1. DẪN NHẬP Vệ sinh nghĩa gốc là: vệ = bảo vệ; Sinh= sức khỏe, sự sống. Về sau có nghĩa rộng là: làm cho sạch sẽ, lau chùi dọn dẹp ngăn nắp. Ví dụ: làm vệ sinh căn phòng, căn nhà, chỗ ăn, chỗ ở....
2. TẠI SAO CẦN LÀM VỆ SINH
Ngoại trừ một số người có tật bầy hầy, bừa bãi, chúng ta ai cũng thích ngăn nắp sạch sẽ. Nên nói ”nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon. Nghèo cho sạch rách cho thơm.”
Nhất là ở xứ đầy đủ vật chất này càng chuộng nếp sống vệ sinh. Đi đâu cũng thấy nhắc: Không hút thuốc, xả rác bị phạt, rửa tay cho sạch sau khi đi vệ sinh.
3. TẠI SAO CẦN LÀM VỆ SINH BỘ NÃO?
Vật chất bên ngoài cần giữ vệ sinh kỹ lưỡng như thế, huống là bộ não. Cơ quantrọng yếu nhất của chúng ta thì thế nào? Có ai dám lái chiếc xe mà bộ phận tay lái xộc xệch, lỏng lẻo, lắc lư không? Thế mà chúng ta quen sống với bộ não lao chao, bất định, rối rắm căng thẳng, ý nghĩ thay đổi như chong chóng. Ít khi tâm được thanh thảnsáng suốt, an bình.
Vì sao? Vì nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân bên ngoài: cuộc sống càng ngày càng khó khăn, bon chen, cạnh tranh khốc liệt. Càng nhiều người, ít việc lại càng phải cố gắng để giữ việc đang làm, hay càng tranh đua với nhiều người khác để có việc làm. Lâu ngày tâm đã quen tật tranh đua, tranh giành, tranh chấp, cho đến những việc không cần tranh, ta cũng cứ tranh.
Nguyên nhân bên trong: như trên đã nêu, sống trong xã hội đua chen, không có chỗ cho người lừng khừng, chậm rãi, chậm chạp. Do huân tập lâu ngày miệng bằng tay tay bằng miệng nên việc gì ta cũng lanh tay, lanh chân, lẹ làng, không chậm trễ. Lâu dần tâm ta luôn luôn ở trong tâm trạng đáp ứng mau lẹ với sự việc. Người ta chưa đánh ta đã hạ thủ, gọi là đánh phủ đầu. Nó trở thành một quán tính, một phản xạ, một tinh thần tranh thắng, tranh hơn trong mọi trường hợp.
4. NÃO VÀ TÂM
Não bộ là một cơ chế vật chất nằm trong hộp sọ, gồm có nhiều tỉ tế bào thần kinh (Neuron). Nhưng nó quan trọng là chỗ gá nương của cái TÂM.
Ngày xưa người ta quan niệm rằng TÂM ở nơi trái tim. Chữ Hán viết Tâm theo tượng hình trái tim, hay định nghĩa tâm là tim. Sau này khoa học chứng minh, thay tim mà không thay tâm. Như vậy Tâm không ở nơi tim mà ở nơi não. Não đảo điên tâm điên đảo. Não an tịnhtâm thành thơi.
Vùng giác tri tâm linh, tánh giác gồm cótánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết (không lời).
Đường mòn ngôn ngữgồm có: vùng kiến giải tổng quát (Wernicke), vùng giải mã (Broca), vùng nói (trên thùy đỉnh), vùng cơ chế phát ngôn (miệng lưỡi, cổ họng, dây âm thanh, âm quản).
Hệ thống viên não (gồm nhiều cơ chế)
5. TÂM LÀ NHỮNG GÌ?
Theo Phật học, tâm gồm có:
A.Tâm - Ý - Thức
Tâm (Citta): cái tâm tổng quát, tâm đời, Tâm đạo, tâm linh.
Ý (Mano, manas): tâm tư duy, suy nghĩ, tính toán, bơi móc quá khứ.
Thức (Vinnana): tâm phân biệt, so sánh, tâm hai bên (nhị nguyên).
B.Thọ - Tưởng - Hành - Thức
Thọ: cảm giác (sensation), cảm nhận (feeling).
Tưởng (perception): các mạng lưới khái niệm.
Hành (mental formation): các sắc thái tâm, phản ứng của Tâm.
Thức (consciousness) : tâm phân biệt, lời nghiệp, thân nghiệp.
C. Sáu căn: mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý
(5 giác quan và cái ý).
Sáu Trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, Pháp.
Năm đối tượng (bên ngoài) của giác quan và ý nghĩ.
Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức (tâm thức).
Sáu căn tiếp xúc với sáu trần liền sanh sáu thức.
D. Tóm gọn lại, có 3 tâm:
1.Tâm phàm phu: ý căn, ý thức, trí năng (tâm Dính mắc).
2.Tâm bậc Thánh: tánh Thấy, tánh Nghe, tánh Xúc chạm (biết mà không dính mắc)
3.Tâm Phật: tánh nhận thức biết không lời hay Tâm Như.
6. NHỮNG GÌ CHI PHỐI TÂM?
A. Tập KhíLậu Hoặc:
Lậu hoặc: chất độc rỉ chảy trong tâm - tham, sân, si, mạng, nghi, tà kiến ... Hay
Tập khí: những đam mê, ghiền nghiện đã được huân tập.
B. Kiết sử:
Những thư dây trói buộc tâm.
Truyền thốnggia đình
Truyền thốngvăn hóaxã hội
Truyền thống dân tộc
Truyền thốngtôn giáo
Chủ nghĩa ,Ý thức hệ.
C. Tùy miên:
Những ấn tượng sâu sắc
Những xúc cảm mãnh liệt
Những hình ảnhghê rợn
Ghi đậm trong tiềm thức, ngủ ngầm trong tâm, thầm thầm gởi lên thường trực.
D. Tâm ba thời:
Tâm quá khứ, luyến tiếc, hối hận
Tâm tương lai, ước mơ, mong cầu
Tâm hiện tại, thói quen, sở thích.
E. Tâm ghi nhớ:
Ký ức vận hành ghi nhớ những chuyện vừa xảy ra.
Ký ức dài hạn ghi nhớ những chuyện xa xưa.
Tâm xúc cảm: gặp việc tự đột khởi do dồn nén lâu ngày, nay bùng phát, hành động tàn bạo không kịp suy nghĩ, kể cả người có tiếng đạo đức cũng giết người.
F. Tâm Dính mắc:
Mắt thấy sắc, dính mắc với sắc.
Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, da xúc chạm đều dính mắc với đối tượng.
Từ dính mắc, tâm sẽ duyên theo, dệt thành mạng lưới khái niệm, đưa đến tâm xúc cảm và tạo nghiệp lành nghiệp dữ.
G. Ngũ dụclôi cuốn:
1.Tài: tiền của, nhà cửa, tài sản
2.Sắc: Sắc đẹp, sắc dục, cái thích của mắt, tai, xúc chạm.
3.Danh: danh vọng, quyền thế, lời khen, tiếng chê.
4.Thực: Ăn uống chuộng cao lương mỹ vị, đồ ngon, vật lạ.
5.Thùy: ngủ nghỉ, ứa thích giải đãi, lười biếng.
Năm dục này là năm sứclôi cuốn mạnh mẽ, tâm không bao giờ được yên ổn.
H. Nghiệp chướngchi phối:
Biệt nghiệp, nghiệp riêng của mình, cùng chung một cảnh mà mình khổ hơn người chung quanh.
Cộng nghiệp, nghiệp chung của một nhóm, nghiệp của gia đình, nghiệp của đồng đội, nghiệp của người lưu vong.
Những thứ đua đòi theo người, ai dua theo số đông, bị số đông lôi cuốn. (ăn mặc theo thời trang, sửa sang sắc đẹp theo người mẫu).
Những đam mê ghiền nghiện ngoài ý muốn, không chống lại được (theo bạn bè vô sòng bạc, vào quán nhậu, vào chỗ ăn chơi)
Những ràng buộc với người mình không thích, không rứt ra được (trong sở làm, gặp boss khó khăn, không bỏ sở được).
Những quyết định bất chợt chuyển hướngcuộc đời vào sa đọa (giận tình đời, quay sang trả thù đời. Đang đi trên đường sáng sủa, bỗng vì một phút giận hờn bất mãn mà bước sang nẻo đen tối).
Những gió nghiệpcản trởcon đườnghướng Thượng, đường tâm linh (tìm được Pháp được Thầy mà bị người nhà cản trở không cho tu học).
I. Tâm tò mò, thắc mắc, cái gì cũng muốn biết:
Tâm hay dính mắc vào chuyện trái tai, gai mắt, những chuyện không đâu.
Tâm hay xía vào những chuyện phù phiếm, thị phi bên đường.
Tâm dễ bị những chuyện quái dị, mê tín, dị đoan, thần quyềnlôi cuốn.
Tâm dễ đuổi, dễ bị ma lựcđam mê lôi kéo (ma túy, ma men, mại dâm, thần đổ bác, thần khẩu)
Tâm thích sưu tầm, cất giữ, tích trữ, ôm đồm nhiều việc mà không việc gì làm tới nơi tới chốn.
Tâm đam mê một thứ gì đó quên cả cuộc đời (đam mê thể thao, đam mê nghệ thuật, đam mê khoa học, đam mêvăn chươngchữ nghĩa).
Tâm hay thắc mắc chuyện nhỏ mà quên chuyện lớn (người bị mũi tên độc không lo chữa độc mà cứ muốn biết ai bắn, tại sao, chất độc gì. ...Rốt cuộc cứu không kịp).
J. Tâm bị ảnh hưởng của thời đại: tự docá nhân, tự do hưởng thụ:
Ăn theo thuở, ở theo thì. Ai sao ta vậy.
Về Thân, chạy theocách sốngđua đòi. Ai có gì ta cũng phải có cái đó, kiểu trưởng giả học làm sang.
Về tâm, nuông chiều ý thích, ham muốn, nuông chiều xác thân, hưởng thụ.
Đau bệnh ỷ có bác sĩ nhà thương. Không biết ăn uốnglành mạnh và tập tành nếp sống biết đủ.
Không kể đạo đứcluân lý, bất chấp phải trái, thiện ác. Thấy người làm được, ta làm được, miễn được việc mình ai bị thiệt kệ họ.
Về trí tuệ tâm linh, cho đó là món khó tin, xa vời, không cần thiết. Chỉ cần trí lanh xảo, mưu mẹo ăn thua hơn người một bước là hay là giỏi.
Bắt não làm việc quá sức, vui chơi hưởng thụ cũng tối đa, tom gópcủa cảivật chất càng nhiều càng tốt, ăn uốngthỏa thích. Tất cả đều quá độ, vô độ. Kết cuộc thân phải bệnh, tâm phải khổ và bị những chứng bệnh thời đại khó chữa như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh liệt rung Parkinson, bệnh ung thư, bệnh ảo giác...
7. TẠM KẾT
Như trên đã phân tích, não bộ tuy có nhiều tỉ tế bào cất giữ dữ kiện, có thể tu tập phát huy trí tuệ tâm linh nhưng chúng ta không lựa chọncon đườngchánh trí. Chúng ta lại chọn con đườngdục lạcthế gian, đưa đến thân bệnh, tâm khổ, tâm linh mờ tối.
Ngược lại, con đườngtâm linhhướng thượng, biết đủ, đưa đến thân khỏe, tâm an, và trí sáng. Vì sao? Vì biết làm vệ sinh não bộ. Làm sạch não bộ, tẩy bỏ bớt những thứ rác rưởi, cặn bãđộc hại ra khỏi tâm.
Ví như người biết mình đi lầm đường, quay lại tìm đườngan lạc, hạnh phúc.
Ví như người biết mình không thấy tỏ, tìm cách chữa mắt cho tỏ rõ, sáng mắt.
Ví như người lắm bệnh, tìm cách tự chữa bệnh cho lành, thay vì bệnh mình không lo, lại lo chữa bệnh người .
Nếu biết làm vệ sinh não bộ thì cuộc đời sẽ bớt khổ, thoát khổ và giác ngộ.
Nếu chưa biết, xin ghi tên học lớp ”Thiền” Để tự mình làm vệ sinh não bộ.
Khi thấy tâm đang trống rỗng, trong sáng, có nghĩa là cái nhận thức sắc bén đang soi chiếu tâm, quay ra cảnh thì cũng là thấy cảnh “đang là như vậy”. Chính trong giây phút đó, là giải thoát.
... thế gian này xuất hiện trước mắt chúng ta ra sao tùy theo cái “thấy” của mỗi người. Còn vị Thiền sư nói sao cũng đúng vì đã thông suốt mọi khía cạnh của pháp.
Người dụng công tu thiền định đòi hỏi vị ấy trí năng phải tỉnh ngộ. Mức độ tỉnh ngộ càng sâu bao nhiêu thì đường dụng công tu tập của vị ấy càng sẽ mau đến đích.
Im lặng là bản nhạc,
Không lời ca tiếng hát.
Làm thay đổi tâm hồn
Những con tim đen tối.
Mở rộng những lối về,
Xa cách những bến mê,
Trở về ngay bến giác.
Thầy THÍCH KHÔNG CHIẾU giảng đề tài ĐIỀU PHỤC TÂM
tại Đạo Tràng Sacramento và San Jose ngày 22 tháng 11, 2020.
qua ứng dụng Zoom (Thu hình từ Sacramento)
Hôm nay cô nhắc lại hai kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với các em, như là một món quà nhỏ trên bước đường tu học của mình. “Kho báu” của cô cũng chỉ có những bông hoa dại, hoa rừng, nhỏ xíu, không hương không sắc, không tên tuổi, như vậy thôi.
Mong sao, dù cho "Trường An náo loạn", mình còn xuôi ngược trong dòng náo loạn hoài, nhưng Đức Phật đã cho mấy cái mái chèo “Giới- Quán- Định- Huệ”, mình sẽ có ngày bơi về tới "Nước con an ổn".
Năm nay, cô sẽ trồng hoa, thật nhiều loại hoa trong vườn Tổ Đình của mình. Mùa xuân sẽ có hoa xuân, đào trắng, đào hồng, mùa hạ sẽ có hoa phượng vỹ, trúc đào, có trái ngọt, mùa thu sẽ có lá vàng, trời xanh, mây trắng, ...
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì?
Bài nầy cô muốn nhắc nhở chúng ta, phải thấy vấn đề sinh tử của mình như “lửa cháy ngang mày”, mau mau tinh tấn hơn nữa. Đừng có chọn con đường: “còn sống mà như đã chết”.
Cuộc đời kỳ diệu như vậy, thiên nhiên tươi đẹp như vậy, muôn trùng màu sắc, biến hóa huyễn ảo. Vậy mà cả đời rồi không nhận ra. Sống giữa ban ngày, mà không nhìn thấy gì. Bây giờ cuối đời mới biết mình đã sống “một đời mộng du”.
Trên đây cô mới nhìn lại quãng đường chúng ta đã đi trong năm nay. Tất cả các đạo tràng đều hoạt động tốt. Theo nề nếp xưa nay.
Cô biết các đạo tràng đều tiếp tục sinh hoạt đều đặn, “online”, hay qua điện thoại thăm hỏi lẫn nhau. tới lúc này có lẽ các em cũng quen với cuộc sống mới phải thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.
Ý, lời nhập thể không,
Tứ, tầm không khởi động.
Tâm ngôn không còn bóng,
Nhị Thiền, ta thành công!
Vọng tưởng hết khởi dậy,
“Nhà Xưa” ta liền thấy!
Tánh Giác hiện tròn đầy.
Trời xanh không áng mây!
Tất cả những giọt mồ hôi âm thầm đó như một nguồn năng lượng thúc giục mình phải bước tới, đem khả năng của mình ra góp vào dòng sống chung của cuộc đời.
Nghi thức tụng niệm có ích khi mình nhận ra trạng thái tâm của mình lúc đó đang “ly dục, ly pháp bất thiện”. Tâm đang trong sạch. Nhưng chưa thực sự trống không, vì tâm có một chỗ để duyên theo, là kinh sách, là kệ tụng v.v... cho nên phương thức này là bước đầu hỗ trợ mình, có thêm tuệ trí, hiểu biết kinh điển thêm.-
Tâm thực sự trống không khi mình đi vào cái Biết không lời vững chắc, nghĩa là ngay cả không còn chủ đề dụng công.
Tứ Nhiếp Pháp là pháp môn thực hành của người tu tập đi vào đời nhằm nhiếp hóa, cảm phục lòng người với mục đích cao thượng là giúp mọi người quay về sống trong Phật Pháp dẹp bỏ tham sân si.
Nếu nói có Định mà Giới và Tuệ chưa có thì là tà định. Tuệ ở đây là phát huy sáng tạo, là có biện tài, giảng pháp chính xác, lưu loát. Chứ không phải không cần giáo lý, xem thường tuệ, cho là lý thuyết. Một khi con đường đi lệch lạc, thì dẫn tới ý nghĩ và lời nói ra cũng lệch lạc, chỉ vì mình chưa có trí tuệ thực sự.
Tóm lại, từ bước đầu tu học, phải có trí tuệ, và bước cuối cũng là phát huy trí tuệ mà thôi.
Trên dòng đời, muôn vạn nẻo chánh tà, Pháp "nhiệm mầu," Tỉnh Thức Biết, ta tùy thân. Lửa Vô Minh dù cho có đến gần, Cũng không đốt được bản thân tánh linh giác.
Chuyến hành hương viếng thăm Phật tích năm 2006 có 2 mục đích:
1. Thầy Thiền Chủ tạo điều kiện thuận lợi để hướng dẫn thiền sinh tại các Đạo tràng Đức, Pháp, Canada, Úc, Mỹ thực tập các chủ đề đã học từ lớp Căn bản đến các lớp Trung cấp Bát Nhã và hướng dẫn thiền sinh chiêm bái các thánh tích để củng cố thêm ý chí hướng đến tâm linh.
2. Giúp thiền sinh nhận rõ giá trị Phật pháp đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tự lực thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca.
Hôm nay cô đặt câu hỏi, chúng ta tùy ý trả lời. Xem như một “trò chơi mới” thôi...
Sau khi hiểu ý nghĩa của mười câu xướng đó rồi, mình có thấy được bài học nào cho mình không?
- Tại sao chư Tổ đặt ra phương thức hằng ngày mình phải lễ lạy Phật và Tổ?
- Mình phải lễ lạy ra sao mới có giá trị?
- Tâm mình phải như thế nào?
Cô ước mong chúng ta hưởng ứng “trò chơi” này. Ghi lại vài dòng, vài ý nho nhỏ, cũng là có hồi đáp,...
Cửa thiên đàng hay cửa địa ngục là do ai? Do mình chọn thôi. Mình làm chủ cuộc đời của mình. Phải luôn luôn nhớ điều đó.
Dòng tuôn chảy của cuộc đời từ ngàn xưa vẫn vậy. Mình thấy cuộc đời ra sao? Mình thu nhặt cái gì trong cuộc đời? Là do mình thấy, là do mình thích, là do mình muốn, là do mình chọn.
A. THẬN: Thở theo nguyên tắc 1-4-2
1. Thế đứng: 00:00
2. Thế nằm: 01:48
B. SUYỄN: Thở theo nguyên tắc 1-4-2
1. Thế nằm: 04:02
C. THƯ GIÃN TOÀN THÂN: 06:21
Hướng dẫn lý thuyết: Thầy Thích Thông Triệt.
Hướng dẫn thực tập: Thầy Thích Không Như.
Thiền hành trong vô ngôn.-
Pháp tu theo Phật dạy: -
Niệm Biết giữ không hai, -
Ngày ngày ta gắng tập, -
Tánh giác sẽ hiển bày. -
Dứt khổ, đoạn trần ai.
Khí Công Căn Bản (Phần 5/6): THẤP KHỚP: Thở theo nguyên tắc 1-4-2
1. Thế gót chân: 00:00
2. Thế mép chân ngoài: 2:05
3. Thế mép chân trong: 3:54
4. Thế hai mép chân trong: 5:37
5. Thế nằm ôm nhượng và ngóc đầu lên: 7:42
6. Thế nằm bỏ chân qua một bên: 9:25
7. Thế nằm co chân vô: 11:23
8. Thế lòn chân qua: 13:10
9. Thế nằm co chân và nghiêng thân người: 15:06
“...Chợt thấy Ngôi Nhà Xưa,
Chính tại bờ bên này”.
Mình không tìm kiếm ở đâu xa xôi nữa. Tâm dừng lại, là đang ở trong nhà. Không cần nhờ ai chỉ đường nữa. Vậy thì thôi, xin rủ áo, buông tay. Giã từ.
Ta lại đi chèo thuyền trên dòng sông đời, mặc tình rong chơi.
Chỗ tinh yếu là giữ tâm ngôn cho thuần tịnh, -
Chỗ buông lời không một niệm dính hai bên. -
Đường Về Nhà là lối đến Không Tên, -
Phải ghi nhớ, nếu quên thì lạc lối. -
Thiệt ra cô viết mấy dòng nầy cũng như là cô đang nhắc nhở chính cô thôi. Cô cũng đã nhìn thấy dòng thời gian trôi qua, như gió thổi mây phải bay. Mây có bao giờ cưỡng chống lại...
Vậy đó. Cô đã dự tính cho cô: sống đơn giản, tu đơn giản, và đi cũng đơn giản, nếu cô được cái phần thưởng cuối cùng này.
Tới đây, cô tạm ngừng. Xem như “con đường mòn tâm linh” đã vẽ rồi, chúng ta cứ yên tâm bước tới. Đi tới đâu là tùy mỗi người thôi. Mỗi người là tác giả của dòng sống của riêng mình. Mỗi kiếp sống là tác phẩm của chính mình sáng tạo ra. Đau khổ hay hạnh phúc là tự mình vẽ ra cho mình. Cảnh đời bên ngoài cũng là tác phẩm của chính mình sáng tạo
Ni Sư Triệt Như trình bài đế tài tổng hợp thuộc về Lý Thuyết liên quan đến THỰC HÀNH THIỀN
- (tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 31 tháng 5, 2016)
Khí Công Căn Bản (Phần 4/6): TIM MẠCH: Thở bình thường
1. Thế đánh hai tay lên xuống: 00:00
2. Thế đánh hai bàn tay tréo qua tréo lại trước mặt: 2:19
3. Thế đánh xéo tay lên xuống kết hợp với khuỵu đầu gối: 3:12
4. Thế đánh cổ tay: 4:44
5. Thế đánh tay và xoay thân mình: 5:53
6. Thế đứng nghiêng thân người và cúi xuống: 7:02 Thở theo nguyên tắc 1-4-2
Vô Tướng chính là đây,
Vô Nguyện không thể thấy...,
Nhưng Không Tánh đủ đầy.
Chân như đã nội tại,
Trong nhận thức không lời,
Gió dừng sóng êm vỗ
Bát Nhã ta đến nơi.
Tới đây cô tạm chấm dứt phần đúc kết các bài học nhỏ trong mấy tháng qua.
Về phần mình, các em cũng nên nhìn lại chặng đường mình đã đi trong mấy tháng qua như thế nào?
Tâm của mình chuyển hóa ra sao, có bình an trong khi cuộc đời xáo trộn? Trí tuệ có hiểu sâu sắc hơn về những biến chuyển của cuộc đời?
Thở theo nguyên tắc 1-4-2
1. Thế sư tử ngồi nghinh thiên: 00:00
2. Thế nằm: 1:54
3. Thế nằm co hai chân lại: 4:08
4. Thế nằm ngóc đầu lên, hai gót chân sát sàn nhà: 6:15
Riêng vị thiền sư Nhật bản này có hơn 10 đệ tử sáng đạo. Thật là một việc phi thường. Chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đó?
Có thể từ kinh nghiệm này, mình ứng dụng cho mình để mình cũng đạt được kết quả sáng đạo.
Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư hay không? Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu? Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?
Nhưng nếu mình đứng lại, thì là mình tới nhà rồi. Tâm đứng yên, là đang ở trong nhà. Còn tìm gì ở đâu nữa? Cho nên một thiền sư xưa đã nói: “Một niệm vô sanh, đạt niết bàn”. Con đường Thiền đó- tạm nói vậy- chứ nếu còn con đường phải đi, thì là chưa tới.
Hôm nay cô cho một chủ đề khác: “Con Đường”.
Các em có thể đi trên con đường, hay ngồi nhìn con đường, hay đứng nhìn con đường. Con đường nào cũng được...
Thực tập khoảng 15 phút cũng đủ. Mong rằng các em nhìn ngắm con đường, thấy cảnh ra sao, tâm ra sao?
Mình học được bài học nào, qua truyện ngài Angulimala? Mỗi em tự suy gẫm. Mình đã đứng lại chưa?
Nếu mình còn đi, tức là mình chưa đứng lại.
Nhưng nếu mình chưa đi, mà mình đứng lại, thì sao?
Đức Phật giáo hóa đệ tử với tâm bình đẳng, khách quan, nhưng mỗi người tùy theo căn tánh, khả năng riêng mà tu tập và tiến bộ khác nhau.
Vậy chúng ta hãy suy gẫm xem mình là hạng đệ tử nào, mình có những ưu điểm nào, hay còn khuyết điểm đã khiến cho mình chưa đến nơi mà mình muốn đến?
Hạnh lắng nghe là phương pháp tu quan trọng có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Chuyển hóa nhận thức của người và chuyển hóa chính tâm thức của chính chúng ta.
Hôm nay, cô cho chủ đề số 3. Chủ đề này sẽ trừu tượng hơn một chút.
Chủ đề: “quan sát Tâm” của mình...
Các em thực tập rồi ghi lại, khoảng 5 lần, nhận thấy tâm mình ra sao?
Kết luận, trong nhà Thiền, điều kiện thực hành là quan trọng, thực hành trong khi tọa thiền, và thực hành trong đời sống.
Thực hành : Quán, Chỉ, Định, và Huệ. Chúng ta không quên Giới, vì Giới là quan trọng, là nền tảng vững chắc của phẩm hạnh thanh cao của con người. Giới là bước tu tập đầu tiên để chuyển Nghiệp của mình.
Đập vỡ cây đàn làm chi hỡi Bá Nha? Cứ khảy đàn đi, vẫn còn vầng trăng sáng năm xưa đang thấy, vẫn còn dòng nước trong veo bến Hán Dương đang nghe, kìa là hoa lá cũng rộn ràng một vũ điệu vô tư theo tiếng nhạc.
Tất cả cũng chỉ là cõi tâm của một người. Xem như cô tặng cho các em những mảnh vụn trò chơi “puzzle”, ai biết thì ghép lại làm thành một bức tranh tâm của một đời phù du.
Ni sư Triệt Như trình bày, đút kết lại những bước cần thiết trên con đường tâm linh của chúng ta,
Bài giảng dành cho những Thiền Sinh mới làm quen với Thiền nhưng cũng hướng tới mức độ cao hơn cho những vị đã tu tập lâu năm
Từ có nhận thức rõ ràng về tâm biết tĩnh lặng trong sáng này, mình cứ kiên nhẫn thực hành hoài trong đời sống hằng ngày là mình sẽ đạt được tất cả: sức khỏe tốt, hài hòa trong tất cả hoàn cảnh sống, chính mình an lạc và đem an lạc tới cho tất cả mọi người khi mình tiếp cận.
Mấy năm sau này cô chỉ hướng dẫn khóa Bát nhã đặc biệt với cách hướng dẫn uyển chuyển khác nhau trong từng đạo tràng. Đạo tràng nào thấy cần bổ túc phần nào thì bổ túc. Mà phần thiếu nhất là Kinh Nikàya, cần học thêm để tăng niềm tin và để mình không xa rời những lời dạy của Đức Phật. Muôn đời, những lời dạy của Đức Phật là khuôn mẫu vô giá cho người đời sau.
"Xin đừng hỏi nữa, hãy ngồi lắng nghe
Tiếng tùng bách khi không gió lộng." -
Hãy im lặng lắng nghe! Nghe gì? Không có gió thổi, vậy cây tùng cây bách có âm thanh hay không?
Trên đây, cô tạm đúc kết lại tiến trình cái thấy của mình, bắt đầu qua một chủ đề tầm thường, nhỏ nhoi, thực tiễn, là “một chiếc lá”.
Mà chiếc lá có nói gì với mình không, hở các em? Tới đây, mình đã hiểu “Kinh Vô Tự”, mới là chân kinh.
“Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.