HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN100: CẢM NIỆM ÂN ĐỨC NGƯỜI XƯA

02 Tháng Năm 20215:01 CH(Xem: 3829)

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 100

CẢM NIỆM ÂN ĐỨC NGƯỜI XƯA
100 Cam Niem An Duc Nguoi Xua


Sáng sớm nay tại thiền đường, đứng trước tôn tượng Đức Phật Thích ca, tay cầm cành hoa sen, mỉm cười, chợt trong tâm dâng trào một nguồn cảm xúc. Những hình ảnh ngày xa xưa, thoáng ẩn thoáng hiện trong thâm tâm...

...Khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình....(Đại kinh Saccaka)

Ngài có mục tiêu là đi tìm cái “không bị sanh ra (cái vô sanh), cái không bị già, không bị bệnh, không bị chết (cái bất tử), cái không bị sầu, không bị ô nhiễm, hết khổ, đó là niết bàn”.

Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.(Kinh Thánh cầu)

Trong suốt 6 năm dài, bồ tát đã trải qua hầu hết những cách tu phổ biến của thời đó. Ban đầu ngài tìm đến:

-       Một vị thầy nổi tiếng, ĀḶĀRA KĀLĀMA, sau một thời gian ngắn, bồ tát đạt được 3 tầng thiền vô sắc:

1-    Hư không vô biên xứ

2-    Thức vô biên xứ

3-    Vô sở hữu xứ

Sau đó, với vị thầy thứ hai, UDDAKA RĀMAPUTTA, ngài đạt được tầng thiền vô sắc thứ 4:

4-    Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Tuy nhiên cả 2 trường hợp đều không hướng đến mục tiêu của bồ tát, nên ngài quyết định từ giả lần lượt 2 vị thầy ra đi.

...Rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.(Đại kinh Saccaka)

Sau đó bồ tát lang thang trong một khu rừng ven bờ sông Ni Liên thiền. Vẫn chưa biết pháp tu. Bồ tát gặp nhóm 5 vị đạotu khổ hạnh, người dẫn đầu là ngài KOṆḌAÑÑA (Kiều Trần Như)

Nhớ lại, ngài Kiều Trần Như khi xưa, đã tiên tri về thái tử Siddhattha khi ngài vừa mới giáng trần, rằng vị này về sau sẽ xuất gia, và sẽ trở thành một bậc Giác ngộ. Có lẽ vì lời tiên tri này mà vua cha SUDDHODANA (Tịnh Phạn) mới có kế hoạch giữ chân thái tử trong hoàng cung suốt thời niên thiếu cho tới khi trưởng thành. Nào là mời các vị thầy nổi tiếng vào hoàng cung hướng dẫn thái tử văn chương, kinh điển Veda, võ nghệ, cưỡi ngựa, cưỡi voi, điều binh, ra trận...Thái tử phải điêu luyện văn và võ, vì dòng dõi Chiến sĩ, sẽ cầm quyền trị nước sau này. Mặt khác, vua cha cho thái tử 3 tòa cung điện vui chơi trong 3 mùa: mùa đông, mùa hạ và mùa mưa. Cũng trong kế hoạch đó, vua cha cưới công chúa YASODHARĀ, một cô em họ trong hoàng tộc Sakka mới 16 tuổi cho thái tử Siddhattha cũng 16 tuổi. Vua cha mong rằng sợi dây luyến ái này sẽ buộc chân thái tử suốt đời và ngài sẽ vui vẻ kế vị ngôi vua sau này.

Nhưng nhân duyên cuộc đời lại xoay theo chiều hướng khác. Trong lần đầu ra khỏi hoàng cung, thái tử thoắt trông thấy hình ảnh một người già nua gầy mòn héo hắt, ngài bị chấn động tâm tư, lần thứ hai lại trông thấy cảnh một người bệnh hoạn, ngã lăn trên đường, ngài lập tức quay đầu ngựa trở về, lần thứ ba dạo chơi, trông thấy một người chết trên cái cáng mang đi hỏa thiêu, ngài bừng tỉnh: ta rồi cũng sẽ già, bệnh và chết y như thế. Lần thứ tư ngài gặp một vị tu sĩ, đã rời khỏi gia đình, đang trên đường tìm cầu thoát ra khỏi khổ đau của già, bệnh và chết.

Ngài quyết định rời khỏi gia đình, một đêm khuya, năm ngài 29 tuổi, ngay sau khi biết tin công chúa Yasodharā vừa mới sinh đứa con trai đầu. RĀHULA, đứa con trai đầu của thái tử Siddhattha, như là một “tặng phẩm” để lại cho cha mẹcông chúa Yasodharā. Còn ngài thì ra đi, biến mất.

Nói “biến mất”, chứ thiệt ra bồ tát vẫn hằng ngày ôm bát khất thực giữa ban ngày, nếu vua cha muốn, vẫn có thể tìm được ngài dễ dàng. Mà tại sao bồ tát vẫn thong dong trong suốt 6 năm trời? Sáu năm thương nhớ, mong đợi của cha mẹ, vợ con. Sáu năm hi sinh hạnh phúc riêng mình. Để cho bồ tát hoàn thành tâm nguyện cao thượng là tìm con đường ra khỏi biển khổ của già- bệnh và chết cho mình và cho mọi người. Những tấm lòng cao quý đó, kẻ hậu thế chúng ta biết làm sao đền đáp lại cho xứng đáng?

Có vài chi tiết cho mình hiểu thêm tâm tình của vua Tịnh Phạnthái tử Siddhattha. Như ở đầu bài viết này:  

 ...Khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình....(Đại kinh Saccaka)

Thái tử Siddhattha không phải trốn cha mẹ mà đi. Ngài đã bày tỏ tâm nguyện của mình với cha mẹ. Nhưng cha mẹ than khóc. Vì thế, ngài chọn một đêm khuya để ra đi, những người thân yêu sẽ bớt đau lòng.

 Bà Mahāpajāpatī Gotamī là em gái của bà hoàng hậu MĀYĀ, cũng là vương phi của vua Tịnh Phạn, bà đã chăm sóc thái tử Siddhattha khi bà Māyā mất 7 ngày sau khi sanh con. Thái tử đã thương yêu bà như mẹ.

Trong mấy năm gian khổ, ngài tìm thầy tu tập, rồi thất bại. Vua vẫn dõi mắt trông theo bước chân của con mình. Vì thế, ta có thể hiểu nhóm ngài Kiều Trần Như từ đâu lại được gặp bồ tát và “hầu hạ” ngài. Theo sự hướng dẫn của nhóm này, bồ tát tu khổ hạnh. Ngài tinh tấn hơn nữa, vào rừng tu một mình, là thời gian khổ hạnh khốc liệt, ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ đều hành hạ thân mình tối đa. Kết quả, sức khỏe kiệt quệ, té xuống, bất tỉnh. Có một lần, một vị trời báo tin cho vua Tịnh Phạn: ”Con trai ông chết rồi”. Nhưng vua không tin. Vì sao, vua không tin? Có lẽ vua vẫn thường xuyên biết tin tức của con mình. Có một chi tiết nữa, công chúa Yasodharā ở hoàng cung cũng từ bỏ nữ trang, quần áo sang trọng, mặc vải thô sơ, như bồ tát trong thời gian khổ hạnh.

Những chi tiết này cho mình hiểu thêm tấm lòng cao thượng của vua cha, của bà Gotamī, của công chúa Yasodharā kham nhẫn biết bao, hỗ trợ âm thầm cho bồ tát thực hành tâm nguyện của mình.

Nhưng khổ hạnh cũng không đem lại kết quả mong muốn. Bồ tát từ bỏ khổ hạnh, đi khất thực trở lại. Nhóm ngài Kiều Trần Như tưởng là bồ tát quay trở lại đời sống hưởng thụ nên chán ghét bỏ đi.

Bấy giờ, trong lúc bế tắc, ngài chợt nhớ lại kinh nghiệm thời thơ ấu, khoảng 10 tuổi, khi vua cha làm lễ Cày Cấy dưới ruộng, ngài ngồi dưới bóng mát cây Jambu, hít thở, đạt được hỷ lạc và tâm hoàn toàn tĩnh lặng.

Ngài quyết định thực hành trở lại phương thức này và cũng kinh nghiệm nhanh chóng tâm hoàn toàn tĩnh lặng và hỷ lạc dâng tràn. Vì thế bồ tát qua sông Ni Liên thiền, đến khu rừng hoang vắng, chọn một gốc cổ thụ Pipphala (Pipal), nói lên lời nguyện sắt đá: “Dù cho máu thịt của ta khô cằn, nếu ta không giác ngộ, ta quyết không rời khỏi chỗ này”.

Và rồi kết quả, qua 4 tầng Thiền, bồ tát an trụ trong Định bất động vững chắc. Phật tánh bật ra kiến giải những chân lý thường hằng chi phối con ngườithế gian:

-       Con người tái sinh mãi do nghiệp, hay lậu hoặc.

-       Con ngườithế gian là những pháp do Duyên sinh thì rồi cũng do Duyên mà diệt..

-       Thế gian tất cả đều vô thường, biến dịch, có rồi mất, rồi trở thành cái khác.

-       Bản thể con ngườithế gian là Không, là Huyễn.

-       Bản thể con ngườithế gianNhư như bất động, là Bình đẳng.

Sau khi Đức Phật đạt được sự minh triết thâm diệu hoàn toàn, ngài rời khỏi Bồ Đề Đạo tràng và bắt đầu đi khắp nơi tùy duyên giáo hóa.

Ngay trong năm đầu tiên, tin tức bồ tát đã giác ngộ, bay về tới triều đình vua Tịnh Phạn. Vua lập tức gởi sứ giả đi thỉnh mời Đức Phật về Kapilavatthu. Người sứ giả tới nơi, nghe Đức Phật đang thuyết một thời pháp cho đoàn đệ tử của ngài, nghe xong, ông phát tâm xin xuất gia và không trở về. Chờ mãi không nghe tin tức gì, vua lại phái người sứ giả thứ hai. Cũng tương tự vậy, người thứ hai ở lại tu không trở về mà cũng quên thưa thỉnh. Vua lại phái người thứ ba, là Channa, chàng thanh niên đánh xe cho thái tử ngày xưa. Lần này, Channa đã chuyển lời mời thỉnh của vua Tịnh Phạn. Và thế là cả thành Kapilavatthu tưng bừng chuẩn bị chào mừng Đức Phật trở về. Một bên là nhớ, là thương, là buồn tủi, mong chờ, với đứa con thơ ngây chưa biết mặt cha. Một bên là dãi dầu mưa nắng, nhọc nhằn gian truân vì cái lý tưởng cao thượng của mình. Người xưa có câu:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

 

Thời gian đi qua...tiếp nối con đường minh triết của đức Phật, từng thế hệ, cũng tỉnh ngộ, cũng từ bỏ thế tục, xuất gia, vào rừng núi ẩn tu. Nhưng bây giờ không phải gian nan tìm kiếm những phương cách tu tập sai lầm nữa. Bây giờ các vị ẩn tu đã được thầy mình trao truyền chánh pháp trực tiếp, từ đời trước ghi nhớ, truyền lại cho đời sau. Các vị chỉ thực hành đúng y chánh pháp, con đường đi đã quá rõ ràng. Kẻ hậu sinh được thừa tự pháp của Đức Phật.

Ân đức này, của Phật và chư Tổ, như trời như biển.

 Qua hơn 200 năm sau khi Đức Phật nhập diệt (khoảng năm 250 BC) 1.000 vị Trưởng lão tinh thông Tam tạng hội nhau lại kết tập kinh điển lần thứ III. Lần này nhờ có vua AŚOKA bảo trợ, hình thành Tam Tạng, ghi lại thành văn bản tiếng Pāli. Bắt đầu từ đây, chúng ta mới có Kinh điển chính thức, tu học dễ dàng hơn,  phát triển ra khắp nơi trong Ấn Độ và truyền đi xuống phía nam, ngoài Ấn Độ.

Mãi tới thế kỷ II sau công nguyên, vua KANIṢKA bảo trợ kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV, hình thành Tam tạng kinh điển ghi lại thành văn bản tiếng Sanskrit, sau đó truyền bá khắp nơi, ra hướng bắc, ngoài Ấn Độ.

Từ đó theo dòng thời gian, Phật giáo được gìn giữ và hình thành 2 dòng Pháp quan trọng:  Nam TôngBắc Tông sau này.

Chúng ta, những kẻ hậu sinh, thừa hưởng suối nguồn minh triết của bậc Giác Ngộ. Suối nguồn này vẫn tuôn chảy qua hơn 2500 năm nhờ không biết bao nhiêu vị Tổ sư dốc hết tâm huyết ra gìn giữ, trao truyền lại cho thế hệ sau tiếp nối. Chư vị Tổ cũng đã từ bỏ gia đình, lìa xa thế gian, ẩn tu, tự rèn luyện mình bao năm, phát huy cho được 2 phẩm chất: từ bitrí tuệ. Từ bi phát huy mãi cho tới vô biên. Trí tuệ cũng sẽ phát huy mãi tới vô cùng.

Dòng suối minh triết, vẫn đang tuôn chảy, như bao giờ. Trước khi có Phật, nó cũng tuôn chảy. Nhưng chưa ai biết. Đức Phật Thích Ca đã trông thấy, và đã chỉ bày trong suốt 45 năm bôn ba giáo hoá. Ngài và tăng đoàn của ngài cam chịu biết bao là sĩ nhục, là oan ức, là đói khát vất vả, dãi nắng dầm mưa.

Vậy ai đang tấm đẵm trong dòng suối mát này, còn ai cứ mãi đứng trên bờ, chịu nóng bức phiền não. Là do mình mà thôi.

 

Hôm nay, ngày 15- 4- 2021, con chấm dứt loạt bài tâm tình này, tình cờ rơi vào tháng tư. Ở Tổ đình đang là mùa xuân. Có hoa đào hồng, có cây hoa đào trắng, thật trắng tinh khôi, xa trông như những chùm hoa tuyết rơi đọng lại trên cành. Có hoa mai vàng. Có những chùm tiêu, trái nhỏ xíu màu xanh xanh hồng hồng, đong đưa theo gió.

Con nhớ ngày xa xưa, ngày đó, Đức Phật giáng trần nhằm mùa xuân, Đức Phật bừng sáng giác ngộ cũng trong một đêm mùa xuân và đêm Đức Phật vào đại niết bàn cũng cùng là trong tháng VESAK. Đức Phật giáng trần giữa thiên nhiên, giác ngộ giữa thiên nhiên, rồi nhập niết bàn cũng giữa thiên nhiên. Thiên nhiên tươi đẹp biết bao!

 

Hôm nay, cảm niệm ân đức của Phật, của chư Tổ Thiền đức, của Thầy, con cúng dường lên Tam Bảo một đóa hoa tâm này.

Con cũng riêng dâng tặng món quà nhỏ này cho người hữu duyên.

 

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật.

Thích nữ Triệt Như

Tổ đình, ngày 15- 4- 2021

 
100 image009 100 image008 100 image007

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Năm 20214:14 CH
Khách
Kính thưa Ni Sư,
Cũng nhờ một chữ duyên,
Con làm đệ tử Cô.
Món quà không hề nhỏ,
Cô luôn bền bỉ trao,
Cho con là Phật tử,
Là thiền sinh Tánh Không,
Cho con đến với Pháp,
Để hiểu được chính mình,
Cho con được trải nghiệm,
Cái đẹp nhất trên đời,
Ấy là đóa hoa tâm!
Lòng thành kính tri ân:
Ơn Phật Tổ, Thầy Cô,
Cùng tất cả mọi người,
Cho con một chữ duyên!
08 Tháng Năm 202110:38 SA
Khách
Ân Đức
Mới tháng tư năm ngoái,
Bản đồ ghép trăm mảnh.
Nay Tổ đình nở hoa,
Đóa hoa tâm trăm cánh.

Ơn Phật, ơn chư Tổ,
Ơn Thầy, ơn Ni sư.
Đã mở rộng con đường.
Chúng con nguyện tu tập.
06 Tháng Năm 20217:21 CH
Khách
😊😊😊😊😊😊😊🙏
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1304)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1183)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1152)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1984)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1458)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1411)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1871)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1899)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2122)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2038)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2390)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1835)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2113)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2090)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1544)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1430)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1942)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1109)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1609)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1363)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1657)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1158)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1234)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1306)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1622)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1201)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256