HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

TƯỜNG TRÌNH Buổi họp báo và Buổi Thuyết Trình , Ra Mắt Sách Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học tại Houston

20 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 24783)

Sổ Tay Thiền:

Buổi họp báo và thuyết trình


THIỀN DƯỚI ÁNH SÁNG KHOA HỌC


của Thiền Sư Thích Thông Triệt tại Houston

An Như TRẦN KIM VY

 

 Hai ngày cuối tuần Thứ Bảy 28 và Chủ Nhật 29/8/2010 là hai ngày thật bận rộn cho các thiền sinh thuộc đạo tràng Thiền Tánh Không Houston, TX. Bận rộn nhất phải kể những vị nằm trong Ủy Ban Tổ Chức Ra Mắt Sách đã được thành lập trước đó hơn nửa năm. Họ đã họp hành đưa ra kế hoạch làm việc thật chu đáo. Chương trình quảng cáo được đặt nặng về mặt hình thức lẫn nội dung. Họ đã thay phiên nhau lên đài truyền thanh truyền hình giới thiệu thật rầm rộ và sự thành công của buổi Ra Mắt Sách là món quà tinh thần quý báu cho Ban Tổ Chức.

 Sách “Tôi Biết Gì Về? Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học” do Thiền sư Thích Thông Triệt biên soạn, có bài viết đóng góp của hai tác giảTiến sĩ Michael Erb và Tiến Sĩ Ranganatha Sitaram, được phát hành hai thứ tiếng: 4,000 quyển tiếng Việt và 3,000 quyển tiếng Anh (About What I Know - Zen in the light of Science). Sách dày 200 trang, in trên giấy láng, trong đó nhiều trang màu trông đẹp mắt.

 

thienanhsangkhoahoc1-content













Các thiền sinh trong Ban Tổ Chức

 

 Lần đầu tiên tại thành phố Houston một chương trình ra mắt sách được tổ chức thật quy mô kéo dài hai ngày. Ngày thứ nhất tổ chức Cuộc Họp Báo (News Conference) vào lúc 1:30PM đến 4:30PM ngày thứ Bảy 29-8-2010 tại Norris Conference Centers - CityCentre ở địa chỉ 803 Town & Country Ln. Houston, Tx 77024, và ngày thứ hai là Tiệc Chay Ra Mắt Sách (Book Release) tổ chức tại nhà hàng Kim Sơn 10603 Bellaire Blvd, Houston, TX. 77072 vào lúc 4:30PM ngày Chủ Nhật 29-8-2010.

thienanhsangkhoahoc2-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khoảng 150 người tham dự buổi họp báo

 thienanhsangkhoahoc3-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Thiền sinh Không Minh & Không Nhật

 

 Buổi họp báo có khoảng 150 người tham dự, đa sốthiền sinhthân hữu. Về phía cơ quan truyền thông Việt ngữ có đại diện báo Đẹp, đài truyền hình BYN 57.3 và VAN 55.2. Diễn giả chính hôm nay là Tiến Sĩ Michael Erb và Thiền Sư Thích Thông Triệt.

 Mở đầu chương trình là lời chào mừng của Trưởng Ban Tổ Chức là thiền sinh Tâm Nhan. Điều hợp và thông dịch từ Anh qua Việt, từ Việt qua Anh đồng thời giới thiệu quyển sách “Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học” do Bác sĩ Trí Nguyễn phụ trách.

 Sau phần thuyết trình của Tiến Sĩ Michael Erb và Thiền sư Thích Thông Triệt, ban tổ chức nhận những câu hỏi do cử tọa viết sẵn, Bác sĩ Trí Nguyễn đọc lên và hai vị diễn giả này lần lượt trả lời.

thienanhsangkhoahoc4-content 

 










Ông Tâm Nhan là người thực hiện mọi kế hoạch

tổ chức chương trình RMS từ đầu đến cuối...

 

 Trong chương trình họp báo có phần chia sẻ kinh nghiệm của thiền sinh Tâm Nhan vốn là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, là một người trẻ thành công ngoài đời chẳng may mắc phải căn bệnh ung thư cổ. Cuộc sống của ông từ hạnh phúc, huy hoàng... sa xuống cảnh khổ đau, tăm tối địa ngục. Trong thời gian chữa trị thỉnh thoảng ông muốn tự sát vì không chịu nỗi sự hành hạ của căn bệnh quái ác. Do một nhân duyên, ông ghi danh tham dự khoá tu học Thiền Căn Bản do Sư Cô Triệt Như giảng dạy một tuần lễ. Sau một thời gian ngắn ông đã lấy lại tinh thần, vượt qua những khó khăn phiền não do bệnh tật gây nên. Ông chấp nhận và sống vui vẻ đồng thời phát tâm giúp cho “Pháp” của thầy Thông Triệt đến với mọi người. Ông nói rằng “Sư Cô Triệt Như đã cứu sống tôi!”.

 

  Thiền Sư THÍCH THÔNG TRIỆT

 Thiền sư Thích Thông Triệt thế danh là Lê Kế Tông, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1929 tại quận Long Thành, Đồng Nai, Biên Hoà (Nam Việt Nam).

 Từ thập niên 50, sau hơn 20 năm lăn lộn trong đời, đến đầu năm 1972, thầy nhận thấy Thiền Phật giáo phù hợp với mình nên cuối năm 1972 thầy quyết định từ bỏ tất cả nhân duyêntri kiến thế gian chọn cuộc sống Thiền.

thienanhsangkhoahoc5-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiền Sư Thích Thông Triệt

 

 Qua sự giới thiệu của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, thầy được thầy Viện Chủ Thích Thanh Từ chấp thuận cho xuất gia, nhưng mãi đến ngày 15 tháng Tư Âm lịch, nhằm ngày 13 tháng Năm Dương lịch năm 1974 thầy mới đủ duyên chính thức xuất gia, làm tăng theo học thiền dưới sự chỉ dạy của Thiền sư Thích Thanh Từ khoá thứ II.

 Nhưng không may mắn như những bạn đạo cùng khoá, chỉ được một năm sau đó miền Nam Việt Nam “đổi chủ”, tháng 7 năm 1975 thầy đã sớm xa Thầy bổn sư, xa đồng đạo để “nhập thất bất đắc dĩtrong suốt 14 năm dài tại các trại cải tạo từ Nam ra Bắc.

 Đầu năm 1978, thầy được đưa đi “nhập thất” ở trại Nam Hà (Hà Nam Định, Bắc VN). Khoảng giữa năm 1979 lại được đưa đi “nhập thất” tại trại Thanh Liệt (Hà Tây). Dù bị đày đi đến đâu, ban ngày làm việc, ban đêm kiên trì công phu tu tập.

 Mãi đến tháng Hai, dương lịch năm 1982, vào khoảng 3 giờ sáng ngày mùng 4 Tết, thầy đã kinh nghiệm được trạng tháingộ đạo” trong Thiền qua sự xúc chạm từ nơi cánh tay, nhận ra: “vọng tưởng là sự nói thầm, không nói thầm thì kinh nghiệm Định”. Từ đó thầy miên mật dụng công, ngày càng củng cố Định thêm vững chắc.

 Sau nhiều lần “chuyển trại”. Đến năm 1989, thầy Thông Triệt đoàn tụ với Thầy bổn sư và trình lên vị Thầy bổn sư rằng: “Sau này con sẽ viết sách Thiền có đối chiếu với khoa học...” và đã được Thầy bổn sư chuẩn ý.

 Cuối năm 1992, thầy qua Mỹ theo diện “H.O.” định cư tại Seattle, Washington State. Về sau, dọn về cư ngụ tại thành phố Beaverton, Oregon.

 Năm 1995 thầy bắt đầu thực hiện chương trình dẫn giải pháp Thiền của Thầy bổn sư dưới hình thức khoa học.

 Đến năm 1997 khi dạy Thiền, thầy đã dùng Điện Não Đồ để đo sóng não của thiền sinh khi thực hành các chủ đề Định. Toàn bộ những điều thầy chứng minh Thiền Phật Giáo là một môn khoa học tâm linh thực nghiệm, đó là do kết quả tự thầy trải qua những kinh nghiệm trong 14 năm nhập thấtbất đắc dĩ” tại các trại tù cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam.

 Năm 2002, Thầy thành lập Thiền Viện Tánh Không tại thành phố Perris, Nam California. Trong những năm này, các đạo tràng và các Hội Thiền Tánh Không đã lần lượt được thành lập ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ và tại các nước Pháp, Đức, Canada, Úc Châu.

 Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, thầy vẫn còn đi hoằng pháp nhiều nơi để trình bày hướng dẫn các đệ tử và những ai muốn tìm hiểutu tập pháp Thiền để có cuộc sống an vui giữa xã hội xô bồ mang đến cho con người quá nhiều lo âu, phiền não, đưa đến căn bệnh trầm uất, qua những lớp học lý thuyếtthực hành thiền từ thấp lên cao tuỳ theo nhu cầu.

 

thienanhsangkhoahoc6-content

 











Tiến sĩ Michael Erb thuyết trình đề tài

Neuroimaging Experiments on Meditation

(Thí nghiệm chụp hình não bộ khi thực hành Thiền)

 Tiến sĩ theo học ngành Vật Lý Học tại các Đại học Karlsruhe và Tubingen, Đức. Ông tốt nghiệp năm 1985 và tiếp tục học Tiến sĩ qua sự nghiên cứu các mạng lưới thần kinh nhân tạo tại học viện Max Planck chuyên ngành Biological Cybernetic ở Tubingen từ năm 1986-1990.

 Sau khi quan sát nghiên cứu ở Viện Nghiên Cứu Não bộ, đại học Duesseldorf, ông trở thành chuyên viên nghiên cứu ở Viện Vật Lý Thần Kinh, Đại học Marburg, Đức.

 Từ năm 1995, ông là chuyên viên nghiên cứu khoa Quang Tuyến Thần Kinh, đại học Tubingen, thực hiện một số đề tài nghiên cứu khác nhau bằng hình chụp Chức năng Cộng Hưởng Từ (fMRI). Ông cũng tham dự vào việc chế tạo ra các thiết bị kích hoạt thích hợp xử dụng cho máy fMRI, lập trình về Pulse sequence cho máy fMRI và phân tích phần mềm.

 Tiến Sĩ Ranganatha Sitaram

 Tác giả hoàn thành bằng Cử NhânTiến Sĩ về kỹ thuật tại đại học Mysore và Bharathiar ở Ấn Độ năm 1990. Từ đó cho đến năm 1992, ông là chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Từ Bhabha của Ấn Độ trong một dự án phát triển hệ thống Robot thích nghi.

 Từ năm 1992 đến 2004, ông làm việc trong nhiều vai trò, từ một kỹ sư cao cấp đến một nhà khoa học hàng đầu của Kent Ridge Digital Labs và Viện Nghiên cứu của Singapore trong nhiều lãnh vực nghiên cứu bao gồm trí thông minhkiến thức nhân tạo, hệ thống giao thông thông minh, truyền thông di động, thiết bị thông minh, sinh vật tổng hợp, giao diện não-máy tính (brain-computer interfaces).

 Kể từ năm 2004, ông hội đủ điều kiện của một nhà nghiên cứu khoa học và là giảng viên của Viện Tâm lý Y Khoa Hành vi Sinh học thần kinh, Tubingen, dưới quyền của Giáo sư Tiến sĩ Niels Birbaumer chuyên phát triển giao diện não-máy tính, xử dụng quang phổ hồng ngoại gần (near infrared spectroscopy) và hình chụp chức năng bằng Cộng Hưởng Từ với thời gian thật (real-time fMRI) vào các dụng cụ truyền thôngphục hồi cho các bệnh nhân bị bại liệt, rối loạn cảm xúcrối loạn vận động.

 Ông lấy bằng Tiến sĩ Thần Kinh năm 2008 cho công trình nghiên cứu của ông về giao diện biến dưỡng não-máy tính (metabolic brain-computer interfaces) với hạng tối danh dự.

 Ông là một trong những người nhận giải thưởng từ Tổng Thống Ấn Độ dành cho các khoa học gia Ấn không cư trú trong nước đang cộng tác với các trường đại học Ấn vì ông đang là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Khoa Học Y học và Công nghệ Sri Chitra Turunal ở Trivandrum, Ấn Độ .

 Nghiên cứu khoa học của ông chú trọng đến khả năng họcthích ứng của não bộ, về hoạt động của ý thức và sự phát triển các phương pháp hiện đại chụp hình não bộ. Ông là tác giả của bảy (7) phát minh quốc tế, và rất nhiều công bố về kỹ thuật và khoa học.

 Hiện ông đang sống với vợ và hai con tại Tubingen.

Tiến sĩ Michael Erb thuyết trình bằng tiếng Anh và Bác sĩ Trí Nguyễn dịch sang tiếng Việt.

 Trình bày về sự tương quan giữa Khoa Học Thần Kinh và Thiền, Tiến sĩ Michael Erb cho rằng: “Từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, những nghiên cứu khoa học thần kinh về thiền đã được thực hiện qua điện não đồ. Mặc dù sự tương quan giữa điện thần kinh và sự thay đổi các trạng thái ý thức khi thiền chưa được thiết lập một cách vững chắc, những khám phá sơ khởi cho thấy sự gia tăng cường độ của sóng Theta và Alpha và sự giảm tần số của toàn bộ sóng não.

 Với sự phát triển của các kỹ thuật chụp hình não bộ như Positron Emission Tomography (PET) và hình chụp chức năng của máy Cộng Hưởng Từ (fMRI) vào thập niên 80 và 90. Những phương pháp mới này cũng được áp dụng để tìm ra những tương quan sinh lý thần kinh của những kinh nghiệm khác biệt khi thực hành thiền.”

So sánh khoa học Tây phươngtriết học Phật giáo về sáu giác quan của con người, Tiến Sĩ Michael Erb giải thích như sau: “Trái với khoa học Tây phương, triết học Phật giáo đề cập đến sáu giác quanphương tiện để Tâm tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ngoài các giác quan đã biết như: thấy, nghe, xúc chạm, nếm và ngửi, giác quan thứ sáu hay nội giác quan cho phép ta theo dõi ý nghĩcảm xúc nội tâm. Vì vậy đạo Phật được xem như một khoa học tâm linh căn cứ vào trí tuệ của hơn 2,500 năm nghiên cứu tâm linh bằng sự quan sát nội tâm. Nhờ vậy thần kinh học Tây phương có thể rút ra nhiều sự hiểu biết quý giá từ kinh nghiệm này bằng cách phỏng theo một số phương pháp tu tập cho những nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực nghiệm”.

 

 Nói về Cuộc thí nghiệm của Đại học Tubingen về Thiền Tánh Không. Ông cho biết:

 “Trong năm 2006, trung tâm Thiền Tánh Không Stuttgart, Đức Quốc đã liên lạc với tôi và hỏi tôi có ý định thực hiện cuộc thí nghiệm chụp hình não bộ cho Thiền sư Thích Thông Triệt với máy scan fMRI của chúng tôi trong khi thầy đang thực hành thiền. Sau khi thảo luận về những yêu cầuphạm vi của cuộc nghiên cứu cũng như hội ý với một nhà thần kinh học khác là Tiến sĩ Ranganatha Sitaram, chúng tôi đồng ý bắt tay vào một loạt nghiên cứu Thiền Tánh Không với nhiều trình độ thực hành thiền. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm xem có sự khác biệt của hoạt động não bộ khi đang thực hành thiền so với khi suy nghĩ thường hay không? Hơn nữa, nếu có sự khác biệt, chúng tôi muốn tìm ra các hoạt động não bộ liên quan đến các trình độ và các kỹ thuật khác nhau của Thiền Tánh Không. Ý định của chúng tôinghiên cứu xem có những hoạt động đặc thù của não liên hệ đến các kỹ thuật thực hành thiền hay không?”

 Tiến sĩ Michael Erb đã trình bày cùng cử toạ về công cuộc thí nghiệm chụp hình não bộ bằng máy Điện não đồ (EEG) và phương pháp đo mức độ vô định của thiền giả bằng cách chụp Cộng Hưởng Từ (fMRI). Ông nói: “Từ năm 2006, chúng tôi đã đo cho các thiền giả của hội Thiền Tánh Không Stuttgart (Đức), các vị Tăng và Ni từ hội TTK trung ương Riverside (California, Mỹ), tổng cộng 8 người tham dự trong 18 lần đo, trong đó có 6 lần đo cho thiền sư Thích Thông Triệt...”

 Tiến sĩ Michael Erb giải thích máy EEG đo trực tiếp não trong khi máy fMRI thì ghi nhận sự thay đổi của lưu thông máu. Sự kết hợp giữa EEG và fMRI giúp các tín hiệu của não được ghi nhận với độ phân giải cao về thời gian và khoảng cách. Từ đó chúng ta có thể xếp thứ bậc của thiền qua:

 - Những chủ đề suy nghĩ khác nhau trong thời gian 30 giây được gọi là “Trí năng” tương ứng cho sự nhận thức, “Ý căn” liên quan đến sự đùa giỡn với ý tưởngThiền sư Thích Thông Triệt gọi là “đối thoại thầm lặng” và “Ý thức” có nghĩa là sự nhận biết về cái tôi (self)

 - Những trình độ Biết (awareness) trong thiền được xếp thứ tự theo bốn trình độ dựa theo Pháp Phật đã được khảo sát:

 “Biết có lời” tương đương với tầng Định thứ nhất trong truyền thống Thiền Nguyên Thuỷ.

 “Thầm nhận biết” tương xứng với tầng Định thứ 2, tức là biết không lời hay biết mà không nói ra, biết mà giữ lại trong tâm. Ở bước này người hành thiền trong 4 oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) đều kiểm soát tâm ngôn, tức là những mạng lưới khái niệm của Tưởng (trong ngũ uẩn) không tự động khởi lên được.

 “Tỉnh thức biết” tương xứng với tầng Định thứ 3, mà Phật đã kinh nghiệm. Trong tiến trình này, Thọ có mặt, Tưởng không có mặt, đưa đến toàn bộ tâm xúc cảm không có mặt. Trường hợp này phát triển giả lập “chân ngã hay tự ngã thanh tịnh”. Hành giả “nhập Định” trong 4 oai nghi.

 “Nhận thức biết” tương xứng với tầng thiền thứ 4. Tâm hoàn toàn tĩnh lặng, thỉnh thoảng hơi thở dừng lại, yên lặng, Phật gọi trạng thái này là “3 hành không động” gồm: Ngôn hành không động (tầm và tứ không khởi lên), Ý hành không động (thọ và tưởng không khởi lên), Thân hành không động (Hơi thở tự động dừng lại từng chập). Trên thực tế, người có kinh nghiệm này, việc vào Định hay ra Định rất dễ dàng đối với họ.

 Tiến sĩ Michael Erb cho chiếu những hình ảnh về “Tín hiệu sinh lý” về sự giảm nhịp thở và dấu hiệu ngưng thở của người hành thiền cho thấy kết quả không giống nhau. Phân tích cá nhân từ thí nghiệm, thì một số thí nghiệm chỉ thực hiện được với thiền sư Thích Thông Triệt vì ông có thể đạt đến trạng thái định sâu và có sự kiên định mạnh mẽ hơn.

 Sau cùng Tiến sĩ Michael Erb đi đến kết kuận:

 “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng Thiền Tánh Không tăng cường sự nhận thức của những kích thích ngoại giới và sự cảm nhận nội thân đối với kích thích bên trong cơ thể (interoception) như đã thấy qua sự tăng gia hoạt động ở các vùng cảm thọ và Insula khi so sánh với trạng thái suy nghĩ thường ngày. Các phương thức thực hành Thiền này giảm thiểu tư tưởng đối thoại thầm lặng được biết qua sự vô hiệu hoá của vùng B-10 là vùng liên quan đến sự hồi ức, dự tính, và thực thi các chức năng.”

 Sau phần hỏi đáp giữa cử toạ và hai diễn giả, buổi họp báo chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều.

 

TIỆC CHAY RA MẮT SÁCH TẠI NHÀ HÀNG KIM SƠN

THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

 

thienanhsangkhoahoc7-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Trên 600 quan khách tham dự ...


  Tại nhà hàng Kim Sơn trên lầu hai đã có trên 600 người tham dự Tiệc Chay Ra Mắt hai ấn phẩm Việt ngữ: “Tôi Biết Gì Về? “Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học”và Anh ngữ: “About What I Know “Zen In The Light Of Science”, do Thiền Sư Thích Thông Triệt biên soạn với sự đóng góp bài viết nghiên cứu thực nghiệm của hai vị Tiến sĩ là ông Michael Erb và Ranganatha Sitaram.

 thienanhsangkhoahoc8-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nghi thức khai mạc trong Tiệc Chay Ra Mắt Sách

“Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học”

 

 MC điều hợp chương trìnhcư sĩ Trần Hiến và ca sĩ Thiên Trang. Sau nghi thức khai mạc chào cờ hát quốc ca Hoa Kỳ, VNCH, đạo ca. Sau đó là lời chào mừng quan khách của Đại Đức Thích Không Như, Trưởng Ban Tổ Chức Ra Mắt Sách tại thành phố Houston.

thienanhsangkhoahoc9-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thầy Không Như đọc diễn văn khai mạc.

 

 Tiếp theo đó là phần thuyết trình của Tiến Sĩ Michael Erb với sự chuyển ngữ của Bác sĩ Trí Nguyễn. Thiền Sư Thích Thông Triệt cũng được cung thỉnh lên sân khấu nói về cơ duyên nào mà thầy đã gặp Tiến sĩ Michael Erb và đi tới những lần chụp hình não bộ chứng minh được những điều mà thầy “ngộ” qua thiền trong thời gian qua để đi tới kết luận là: “Trong hướng đi mới về việc học và thực hành Thiền, chúng ta cần kết hợp với khoa học hiện đại để chúng ta hiểu rõ giá trị Phật pháp. Ngoài ra, chúng ta cũng kịp thời điều chỉnh tầm nhận thức học Phật pháp. Có như thế chúng ta mới bước đi những bước vững chắc vừa lợi ích cho sự hiểu đạo của mình, vừa lợi ích cho việc độ sanh trong thế kỷ 21. Chúng ta sẽ không còn thấy Thiền học phương Đông là môn học kỳ bí như trước đây chúng ta đã từng đứng trước “rừng ngôn ngữ” của Thiền Tông.”

thienanhsangkhoahoc10-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiền sinh Thuần Lạc trong một màn văn nghệ góp vui

cho chương trình RMS

thienanhsangkhoahoc11-content












 

Ban tổ chức tặng quà cho khách đến từ phương xa.

 

 Rất tiếc là ban tổ chức đã thành công trong việc mời gọi đông người tới tham dự Tiệc Chay Ra Mắt Sách, nhưng lại thất bại trong việc chuyển tải nội dung phần thuyết trình của các vị diễn giảâm thanh quá yếu nên đã không thu hút được sự chú tâm của người tham dự. Tuy nhiên nhờ cô MC Thiên Trang duyên dáng và các cháu nhỏ đã xuống sân khấu đến từng bàn mời gọi và đã bán được trên 200 quyển sách chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ.

 thienanhsangkhoahoc12-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MC Ca sĩ Thiên Trang


thienanhsangkhoahoc13-content












 

An Như tham dự Tiệc RMS tại nhà hàng KimSơn

  Chương trình RMS có phần văn nghệ do các thiền sinh của đạo tràng Thiền Tánh Không Houston đóng góp, còn có tiết mục tặng quà tri ân khách phương xa đó là Tiến sĩphu nhân Michael Erb cùng thiền sinh Quang Chiếu, những vị này đến từ Đức Quốc, và sau buổi Ra Mắt Sách này họ sẽ cùng với Thiền Sư Thích Thông Triệt lên đường đến California tham dự hai buổi Ra Mắt Sách một ở Nam Cali và một ở San Jose vào ngày 04-9 và 05-9-2010.

 

Bài viết: An Như TRẦN KIM VY

Ảnh: Mark Tâm Trần

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 20227:49 CH(Xem: 1378)
Nội dung bài pháp ngắn này, đức Thế Tôn cho biết ở đời có bốn hạng người hiện hữu. Đó là hạng người đi thuận dòng, hạng người đi ngược dòng, hạng người tự đứng lại và hạng người khác là vị Bà-la-môn vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.
06 Tháng Mười Hai 20226:19 CH(Xem: 1353)
Không có một hiện tượng nào được hình thành và phát triển mà ở trong trạng thái độc lập hay cô lập hoặc ngẫu nhiên.
05 Tháng Mười Hai 20226:51 CH(Xem: 1329)
Das Bāhiya Sutra ist eine Lehrrede des Buddhas über die Funktionen der Naturen: die Natur des Sehens, die Natur des Hörens, die Natur des Berührens und das Nonverbale Bewusstsein.
28 Tháng Mười Một 20226:21 CH(Xem: 1404)
... Tưởng ám chỉ nhị nguyên chủ thể khách thể (subject-object duality). Vì nó là cái biết (knowledge) đạt được do sự cảm thấy đối tượng bên ngoài và bên trong thân xuất phát từ sự cung cấp sáu loại dữ kiện của Thọ. Sự cảm thấy này tạo thành một biểu tượng trong tâm gọi là tri giác biểu tượng...
24 Tháng Mười Một 20225:13 CH(Xem: 1257)
Sống ở đời, không ai là không có bạn. Nếu không khéo, mình kết thân với những người bạn xấu, bạn ác thì cuộc đời của mình ngày càng đi vào ngỏ hẹp. Về vấn đề này, đức Phật cũng có những lời khuyên dạy cho đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài.
20 Tháng Mười Một 20227:22 SA(Xem: 1385)
Trở lại bờ này Về lại nhà xưa, Chợt thấy, ngôi nhà xưa Là chính bờ bên này.
19 Tháng Mười Một 20222:48 CH(Xem: 1595)
Der Hauptgrund dieses Leidens ist, dass wir eine falsche Sicht über das Leben, über die weltlichen Phänomene und vor allem über uns selbst haben.
18 Tháng Mười Một 20225:43 CH(Xem: 1423)
Đi trên con đường Thiền, ta cần nắm vững toàn bộ các mặt trong mỗi tiến trình của Tứ Đế để dễ nhận ra phương thức thực hành tiến đến chữa dứt khỏi Khổ cho chính mình.
16 Tháng Mười Một 20227:50 SA(Xem: 2154)
Chánh niệm tỉnh giác giúp tâm dừng lại để sống trọn vẹn với cái đang là. Khi tỉnh giác, năng lượng Phật được biểu hiện, khi thất niệm năng lượng chúng sanh có mặt.
15 Tháng Mười Một 20225:46 CH(Xem: 1285)
Trí Bát Nhã siêu thế có thể thấy một cách đúng đắn như thật (yathābhūtam pasyati) thì gọi là chứng. Còn trí không phân biệt thì có thể thông đạt (Skt: samvidate: know thoroughly), cho nên gọi là được (Kinh Bát Nhã 567).
07 Tháng Mười Một 20229:20 CH(Xem: 1404)
Tỳ-khưu-ni lỗi lạc, vang danh bậc nhất về Đại Trí Tuệ trong Ni giới. Đó là nữ tôn giả Khema. Đặc biệt là Khema đã chứng quả Thánh cao thượng, chỉ sau một thời pháp của đức Phật, ngay khi bà còn là một hoàng phi cao sang quyền quý, chưa hề xuất gia, chưa hề quy y Tam Bảo, chưa phải là đệ tử của đức Phật Gotama.
07 Tháng Mười Một 20227:29 SA(Xem: 1424)
Điểm then chốt của bài pháp ngắn gọn này là nhấn mạnh đến nguyên tắc kinh nghiệm giác quan. Đó là khi giác quan kinh nghiệm được điều gì hãy để nó kinh nghiệm mà không để tự ngã can thiệp vào. Nếu biết khai thác nguyên lý này, ta cũng sẽ có kinh nghiệm ngộ đạo
01 Tháng Mười Một 20228:22 CH(Xem: 2225)
Thực tại cùng tột là chân lý tuyệt đối, chỉ bằng nhận thức khách quan mới có thể nhận biết được bản chất của thực tại. ...
01 Tháng Mười Một 202210:45 SA(Xem: 2616)
Kinh Bāhiya là bài kinh Phật dạy liên hệ đến những chức năng bên trong cơ chế tánh giác gồm tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và nhận thức không lời.
31 Tháng Mười 202211:01 SA(Xem: 1506)
Das Leiden entsteht durch das Ursache und Wirkungsprinzip. Aus welcher Ursache entsteht das Leiden? Aus Ursache der Berührung.
24 Tháng Mười 20223:06 CH(Xem: 1887)
Phật giải thích: “Khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc ... Không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra”.
23 Tháng Mười 20224:01 CH(Xem: 1381)
... con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
17 Tháng Mười 202212:03 CH(Xem: 1526)
Thiền dạy ta thấy, chứ không dạy ta suy nghĩ. Vì thế, suy nghĩ luôn luôn đối nghịch với Thiền. Thiền là sản phẩm của thấy. Suy nghĩ là sản phẩm của tưởng tượng.
10 Tháng Mười 20222:16 CH(Xem: 1771)
... ý thức là cái biết có tính phúc trình hay biết công bố (declarative knowledge), còn tánh giác là cái biết có tính trầm lặng (reticentability) ...
02 Tháng Mười 20226:59 CH(Xem: 1714)
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta.
01 Tháng Mười 20224:42 CH(Xem: 1549)
Der Buddha sagte, dass die Menschen so viel Tränen vergossen haben, so dass sie einen riesigen Ozean bilden könnten. Das Gelächter von zwei Geschwistern könnten aber nur zwei Regentonnen voll ausfüllen.
28 Tháng Chín 20229:36 SA(Xem: 3574)
Ai có Tâm vì người ? - Người Vô Ngã ! Thế nào là người Vô Ngã? - Sống với các Tánh ! Tại sao sống với các Tánh mới có Tâm vì người ? Vì người Có Ngã Tâm lúc nào cũng vì Ngã Không thể vì người được !
17 Tháng Chín 20227:29 SA(Xem: 2026)
Zusammenfassend lässt sich sagen, dass alle weisen Mönche voller Tugend, übernatürliche Kräfte und Weisheit besitzen. Jeder Ehrwürdige hat eine Sonderfähigkeit, obwohl sie unterschiedlich sind aber sie sammelt sich wie ein Blumengarten mit Hunderten von verschiedenen Blumen und jede Blume gibt ihren eigenen Duft ab und zeigt ihre prächtige Farbe.
17 Tháng Chín 20227:14 SA(Xem: 1562)
Thân là phần thể xác, có hình vóc, nên người ta có thể trông thấy và va chạm. Còn tâm là phần tinh thần, tinh thần thì siêu hình không ai có thể nhìn thấy hay sờ mó được. Tuy siêu hình nhưng tâm chính là cái biết, là ý thức, là chủ thể ra lệnh cho thân làm việc theo ý muốn của nó. Tâm cũng có nhu cầu chăm sóc tắm rửa làm vệ sinh như thân thể vậy!
13 Tháng Chín 202210:43 SA(Xem: 1407)
Từ ta cánh nhạn bên trời, Bay qua nhập cuộc sống đời hư hao. Chiều theo cơn gió qua mau, Trăng đêm thấp thoáng lao xao chạnh lòng
12 Tháng Chín 20226:11 CH(Xem: 1902)
Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên.
12 Tháng Chín 20226:00 CH(Xem: 1536)
"Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng."
05 Tháng Chín 202210:06 CH(Xem: 1650)
Thấm thoát gần đến ngày tưởng niệm giỗ đầu của Thầy Thích Không Chiếu ... Khi bắt đầu sấp xếp giấy tờ riêng của Thây, em có thấy 1 bài thơ Thầy ghi trên giấy rời: `` Hải Đảo Tự Thân `` Xem đi, xem lại nhớ Thầy vô cùng. Và em cũng xin gởi đến chị dù không biêt lúc xưa chị đã được xem chưa ... Thu Bình và các em ..
03 Tháng Chín 202210:40 SA(Xem: 1880)
Einmal fragte mich jemand: Meisterin, können Sie die Struktur des Kultivierungsweges vereinfachen, damit wir ihm leichter folgen können, bevor Sie in die Ruhe gehen? Es gibt ja keinen realen Weg. Kultivierung heißt nur, den eigenen Geist zu beobachten und der Geist sind wir selbst. Wenn wir nach einem Weg suchen, heißt es, dass wir verirrt sind, da wir draußen suchen, was in uns drin ist.
02 Tháng Chín 202210:43 SA(Xem: 1698)
“Về các pháp phát sanh do nguyên nhân, nguyên nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ, Và cũng chỉ dạy cách chấm dứt, đó là giáo huấn của vị Đại Sa Môn”
29 Tháng Tám 202211:03 SA(Xem: 1989)
My young friends once told me heartfeltly: “Lady Master, before your retirement, please standardize the method from its beginning to its end so we can easily follow it.” To be frank, there is not a distinct road. The spiritual cultivation is just how to see your mind. We ourselves are in our own mind. Is there any other way? Launching our mind beyond our physical body to look for something outside is to get lost.
27 Tháng Tám 20222:08 CH(Xem: 1456)
84.000 Dharma-Türen bedeuten auch keine Dharma-Türe. Wieso? Egal wo wir sind, wir können das Haus betreten, wann und wo wir wollen, da es unser eigenes Haus ist. Wir befinden uns bereits in diesem Haus. Nur haben wir es nicht wahrgenommen, weshalb haben wir es überall gesucht. Wenn wir aber ein einfaches und natürliches Leben führen würden, würden wir schon in unserem eigenen Haus wohnen.
24 Tháng Tám 20228:04 SA(Xem: 2586)
VIDEO Ni sư Triệt Như hướng dẫn KHÓA TU ĐẶC BIỆT Tổng kết ngày 13 tháng 8 năm 2022 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA
24 Tháng Tám 20227:55 SA(Xem: 1634)
Ngay lúc đó, đức Phật công bố rằng ông đã nhận được pháp nhãn (the eye of Dhamma). Phật buột miệng tán thán ngài Kiều Trần Như. Phật nói: “Kiều Trần Như, ông đã ngộ”. “Kiều Trần Như, ông đã ngộ”. (“aññāsi vata bho Kondañño,” “aññāsi vata bho Kondañño.”)
20 Tháng Tám 20221:28 CH(Xem: 1610)
„Was kommen wird, muss sterben“. Wahrscheinlich haben wir diese Wahrheit nicht akzeptieren wollen. Wir werden dann traurig oder ängstlich sein, wenn wir krank sind. Liebe Freunde, ist die Krankheit doch nicht eine Illusion der Sprache?
15 Tháng Tám 20226:56 SA(Xem: 2620)
Ni sư Thích nữ Triệt Như hướng dẩn KHÓA TU ĐẶC BIỆT - Phần 1 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA Ni Sư Triệt Như giới thiệu nội dung và mục đích của khóa tu. Bài tập về thiền hành với chủ đề: Biết sự xúc chạm khi đi - Cái biết đặt dưới bàn chân
13 Tháng Tám 20224:40 CH(Xem: 1856)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình được.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2401)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
06 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 2021)
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come? Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere. Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
01 Tháng Tám 20225:11 CH(Xem: 1757)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan.
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2671)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
27 Tháng Bảy 20226:49 SA(Xem: 1788)
Nếu nắm vững một trong ba cách “Như Thực - Yathābhūta” ta có khả năng mở ra những mấu chốt trong phương pháp tu Huệ của hệ Phát Triển và Thiền Tông.
26 Tháng Bảy 202210:53 CH(Xem: 1908)
Tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng với pháp môn nào người tu tập cũng phải thực hành nhuần nhuyễn Tam Vô Lậu Học: Giới-Định-Tuệ. Vì Tam Vô Lậu Học có công năng đưa hành giả qua bờ giác ngộ thoát khỏi vòng tục lụy luân hồi sinh tử./.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2407)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
69,256