Đi Tìm Cái Vô Sanh
Trong bài giảng đại chúng ngày 15 tháng 9 năm 2018 tại Thiền Đường Tánh Không Nam California, Thầy Không Chiếu đã giảng về chủ đề: "Đi Tìm Cái Vô Sanh".
Sau khi đi dạo qua ba cửa thành, Đức Phật nhận ra con người phải bị già, bệnh, chết mới nói rằng ta đã lỡ bị sanh có nghĩa là mình không có muốn sinh ra mà mình vẫn bị sanh ra; khi bị sanh ra rồi thì mình phải chịu cái cảnh già, bệnh, chết. Đức Phật nói ta lỡ bị sanh bây giờ ta đi tìm cái vô sanh.
Vậy cái vô sanh là cái gì?
-Ngài Xá Lợi Phất khi được Ngài Asaji (trong nhóm anh em Ngài Kiều Trần Như) giảng cho nghe giáo pháp của Đức Phật:
Cái gì có sanh thì có diệt
Cái gì không sanh thì không diệt.
Ngài Xá Lợi Phất xin quy y với Đức Phật để nhận ra cái gì không sanh, không diệt này.
- Ngài Đại Ca Diếp trong hội Linh Sơn mĩm cười khi Đức Phật đưa cành hoa sen lên. Đức Phật phó chúc cho Ngài Ca Diếp đã nhận ra cái vô sanh và sẽ kế thừa ĐP để tiếp tục truyền giáo pháp của Ngài.
Như vậy cái vô sanh vốn đã có sẵn trong ta rồi nhưng vì chúng ta không biết nên mãi chạy đi tìm cái bên ngoài.
Tất cả hiện tượng thế gian đều gồm có 2 mặt:
- Do duyên hợp, do nhiều điều kiện tạo thành nên thay đổi luôn, có sanh có diệt, có tốt có xấu...
- Cái như vậy không do duyên hợp, không do điều kiện tạo thành chỉ khi nào tâm yên lặng mới nhận ra được.
Tương tự, tâm của chúng ta cũng có 2 mặt là động và tịnh. Tâm động và tâm tịnh chỉ là 2 trạng thái của tâm.
Tâm bị sanh gồm có tâm, ý và thức trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây chính là tâm động hay tâm sanh diệt.
Khi thực hành theo giáo pháp của Đức Phật như tụng kinh, trì chú hay lễ lạy nhằm để cho tâm bớt động. Khi tâm yên lặng thì gọi là tâm tịnh cũng chính là tâm không sanh diệt.
Thực tập chánh niệm qua nghe tiếng chuông hay trong khi đi, đứng, nằm, ngồi nghĩa là làm cái gì biết rõ cái đó trong không lời. Khi có chánh niệm thì sẽ không còn phiền não.
Tóm lại, mọi hiện tượng thế gian gồm 2 mặt là sanh diệt và không sanh diệt.
Thiền Tánh Không chủ trương:
- Muốn không còn vọng tưởng thì không nói thầm.
- Thực hành đều đặn "không nói thầm" cho đến khi trở thành quán tính mới "không nói thầm".
- Khi không có nói thầm là định, khi có nói thầm hay suy nghĩ là không có định. Cũng vậy, khi làm việc mà không nghĩ gì là định, khi làm việc mà nghĩ lung tung là không có định. Đây chính là cái biết không lời. Nói cách khác, khi tâm yên lặng là thiền.
- Thực hành tâm yên lặng đến khi trở thành nhận thức. Khi đó sẽ không còn có người làm mà chỉ có nhận thức gợi lên.
Tóm lại, tâm bị sanh là tâm có nói thầm và tâm vô sanh là tâm yên lặng. Muốn thực hành cái vô sanh thì khởi đầu bằng cái tâm yên lặng có cái biết không lời qua thấy, nghe, xúc chạm cho đến khi trở thành nhận thức biết không lời.
Xin nghe lại bài giảng của Thầy Không Chiếu theo kết nối dưới đây: