HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN55: KHO TRỜI

30 Tháng Bảy 202011:50 SA(Xem: 6831)
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 55


KHO TR
ỜI
55 Kho Trời

Khi xưa, hồi học trung học, cô được học thuộc lòng nhiều thi ca của ông Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát v.v....Trong số đó, cô thích nhất bài này, không phải thích thái độ “hưởng nhàn” mà là thích những bức tranh hiển hiện ra trong mấy câu thơ. Cảnh đẹp của thiên nhiên được vẽ lại với những nét đơn sơ chấm phá, nhẹ nhàng, đầy hương vị thanh thoát. Như: chiếc ghe chài im lặng cô tịch trên sóng nước nơi xa xôi hoang vắng. Như ngọn gió thoảng trên sông. Như ánh trăng soi đầu núi. Như dòng nước Hoàng Hà từ trời cao tuôn chảy ra biển, có bao giờ trở lại. Tất cả cô đọng lại trong một ý đặc sắc: “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”.

Chúng ta đọc lại bài thơ này, sẽ cảm nhận được hương vị Thiền.

UỐNG RƯỢU TIÊU SẦU

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,

Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.

Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,

Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.

Duy giang thượng chi thanh phong,

Dữ sơn gian chi minh nguyệt.

Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.

Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,

Ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.

Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương tiến tửu”:

“Quân bất kiến:

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.”

Làm chi cho mệt một đời.

Cao Bá Quát (1809- 1855)

Thiên nhiên bao quanh mình, thiệt là tươi đẹp. Đây là một cái nhìn của Thiền. Khi tâm mình tĩnh lặng, an vui, thơ thới, thì cảnh thiên nhiênthiên nhiên, tràn đầy sức sống, mà tĩnh lặng, thanh thản. Còn khi mình nghe ông thi hào Nguyễn Du, trong quyển Đoạn Trường Tân Thanh, cho là:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Cái thấy này là chủ quan của tình cảm người đời.

Ông Cao Bá Quát nhận ra kho trời, tức là thiên nhiên vạn vật là kho báu chung của trời ban tặng, mỗi người đều đang sống trong kho báu đó, nhưng mấy ai biết thưởng thức cái đẹp, cái hay, cái giá trị vô cùng của kho báu thiên nhiên này. Chỉ riêng mình biết hưởng, mới nhận ra cái giá trị vô tận của thiên nhiên.

“Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”.

 Cô trở lại việc của mình hổm rày.

Bài thực tập số 1, chủ đề “Một chiếc lá”. Là một sự vật rất nhỏ nhoi, đơn sơ trong thiên nhiên, nhưng nó cũng khai mở cho mình những hiểu biết rộng lớn, thâm thúy, chính xác của cuộc đời, của vũ trụ. Đó cũng là ý nghĩa của “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Nếu ai nhận ra.

Mức độ “vô tận” chính là căn cơ của mỗi người, và cũng là mức độ thực tập, hay không thực tập vì mình xem thường chủ đề.

Bài thực tập số 2, chủ đề "Biết”, đi biết đi, ngồi biết ngồi. Cũng thực tập đơn giản nhất, dễ nhất, là bước đầu tiên của người thực hành Thiền. Nhưng lại là tinh hoa của Thiền.

Mình sẽ phải thực tập Cái Biết này suốt đời. Cái Biết, chỉ cái Biết, rồi tâm dừng lại. Không suy nghĩ thêm, không so sánh phân biệt, không nói tên v.v... Ngay đó tâm yên lặng, đứng yên. Nhưng trong chủ đề này còn tạm gá cái Biết vào thân đang đi hay đang ngồi.

Hai bài số 1 và số 2 là thực tập then chốt của Thiền.

Tạm xem như quan sát Cảnh, rồi tới quan sát Thân. Bước đầu còn có đối tượng cụ thể để mình tạm gá cái Biết: một chiếc lá, thân đang đi, hay đang ngồi.

Mỗi ngày, cô đều có theo dõi các em có đọc bài hay không, rồi có ghi lại diễn tiến thực tập hay không. Cô nhận thấy có rất ít em chịu khó thực tập và ghi lại.

Cô hiểu đời sống ở đây đòi hỏi mình lo âu tính toán, làm việc gì cũng nhanh nhẹn, phải quyết định dứt khoát, mà cuộc đời thì hết việc này có ngay việc khác. Tuổi trẻ thì lo ăn học cho giỏi, trưởng thành rồi thì lo làm tròn công việc của mình. Thêm gánh nặng gia đình, con cái, lại lo cho nó ăn học nên người. Bao nhiêu đó cũng đủ bạc đầu rồi. Tới khi con cái trưởng thành thì tới mình hưu trí. Nhưng có khi cũng chưa được nghỉ ngơi. Lại thương con cực khổ, mình lo thêm tới cháu.

Mình ít có thì giờ thanh thản, nghỉ ngơi để tu học. Lo dọn sẵn con đường sắp tới cho mình, phải đi một mình, không có người thân bên cạnh, các em ơi.

Thêm một lý do nữa là lần lần mình quên đi tiếng nói của mình. Quên luôn cách viết chữ Việt nữa. Thế hệ con cháu mình xem như không còn nói và viết đúng tiếng Việt rồi. Mình thì sao? Có khi nào hát:

“Tôi yêu tiếng nước tôi,

Từ khi mới ra đời...”

Mà thấy chạnh lòng hay không? Người Việt mình, ngày xưa, đã tự hào:

“Tiếng Việt còn- Nước Việt còn”. Vậy còn thương còn nhớ phương trời thăm thẳm xa đó, thì chúng ta ráng gìn giữ tiếng Việt, nói lưu loát, viết lưu loát, nhất là các em phát tâm phục vụ cho đời. Điều kiện của “ngũ minh” là: thanh minh, nhân minh, y phương minh, nội minh, công xảo minh. Hiểu pháp, thì phải giảng ra được và viết ra được. Mình đang trau dồi: nội minh (hiểu kinh điển hay hiểu pháp), nhân minh (hiểu tương quan nhân quả) và thanh minh (nói ra lưu loát, âm thanh rõ ràng trong trẻo, thu phục lòng người).

Nếu các em nhận ra được ý của cô, thì mong là chúng ta sẽ ráng ghi lại vài câu diễn tả cách mình thực tập và mình cảm nhận thế nào, thì cô mới thấy công việc làm của cô hữu ích cho các em để cô tiếp tục.

Các chủ đề mới thấy thì dường như nó quá dễ, nhưng chính trong cái đơn giản lại chứa đựng: “kho báu vô tận” của trời đất, của Phật pháp, và cũng là của trí huệ Bát nhã của mỗi người.

Các em ghi lại những điều nhận ra của mình, là một cách tu “kiến hòa đồng giải”. Đừng nghĩ rằng mình sẽ bị hiểu lầm là khoe khoang. Nếu mình nhận ra đúng, các bạn sẽ chung vui, nếu nhận ra chưa đúng, cô sẽ giải thích thêm. Xem như đây là những buổi tu học đặc biệt, không gò ép thời gian. Cô cảm thấy thoải mái khi viết bài, các em cũng thoải mái khi đọc bài, khi thực tập và ghi lại.

Cô không dùng nhiều thuật ngữ khó hiểu, có tính cách hàn lâm, như trong các bài giảng xưa nay nữa. Những thuật ngữ đó là điều bắt buộc sử dụng, nhưng nếu mình chưa hiểu rõ, thì nó chỉ là sáo ngữ, rỗng tuếch. Cũng như cô rất ít dùng tên các tầng định, thí dụ: Định có tầm có tứ, Định không tầm không tứ v.v... Cô chỉ kể tên các tầng định này trong bài giảng về các tầng định của chính Đức Phật mà thôi.

Chúng ta, tâm còn tham, sân, si liên miên, nếu có kinh nghiệm dừng được niệm trong một khoảnh khắc nào đó, thì không nên hoang tưởng là mình đạt được cái gì.

Hôm nay, cô cho chủ đề số 3. Chủ đề này sẽ trừu tượng hơn một chút.

Chủ đề: “quan sát Tâm” của mình.

Không phải khi tọa thiền. Mình cứ sinh hoạt bình thường. Khi đi bộ ngoài vườn, khi ngồi nghỉ trên ghế, khi nằm xuống giường nghỉ mệt, khi đánh computer mỏi mắt rồi, khi ăn cơm v.v... lúc nào nhớ thì quay lại nhìn xem cái tâm của mình nó đang ra sao? Mỗi lần nhìn chỉ 1 hay 2 phút thôi. Rải rác trong 1 ngày hay 2 hay 3 ngày. Chứ không phải thực tập 1 lần.

Các em thực tập rồi ghi lại, khoảng 5 lần, nhận thấy tâm mình ra sao?

Vì có những em mới bắt đầu làm quen với Thiền, nên cô cho thời gian ngắn thôi. Các em đã nhuần rồi thì có thể thời gian dài hơn. Miễn là không có niệm khởi lên lung tung nữa.

Bài thực tập số 3 này, không sử dụng giác quan. Chắc các em đã nhận ra điều này.  Cho nên các em có thể nhắm mắt cũng được, hay mở mắt, nhưng không có đối tượng bên ngoài cụ thể nữa.

Các em sẽ nhận ra kho “vô tận” của mình nó tới đâu.

27- 7- 2020

TN

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Tám 20206:35 CH
Khách
UYỂN NHƯ - Sacramento
Bài tập 3: QUAN SÁT TÂM
Kính Thưa Ni sư:
Con xin chia sẻ Bài thực tập thứ 3 về Quan Sát Tâm

3) Quan sát tâm lần thứ 3: Thư giãn mắt - Thư giãn tâm - Tâm tĩnh lặng - Biết không lời
Lần thứ ba, con quan sát tâm mình trong vài phút khi thực hành thư giãn để vào thời thiền tập “Không Nói”. Lâu nay, việc thư giãn thân và tâm trước khi bắt đầu thực hành toạ thiền được con đặt lên hàng đầu. Không vội vàng để bắt đầu “thở” hay “không nói”, nếu con chưa nhận biết toàn thân và tâm con đã thư giãn. Con giữ việc thư giãn thân tâm là cốt lõi của sự dụng công và cái Biết là chủ thể trong mỗi thời thiền của con. Sau khi ngồi xuống gối thiền, con thường dành khoảng 5 phút để chuẩn bị trước khi bắt đầu dụng công. Con thực hành từng bước. Con tự ra lệnh một cách nhẹ nhàng và thong thả, sau khi đã ngồi yên vào vị trí toạ thiền: lưng thẳng, cổ và đầu thẳng, mũi ngay tầm rốn, hai trái tai ngang tầm hai vai, thư giãn mặt, thư giãn hai vai, thả lỏng hai cánh tay buông xuống dọc theo thân, hai bàn tay nhẹ nhàng để chồng lên nhau đặt trên chân qua cái gối tay nhỏ, hai ngón cái chạm nhau, biết thân mình đang thư giãn… Mỗi bước nhỏ này con dành một khoảng thời gian thư thả. Rồi con ra lệnh thư giãn mắt. Khi ra lệnh thư giãn mắt, con nói với cái biết thật thong thả, nhẹ nhàng và chờ để biết là mắt mình đang thật sự thư giãn, lúc ấy có đối tượng trước mắt con, mắt con đang hướng thẳng đến đối tượng, nhưng con nhìn mà không thấy, không định ra tên nó là cái gì. Ngay khi nhận biết mắt mình thư giãn, liền đó con quan sát tâm mình thì tâm con cũng đang thư giãn. Rất dễ chịu. Con nhận ra cái biết không lời ngay lúc đó. Con biết rõ tâm con đang tĩnh lặng và con đang tự chủ. Rối con mới ra lệnh toàn thân và tâm thư giãn và chờ một chút để nhận biết là thân và tâm con đã thư giãn. Liền đó, con bắt đầu vào thời thiền tập của mình. Với cách bắt đầu như thế này, con thưởng hưởng được một thời thiền rất lợi lạc, như sáng nay, hết giờ thiền tập, con vẫn còn thích và đã ngồi thêm15 phút nữa và khi rời khỏi gối thiền con cảm thấy nhẹ nhàng, tự chủ và tự tin. Con xin tạm kết luận lúc này: việc quan sát tâm chính là đem cái tâm trở về với thân, khi nhìn vào tâm mình chính là khi mình thấy biết tâm mình, cái biết này là cái “biết không lời”, bởi vì lúc này tâm con tĩnh lặng. Quan sát tâm là cách nói đơn giản của Cô, người thực hành thiền đúng và đều đặn sẽ thấy ý nghĩa của quan sát tâm là rất quan trọng. Thiền là một quá trình thực hành quan sát tâm - hay nói rõ hơn là nhìn vào tâm mình mà “thở” hay “không nói” là hai phương tiện chính và hữu hiệu trên con đường Thiền Định của Tánh Không.
Con xin Kính cám ơn Cô đã cho bài tập “Quan sát tâm” rất hay!

Con Uyển Như
(Con xin hẹn sẽ trình Cô hai bài “Quan sát tâm lần thứ 4 và Quan sát tâm lần thứ 5”)
12 Tháng Tám 20206:02 CH
Khách
Bài 55: KHO TRỜI - Bài tập 3: QUAN SÁT TÂM:
Uyển Như - Sacramento

Kính Ni sư:
Con đã thực hành theo Bài tập 3 và xin chia sẻ:

1) Quan sát tâm lần 1: Biết có lời không lợi ích
- Đọc bài “Kho Trời”, con đã nhìn vào tâm quan sát, và thấy mình dính ngay với câu thơ“Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Hay quá! Tâm con vui và thích với cách dùng từ và diễn đạt của tác giả: kho trời, của mình riêng. Ngày xưa học Văn con rất thích Cao Bá Quát. Rồi đọc đến chỗ Cô viết “Bài thực tập 3 - Quan sát tâm”, tâm con liền giao động. Sao Cô cho bài thực tập liên tục và nhanh đến như vậy. Ý nghĩa của “Kho trời” thật sâu sắc và có biết bao nhiêu điều đáng học hỏi và tu tập với kho trời! Mà sao Cô không cho thiền sinh thực tập với “kho trời” đã, mà cho ngay bài thực tập 3 liền như thế. Cái thói quen thích văn chương từ quá khứ (ý căn) trong con nó lộ ra, thêm cái tâm vẽ vời xét đoán (trí năng) và tâm thích phân tích, phân biệt (ý thức) khiến nỗi băn khoăn hiện lên trong tâm con. Quan sát tâm mình, con thấy sự có mặt của “cái biết có lời”. Cái biết này chủ quan và tiêu cực vì nó làm cho con băn khoăn, không có lợi cho con. Khi biết rõ hơn do đâu mà tâm con không bình an, con đã chế ngự được tâm mình rằng: những băn khoăn suy tư ấy là do thói quen và cái “tôi” của mình sinh ra, rồi nó sẽ thay đổi. Con cũng nhận ra ký ức và thói quen (lậu hoặc) đang chi phối tâm con làm tâm con không thanh thản, không sáng suốt. Người thực hành thiền dụng công đúng và đều đặn, sẽ bào mòn bớt lậu hoặc, sẽ bớt dính mắc với quá khứ hay đối tượng bên ngoài, rồi từ lần sẽ làm chủ được suy nghĩ của mình. Chỉ khi làm chủ được suy nghĩ của mình, tâm mới sáng suốt, bình an.

2) Quan sát tâm lần 2: Văn - Tư - Tu - Biết có lời lợi ích
Khoảng nửa ngày sau, con đọc lại bài “Kho Trời”. Khi nhìn vào tâm lần thứ hai, con thấy biết những tư duy trong tâm con rõ hơn. Cùng trong một bài viết ngắn (Văn), Cô nói đến “Kho Trời” và cho Bài tập 3: “Quan sát tâm”. Con nghĩ kho trời và Quan sát tâm có gì liên quan với nhau? Kho trời là vốn của thiên nhiên dành cho mọi người, mọi loài, là đối tượng bên ngoài tâm. Ai biết thì nhận ra nó là vốn quý, ai không biết thì lãng phí của trời cho. Mỗi người nhìn “kho trời” theo nhãn quan riêng của mình. Quan sát tâm là quay vào tâm mình để thấy - nhận biết những diễn biến xảy ra trong tâm. Cùng là quan sát - Quán, nhưng có hai cách: Quán có đối tượng và Quán không có đối tượng. Quán có đối tượng cần dùng giác quan, “kho trời” là một đối tượng. Quan sát tâm không có đối tượng và không dùng giác quan. Quan sát tâm là nhìn vào tâm mình, thấy tâm mình, biết tâm mình, nhận biết tâm mình đang suy nghĩ, tính toán, phiền não, hỷ lạc, lo âu, tham sân … hay tĩnh lặng. Lần quan sát tâm này, con thấy tâm con cũng có những suy nghĩ, phân tích nhưng tư duy (Tư) là để hiểu rõ vấn đề trước khi thực hành (Tu). Niệm trong tâm con lúc này là những suy nghĩ thiết thực nhờ vào vốn thiền học (tâm tỉnh ngộ), sẽ giúp ích cho con trong việc tu tập. Con nhận ra, lần này, cái biết có lời cũng có mặt trong tâm con, nhưng cái biết này tích cực vì không bị “thói quen” hay cái “tôi” chi phối. Cái biết có lời này cần thiết và lợi ích cho người thực hành thiền, nhất là vào thuở ban đầu.
Xin cảm ơn Ni sư đã cho chúng con bài thực tập hay.
Con Uyển Như - Sacramento
(Con sẽ xin chia sẻ tiếp: Quan sát tâm lần thứ 3, thứ 4 và thứ 5)
10 Tháng Tám 20203:55 CH
Khách
Vùa rồi nhân dip trao đổi voi Nhu Chiếu, đuoc Nhu Chiếu nhắc là Ni Su tuy cách xa hang ngan cây số voi cac anh chi em chung ta nhung Ni Su luôn luôn vẫn nghĩ đến anh chi em đệ tu khap noi va nhât la Montreal. Cac thien sinh Montreal và Ni Su có môt dây liên hê rât sâu xa và Ni Su luc nào cung thich nhận duoc tin tuc cua anh chi em chung ta và theo dõi tiên trinh tu hoc Phât phap cua cac thien sinh. Thât thê Ni su ở xa chung ta nhung thât ra Ni Su '' est loin des yeux mais pas loin du coeur de nous tous. '' (xa mặt nhưng không cách lòng)

Để đáp ứng lời mời cua Ni Su , con xin viêt duoi day nhung gi con da thực tâp duoc, hiêu biêt thêm, chứng nghiệm trong cơn dich nay. Con đã quan sát tâm con nhu sau :

Sông trong cơn dich nay, đối voi con cũng nhu đối môt sô lớn chung ta là môt thu thach chua tung trải qua. Làm sao mà có thê không sợ hai truoc nguy cơ chua bao giờ thê giới chứng kiến ? Khi nghi tới là trong môt cái cầm tay, môt câu chào hỏi thôi là chúng ta có thê truyền bênh vào nguoi khac hay ngược lai va đi tới bênh , thâm chi tư bản thân mình ? Tuong lai ra sao ? Chừng nao tim duoc vaccin ? Bao nhieu diêu phai lo âu. Khong biết ngay mai ra sau ? Incertitude , angoisse, không gì chắc chắn, đầy lo âu ...

Con trải qua tât ca trang thai tâm lo âu đó. Con lo buồn, mât ngủ . Nhung con tự nói là truoc nguy co nay minh chỉ nên Thiền . Lần lần ngôi thiền , ngay qua ngay con chi rang nghi toi nhung điểm ''positif'' của hiên tai của đời con. Con nghi là minh may man sông trong môt đất nuoc giàu, có phuong tiên giup nhung nguoi mât việc, co nhà thuong , co môt chính phủ khá tôt. Con có tai chanh ôn dinh, không lo âu vê viêc làm , suc khỏe tôt, khong phai lo con nhỏ, me gia v... v...Rất là nhieu nguoi tren thê gioi nay không duoc có . Nghi qua nghi lai, con thây minh co nhieu may man va con xin cúi đầu tạ on Phật và Bồ Tat.

Vi thê con không bi ''depressed'' nữa va tâp trung tâm vào viec tu tâp thiền. Con nho loi Ni Su day" Chú y vào hoi thở, không ... nói". Nguoc lai luc truoc, con thây luc này mỗi khi thien xong con thoai mai hon truoc, đầu oc sang suot, tâm bot rôi loan, vui ve hon. Con không lo phiền vu vơ nữa, con nghi chuyen gi toi thi no se toi. Con toa thien môi ngay 2 tieng dông hô ...

Và con cung không quên sau khi thiên xong, tâp khí công, thu giãn thân thê v..v...Nhung ngay dep troi con di ra sân, trong vườn (không quên mang mask ) hoac di xe dap chung quanh nha, huong nang, Con phone hoi tham nhung nguoi quen hay ban bè sông môt minh , gap ai ngoai duong hoi tham ( cẩn thận khong den gân) . Con thây tâm thanh than va con nhin doi môt cach lac quan.

Biêt dâu là cơn dich nay se là giúp môt số đông chung ta đê hieu ro hon luat vô thuong, vô nga va tanh không (Impermanence, interdependance et vacuite ) cua vu tru ? Ly duyen khoi ( Effet causal) cua Phat day chung ta là cai gi cung co nguyen nhân cua no mà !

Tât ca su kiên tren doi khong co gi là không co lien lac voi nhau. Tât ca su kien trên vu tru xay ra vi co nguyen nhân .'' L'univers a un chef d'orchestre qui dirige la partition ( Mathieu Ricard *) . Moi thien tai xay ra tren doi nay là do ly duyen khoi ( effet causal, karma) . Không co môt vât gi là doc lâp rieng ca. Con ngoi thien va con nghi toi luât nhân quả. Tâm , khâu , y, tât ca nhung gi ta làm, noi va nghĩ dêu co thê tao nghiệp.

``Les phénomènes de la vie peuvent être comparés à un rêve, un phantasme, une bulle d'air, une ombre, la rosée miroitante, la lueur de l'écalir , et ainsi doivent ils être contemplés'' Bouddha , dans le Sutra Immuable '' Tam dich : '' Nhung hiên tuong thê gian co thê so sanh nhu môt cơn mộng, môt ảo vong, mot hơi bọt, môt cai bong, giot nuoc trong sang , mot tia sét đánh, và phai duoc xem nhu thê thôi . ''

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Nam Mô A Di Da Phat . Chuc Ni Su khỏe manh

Mỹ Loan
(Đạo tràng Montreal)
10 Tháng Tám 20202:06 SA
Khách
Kính trình Ni Sư,

Chủ đề: Quan sát tâm, không sử dụng giác quan, nhắm mắt hoặc mở mắt, mỗi lần 1 - 2 phút, thực hành vài lần trong 1 - 3 ngày.

Sau một số lần thực hành quan sát tâm: nhắm mắt trước khi vào giấc ngủ, mở mắt sau khi ăn sáng, nhắm mắt khi ngồi trước bàn thờ Phật, mở mắt không có đối tượng nào.
Kết quả là trong những phút thực hành như thế, con không thấy tâm đâu cả.

Con nhận ra, khi không sử dụng giác quan gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, vậy chỉ còn 'ý', bấy giờ tác 'ý' để quan sát tâm, nghĩa là dùng con mắt tâm mà nhìn tâm, thì như là nó đang tự quan sát nó, nôm na giống như là nó đang bị 'bắt gặp quả tang' mà 'lặn' êm, không thấy gì cả.

Kính,
Như Anh
08 Tháng Tám 202011:13 SA
Khách
Thưa Ni Sư kính mến,

Mấy lúc này con bận nhiều việc (của mình và giúp người) nên tối vào mở máy đọc một hồi là mắt sụp xuống. Con rất muốn viết bài khi thấy Ni Sư ra chủ đề, nhưng chưa kịp viết thì đã sang chủ đề khác.

Hôm nay được Ni Sư bật đèn xanh nên con xin viết ngắn gọn kể lại kinh nghiệm của con về Quan Sát Tâm. Con xin phép viết như một lời tâm sự, không dùng những danh từ chuyên môn trong bài vở.

Cho mãi đến khoảng năm 2000, tâm là con, con là tâm, tâm dẫn đâu con theo đấy, hỉ nộ ái ố cuốn cái thân vòng vòng...Rồi một hôm duyên đưa đẩy con đến trường thiền, nhưng mới nghe vài thời Pháp sơ sơ chứ cũng chưa biết gì nhiều vì lúc đó con đang mê man học giáo lý Đại Thừa, lại thấy khi tụng kinh niệm Phật thì rất an lạc.

Con nhớ mãi một buổi chiều con đến thiền viện để thỉnh thuốc tễ, trong lúc đợi xe bus 1 tiếng mới có, Sư bảo con lên chánh điện thiền. Con chưa bao giờ được hướng dẫn thực tập nên lên đó một mình sớ rớ ngồi trước Phật Thích Ca, miệng lại niệm A Di Đà theo thói quen. Một lúc tâm bắt đầu phóng, tai con nghe một chiếc xe thắng két ngoài đường, tâm bèn nghĩ '' đi đâu mà chạy nhanh như ăn cướp rồi hãm phanh cho mòn thắng, thế nào cũng gây tai nạn cho xem!''. Chút sau lại nghe chim hót líu lo, tâm lại nghĩ ''Chắc đôi chim uyên ương đang tỏ tình !''. Phán đoán chán chê một lúc, tâm tự dưng lắng xuống, rồi mọi suy tưởng cũng không còn, tai vẫn nghe tiếng động, tiếng nói chuyện của các Sư...nhưng tâm không còn chạy theo những âm thanh đó để phân tích phê phán diễn tả này nọ nữa...con chìm vào cảnh giới an tịnh...và khi nghe tiếng kẻng báo hiệu hết giờ, phải ra đón xe, con không muốn đứng lên.

Sư hỏi con thấy sao, con cũng vắn tắt kể những gì vừa xảy ra, Sư chỉ cười và bảo: Ừ về đi. Tối đó một cô bạn nhờ con gọi phone xin Sư ngày mai giảng cho Trình Pháp là gì ( con hay mau mắn đặt câu hỏi dùm các bạn Đạo ). Sư cười bảo: Hồi chiều chị trình rồi đó!

Từ đo tới nay sau khi học và nghiên cứu về Tâm qua các môn Duy Thức Học, Vi Diệu Pháp và thực tập miên mật, con thường xuyên kiểm soát tâm mình, mới đầu thì phải canh giữ ráo riết, từ từ thành quen, nhìn thì biết nhìn, nghe thì biết nghe...không còn vọng tưởng, suy diễn...Ví dụ: một hôm ngồi uống cà phê cùng các bạn, qua cửa kính ai cũng thấy một cô gái đi qua, tóc cô ta nhuộm nửa xanh nửa hồng, con thấy và ghi nhận vậy thôi, cô đi qua là hết thấy, nhưng con rất ngạc nhiên khi nghe các bạn phê bình, mỗi người một lời chỉ trích trong khi cô gái đã mất dạng từ lâu.

Tuy nhiên không phải lúc nào tâm cũng hoàn toàn rỗng rang, chỉ chú ý việc đang làm, nó rình mình vừa thiếu chánh niệm là khởi vọng ngay, nhưng vì có sự cảnh giác, vừa khởi là ghi nhận liền, nên vọng chấm dứt cũng mau. Ngoài ra khi ý vừa đến, chưa thành khẩu mình đã ghi nhận tâm ngay, nó thiện hay bất thiện, có tham sân hay không, ngã có ẫn sâu bên trong?

Bây giờ thời Covid, việc gì cũng phải giải quyết on line, kể cả mua bán chợ búa, đôi khi cũng mất nhiều thì giờ. Một ngày con chia xen kẽ công việc trí óc và vận động tay chân , khi thì ngồi trước máy vi tính, lúc hít thở khí công, lúc làm vườn, khi dọn dẹp, lúc nghe một bài Pháp, nói chuyện giao tế khi cần thiết, thường thì tịnh khẩu, và ngồi yên buông xả thân tâm. Một điều lợi lạc từ khi hành thiền và giữ tâm như như thì giấc ngủ của con không bao giờ mộng mị, muốn ngủ mấy tiếng thì ngủ, dù 5 hay 7 tiếng vẫn đủ, đăt mình nằm chỉ 5 phút sau là chìm vào giấc ngủ say.

Con rất thích đi đây đi đó, đôi khi ham vui hoặc cả nể nên cũng hay lăng xăng. Vẫn biết rằng thời gian còn lại của mình có thể dài nhưng cũng rất ngắn, nếu không thanh lọc tâm thì không thể Giải thoát. Nay dùng cách ly làm phương tiện thiện xảo để tu tập. Chánh niệm tỉnh giác, để khi tâm phóng như khỉ như ngựa là biết ngay nó đang quay quắt thế nào, nó đang khôn lanh bào chữa ra sao, tham sân tới đâu, và ghìm dây cương, đem nó trở về với Tánh Không.

Tuấn Trang DP.
(Đạo tràng Montreal)
06 Tháng Tám 20205:01 CH
Khách
Kinh thưa Ni Sư
Đứng trên lan can lầu bẩy nhìn ra biển ,mặt trời bắt đầu xuống ,thiên hạ nhộn nhịp đi dạo ,thuỷ triều đang lên ,con thấy vui lây ,nghĩ đến những lần được xem mặt trời lặn khác ,ở trên núi hay giữa biển ,so sánh liên miên
Chợt nhớ chủ đề mới ra sáng nay của Ni Sư,con quay lại quan sát tâm mình,nhận thấy sao dao động nhiều quá ,tâm ba thời làm việc liên miên
Con trở lại cái Biết Không lời đến lúc tâm thanh thản ,đầu óc trống rỗng khong còn một khái niệm nào
Một lúc sau mở mắt ra nhìn xuống biển ,thuỷ triều lên gần bờ đê ,sóng trắng xoá vỗ ào ạt ,nhìn lên mặt trời đang từ từ xuống ,
Một lúc sau đã xuống dưới mặt biển ,còn lại một vùng chân trời đỏ au ,dần dần nhạt đi
Với tâm tĩnh lặng con cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của buổi chiều đó : sóng biển ,thuỷ triều ,mặt trời lặn ...đều là những trang kinh Vô Tự,là kho báu của trời cho


Mấy sáng nay thiền hành ngoài vườn tâm yên lặng thoải maí ngắm chậu hoa ,nhìn vườn rau ,đột nhiên nẩy ý hái rau ,cà chua làm một đĩa salade ,chợt nhớ nhìn lại tâm mình,bèn giữ cái Biết không cho nó đi lang thang nữa ,Tâm liền yên và rỗng lặng trở lại
Lúc nào cũng phải giữ cái Biết, tâm mới khach quan được



Có lúc xung đột với người thân vì vấn đề sức khoẻ ,tương lai,,lòng bồn chồn lo lắng
Xét lại Tâm mình ,nhận ra rằng chung qui cũng do cái Ngã với những tham,sân si ,ích kỷ,thiên kiến định kiến ...,còn dày ,phải nhận diện nó ,bào mòn từ từ
Mỗi người có con đường đi riêng ,nghiệp báo riêng không ai chen lấn vào được,trừ phi tự mình nhận ra và sửa đổi chính mình,không thể bắt ai sửa theo ý mình được
Nhận ra điều đó mình mới bớt khổ ,bớt dính mắc ,giữ được cái Biết cho tâm mình lắng lại,trống rỗng ,bây giờ và ở đây
Kho trời vô tận chỉ mới làm quà cho mình vài hạt bụi nhỏ ,còn phải công phu nhiều lắm mới từ từ đào sâu vào kho báu được


Vài hàng trình Ni Sư ,hy vọng con không ra ngoài chủ đề
Nay kính
Con Minh Y
05 Tháng Tám 20204:23 CH
Khách
KHI 1 CON RUỒI LÀM TA MẤT CHÁNH NIỆM

Con có 1 câu chuyện xảy ra cho con và xin Ni Sư giải thích thêm.

Tối hôm qua :
Con vào phòng làm việc xem e-mail bạn bè đã gởi trong ngày. Có duyên nên con nhận được các vidéos đi hành hương Ấn Độ của Ni Sư. Con mải mê xem hết vidéo 1 , rồi vidéo 2 , etc…Bỗng nhiên con nghe tiếng ve ve ve…đâu đó bên tai của mình.
Ồ đó là 1 con ruồi …không biết nó đã bay vào nhà lúc nào ?
Phản ứng tư nhiên là con mất đi sự chú tâm, chú ý vào écran và tự động đứng dạy khỏi ghế, lắc cái vì sợ con ruồi nó đậu vào tóc, con khua tay cho nó bay đi. Lúc ầy tâm của con nó sợ hãi cái con ruồi nhỏ xíu này.
Làm vài lần như vậy mà con ruồi không bay ra khỏi phòng, con sợ nó nên quyết định đi ngủ, không xem ordinateur nữa …và đóng cửa phòng lại nhốt con ruồi trong phòng …rồi hy vọng là nó cũng sẽ chết tối nay mà thôi. Ngày mai con sẽ xem tiếp vidéos.

Sáng ngày hôm nay
Tay cầm 1 ly café thật ngon nóng hổi, con vào phòng làm việc và bắt đầy ngày làm việc tốt của mình ……thì con ruồi tối hôm qua nó chưa chết …nó lại bắt đầu xuất hiện …và bay ve ve...bên tai con. Con đuổi nhiều lần mà nó không bay đi chỗ khác.
Lúc ấy 1 niệm chợt nhói lên là không lẽ con sợ con ruồi này mà không làm việc hay sao?
Và ngay lập tức con tỉnh thức và tự nói với mình … hay con ruồi là người âm về phù hộ cho mình …thôi con chịu khó làm bạn với con ruồi này đi để vui vẻ cả nhà.
Thế là con quay lại chổ con ruồi đậu ở hồ sơ và khắn như sau:’’ Chúng sinh ơi, nếu chúng sinh đến đây để phù hộ tôi thì xin chúng sinh hãy để tôi yên để tôi còn làm việc. Nam Mô A Di Đà Phật.’’
Và ngay sau đó con không còn thấy con ruồi nữa. Tâm của con nhẹ nhõm và bình yên trở lại.

Vậy là làm sao hả Ni Sư? Xin Ni Sư giải thích cho con hiểu.

Phương PD Diệu Tâm (DT Montreal)
05 Tháng Tám 20204:15 CH
Khách
Thưa Ni Sư

Con đã quan sát tâm của mình qua 4 trường hợp sau đây:

1) Hôm nay con mở cuốn lich ra thì thấy mình đã khoanh tròn ngày 04/08/2020 là ngày ‘Rằm tháng 6 âm lịch’ từ lâu, để nhắc nhở là hôm nay con nhớ ăn chay nhé. Quan sát tâm của mình thì con cảm thấy tâm bình an và tĩnh lặng. Chắc là vì con tỉnh thức được là hôm nay mình giữ được ‘giới không sát sinh’ (con nguyện ăn chay Mồng Một và Ngày Rằm sau khi đi hành hương Ấn Độ 2019).

2) Cơm chay của con rất dể, không cầu kỳ, tủ lạnh có gì thì ăn cái đó mà có ăn ít hơn mọi ngày cũng không sao. Con ăn bữa cơm trưa chay với gia đình trong im lặng và vô ngôn. Không mở tivi hay nghe nhạc như mọi lần. Con chú tâm vào mỗi miếng cơm với rau xào và con nhai thật kỹ… và quan sát là tâm của con nó yên lặng và ngoan ngoãn thưởng thức miếng cơm cùng với con.

3) Buổi chiều con nhận được 1 cú điện thoại của người anh cả. Sau khi hỏi han xem nhà có ai bị nhiễm covid19 không, thì anh bắt vào ngay cái lý do anh gọi đến con để hỏi han ý kiến cho 1 vấn đề anh không biết phài giải quyệt làm sao. Sau khi nghe xong đầu đuôi câu chuyện và quan sát tâm của mình thì thấy tâm nó đã chạy lăng xăng cả ngàn dặm rồi. Đúng lúc đó, con dùng cái Biết rõ ràng vấn đề của anh con và quay về chánh niệm, bên trong của con để kéo tâm của con trở vể nhà. Vì không để cảm xúc (emotion) riêng của mình vào vấn đề của anh, mà con đã có thể cho anh con những lời khuyên sang suốt.

4) Hôm qua, là ngày nghỉ lễ con đi chơi golf. Sân golf này con chưa chơi bao giờ nên hơi sợ vả lại cô bạn rủ con lại là người đánh golf giỏi hơn con nhiều. Vừa gặp nhau là cô ấy bảo con là trou (hole)12 là phải đánh qua cái 1 hồ 100 yards…khủng khiếp lắm …cô ấy phải đánh 3 lần mới qua được đấy. Biết làm sao đây?? Đã đến đây rồi thì phải đánh mà thôi. Tới lượt con phải đánh….con chánh niệm và tập trung tư tưởng vào hơi thở của mình …và kết quả …không ngờ… là con đã đánh quả banh golf qua hồ nước 1 lần mà thôi. Ôi sao con vui sướng quá và quan sát tâm thì tâm có hỷ lạc.

Phương – PD Diệu Tâm
DT Montreal
05 Tháng Tám 20204:08 CH
Khách
Hôm nay, có cô làm phòng tới, nên con phải ngồi nhà và lấy Ipad ra dể doc vừa bài mới lẫn bài cũ. Khi đọc thì chú ý vào bài mình dọc, nhưng đồng thời thỉnh thoảng cũng liếc mắt nhìn xem cô ta làm gì? Như vậy tâm chỉ trụ khi dể hết chú ý vào việc dọc, nhưng đồng thời tâm cũng bị phóng ra ngoài, khi có mặt người lạ.
Và khi ăn cỏm xong, ra rửa bát, con cũng rất cẩn thận, chú tâm vào rửa sao cho bát sạch mà không làm vỡ bát. Thì thấy tâm lúc dó thoải mái, vì dã hoàn tất một công việc quen thuộc mà suông sẻ.
Cũng hôm nay, vào buổi tối, sau khi tọa thiền xong, con ra ngồi ghế “Fauteuil” thư giãn, không làm gì hết, và tắt hết đèn, thì không ngờ, ánh trăng rầm thật sáng ngự trong bầu trời xanh lam đậm, không có một áng mây, rọi vào phòng khách, mang cho con một sự tĩnh mịch,an lạc và khoan khoái trong tâm.
Như vậy, Tâm là cái gì? Tâm là cái Biết, nội tại trong ta. Bản chất của tâm là cái “dang là”, mà cái “ dang là” này có muôn vàn hình trạng: có khi Tốt/Xấu, có khi Chân/Vọng, và có khi Nhẹ nhàng, Thư thái, An lạc.
Khi quán, ta thấy rõ sự thật của tâm trong các tình huống và trong các hoạt dộng cụ thể của ta. Vì vậy, ta nên thực hành Thiền một cách miên mật, dể thân tâm ta dược khỏe mạnh, dem lại sự an lạc, thư thái va nhẹ nhàng trong tâm, thì lúc nào niềm vui cũng luôn luôn có mặt trong ta.
Diêu Thiện Dức
(Thu-Lưong)
(DT Montreal)
05 Tháng Tám 20206:58 SA
Khách
Ni Sư kính mến,

Thưa Ni Sư mình nhìn tâm mình,là minh đang nhìn thấy chính mình.Thấy được cái gì còn tùy thuộc cách mình nhìn,nghĩa là hoàn toàn tùy thuộc trạng thái tâm mình đang có.Bây giờ thì tâm trống không.Ngay bây giờ trong đầu con ,con mắt tâm chỉ có quan sát cái tâm:Thường ngày nó chuyên khởi các tầm tứ dinh líu đến thuốc men ,ăn uống,thiền,thể dục khí công cử động,vận động,coi thách đấu danh hài…Nói chung là những lên tiếng thuộc ngũ dục Những ghiền nghiện của cái ngã. Riêng việc thực hành thiền quán ngoài vườn.Một viec thật tế nhị.Vì mình không thể coi là nghiêm trọng.Mà cũng không thể dễ duôi,xem thường,không trông mong, gấp vội,trái lại,cần nhẫn nại,nhẫn nại và nhẫn nại, đợi tâm muốn hiển lộ điều gì, nó nói mình nghe,cho mình thấy.Đối tượng quán sát ở đây là tâm,nó là một nhóm các sự kiện mà người -quan sát là cả một sự tham gia vào tiến trình các sự kiện đó mỗi khi nhìn vào Sự tham dư tích cực QUÁN TÂM nghĩa là không mong chờ, gấp vội ,dao động, trái lại đầy nhẫn nại và tỉnh thức và liên tục (tinh tấn và miên mật) đã giải thoát ta khỏI nhiều cạm bẫy,dính mác Cũng như theo dõi những con chuột trong một cái phòng vắng .với thái độ như tàng hình ,vì thậm chí chỉ với một chút động tịnh (hơi thở,lời nói thầm …) tự khắc chúng đã bến đổi,lẫn mất.Sự tỉnh thức và lặng lẽ quán tâm là điều giúp chúng ta thấy được sự thật như nó là Con đang một cách tự nhiên,vô tình, lặng lẽ quan sát chứ không hề cố ý quan sát,cố ý nắm bắt hay vận dụng tâm mình.Những chiêu thức đêm lại cái kinh nghiệm biết không lời như lóe sáng đầu tiên,thư giãn lưỡi nhìn lướt,nhất là nhìn lưng chừng,nesu co thầm nhận biết thì quá tốt… được Ni Sư chỉ dạy từ lớp căn bản đã là những đóng góp lớn lao cho con trong những hiểu biết quán sát tâm lúc nầy.Cộng thêm thái độ bình tỉnh và bình đẳng nhận chịu tất cả những kinh nghiệm,hình ảnh thuận nghịch của tâm đưa ra không chấp đắm cái hợp ý không xô đẫy cái mình ghét.Do vậy với cái biết trống rỗng mà quán tâm thì thật nhẹ nhàn ,linh hoạt,thật thích hợp.ví dụ: Vào một dịp rảnh rang,ngồi nói chuyện qua lại trong gia đình,câu chuyện đến hồi chìm sâu vào kỹ niệm thương ghét xa xưa,tâm con cũng không ngoại lệ,có nhiều lần thử lái câu chuyện về hiên tại và ở đây nhưng không ai chịu quay lại,lúc đó tâm con chỉ còn một chú lực là BIẾT KHÔNG LỜI,tâm con đồng thời nhận thức rõ: lại một giấc chiêm bao nữa đang tái diễn…trước cái BIẾT.Thật là:

Rỗng không ,không cả mười phương ,
Ta về an trụ đạo trường tâm như
Lặng nhìn chân cảnh hửu dư
Cõi chơn không bóng, chốn như có hình

Thành kính.con KH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1323)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1208)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1172)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2008)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1465)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1426)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1880)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1920)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2133)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2054)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2414)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1848)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2126)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2109)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1553)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1440)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1963)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1113)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1626)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1370)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1675)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1167)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1245)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1322)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1652)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1217)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256