HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG052 Bhikkhuni Triệt Như – The Fount of Happiness – No 30: THE TWO LINEAGE STREAMS - Translated into English by Như Lưu

20 Tháng Mười 20211:25 CH(Xem: 2447)

Bhikkhuni Triệt Như – The Fount of Happiness – No 30
Translated into English by Như Lưu

THE TWO LINEAGE STREAMS
30  SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 ENG

In this article, I will limit the time scope to the period from 100 years after the passing of the Buddha to approximately the second century AD, which could be considered as the period in which Buddhism split into several schools. I will examine the causal conditions that led to the formation of the two main lineage streams of Buddhism: the Mahāyāna (Great Vehicle) and Hīnayāna (Small Vehicle).

 

This article is not intended to be a research paper or a commentary on historical Buddhist texts. It is intended to be a recollection of general facts that relate to the evolving flow of phenomena under the law of interdependent origination that resulted in Buddhism splitting into two lineage streams: the Mahāyāna and Hīnayāna. This article represents the rudimentary understanding, with its necessary subjectivity and limitation, of a late comer of events that took place more than 2000 years ago and that resulted in the names of Mahāyāna and Hīnayāna. I realize that the World Buddhist Council held in 1954-1956 in Burma (Myanmar) unanimously decided that, henceforth, Hīnayāna will be known as Theravāda, and Mahāyāna as Developing Buddhism, however I will use in this article the two terms Mahāyāna and Hīnayāna to place them in their historical context.

 

Let us first take a quick glance at the historical developments that took place after the Buddha entered Nibbāna and led to the formation of the Mahāyāna and Hīnāyāna streams.

 

The first sutta consolidating Council

Approximately 3 months after the Buddha entered Nibbāna, Venerable Mahā Kassapa gathered in council 500 of the Buddha’s great disciples that had attained arahant-hood. The council proceeded with the recitation of the Sutta basket (Sutta Piṭaka) and the Discipline basket (Vinaya Piṭaka). This event took place approximately in 483 BCE.

 

The second sutta consolidating Council

Approximately 100 years later, around 383 BCE, Venerable Yasa convened 700 elders to recite the Sutta Basket and Discipline Basket, with the aim of clarifying the Discipline rules following the ten Discipline Infringements from the young Vajji monks. After the council, the hitherto united Sangha of the Buddha split into two schools:

-      the Theravāda (Doctrine of the Elders) that held conservative views

-      the Mahāsāmghika (The Great Assembly) that held progressive views

 

At the same time, the Mahāsāmghika held its own 10,000 strong council, consisting of ordained and lay people of both genders, to consolidate Sutta and Discipline according to their own views. However there are no historical records of these proceedings.

 

From that point, the Mahāsāmghika over time further split into 8 schools as there were differing interpretations of Sutta and Discipline.

 

Likewise, the Theravāda gradually split into 10 different schools.

 

During this period, the various schools vied with each other to develop Commentary texts to interpret Sutta and Discipline and expound their views and practice methods. For Buddhism, this was a period of division into many schools. However, the Commentary texts written by many famous masters that analyzed in great details the Sutta and Discipline texts became part of the rich heritage of Buddhism.

 

The third sutta consolidation Council

The third council, convened in circa 250 BCE under the sponsorship of King Aśoka, gathered 1,000 holy monks who were well versed in the three piṭaka. It was chaired by Venerable Moggaliputta Tissa of the Theravāda school.

 

The Council had the following outcomes:

1) Establishment of the Tripiṭaka (The three Baskets) and transcription into the Pāli language, consisting of:

+     Sutta Piṭaka: consisting of 5 collections: Collection of Long Discourses (Dīgha Nikāya), Collection of Middle-length Discourses (Majjhima Nikāya), Collection of Minor Discourses (Khuddaka Nikāya), Collection of Numbered Discourses (Aṅguttara Nikāya), Collection of Linked Discourses (Saṁyutta Nikāya)

+     Vinaya Piṭaka (Discipline Basket): consisting of 5 collections

+     Abhidhamma Piṭaka (Commentary Basket) consisting of 7 collections of writings by Patriarchs.

 

2) King Aśoka sent forth 9 delegations of messengers tasked with propagating Buddhism to all parts of India and outside India. Among these 9 delegations of messengers, one was led by Venerable Mahādeva and one by crown prince Mahinda.

 

  • Venerable Mahādeva held that:

-      Ordained people who are well versed in the Tripiṭaka and very skilled in expounding the dhamma are allowed to write suttas.

-      The qualities that define arahant-hood need to be reviewed.

 

However the conservative monks disagreed with point points.

 

The group of young and progressive monks followed Venerable Mahādeva to the Āndhara region in southern India.

 

The Prajñā Pāramitā school of Buddhism was deemed to have originated in Southern India and was later considered to be the most significant school of Mahāyāna Buddhism. Patriarchs of the school authored over several hundred years many significant texts, including the Diamond Sutra (Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) and its latest text, the Heart Sutra (Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra)

 

  • Crown prince Mahinda had been ordained under Venerable Mahādeva. He went to Sri Lanka to propagate the Tripiṭaka in the Pāli language. Sri Lanka history books later considered Venerable Mahinda as the 5th Patriarch of Buddhism, following on from Moggaliputta Tissa who was considered the 4th Patriarch.

 

From that time, we saw the emergence of the two main schools of Buddhism:

˗      The Southern School, that originated from crown prince Mahinda in Sri Lanka.

˗      The Northern School, that originated from Venerable Mahādeva who was Mahinda’s teacher, and later developed the Prajñā Pāramitā texts.

 

The fourth sutta consolidating Council

This council was convened early in the second century AD under the sponsorship of King Kaniṣka (circa 127-150 AD). It gathered 500 holy monks representing the 18 schools of Buddhism and was chaired by the Sarvāstivādin school. The Sarvāstivādin school was the earliest to split from the Theravāda school and at the time had become more prominent than Theravāda, and this was the reason why King Kaniṣka invited Venerable Vasumitra to preside over the council. Venerable Vasumitra was a renowned Commentary master from the Sarvāstivādin school. The King invited another famous Commentary master, Venerable Aśvaghosha, to edit the wording of the Tripiṭaka as it was transcribed into Sanskrit.

 

The outcomes of the council were:

1) Consolidation of the Tripiṭaka into a Sanskrit version that consisted of:

-      The sutta piṭaka or Āgama, consisting of 5 collections totaling 100,000 suttas: Collection of Long Discourses (Dīrgha Āgama), Collection of Middle-length Discourses (Madhyama Āgama), Collection of Minor Discourses (Kṣudraka Āgama), Collection of Numbered Discourses (Ekottara Āgama), Collection of Linked Discourses (Saṃyukta Āgama). The content of the Āgamas is very similar to their Pāli equivalent.

-      The Discipline piṭaka (Vinaya piṭaka), consisting of 5 collections totaling 100,000 texts. Their content is very similar to their Pāli equivalent.

-      The Commentary piṭaka (Abhidharma), consisting of 7 collections totaling 100,000 texts. This version if totally different to the previous Abhidhamma.

 

2) The Tripiṭaka was etched into bronze plaques that took 12 years to be completed and were kept in a sacred stupa. However, this version has been lost due to the vagaries of history. From this point on, the Sanskrit version of the Tripiṭaka was propagated north-bound outside of India. The possible reason was that the 4th council was held in Kashmir in Northern India.

 

3) Buddhism was propagated to the world through two routes:

-      Southern Buddhism

-      Northern Buddhism

 

SOUTHERN BUDDHISM: Preserves the tradition of Buddhism under the Buddha, is more conservative, is based on the Tripiṭaka in Pāli, and propagates to Sri Lanka, Thailand, Myanmar, Laos, Kampuchea, Indonesia, Vietnam and the Western world.

 

NORTHERN BUDDHISM: develops in accordance with the times, is progressive, is based on the Tripiṭaka in Sanskrit, and propagates to Afghanistan, China, Mongolia, Tibet, Japan, Korea, Vietnam and the Western world.

 

I have provided above a short summary of the historical facts that led to Buddhism being propagated through two channels: Northern Lineage and Southern Lineage, or Northern Buddhism and Southern Buddhism. I will next examine the origin of the terms Mahāyāna and Hīnayāna. It does not appear that there are any historical texts that explain the origin of these terms. What I will do here is to provide my rudimentary view based on historical facts and reality, human psychology (namely that young people prefer changes and keeping up with the times, whereas old people prefer to follow traditions and not changing), and the prevalent view of society at the time.

 

It appears that the first fault line appeared during the second sutta-consolidating council.

 

The first causal condition was the decision by a group of young monks from the Vajji (Pāli, Sanskrit: Vrijji) clan in Vesali to unilaterally change 10 clauses among the Discipline clauses established by the Buddha. In reality these Discipline clauses are not important. The group of young Vajji monks called them the 10 purities.

1. Salt purity: food that is preserved with salt and left overnight is allowed to be consumed.

2. Finger purity: consuming food a little after noon is allowed, within the period when the shadow of the sun has approximately passed two fingers' breadth.

3. Village purity: consuming food a second time is allowed if going into another village for alms before noon.

4. District purity: holding of the uposatha ceremony wherever you are staying is allowed.

5. Agreement purity: a decision that has been passed, either with the majority or a minority of the sangha, is applicable.

6. Precedent purity: following a habit established by precedent is allowed.

7. Harmonious Living purity: drinking water together with milk after noon is allowed.

8. Seating Implement purity: if a seating implement does not have a border, then it can be larger than the prescribed dimension.

9. Water purity: drinking alcohol diluted in water to treat illness is allowed.

10. Gold and Silver purity: Bhikkhus are allowed to keep money if the situation requires it.

 

Elder Yasa considered that these 10 points violated the Discipline rules established by the Buddha. In order to review the basis for these 10 points, he organized the second sutta-consolidation council. The result was that the Council of Elders unanimously held that the 10 points violated the Discipline rules established by the Buddha.

 

Therefore, we can see that the first point of disagreement between the two groups of young progressive monks and conservative monks was about Discipline. From this disagreement two main factions were formed: Theravāda (Doctrine of the Elders) and Mahāsāmghika (The Great Assembly). Over time, other points of difference developed over the teaching of the Suttas and Discipline. Many groups appeared and vied with each other in writing Commentary texts.

 

Another important point of disagreement appeared in the history books around the views that Venerable Mahādeva expounded under the reign of King Aśoka in relation to teaching the suttas, writing suttas and the status of arahant-hood. Those views were:

-      A teacher who is very skilled in expounding the dhamma is allowed to write suttas.

-      An arahant may still have 5 points of imperfection.

 

Venerable Mahādeva held that:

(1) Although an Arahant has terminated all afflictions, however as he still has a physical body, he may secrete impure fluids while in a dream state due to physiological processes.

(2) Although an Arahant has terminated ignorance, however he does not know everything that occurs in worldly life.

(3) Although an Arahant no longer have doubt about the path to liberation, he may still have doubts about more mundane matters, such as what matters are reasonable, and what are not.

(4) Some who have attained Arahant-hood need to have confirmation from the Buddha or from senior disciples in order to know that they have attained this status.

(5) There are Arahant who have attained enlightenment through listening to the Dhamma, which includes teaching about suffering.

 

Venerable Mahādeva considered that all these things are entirely consistent with the teaching of the Buddha. He held that the Buddha is the only one who has attained perfection, whereas Arahants still have imperfections. This view gave rise to disagreements. Those who agreed formed the Mahāsāmghika and those who disagreed formed the Theravāda.

 

The Mahāyāna movement was probably formed progressively following the fourth sutta-consolidating council in the second century AD. The Mahāsāmghika, made up of young and progressive monks, became the Mahāyāna, whereas the Theravāda, made up of old, conservative monks who wanted to strictly adhere to the suttas and Discipline as established by the Buddha, became the Hīnayāna.

 

After the fourth sutta-consolidating council, among the 7 Commentary texts in Sanskrit was the Commentary on the Awakening of the Faith in the Mahāyāna (Mahāyāna-śraddhotpāda śāstra) from Venerable Aśvaghoṣa. The name Mahāyāna probably originated from that point, as the Mahāyāna texts use the Tripiṭaka in Sanskrit as their reference. Later, the Sanskrit version of the Tripiṭaka was considered as half Mahāyāna and half Hīnayāna.

 

“Yāna” means vehicle. A small vehicle can transport a small number of people, a larger vehicle can transport a greater number of people. Let us understand further about the two systems.

 

The Theravāda or Hīnayāna consisted of 11 schools, the root school and the 10 sub-schools that split from the root. They held the following main points:

  • Sakkamuni Buddha is the only historical Buddha.
  • The spiritual path consists of 4 stages: Sotāpatti (Tu đà hoàn, or stream-enterer), Sakadāgāmī (Tư đà hàm, or once-returner), Anāgāmi (A na hàm, or non-returner), Arahant (A la hán, or fully awakened person). This path is known as the Arahant path.
  • When the Arahant leaves this world, he enters the no-remainder nibbāna, attains complete liberation, and will not be reborn in any realms.
  • The spiritual practice begins with the conventional truth teaching, including:

˗      The Three Characteristics of Phenomena: impermanence, suffering, emptiness (non-existence of self, non-existence of what belongs to self), non-self

˗      The Four Noble Truths

˗      The Four Foundations of Mindfulness

˗      As-it is

  • Approach:

˗      The practitioner must be ordained in order to receive the more important teaching.

˗      The sangha consists only of male Bhikkhus. Female are not allowed to be ordained.

˗      Once ordained, the Bhikkhu must retire in the woods to practice in seclusion.

˗      The Bhikkhu must obtain food through alms.

 

The Mahāyāna consisted of 9 schools, the root school and 8 sub-schools that split from the root. They held the following main points:

  • Besides Sakkamuni Buddha, there are many other Buddhas who dwell in the ten directions and the three times (past, present, future).
  • The Buddha has three bodies: the embodied law (Pháp thân, Dharmakāya), the body of mutual enjoyment (Báo thân, Sambhogakāya) and the Created body (Ứng hóa thân, Nirmāṇakāya)
  • Bodhisattva: may be an ordained or lay person, only those who aspired to attain Buddha-hood are following the perfect practice.
  • The Bodhisattva path: after attaining Arahant-hood, do not enter Nibbāna but take the vow of re-embody forever in order to teach all beings.
  • Those who are very skilled of teaching the dhamma are allowed to write suttas. For this reason, many Mahāyāna suttas appeared, the most prominent of which are the collection of Prajñā Pāramitā suttas, but also include the Flower Garland Sutra (Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra, Kinh Hoa Nghiêm), the Lotus Sutra (Saddharmapuṇḍarīka Sūtra, Kinh Pháp Hoa), the Vimalakīrti Sūtra (Kinh Duy Ma Cật), The Sutra of Perfect Enlightenment (Kinh Viên Giác), the Sutra of Amitabha (Sukhavati Vyuha Sūtra, Kinh A Di Đà)
  • In terms of teaching, the most important teaching seems to lean towards the topics that belong to the ultimate truth: Emptiness nature, Illusionary Nature, Suchness Nature.
  • Approach:

˗      The four groups of practitioners: Bhikkhus, Bhikkhunis, lay male practitioners, lay female PR actioners, are all accepted into the practice.

˗      Being ordained is not a requirement. Everyone has Buddha-nature and can all equally attain enlightenment.

˗      A practitioner should live in the world in order to inspire and educate all beings

 

In summary, we can see that the Hīnayāna consists of the following characteristics:

+     Probably due to the practical considerations regarding the Three Jewels of Buddha, Sangha, and Dhamma, leans towards phenomenology.

+     Conditions of practice  follow the model established by the Buddha: being ordained (leaving the family home), obtaining food by alms, practice in seclusion (practicing austerity)

+     Focus on a gradual approach to spiritual practice, suitable for the majority of people who have a middle level of spiritual faculty: practicing the four methods: contemplation, tranquility, stillness, wisdom and the three forms of learning: listen, reflect, practice

 

Whereas the Mahāyāna, especially represented by the Prajñā Pāramitā suttras, the Vimalakīrti Sutra, The Flower Garland Sutra, the Lotus Sutra, the Samādhi of Heroic Progress Sutra (Śūraṃgama-samādhi-sūtra, Kinh Thủ Lăng Nghiêm), the Diamond Sutra, the Platform Sutra, consists of the following characteristics:

+     Aims at the transcendental realization of the ultimate truths regarding the essence of the Three Jewels of Buddha, Sangha, Dhamma, belonging to the realm of ontology

+     Open the practice path widely, in a liberating and egalitarian manner, to all: under the mottos of “all beings have Buddha-nature”, “Sakkamuni is the attained Buddha, all beings are Buddha in becoming”, equally accepts ordained male, ordained female, lay male, lay female into the common practice.

+     The aim of life is “enlighten oneself, then enlighten others” or “save oneself, then save others”, meaning being in the world, eschewing seclusion, not requiring the ordained life. However still live the pure life of the holy persons.

+     Eschewing the non-remaining nibbāna, but making the vow to follow the Bodhisattva path that ultimately leads to Buddha-hood.

 

In summary, the Hīnayāna school upholds austerity and strict adherence to discipline, and therefore progressively retires from society to practice in monasteries or in the woods. Whereas the Mahāyāna school propagates to nations to the north of India, mixes harmoniously with local beliefs such as in Tibet, China, Japan, Korea, and Vietnam, etc.

 

It was in 1954-1956 that the terms Mahāyāna and Hīnayāna were officially abandoned and replaced with Developing Buddhism and Theravāda respectively.

 

However, in Vietnam, the Theravāda school is at times called Early Buddhism. We need to clarify this point.

 

The primitive sangha, or early sangha, was the sangha that was led by the Buddha and lasted until 100 years after the Buddha entered Nibbāna. During this period, the sangha was united and was not split into factions. This period has been called Primitive Buddhism or Early Buddhism.

 

After the sangha was split into the two main schools, we have the following denominations:

  1. Theravāda (The Doctrine of Elders), or Southern Buddhism, or Hīnayāna, and eventually Theravāda.
  2. Mahāsāmghika (The Great Assembly), or Northern Buddhism, or Mahāyāna, and eventually Developing Buddhism.

 

I have attempted to provide in this article some rudimentary views on the chain of innumerable causal conditions that led to the split of Buddhism into multiple schools in the centuries preceding the Common Era. However, all schools that arose from the two main lineage streams in this period upheld the fundamental teachings of the Buddha and the ultimate aims of freedom from suffering, enlightenment and liberation. Master Yiing (Nghĩa Tịnh), a renowned Tang Dynasty monk, commented as such on the split of Buddhism into several schools: “The teaching of the Buddha is like a golden staff, it was broken into 18 pieces, all of which were golden”.

 

Monastery, October 10th, 2021

TN

 
Line 2

Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 30

HAI DÒNG TRUYỀN THỪA

30 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN
Bài viết này tạm giới hạn trong khoảng thời gian sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm kéo dài tới khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, tạm xem như thời kỳ phân liệt bộ phái của Phật giáo, hay là những nhân duyên dẫn tới sự hình thành hai dòng truyền thừa lớn của Phật giáoĐại thừa và Tiểu thừa. Bài viết này không phải là bài khảo cứu hay bình luận về các sử liệu Phật giáo. Đây chỉ là nhắc lại những sự kiện tổng quát của dòng vận hành các pháp trong nguyên lý tương quan nhân quả đưa tới ngả rẽ của hai dòng truyền thừaĐại thừa và Tiểu thừa. Và đây cũng chỉ là vài hiểu biết thô sơ không sao tránh được khuyết điểm chủ quan của một người hậu học, mạo muội trình bày về một sự kiện thực tế, kéo dài có thể là gần 2000 năm qua, danh xưng Đại thừa / Mahāyāna và Tiểu thừa / Hīnayāna. Mặc dù đã biết trong kỳ đại hội Phật giáo quốc tế 1954-1956 tổ chức tại Miến điện, đại hội đã đồng thanh quyết định từ đây, Tiểu thừa có danh xưng là hệ Theravāda, Đại thừa có danh xưng Hệ Phát triển, tuy nhiên xin vẫn dùng hai từ Tiểu thừa và Đại thừa để thích hợp phần nào với hoàn cảnh lịch sử Phật giáo thời đó.

Trước nhất chúng ta liếc nhìn lại diễn tiến lịch sử Phật giáo từ sau khi Đức Phật nhập diệt để dẫn tới sự hình thành hai nhánh Đại thừa và Tiểu thừa.

Kết tập kinh điển lần thứ I

Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng ba tháng, ngài Mahā Kassapa đã đứng ra triệu tập đại hội 500 vị đại đệ tử A la hán của đức Phật, bằng cách đọc tụng lại hai tạng: Kinh và Luật. Đó là vào khoảng năm 483 BCE.

Kỳ kết tập kinh điển lần thứ II.

Khoảng 100 năm sau, tức là 383 BCE, ngài Yasa triệu tập 700 vị Trưởng lão đọc tụng lại hai tạng Kinh và Luật, với mục tiêu chấn chỉnh Giới luật vì có Thập sự phi pháp của nhóm tăng sĩ trẻ Vajji. Tiếp theo giáo đoàn thống nhất của đức Phật bắt đầu phân ra hai bộ phái:

-       Theravāda / The doctrine of the elders/ Thượng tọa bộ hay Trưởng lão bộ, chủ trương bảo thủ.

-       Mahāsāmghika / The Great Assembly / Đại chúng bộ: chủ trương cấp tiến.

Đồng thờiĐại chúng bộ cũng triệu tập đại hội, gồm 10.000 tu sĩ nam nữ và cư sĩ nam nữ, kết tập Kinh và Luật theo quan điểm của mình. Nhưng sử liệu không ghi nhận về kỳ kết tập này.

Từ đấy, theo dòng thời gianĐại chúng bộ lần lượt phân tách ra thêm 8 bộ phái khác vì có những điểm bất đồng với nhau trong việc giải thích Kinh và Luật.

Trưởng lão bộ cũng phân tách ra lần lượt thêm 10 bộ phái khác.

Trong thời kỳ này, các bộ phái thi nhau sáng tác các bộ Luận thư, giải thích Kinh và Luật, đồng thời trình bày chủ trương và đường lối tu tập của mình. Đây là thời kỳ phân liệt bộ phái Phật giáo. Các bộ Luận thư do các nhà Luận sư nổi tiếng viết ra, phân tích chi ly về Kinh và Luật, sau này trở thành gia tài phong phú của Phật học.

Kỳ kết tập kinh điển lần III

Khoảng năm 250 BCE, do vua Aśoka bảo trợ. Kỳ này đại hội gồm 1000 vị thánh tăng thông thuộc tam tạng kinh điển. Chủ trì là ngài Mục kiền Liên tu đế / Moggaliputta Tissa, thuộc Trưởng Lão bộ.

 Kết quả:

1)    Đại hội thành lập Tam Tạng kinh điển, ghi thành văn bản Pāli, gồm:

Kinh tạng: 5 Bộ (Nikāya: bộ) gồm: Trường bộTrung bộTiểu bộTăng chi bộTương Ưng bộ.

Luật tạng: 5 bộ

Luận tạng: 7 bộ Luận thư / Abhidhamma, do các vị Tổ sáng tác.

2)    Vua Aśoka phái:

+  9 đoàn sứ giả đi truyền bá Phật giáo khắp nước Ấn Đô ̣và ngoài Ấn Độ.

Trong 9 đoàn sứ giả này, có 1 đoàn do ngài Đại Thiên cầm đầu, và 1 đoàn do thái tử Mahinda cầm đầu.

  • Ngài Mahādeva / Đại Thiên chủ trương:

Tu sĩ tinh thông Tam Tạng kinh điển, giỏi thuyết pháp, có thể viết Kinh.

+ Xét lại phẩm chất của vị A La Hán.

 Nhưng nhóm Tu sĩ bảo thủ không đồng ý cả 2 quan điểm này.

Sau đó, nhóm tu sĩ trẻ cấp tiến theo ngài Mahādeva về miền Āndhara, nam Ấn.

Hệ thống kinh Bát nhã Ba la mật về sau được xếp là quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa, đã được xem như xuất phát từ miền nam Ấn, các vị Tổ sáng tác kéo dài mấy trăm năm, trong đó có kinh Kim Cang và kinh cuối cùng là Bát Nhã Tâm kinh.

  •  Thái Tử Mahinda xuất gia với ngài Mahādeva, sang Sri Lanka truyền bá Tam Tạng bằng tiếng Pāli. Ngài Mahinda về sau được Đảo sử (Sử của Sri- Lanka)  xếp là Tổ thứ V sau ngài Moggaliputta Tissa là Tổ Thứ IV.

 Từ đó bắt đầu hình thành sơ khai 2 hệ :

-       Nam tông (do ngài Mahinda khởi phát từ Sri- Lanka)

-       Bắc tông (có thể từ ngài Mahādeva/ thầy của ngài Mahinda, khởi phát ra hệ thống kinh Ma ha Bát nhã ba la mật đa sau này).

Kỳ kết tập kinh điển lần IV

Khoảng đầu thế kỷ II CE, do vua Kaniṣka (127- 150) bảo trợ.

Thành phần: 500 thánh tăng đại diện 18 bộ phái. Chủ trì: Nhất Thiết Hữu Bộ. Đây là một bộ phái đã tách ra sớm nhất từ hệ Theravāda. Bấy giờ Nhất thiết hữu bộ lần lần trở nên hưng thịnh hơn hệ Theravāda, nên vua Kaniṣka đã mời ngài Thế Hữu chủ trì. Ngài Thế Hữu là một Luận sư nổi tiếng thuộc Nhất thiết Hữu bộ. Vua Kaniṣka mời ngài Mã Minh, cũng là một Luận sư danh tiếng, nhuận sắc văn chương cho Tam Tạng chuyển sang văn bản Sanskrit.

Kết quả:

1)    Đại hội kết tập Tam tạng viết thành văn bản Sanskrit, gồm:

Kinh tạng Āgama (A hàm) gồm 5 bộ (100.000 bài tụng): Trường A hàmTrung A hàmTiểu A hàmTăng nhất A hàmTạp A hàm.

Nội dung tương tự Kinh Tạng Pāli.

Luật tạng: gồm 5 bộ (100.000 bài tụng), nội dung tương tự Luật tạng Pāli.

- Luận thư / Abhidharma: gồm 7 bộ (100.000 bài tụng) hoàn toàn khác với 7 bộ Abhidhamma trước.

2) Tam Tạng được khắc vào bảng đồng, 12 năm sau mới hoàn thànhgìn giữ trong bảo tháp. Nhưng sau những thăng trầm lịch sử, hiện nay không còn. Từ đây, Tam Tạng Sanskrit được truyền bá ra phía bắc ngoài Ấn Độ (có thể vì kỳ kết tập này tổ chức ở Kashmir, bắc Ấn).

3) Phật Giáo được truyền bá khắp thế giới qua 2 ngã:

Nam Tông

Bắc Tông

NAM TÔNGgiữ gìn truyền thống của Đức Phậtbảo thủ, nền tảng là Tam Tạng Pāli, truyền bá qua Sri Lanka, Thái Lan, Miến điện, Lào, Campuchia, Nam Dương, Việt Nam và Tây Phương

BẮC TÔNG: phát triển theo thời đạicấp tiến, nền tảng là Tam Tạng Sanskrit, truyền bá qua Afghanistan, Trung Hoa, Mông CổTây TạngNhật bảnTriều TiênViệt Nam và Tây Phương.

Trên đây là khái quát về những sự kiện lịch sử Phật giáo dẫn đến việc truyền bá Phật giáo qua hai ngã: Nam truyền và Bắc truyền, hay Nam tông và Bắc tôngTiếp theo chúng ta thử tìm hiểu xem vì đâu có danh xưng Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna) sau này. Thực ra dường như không có sử liệu ghi rõ việc này. Vì thế sau đây chỉ là vài nhận định thô sơ qua các dữ kiện lịch sử và thực tế, về tâm lý con người (người trẻ thích đổi mới, theo kịp thời đại; người già muốn giữ nề nếp cũ theo truyền thống, không muốn thay đổi), hay về quan điểm của xã hội bấy giờ.

Dường như cái vết rạn nứt đầu tiên xuất hiện trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ II.

Cái nhân đầu tiên là nhóm tu sĩ trẻ dân Vajji (Pāli) (Vrijji –Sanskrit) ở Vesali (Tỳ xá ly) đã tự ý thay đổi 10 điều trong giới luật của Đức Phật. Thiệt ra những điều răn cấm này không quan trọng, không phải là căn bản. Nhóm tu sĩ trẻ Vajji gọi là Thập Tịnh:

1. Diêm tịnhthức ăn ướp muối để cách đêm vẫn được dùng.

2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.

3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.

4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.

5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.

6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.

7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.

8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnhtọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn qui định.

9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.

10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiếtTỳ kheo có thể giữ tiền bạc.

Trưởng lão Yasa cho 10 việc trên đây trái với luật Phật chế, là phi pháp. Để xét lại căn cứ giới luật của 10 việc này, ngài bèn tổ chức cuộc kết tập lần thứ 2. Kết quả, Thượng tọa bộ đã nhất trí cho rằng 10 việc này trái với giới luật của Phật chế.

Như vậy, sự kiện bất đồng ý kiến đầu tiên giữa hai tập thể Tăng trẻ cấp tiến và Tăng bảo thủ là về Giới luật. Từ đó chia ra hai bộ phái lớn: Theravāda và Mahāsāmghika. Theo thời gian từ đó, lần lần thêm sự bất đồng ý kiến về giảng giải Kinh và Luật, các bộ phái thi nhau xuất hiện và thi nhau viết Luận thư.

Thêm một sự kiện bất đồng ý kiến quan trọng nữa trong sử liệu là do ngài Mahādeva / Đại Thiên chủ trương, liên hệ tới việc giảng Kinh, viết Kinh và quả vị A la hán, dưới thời đại vua Aśoka:

-           Người giảng pháp giỏi có quyền viết Kinh.

-           Vị Arahant có thể vẫn còn 5 điều chưa hoàn hảo / Ngũ sự Arahant.

Ngài Đại Thiên đưa ra:

"Dư sở dụ, vô tri,

Do dự, tha linh nhập,

Đạo nhân thanh cố khởi,

Thị danh chân Phật giáo"

Nghĩa là:

(1) Bậc A La Hán tuy đã đoạn tận hết phiền não nhưng vì còn nhục thân nên về sinh lý vẫn có hiện tượng di tinh trong mộng mị (Dư sở dụ).

(2) A La Hán đã đoạn tận vô minh nhưng không phải là người biết hết mọi điều trong đời sống thế tục (vô tri).

(3) A La Hán tuy không còn do dự về con đường giải thoát, nhưng vẫn còn những do dự về các điều vô hại, như làm thế nào thì hợp lý, thế nào thì không (Do dự).

(4) Có vị đã chứng đắc A La Hán đôi khi phải nhờ Phật hay bậc sư trưởng chỉ dẫn mới biết là mình đã chứng ngộ (tha linh nhập).

(5) A La Hán cũng có vị ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than khổ (Đạo nhân thanh cố khởi).

Và ngài Đại Thiên cho như vậy là hoàn toàn đúng với Phật pháp (Thị danh chân Phật giáo).

Ngài quan niệm rằng chỉ có Phật mới là hoàn hảo, còn A La Hán vẫn còn những khiếm khuyết. Quan niệm này đã dấy lên những bất đồng. Nhóm tán thành lập ra Đại chúng bộ, nhóm phản đối, lập nên Thượng tọa bộ.

Phong trào Đại thừa có thể từ từ thành lập sau kỳ Kết tập kinh điển lần thứ IV, thế kỷ II sau công nguyênĐại chúng bộ gồm thành phần trẻ tư tưởng phóng khoángcấp tiếntrở thành Đại thừa, hệ Theravāda, thành phần lớn tuổi, bảo thủ, giữ đúng Kinh và Luật của Đức Phậttrở thành Tiểu thừa.

Sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV, trong 7 bộ luận thư bằng tiếng Sanskrit có bộ Đại thừa khởi tín luận của ngài Mã Minh. Có thể danh xưng Đại thừa xuất hiện từ đây. Vì hệ thống kinh Đại thừa lấy Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Sanskrit làm nền tảng cho mình. Về sau Tam Tạng bằng tiếng Sanskrit được xem là bán tiểu thừa bán đại thừa.

“Thừa” có nghĩa là cổ xe. Cổ xe nhỏ chuyên chở ít người, cổ xe lớn chuyên chở nhiều người. Chúng ta thử tìm hiểu thêm về hai hệ thống này.

Hệ Theravāda hay Tiểu thừa: gồm tất cả 11 bộ phái (10 bộ phái tách ra và bộ phái gốc) chủ trương những điểm chính sau đây:

-       Đức Phật Thích ca là vị Phật lịch sử duy nhất.

-       Con đường tu có 4 giai đoạn: tu đà hoàntư đà hàma na hàma la hán. Gọi là A la hán đạo.

-       A la hán khi ra đi thì nhập vô dư Niết bàn, gọi là giải thoát hoàn toàn, không tái sinh bất cứ cảnh giới nào.

-       Nội dung pháp tu bắt đầu, nghiêng về tục đế bát nhã:

Tam pháp ấnvô thường, khổ, không (không ta, không cái của ta), vô ngã.

Tứ diệu đế

Tứ niệm xứ.

. Như thực.

-       Đường lối:

. Phải xuất gia mới có thể tiến tu các pháp quan trọng.

. Chỉ có tăng đoàn tỳ kheo. Không cho người nữ xuất gia.

Xuất gia rồi phải vào rừng núi ẩn tu.

. Phải khất thực để sống.

 

Hệ Đại thừa 9 bộ phái tất cả (8 bộ phái tách ra và bộ phái gốc) chủ trương:

-       Ngoài Đức Phật Thích ca, có vô số chư Phật thường trụ ở khắp mười phương ba đời.

-       Phật có ba thânPháp thânbáo thân và ứng hóa thân.

-       Bồ tát: có thể là tu sĩ hay cư sĩ, người có nguyện vọng tu tới quả vị Phật mới là hoàn toàn.

-       Bồ tát đạo: sau khi chứng ngộ quả vị A la hán rồi, không nhập niết bàn mà phát tâm đời đời tái sanh để giáo hoá chúng sinh

-       Người giỏi giảng pháp có thể viết Kinh. Do đó có nhiều kinh điển đại thừa lần lượt ra đời, nổi bật nhất là hệ thống kinh Ma ha bát nhã ba la mật đangoài ra có kinh Hoa Nghiêmkinh Pháp Hoakinh Duy Ma Cật, kinh Viên Giáckinh A di đà v.v...

-       Nội dung các pháp tu quan trọng dường như nghiêng về việc khai triển các chủ đề thuộc về chân đế bát nhãKhông tánh, Huyễn tánh, Chân như tánh.

-       Đường lối:

Chấp nhậntỳ kheotỳ kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ, gọi là bốn chúng đều được tu học.

. Không bắt buộc xuất gia, ai cũng có Phật tánh, đều có thể chứng ngộ như nhau.

. Phải sống trong đời để nhiếp phục và giáo hoá chúng sanh.

Tổng quát lại, chúng ta thấy có danh xưng hệ Tiểu thừa:

+ Có thể vì cái thấy thực tiễntoàn bộ Phật, Pháp và Tăng, thiên về lãnh vực Hiện tượng học (Phenomenology)

Điều kiện tu theo khuôn mẫu của Đức Phật Thích caxuất giakhất thực, ẩn tu (khổ hạnh)

+  Chú trọng tới các giai đoạn tu thứ lớp, như là tiệm giáothích hợp đa số người căn cơ trung bình: quán, chỉ, định, tuệ / văn,tư, tu.

Trong khi hệ Đại thừatiêu biểu là hệ kinh Bát nhã ba la mật đa, kinh Duy Ma Cậtkinh Hoa Nghiêmkinh Pháp Hoakinh Thủ Lăng Nghiêmkinh Kim Cangkinh Pháp Bảo đàn...

+ Cái thấy siêu vượt, tới những chân lý cuối cùng về bản thể của Phật- Pháp và Tăng, thuộc lãnh vực Bản thể học (Ontology).

Mở rộng con đường tu, phóng khoángbình đẳng cho tất cả: trong tuyên ngôn “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, “Phật Thích ca là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, chấp nhận tu sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ namcư sĩ nữ đều được tu học ngang nhau.

Lý tưởng cuộc sống là: “tự giác- giác tha” hay “tự độ- độ tha”, tức là nhập thế, không chủ trương ẩn tu, không bắt buộc xuất gia. Nhưng vẫn theo đời sống trong sạch của bậc thánh.

-       Không nhập vô dư niết bàn, mà phải phát tâm đời đời tái sanh theo bồ tát hạnhcuối cùng hướng tới quả vị Phật.  

 

Kết lại, hệ Tiểu thừa vì chủ trương khe khắt và giữ giới luật nghiêm minh, nên lần lần xa rời đời sống xã hộitu tập khép kín trong tu viện, hay nơi rừng núi; trong khi hệ Đại thừa truyền lan qua các dân tộc ở phía bắc Ấn, hòa đồng, pha trộn với các tín ngưỡng địa phương, như ở Tây tạng, Trung Hoa, Nhật bảnTriều TiênViệt nam...

Đến năm 1954- 1956, danh xưng Tiểu thừa và Đại thừa mới chính thức xóa bỏ. Từ đây, là hệ Theravāda và hệ Phật giáo Phát Triển (Developing Buddhism).

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ Theravāda có khi được dịch ra là hệ Phật giáo Nguyên thủyChúng ta cần xác định rõ điểm này.

Giáo đoàn sơ khai, hay giáo đoàn nguyên thủy, là giáo đoàn do Đức Phật lãnh đạo và kéo dài tới khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệtPhật giáo thời đầu tiên này là thống nhất, chưa chia hai bộ phái. Danh xưng dịch qua tiếng Anh là: Primitive Buddhism / Early Buddhism/ Phật giáo sơ khai/ Phật giáo nguyên thủy.

Sau khi chia ra hai bộ phái lớn, có danh xưng lần lượt:

1-    Theravāda (Trưởng lão bộ hay Thượng Tọa bộ) /Southern Buddhism (Nam tông ) / Hīnayāna (Tiểu thừa) / cuối cùng là hệ Theravāda.

2-    Mahāsāmghika (Đại chúng bộ) / Northern Buddhism (Bắc tông)/ Mahāyāna (Đại thừa) và cuối cùng là Phật giáo Phát triển (Developing Buddhism).

 

 Trên đây chỉ là vài nhận định thô sơ về sự hình thành thời kỳ phân chia bộ phái trong lịch sử Phật giáo trước công nguyên trong dây duyên khởi trùng trùng của các pháp. Tuy vậy, tất cả các bộ phái thời đó trong hai dòng truyền thừa lớn này đều giữ gìn những Pháp tu căn bản từ đức Phật Thích ca và cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là thoát khổ, giác ngộ và giải thoát.

Ngài Nghĩa Tịnh (635- 713 CE), danh tăng đời nhà Đường, Trung Hoa, đã phiên dịch nhiều Kinh Phật từ tiếng Sanskrit sang tiếng Trung Hoa, nhận định tổng quát về sự kiện phân liệt bộ phái Phật giáo như sau:

“Giáo pháp của Đức Phật như cây gậy bằng vàng, bị gảy ra 18 khúc. Khúc nào cũng bằng vàng”.

 

Thiền viện ngày 10- 10- 2021

TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1700)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1287)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1666)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1422)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1265)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1878)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
11 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 1981)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
01 Tháng Tư 20239:35 SA(Xem: 1512)
Wir befinden uns mitten in einem wirbelnden Wasserstrudel, würden wir darin stehen bleiben, würden wir von dem absorbiert werden und wir werden ertrinken. Wenn wir uns bewegen würden, würden wir uns auch nur in diesem wirbelnden Strudel herum drehen. Aber wie können wir denn diesem Lebenskreis entkommen?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 1942)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 2013)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
24 Tháng Ba 202310:18 SA(Xem: 1201)
Tài sản mà đức Phật nói đây không phải là tiền bạc, vòng vàng, châu báu, mà là tài sản về tinh thần, như niềm tin bậc giác ngộ, đạo đức, trí tuệ là những thứ tài sản không bao giờ bị đánh cắp, chiếm đoạt, trừ phi chính người sở hữu tài sản tâm linh đó tự mình phá hủy chúng. Các tài sản quý báu đó có tên gọi là: Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Tuệ tài.
22 Tháng Ba 20234:26 CH(Xem: 1589)
Không phải hễ ngộ là chấm dứt hết lậu hoặc! Vì vậy, tuy hạt ngọc đã có sẵn, nhưng ta phải nỗ lực dụng công. Vô ngôn chính là phương thức làm cho Phật tánh bật ra vậy.
18 Tháng Ba 20239:58 SA(Xem: 1470)
Wir müssen in der Lage sein, zu erkennen, wann wir den Bedingungen folgen sollen und wann wir eventuell andere Bedingungen schaffen sollen, um im Einklang mit dem Universum leben zu können, denn wir sind die Schöpfer unseres Lebens, für jetzt und für die Zukunft.
15 Tháng Ba 202311:03 CH(Xem: 1941)
Thực tập phương thức làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi (phải-trái) của thế gian.
13 Tháng Ba 202311:02 SA(Xem: 1158)
Những ai hủy phạm giới pháp mà lòng không biết tàm quý, không biết ăn năn, hối hận, không biết sám hối, không chịu từ bỏ tật xấu ác quay về với con đường thiện lương đạo đức, thì hiện tại dù họ đang sống trên đời, nhưng sống trong thống khổ, vì phải chịu trả giá những tội lỗi của họ gây ra...
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1753)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
08 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 1651)
Chúng ta đang ở giữa biển nước xoáy, nếu chúng ta đứng lại nơi đó thì ta sẽ bị đắm chìm cuốn hút và chết đuối. Nếu chúng ta bước tới, cũng chỉ là loanh quanh trong biển nước xoáy thôi, bước tới hay bước lùi, có khác gì đâu, rồi cũng trôi giạt bồng bềnh trong biển đời, không ra khỏi. Vậy thì làm sao đây?
05 Tháng Ba 20239:03 CH(Xem: 1414)
GEDANKE heißt in Chinesisch “mạt na”. Wahrscheinlich wurde es aus dem Wort “Manah oder Manas“ in Sanskrit übersetzt. “mạt na” (S: Manah) oder Gedanke bedeutet die Denkfähigkeit oder das Denkvermögen. In English heißt er “the capacity of thought”, “the thinking faculty”. In Pali bedeutet das Wort Mano der Geist oder der Gedanke. Im Abhidharma wird Manha gleichgesetzt mit Bewusstsein (viññāna) und Geist (citta, Bewusstseinszustand).
05 Tháng Ba 20239:01 CH(Xem: 1091)
Ngày lành tháng tốt đối với người Phật tử là ngày đẹp trời, thuận lợi cho mình và cho mọi người tham dự, có thể xem là một trong những điều kiện góp phần vào kết quả chứ không phải là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2317)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1855)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1728)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
23 Tháng Hai 20237:55 SA(Xem: 1209)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
18 Tháng Hai 20232:24 CH(Xem: 1399)
Das Naturgesetz regelt alle Phänomene. Es ist gleichzeitig ihr Evolutions- und Entwicklungsgesetz. Es gründet das Universum, regelt den Ablauf des Universums, schützt und pflegt die Existenz des Universums. Die Welt ist offenbar eine wunderbare Harmonie von Idappaccayatā.
14 Tháng Hai 20233:56 CH(Xem: 1538)
Đọc tụng bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” chúng ta học theo tinh thần từ bi, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của chư Phật, chư Bồ tát. Kinh nhắc nhở chúng ta tám điều quan trọng cần phải học hỏi tu tập. Đó là phải luôn quán xét vạn pháp trong đó có tấm thân ngũ uẩn của con người không thực chất tính nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã...
13 Tháng Hai 202310:37 SA(Xem: 1553)
Mạt na hay Ý có nghĩa năng lực của tư tưởng hay năng lực tư duy, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM
05 Tháng Hai 20236:14 CH(Xem: 1711)
Tánh giác không từ đâu đến. Nó không nằm trong quy luật duyên sinh của hiện tượng. Ta không thể khám phá nó khởi ra từ đâu khi có sự xuất hiện của con người trên quả đất.
28 Tháng Giêng 20237:39 SA(Xem: 1356)
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch. Oder „Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“. Oder In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1862)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
24 Tháng Giêng 20233:16 CH(Xem: 1541)
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2172)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
18 Tháng Giêng 20237:51 SA(Xem: 1492)
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
17 Tháng Giêng 20231:21 CH(Xem: 1348)
Cái gì được nhận ra đầu tiên trong một sát na, và nhận rõ cuối cùng qua những chuỗi sát na tiếp theo, là đối tượng của nhận thức.
10 Tháng Giêng 20231:01 CH(Xem: 1480)
Thực tại là “giống như Thực” , đồng thời là “giống như Huyễn”. Đó là Trung Đạo. Nói cách khác nữa: Thực tại là không phải hoàn toàn Thực, cũng không phải hoàn toàn Huyễn. Cũng có thể nói: “Cái Đang là” vừa là “Thực” vừa là “Huyễn”.
08 Tháng Giêng 20235:46 CH(Xem: 1573)
Es gibt kein Phänomen oder Ereignis, das unabhängig und von selbst oder zufällig gebildet und entwickelt wird.
05 Tháng Giêng 20239:01 SA(Xem: 1475)
Các bạn ơi, đây cũng chỉ là một bài ghi lại chuyện sinh hoạt trong tháng 12- 2022 này, mình trở về thăm thiền viện Chân Như, ở Navasota thuộc Texas. Không thể nói là”chuyến du hóa” được vì thiền viện Chân Như là “nhà mình” mà.
69,256