HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG007 Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 94 Translated into English by Như Lưu WHERE IS OUR TREASURE?

28 Tháng Ba 20215:05 CH(Xem: 3635)

Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 94
Translated into English by Như Lưu

WHERE IS OUR TREASURE?
94 Kho Bao O Dau


When people talk about treasure, they usually have in mind a collection of gold, precious stones, or jewelry etc. which are the things that ordinary people desire, seek and long for. For the spiritual seeker, what is our treasure? Most of us would answer straight away without the need for pondering:

- The treasure of the spiritual seeker is freedom from suffering, enlightenment and liberation.

- Where is it located?

We can also answer straight away, without any need for pondering:

- It is in the mind

The story about these back and forth questions appear to be very clear. Questions are short. Answers are even more precise and accurate. If someone asks a further question:

- What is nirvana?

We may also answer straight away:

- It is the state of tranquility and extinction.

- Where is nirvana?

- It is in the mind.

- Ah, it is also in the mind, and whose mind is it?

- It is our mind, not someone else’s mind. It is certainly not in the external world, it is not outside of us.

- Does hell exist?

- Yes it does. Wherever there is nirvana, there is hell.

- Where is hell?

- It is in the mind.

- Whose mind is it?

- It is also in our mind.

When someone hears our definite answers, they may think that we know the truth and are “enlightened”. Even more problematic is that we may also think that we have “seen the truth”.

This is a critical issue that I would like to discuss with you today. Knowing the theory by heart is not enough, even though we may be able to expound it very fluently. The ancients have at times called this speech “evil discourse”. It relates to the situation where the worldly behavior and thoughts of the speaker do not conform the right dharma.

The sutras mention several levels of knowledge. Examples are:

Thought knowledge: this is knowledge by the “ordinary” person which arises from their contact with the external world. This knowledge is distorted by thoughts, comparisons, prejudices, fixed opinions, as well as passions that come from mental defilements and obsessions that come from underlying traumas.

Superior knowledge:  this is knowledge that is correct, pure, and silent. It is the knowledge of someone who has practiced the dharma taught by an enlightened being. This knowledge is free from mental defilements, fetters and underlying traumas. It does not involve inner talk, comments, comparisons and differentiation.

Complete knowledge: this is clear and complete knowledge that sees clearly the origin of all phenomena, from their objective appearance to their deepest essence. It is knowledge that sees things completely but without attachment, both to the object and to our own knowledge of it. In this knowledge, there is no “self” and no “phenomena”.

What I have described above is a short summary of the three levels of “knowledge/awareness”. In reality, knowledge and our mind itself are a continuous and ever changing flow that is always in movement and changes from moment to moment.

We may also describe the aspects of knowledge from a different angle.

+ Knowledge obtained through studying sutras and books and memorizing them. This is called theoretical knowledge.

+ This form of knowledge is not sufficient in itself, as we need to apply it to our daily life. For example, by understanding the law of impermanence, we feel less pain when we face the death of people close to us, or the loss of possessions etc. Or, by understanding the law of cause and effect (law of karma), we feel less sorrow and anger when we are entangled in disputes with others, such as when we are vilified, accused of things that we did not do, betrayed or subject to ungratefulness.

+ How can we remain at peace when undesirable events occur? We need to look into ourselves, we need to always turn our mind back onto ourselves. We are always among the causes for the things that happen to us, be they pleasant or unpleasant, painful or sorrowful. When we have the wisdom to “recognize that we are a cause” we can change ourselves and become a better human being. This is the law of life, the art of living. This is the principle of spiritual practice, the art of spiritual living.

The view that I just enunciated is not original. The Buddha and Masters have stressed it thousands of years ago. But we are not taking it seriously, we thought that we already knew it. “I know already! You are annoying me! Please stop!”. The knowledge that we think we already have is in reality a mere “thought knowledge”. We haven’t understood the truth if we continue to make excuses that a particular conflict or suffering is caused by other people or by circumstances.

WE ARE THE CAUSE of every conflict, difference of opinion, dissatisfaction, trouble, or sorrow. We should never think that we can hide our EGO from other people. The ego is very deceitful. It always says that it is right. The unfortunate thing is that we believe that we have got rid of the ego, that we are right, that our actions conform to the teaching of the Buddha, or that we are following the right dharma.

This is really the root cause of all sorrow in life. It is called Ignorance.

We have started on the spiritual path after having an awakening. We then developed a desire to practice spirituality, to become a better person, and to help others. We may even have renounced our family, parents, relatives and worldly life and become a monk or a nun. This is the mark of a noble determination, a noble will. However, after a short while, we may start to feel uncomfortable with some people. Over time, this discomfort develops into dispute and conflict. We must recognize that this situation is not caused by other people or by circumstances, but it is caused by our own mind. Why is this so? This is because we have developed a desire about something in the external world that has not been fulfilled, and hence a feeling of sorrow or dissatisfaction arises in our mind. This desire is not different to other desires that we see in people around us. The Buddha has explained that desires, greed, craving, and the ego-consciousness are at the origin of all 13 forms of suffering.

The first truth of the Four Noble Truths, the reality of suffering, is already not easy to acknowledge as many of us are not clear-minded enough to see that we are immersed in the sea of suffering. There are many among us, both among lay practitioners and members of the sangha, who do not realize that we are swimming against the current of life. This is a form of “thought knowledge” as we may think that we have the right reasoning and the right action. The second truth of the Four Noble Truths, the cause of suffering, is even more difficult to acknowledge. Very few people have the courage and honesty to acknowledge that we are indeed the cause of conflicts that involve us, as we have in the past created the seeds that have now turned into fruits. We have the “thought knowledge” that the cause of unfavorable things that happen to us resides with other people or outside of us.

We then try to deal with the situation in several ways. We may try to argue our case, and if the argument is unsuccessful, we may try to leave the situation, and find another situation or another environment that appears on the surface to be more favorable. These approaches will not lead to the termination of suffering, the Third Noble Truth, as the cause of suffering, which is the Second Noble Truth, has not been understood. For this reason, the path that we follow will be distorted by wrong view, wrong thought, wrong speech, wrong action etc.

We have the incorrect “thought knowledge” that things will improve if we change the environment, the situation, or our circle of relations. But how could things improve if our mind remains full of desires, if we only find faults in others, if we continue to “praise ourselves, blame others”, or if we continue to aim for the five desires of “wealth, beauty, fame, food and rest”?

In summary, we need to take an honest look at ourselves. We need to recognize that everything that happens to us is caused by the “Greed and Desire” in our mind, which results in an intention that may turn into dissatisfaction, as life often does not comply with our intention.

We have learned that nirvana is in our mind, and hell is also in our mind. So, why don’t we focus on transforming our mind? If we carry an ignorant mind while travelling through life, we will encounter hell everywhere we go. If we carry wisdom in our mind, every situation will be nirvana. As stated in the Vimalakīrti Sutra: “If the mind is at peace, the world is at peace. Any conduct will result in a just consequence”.

The truth is as simple as that.

Vietnamese Zen Master Tuệ Trung Thượng Sỹ summarized his teaching in a heartfelt sentence:

“Turn inward to look at your mind, this is your main duty, you cannot attain anything externally”.

We may follow this teaching and let the light of wisdom show us the way to the “enlightenment shore”, like the light from a lighthouse guide a boat out of the stormy sea. In contrast, if we row against the flow, we will reach the shore of ignorance. 

Master’s Hall, March 16th 2021

TN     

_____________________________________________________________________

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 94

KHO TÀNG Ở ĐÂU?
94 Kho Bao O Dau

Khi nói tới kho tàng, mình thường nghĩ tới vàng bạc, ngọc ngà, châu báu vv… là những thứ người ta vẫn ham thích, tìm kiếm, mong ước. Còn kho tàng của người tu là gì?  Chắc chúng ta sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ:

- Kho tàng của người tu là thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

- Nó ở đâu vậy?

Chúng ta sẽ trả lời tức khắc, cũng đâu cần suy nghĩ:

-   Ở trong tâm.

Câu chuyện đối đáp xem như quá rõ ràng. Câu hỏi ngắn gọn. Câu trả lời càng sắc bén, chính xác. Nếu có ai đặt câu hỏi:

-   Niết bàn là gì?

Có lẽ mình cũng trả lời ngay:

-   Là trạng thái vắng lặng tịch diệt.

-   Niết bàn ở đâu?

-   Ở trong tâm.

-   A, cũng ở trong tâm, mà tâm của ai?

-   Tâm của mình, không phải tâm người khác, càng không phải ở trong cảnh, không phải bên ngoài mình.

-   Địa ngục có hay không?

-   Có. Hễ có niết bàn là có địa ngục.

-   Địa ngục ở đâu vậy?

-   Ở trong tâm.

-   Tâm của ai?

-   Cũng trong tâm của mình.

Qua mấy câu trả lời chắc nịch đó, người nghe tưởng mình đã trả lời đúng, là “sáng đạo” rồi. Mà nguy hiểm hơn, là chính mình cũng tưởng mình đã “thấy đạo” !

 

Đây là vấn đề thiết yếu, cô có ý nhắc nhở hôm nay. Lý thuyết thuộc lòng, chưa đủ, mặc dầu mình có thể giảng nói rào rào. Người xưa có khi cho là “ma thuyết”, nếu cách hành xử trong đờiý nghĩ không phù hợp chánh pháp.

Trong kinh điển, có nói tới nhiều mức độ của cái thấy biết. Ví dụ:

Tưởng tri: cái biết của người “phàm phu”, tiếp xúc với ngoại cảnh, nhận biết ngoại cảnh lệch lạc qua suy nghĩ, so sánh, qua thành kiến, định kiến, qua những khuynh hướng đam mê của lậu hoặc, qua những ám ảnh của tùy miên.

Thắng tri: cái thấy biết đúng, trong sạch, thầm lặng, tạm xem như là của người biết tu tập theo pháp của bậc giác ngộ dạy. Không có lậu hoặc, kiết sử, tùy miên vì không diễn nói, không so sánh phân biệt.

Liễu tri: cái thấy biết hoàn toàn trong sáng, thông suốt nguồn cội, từ hiện tượng khách quan hoàn toàn cho tới bản thể sâu sắc nhất. Là cái thấy biết toàn diện mà không dính mắc vào đối tượng cũng không chấp trước vào cái thấy biết đó của mình. Không còn thấy có “ngã”, hay có “pháp”.

Đó là tạm trình bày 3 mức độ của cái “thấy biết”, thiệt ra tâm hay cái biết liên tục trôi chảy, thường xuyên thay đổi, luôn luôn động, khi thế này khi thế khác.

 

Ngoài ra, chúng ta có thể trình bày những sắc thái biết theo một đường lối khác.

+ Biết qua học từ kinh sách, nghe pháp, thuộc lòng kinh kệ. Đây là biết trên lý thuyết.

+ Nhưng chưa đủ, chúng ta đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Thí dụ: hiểu qui luật vô thường, mình không quá đau khổ khi gặp cảnh sinh ly tử biệt, hay khi mất mát tài sản v.v...Hiểu qui luật nhân quả, nghiệp báo, chúng ta không phiền não, giận hờn khi có chuyện thị phi xảy tới, khi có người sỉ nhục, lên án mình, khi bị phản bội, vong ân.

+ Nhưng vấn đề là làm sao để mình có thể vẫn an lạc trong những hoàn cảnh không vừa ý? Chúng ta phải nhìn lại mình, luôn luôn quay lại nhìn mình. Bất cứ việc gì xảy tới cho mình, vui hay không vui, đau khổ hay phiền não, đều có “tại mình” trong nhiều nguyên nhân làm cho việc đó xảy ra. Từ trí tuệ “nhận ra mình là nguyên nhân”, mình mới chuyển đổi chính mình, để trở nên tốt hơn. Đây là qui luật sống, là nghệ thuật sống. Là nguyên tắc tu. Là nghệ thuật tu.

Quan điểm này không phải mới lạ gì. Trong kinh sách, Phật và chư Tổ, từ mấy ngàn năm đã nhấn mạnh rồi. Nhưng chúng ta xem thường. Chúng ta tưởng mình đã biết rồi.  “Biết rồi, khổ lắm! Nói mãi!”. Cái biết đó là cái “tưởng tri”. Nếu chúng ta vẫn còn đổ thừa việc xung đột đó, nỗi đau khổ này, là do người khác, là do hoàn cảnh v.v…

 

Bất cứ một sự tranh chấp nào, một sự bất đồng ý kiến, một sự không toại nguyện nào, một sự lấn cấn nào trong tâm, một sự phiền muộn nào, đều là DO MÌNH. Đừng bao giờ tưởng mình có thể che lấp cái NGÃ của mình trước mắt người khác. Nó gian xảo lắm. Nó luôn luôn nói nó đúng. Điều đáng thương là mình tưởng mình không còn cái ngã, mình là đúng, mình hành xử khế hợp kinh điển, mình đúng chánh pháp.

Chính đó, là gốc của mọi phiền toái trong đời.  Là Vô minh.

Vì thế, mặc dù chúng tatỉnh ngộ, có ý muốn tu học, muốn trở nên người tốt, muốn giúp đỡ người khác, thậm chí có khi chúng ta dám từ bỏ tất cả, cha mẹ, gia đình, bà con, rời khỏi thế tục, xuất gia. Đó là một quyết tâm, chí khí cao thượng. Nhưng rồi, tại sao, một thời gian ngắn, mình lại lấn cấn với người khác. Không thể giải tõa được, lâu ngày trở thành tranh chấp, xung đột. Không phải tại người ngoài, không phải tại hoàn cảnh. Do tâm của mình. Mình làm sao? Mình có ý muốn cái gì đó mà bên ngoài không đáp ứng với ý mong muốn của mình, nên tâm sinh ra buồn phiền, bất mãn. Lòng ham muốn của chúng ta, y hệt lòng ham muốn của cuộc đời. Phật đã nói rõ ràng, không ngoài 13 sắc thái của khổ, mà gốc nguồn là Dục, hay Tham, hay Ái, hay cái Ngã- Ý thức.

Từ cái chân lý thứ I, chấp nhận mình đang khổ, đã là một sự kiện khó khăn rồi, vì không phải ai cũng có đủ trí thông minh để biết mình đang rơi vào biển khổ đâu. Có nhiều người, tại gia hay xuất gia, vẫn chưa nhận thấy mình đang bơi trên dòng nước ngược. Đây cũng lại là “tưởng tri”, tưởng mình lý luận đúng, hành động đúng. Tới cái chân lý thứ II, lại càng khó khăn hơn. Rất ít người có can đảm, trung thực, để nhận ra mình là nguyên nhân của việc xung đột này, chính mình đã gây ra nhân, bây giờ là quả. Mình “tưởng tri” rằng mọi nguyên nhân xấu là từ người kia, từ bên ngoài.

Mình sẽ giải quyết nhiều cách: tranh luận, nếu tranh luận không kết quả, mình từ bỏ, tìm một hoàn cảnh khác, một môi trường khác, bề ngoài thấy tốt hơn. Nhưng đây không phải là cách giải quyết của Diệt Đế, vì Tập Đế đã bị hiểu sai rồi. Cho nên, con đường đi bây giờ là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp...

Mình “tưởng tri” rằng thay đổi môi trường, hoàn cảnh, hay thay đổi người mới sẽ tốt hơn. Làm sao tốt hơn khi tâm mình vẫn là cái tâm dẫy đầy ước muốn, không thấy lỗi mình, chỉ thấy lỗi người, “khen mình, chê người”, khi mình còn nhắm tới “tài, sắc, danh, thực, thùy” ?

 Rốt lại, phải thành thật nhìn lại mình. Phải nhận ra muôn sự xảy tới cho mình, đều từ tâm “Tham- Dục “, từ đây mới tác ý ra, và cuộc đời thường không thỏa mãn ý muốn của mình.

 

Vậy, chúng ta đã học và biết niết bàn là do tâm, địa ngục cũng do tâm. Sao không lo chuyển hóa cái tâm của mình. Mang cái tâm vô minh mà đi trong đời. Đi đâu cũng sẽ là địa ngục. Khi có trí tuệ, cảnh nào cũng là niết bàn. Kinh điển đã nói rõ: “tâm tịnh thì quốc độ tịnh”, “chánh báo như thế nào, y báo như thế đó”.

Đơn giản như vậy thôi.

 

Tuệ Trung Thượng Sỹ dạy chí thiết một câu:

“Phản quan tự kỷ, bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

Chúng ta có thể theo phương hướng này làm ánh sáng trí tuệ- như ngọn hải đăng- soi sáng cho mình thấy “ bờ giác ngộ” mà về. Nếu bơi ngược lại, thì gặp bờ vô minh.

 

Tổ Đình, 16- 3- 2021

TN                                                                                                   

 

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1636)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1402)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1249)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1838)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
11 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 1953)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
01 Tháng Tư 20239:35 SA(Xem: 1491)
Wir befinden uns mitten in einem wirbelnden Wasserstrudel, würden wir darin stehen bleiben, würden wir von dem absorbiert werden und wir werden ertrinken. Wenn wir uns bewegen würden, würden wir uns auch nur in diesem wirbelnden Strudel herum drehen. Aber wie können wir denn diesem Lebenskreis entkommen?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 1917)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 1984)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
24 Tháng Ba 202310:18 SA(Xem: 1194)
Tài sản mà đức Phật nói đây không phải là tiền bạc, vòng vàng, châu báu, mà là tài sản về tinh thần, như niềm tin bậc giác ngộ, đạo đức, trí tuệ là những thứ tài sản không bao giờ bị đánh cắp, chiếm đoạt, trừ phi chính người sở hữu tài sản tâm linh đó tự mình phá hủy chúng. Các tài sản quý báu đó có tên gọi là: Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Tuệ tài.
22 Tháng Ba 20234:26 CH(Xem: 1569)
Không phải hễ ngộ là chấm dứt hết lậu hoặc! Vì vậy, tuy hạt ngọc đã có sẵn, nhưng ta phải nỗ lực dụng công. Vô ngôn chính là phương thức làm cho Phật tánh bật ra vậy.
18 Tháng Ba 20239:58 SA(Xem: 1441)
Wir müssen in der Lage sein, zu erkennen, wann wir den Bedingungen folgen sollen und wann wir eventuell andere Bedingungen schaffen sollen, um im Einklang mit dem Universum leben zu können, denn wir sind die Schöpfer unseres Lebens, für jetzt und für die Zukunft.
15 Tháng Ba 202311:03 CH(Xem: 1912)
Thực tập phương thức làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi (phải-trái) của thế gian.
13 Tháng Ba 202311:02 SA(Xem: 1141)
Những ai hủy phạm giới pháp mà lòng không biết tàm quý, không biết ăn năn, hối hận, không biết sám hối, không chịu từ bỏ tật xấu ác quay về với con đường thiện lương đạo đức, thì hiện tại dù họ đang sống trên đời, nhưng sống trong thống khổ, vì phải chịu trả giá những tội lỗi của họ gây ra...
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1727)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
08 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 1638)
Chúng ta đang ở giữa biển nước xoáy, nếu chúng ta đứng lại nơi đó thì ta sẽ bị đắm chìm cuốn hút và chết đuối. Nếu chúng ta bước tới, cũng chỉ là loanh quanh trong biển nước xoáy thôi, bước tới hay bước lùi, có khác gì đâu, rồi cũng trôi giạt bồng bềnh trong biển đời, không ra khỏi. Vậy thì làm sao đây?
05 Tháng Ba 20239:03 CH(Xem: 1389)
GEDANKE heißt in Chinesisch “mạt na”. Wahrscheinlich wurde es aus dem Wort “Manah oder Manas“ in Sanskrit übersetzt. “mạt na” (S: Manah) oder Gedanke bedeutet die Denkfähigkeit oder das Denkvermögen. In English heißt er “the capacity of thought”, “the thinking faculty”. In Pali bedeutet das Wort Mano der Geist oder der Gedanke. Im Abhidharma wird Manha gleichgesetzt mit Bewusstsein (viññāna) und Geist (citta, Bewusstseinszustand).
05 Tháng Ba 20239:01 CH(Xem: 1079)
Ngày lành tháng tốt đối với người Phật tử là ngày đẹp trời, thuận lợi cho mình và cho mọi người tham dự, có thể xem là một trong những điều kiện góp phần vào kết quả chứ không phải là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2288)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1833)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1709)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
23 Tháng Hai 20237:55 SA(Xem: 1199)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
18 Tháng Hai 20232:24 CH(Xem: 1375)
Das Naturgesetz regelt alle Phänomene. Es ist gleichzeitig ihr Evolutions- und Entwicklungsgesetz. Es gründet das Universum, regelt den Ablauf des Universums, schützt und pflegt die Existenz des Universums. Die Welt ist offenbar eine wunderbare Harmonie von Idappaccayatā.
14 Tháng Hai 20233:56 CH(Xem: 1522)
Đọc tụng bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” chúng ta học theo tinh thần từ bi, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của chư Phật, chư Bồ tát. Kinh nhắc nhở chúng ta tám điều quan trọng cần phải học hỏi tu tập. Đó là phải luôn quán xét vạn pháp trong đó có tấm thân ngũ uẩn của con người không thực chất tính nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã...
13 Tháng Hai 202310:37 SA(Xem: 1532)
Mạt na hay Ý có nghĩa năng lực của tư tưởng hay năng lực tư duy, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM
05 Tháng Hai 20236:14 CH(Xem: 1694)
Tánh giác không từ đâu đến. Nó không nằm trong quy luật duyên sinh của hiện tượng. Ta không thể khám phá nó khởi ra từ đâu khi có sự xuất hiện của con người trên quả đất.
28 Tháng Giêng 20237:39 SA(Xem: 1337)
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch. Oder „Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“. Oder In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1836)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
24 Tháng Giêng 20233:16 CH(Xem: 1512)
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2142)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
18 Tháng Giêng 20237:51 SA(Xem: 1466)
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
17 Tháng Giêng 20231:21 CH(Xem: 1324)
Cái gì được nhận ra đầu tiên trong một sát na, và nhận rõ cuối cùng qua những chuỗi sát na tiếp theo, là đối tượng của nhận thức.
10 Tháng Giêng 20231:01 CH(Xem: 1464)
Thực tại là “giống như Thực” , đồng thời là “giống như Huyễn”. Đó là Trung Đạo. Nói cách khác nữa: Thực tại là không phải hoàn toàn Thực, cũng không phải hoàn toàn Huyễn. Cũng có thể nói: “Cái Đang là” vừa là “Thực” vừa là “Huyễn”.
08 Tháng Giêng 20235:46 CH(Xem: 1559)
Es gibt kein Phänomen oder Ereignis, das unabhängig und von selbst oder zufällig gebildet und entwickelt wird.
05 Tháng Giêng 20239:01 SA(Xem: 1460)
Các bạn ơi, đây cũng chỉ là một bài ghi lại chuyện sinh hoạt trong tháng 12- 2022 này, mình trở về thăm thiền viện Chân Như, ở Navasota thuộc Texas. Không thể nói là”chuyến du hóa” được vì thiền viện Chân Như là “nhà mình” mà.
27 Tháng Mười Hai 20223:39 CH(Xem: 1409)
Meditation hilft der Menschen, harmonisch mit der Umwelt zu leben. Eine Harmonie zwischen Körper und Geist eines Individuums, eine Harmonie zwischen einem Individuum und anderen Individuen und eine Harmonie zwischen einem Individuum und der Natur.
24 Tháng Mười Hai 202212:22 CH(Xem: 1403)
... Không có cái nào độc lập và tồn tại vững chắc. Chỉ vì tất cả hiện tượng đều vô ngã, tức không thực chất tính, chúng nương tựa vào nhau mà trở thành.
69,256