trả giá những tội lỗi của họ gây ra...
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1646)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
08 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 1583)
Chúng ta đang ở giữa biển nước xoáy, nếu chúng ta đứng lại nơi đó thì ta sẽ bị đắm chìm cuốn hút và chết đuối. Nếu chúng ta bước tới, cũng chỉ là loanh quanh trong biển nước xoáy thôi, bước tới hay bước lùi, có khác gì đâu, rồi cũng trôi giạt bồng bềnh trong biển đời, không ra khỏi. Vậy thì làm sao đây?
05 Tháng Ba 20239:03 CH(Xem: 1322)
GEDANKE heißt in Chinesisch “mạt na”. Wahrscheinlich wurde es aus dem Wort “Manah oder Manas“ in Sanskrit übersetzt. “mạt na” (S: Manah) oder Gedanke bedeutet die Denkfähigkeit oder das Denkvermögen. In English heißt er “the capacity of thought”, “the thinking faculty”. In Pali bedeutet das Wort Mano der Geist oder der Gedanke. Im Abhidharma wird Manha gleichgesetzt mit Bewusstsein (viññāna) und Geist (citta, Bewusstseinszustand).
05 Tháng Ba 20239:01 CH(Xem: 1020)
Ngày lành tháng tốt đối với người Phật tử là ngày đẹp trời, thuận lợi cho mình và cho mọi người tham dự, có thể xem là một trong những điều kiện góp phần vào kết quả chứ không phải là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2171)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1750)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1625)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
23 Tháng Hai 20237:55 SA(Xem: 1148)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
18 Tháng Hai 20232:24 CH(Xem: 1313)
Das Naturgesetz regelt alle Phänomene. Es ist gleichzeitig ihr Evolutions- und Entwicklungsgesetz. Es gründet das Universum, regelt den Ablauf des Universums, schützt und pflegt die Existenz des Universums. Die Welt ist offenbar eine wunderbare Harmonie von Idappaccayatā.
14 Tháng Hai 20233:56 CH(Xem: 1465)
Đọc tụng bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” chúng ta học theo tinh thần từ bi, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của chư Phật, chư Bồ tát. Kinh nhắc nhở chúng ta tám điều quan trọng cần phải học hỏi tu tập. Đó là phải luôn quán xét vạn pháp trong đó có tấm thân ngũ uẩn của con người không thực chất tính nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã...
13 Tháng Hai 202310:37 SA(Xem: 1473)
Mạt na hay Ý có nghĩa năng lực của tư tưởng hay năng lực tư duy, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM
05 Tháng Hai 20236:14 CH(Xem: 1623)
Tánh giác không từ đâu đến. Nó không nằm trong quy luật duyên sinh của hiện tượng. Ta không thể khám phá nó khởi ra từ đâu khi có sự xuất hiện của con người trên quả đất.
28 Tháng Giêng 20237:39 SA(Xem: 1277)
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch. Oder „Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“. Oder In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1759)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
24 Tháng Giêng 20233:16 CH(Xem: 1448)
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2066)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
18 Tháng Giêng 20237:51 SA(Xem: 1399)
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
17 Tháng Giêng 20231:21 CH(Xem: 1252)
Cái gì được nhận ra đầu tiên trong một sát na, và nhận rõ cuối cùng qua những chuỗi sát na tiếp theo, là đối tượng của nhận thức.
10 Tháng Giêng 20231:01 CH(Xem: 1402)
Thực tại là “giống như Thực” , đồng thời là “giống như Huyễn”. Đó là Trung Đạo. Nói cách khác nữa: Thực tại là không phải hoàn toàn Thực, cũng không phải hoàn toàn Huyễn. Cũng có thể nói: “Cái Đang là” vừa là “Thực” vừa là “Huyễn”.
08 Tháng Giêng 20235:46 CH(Xem: 1493)
Es gibt kein Phänomen oder Ereignis, das unabhängig und von selbst oder zufällig gebildet und entwickelt wird.
05 Tháng Giêng 20239:01 SA(Xem: 1407)
Các bạn ơi, đây cũng chỉ là một bài ghi lại chuyện sinh hoạt trong tháng 12- 2022 này, mình trở về thăm thiền viện Chân Như, ở Navasota thuộc Texas. Không thể nói là”chuyến du hóa” được vì thiền viện Chân Như là “nhà mình” mà.
27 Tháng Mười Hai 20223:39 CH(Xem: 1357)
Meditation hilft der Menschen, harmonisch mit der Umwelt zu leben. Eine Harmonie zwischen Körper und Geist eines Individuums, eine Harmonie zwischen einem Individuum und anderen Individuen und eine Harmonie zwischen einem Individuum und der Natur.
24 Tháng Mười Hai 202212:22 CH(Xem: 1331)
... Không có cái nào độc lập và tồn tại vững chắc. Chỉ vì tất cả hiện tượng đều vô ngã, tức không thực chất tính, chúng nương tựa vào nhau mà trở thành.
17 Tháng Mười Hai 20227:50 SA(Xem: 1521)
Toàn thể cơ quan tâm-vật lý này ở trong luồng thường hằng như bánh xe quay không bao giờ ngưng. Nó cứ quay mãi, và cơ quan tâm-vật lý cứ trôi lăn mãi trong vòng luân hồi.
11 Tháng Mười Hai 202210:19 SA(Xem: 1572)
Trong 12 mắt xích, Thức (viññāṇa) và Danh - Sắc (nāma-rūpa) được xem là mắt xích cơ bản. Từ hai mắt xích này, tất cả những liên quan chủ thể-khách thể trong kinh nghiệm bình thường được phát xuất, và cấu trúc năng động cũng bộc lộ sự vận hành bên trong tâm. Thông qua chúng, sự chuyển biến của chúng ta từ vô minh đến giác ngộ có khả năng thực hiện được.
69,256